|
Trong một diễn biến mới nhất, tại buổi nói chuyện tại Quỹ Heritage, khi đề cập đến cuộc tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông, Bộ trưởng ngoại giao Philippines là Del Rosario khẳng định: "Chúng tôi cần ngăn cản mọi cuộc xâm nhập tiếp theo vào các vùng biển mà chúng tôi có chủ quyền. Chúng tôi đang đệ trình một danh mục các vũ khí hạng nặng mà Mỹ có thể giúp chúng tôi, dưới dạng các tàu tuần tiễu, máy bay tuần tra, hệ thống rađa và các trạm theo dõi bờ biển. Chúng tôi đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ các đối tác quốc tế khác, những nước cũng rất sẵn lòng giúp đỡ".
Ông Del Rosario cho biết "trong khi chờ các vũ khí mới, điều quan trọng đối với Philippines và đồng minh Mỹ là hai bên tiếp tục tiến hành các cuộc tập trận quân sự theo cách thức tốt hơn, tại nhiều địa điểm hơn và thường xuyên hơn". Ngoài ra, Philippines cũng đang tăng cường quan hệ đối tác với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các nước khác trong các lĩnh vực như an ninh biển, hỗ trợ nhân đạo và giảm nhẹ thảm họa.
Dĩ nhiên, tập trận chung, mua sắm vũ khí hạng nặng, hay tăng quan hệ hợp tác về an ninh biển chẳng làm thay đổi thế “trứng chọi đá” về mặt quân sự của Phillippines với Trung Quốc. Nhưng rõ ràng là lợi ích của các nước lớn về an ninh biển và ý muốn của Phillippines nhằm giữ các vùng biển mà Phillippines có chủ quyền theo công ước quốc tế là có gắn kết nhau.
Giờ đây, Trung Quốc sẽ phải lựa chọn giữa việc làm cho tranh chấp kéo dài và ngày càng thúc đẩy các nước lớn dính líu vào vụ việc một cách gián tiếp, có lợi cho họ, như tập trận chung Mỹ - Phillippines; hoặc sẽ phải gia tăng sự chèn ép, đẩy nhanh diễn tiến tranh chấp.
Nhưng điều đó sẽ lôi kéo các tiếng nói đa phương vào bênh vực bên bị chèn ép là Phillippines và yêu cầu các bên phải xử lý tranh chấp thông qua con đường quốc tế.
· TS Lê Hồng Nhật
Subject: Hoa Kỳ và Tàu Cộng sẽ đối đầu tại tại Biển Đông Thái Bình Dương.
Trước tham vọng của các lãnh đạo Tàu Cộng, để thế giới được bình yên, người ta cần xóa sạch phân nửa nước Trung Hoa.
Philippines : Hoa Kỳ cam kết bảo vệ nếu bị tấn công tại Biển Đông
Tập trận hỗn hợp Philippines và Hoa Kỳ ở vịnh Ulugan, Philippines, ngày 25/ 04 /2012.
Reuters
Thụy My
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines hôm nay 09/05/2012 cho biết, Hoa Kỳ đã cam kết sẽ bảo vệ nước này nếu bị tấn công tại Biển Đông. Tuyên bố trên được đưa ra một ngày sau khi Trung Quốc lên tiếng cảnh cáo về vấn đề lãnh hải.
Hãng tin Pháp AFP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, ông Voltaire Gazmin nói rằng, ông đã nhận được sự bảo đảm trên đây trong cuộc đối thoại tại Washington tuần qua, liên quan đến tình hình căng thẳng với Bắc Kinh tại vùng biển tranh chấp.
Một thông báo của Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario hôm nay cũng khẳng định cam kết này của phía Hoa Kỳ.
Theo ông Gazmin, thì Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh là không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp, nhưng bảo đảm với Philippines là Hoa Kỳ sẽ tôn trọng Hiệp ước phòng thủ hỗ tương được ký vào năm 1951.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines nhắc lại trong số các điều kiện để hai nước đồng minh hỗ trợ cho nhau « có cả trường hợp bị tấn công vũ trang trên các đảo thuộc chủ quyền (của Philippines) tại Thái Bình Dương ».
Được hỏi về vấn đề tranh chấp với Trung Quốc tại bãi Scarborough, ông Gazmin trả lời là lời nói của bà Clinton có thể được hiểu là Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Philippines khi có bất kỳ vụ tấn công nào tại Biển Đông. Ông nói : « Nhìn chung, những lời phát biểu trên đây bao gồm cả vấn đề tại biển Tây Philippines » - tức tên gọi Biển Đông của phía Philippines.
Từ hơn một tháng qua, các chiến hạm của cả Trung Quốc lẫn Philippines vẫn đang hiện diện tại bãi Scarborough nhằm khẳng định chủ quyền tại đây. Bãi cạn này nằm cách đảo chính Luzon của Philippines 140 hải lý tức 230 km, và cách xa vùng đất liền gần nhất của Trung Quốc đến 1.200 km.
Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, cho dù vùng biển này nằm gần các quốc gia ASEAN khác. Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng khẳng định chủ quyền tại vùng biển vốn giàu tiềm năng dầu khí, và Biển Đông đang là điểm nóng về quân sự ở châu Á.
Hôm qua, thứ Ba 8/5, Trung Quốc cảnh cáo là đã chuẩn bị cho « mọi sự leo thang » trong tranh chấp với Philippines. Trước đó trong bài xã luận, một tờ báo nhà nước ở Bắc Kinh đã kêu gọi tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ để kết thúc hồ sơ này.
Giàn khoan của Trung Quốc bắt đầu hoạt động ở Biển Đông
Giàn khoan của Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC
Truyền thông Trung Quốc loan tin giàn khoan lớn nhất của Bắc Kinh đã bắt đầu hoạt động tại Biển Đông.
Theo Tân Hoa xã, ngày 9/5, giàn khoan này đã khởi sự khoan tìm dầu khí tới độ sâu 1500 mét tại khu vực cách Hong Kong chừng 320 cây số về hướng Đông Nam.
Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC), đơn vị vận hành giàn khoan, mô tả đây là một bước quan trọng đối với ngành công nghiệp dầu khí của Trung Quốc vì trước nay các hoạt động khai thác và sản xuất dầu khí của họ giới hạn ở độ sâu chừng 300 mét.
Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào dầu nhập khẩu. Thời gian gần đây, Bắc Kinh càng lúc càng tỏ ra mạnh mẽ trong việc dành chủ quyền tại Biển Đông, nơi được cho là có trữ lượng dầu khí dồi dào.
Khu vực hoạt động của giàn khoan vừa kể dường như là nơi không có tranh chấp, nhưng tin này được đưa ra giữa lúc căng thẳng về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines chưa có dấu hiệu lắng dịu.
Ngày 8/5 Tập đoàn dầu khí Philex của Philippines loan báo đã thảo luận về khả năng có thể hợp tác với Tổng công ty CNOOC của Trung Quốc nhằm phát triển dầu khí trên Biển Đông, một thỏa thuận có thể giúp xoa dịu căng thẳng giữa hai nước trong vụ đối đầu ở bãi cạn Scarborough.
Trong khi đó, Bắc Kinh cảnh cáo Manila rằng cuộc đụng độ trên hòn đảo mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham ở Biển Đông có thể sẽ căng thẳng hơn và rằng Trung Quốc đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để đối phó với điều mà họ gọi là khả năng Philippines sẽ khuếch trương vụ mâu thuẫn này.
Cuộc đối đầu giữa đôi bên khởi sự từ đầu tháng 4 tại bãi cạn Scarborough vẫn tiếp diễn sau khi hải quân Philippines định bắt giữ các tàu cá Trung Quốc hoạt động trong vùng biển mà Manila nói thuộc chủ quyền của mình, nhưng các tàu hải giám của Trung Quốc đã tới ngăn chặn.
Hoa Kỳ lo ngại gia tăng về việc quân sự hóa biển Đông
Vào lúc hai chiến hạm tối tân nhất của Trung Quốc đến Hong Kong, có những cảnh báo là biển Đông ngày càng quân sự hóa. Việc đối đầu mới đây giữa Trung Quốc và Philippines là sự kiện mới nhất của một loại các biến cố trên biển giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng Đông Nam Á. Việc này xảy ra tiếp sau một loan báo mới đây là Hoa Kỳ tái chú trọng vào an ninh vùng châu Á-Thái Bình Dương.
Hình: AP
Ngoại trưởng Clinton nói, 'Là một cường quốc Thái Bình Dương, chúng tôi có lợi ích quốc gia về tự do hàng hải, giữ gìn hòa bình và ổn định, tôn trọng luật quốc tế'
Hộ tống hạm Yuncheng 571 cập cảng Victoria của Hong Kong trong chuyến viếng thăm 5 ngày.
Ngay sau đó là khu trục hạm Haikou 171.
Hai chiến hạm này nằm trong Lực lượng Đặc nhiệm Hộ Tống số 10 của Hải quân Trung Quốc, là hai trong những chiến hạm chính của Hải quân Trung Quốc. Hai tàu này đến căn cứ quân sự Trung Quốc tại Hong Kong giữa lúc căng thẳng leo thang tại biển Đông.
Một phúc trình mới của các nhà phân tách an ninh tại Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế cảnh báo về tình trạng quân sự hóa trên biển gia tăng trong vùng.
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc dự án của tổ chức tại Đông Bắc Á nói:
“Tại Trung Quốc, hạm đội Nam Hải, chịu trách nhiệm biển Đông, từ trước tới nay ít được hỗ trợ nhất trong tất cả 3 hạm đội. Và, do đó những căng thẳng tại biển Đông là biện minh hoàn hảo nhất cho việc tối tân hóa hạm đội này.”
3,5 triệu kilômét vuông biển Đông là nơi tranh chấp giữa Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Brunei và Việt Nam.
Năm ngoái Việt Nam cáo buộc các tàu tuần tra của Trung Quốc can thiệp vào một trong những tàu thăm dò dầu mỏ và khí đốt của Việt Nam.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines cũng gia tăng vì một loạt các đảo đang tranh chấp có tên tiếng Anh là bãi cạn Scarborough.
Tuần trước, Hoa Kỳ và Philippines diễn tập hải quân chung bằng đạn thật-khiến cho Trung Quốc cảnh báo Washington đừng dính líu đến vùng này. Tuy nhiên vào ngày trước khi đến thăm Bắc Kinh, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cả quyết là Hoa Kỳ không đứng về bên nào cả.
Bà Clinton nói: “Là một cường quốc Thái Bình Dương, chúng tôi có lợi ích quốc gia về tự do hàng hải, giữ gìn hòa bình và ổn định, tôn trọng luật quốc tế.”
Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế nói thiếu sự minh bạch pháp lý về những lời tuyên bố chủ quyền lãnh thổ tranh chấp với nhau là nguyên nhân làm căng thẳng gia tăng.
Tuy nhiên giáo sư Steven Tsang, giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc tại trường đại học Nottingham cho rằng Trung Quốc có thể có những mục tiêu chiến lược rộng hơn.
Giáo sư Tsang nói: “Điều mà Trung Quốc đang theo đuổi không chú trọng nhiều về lãnh thổ, nhưng trên căn bản có thể là để làm cho khu vực này chấp nhận rằng đây là vùng ảnh hưởng của Trung Quốc, rằng tất cả đều chấp nhận quyền lãnh đạo của Trung Quốc hay ưu thế của nước này trong vùng. Nếu làm như vậy, các nước này sẽ muốn Hoa Kỳ đừng can dự sâu rộng vào đây và do đó vùng này sẽ trở thành hầu như một hồ nước của Trung Quốc.”
Trung Quốc cho biết có kế hoạch đưa ra một tuyên bố chủ quyền trên biển căn cứ vào Công ước Luật Biển của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên với những vùng biển có tầm mức quan trọng về chiến lược và giàu tài nguyên đến thế, các nhà phân tách nói việc mưu tìm thỏa thuận giữa các quốc gia có quá nhiều cạnh tranh sẽ rất khó khăn.
TQ tái khẳng định quan điểm chủ quyền khu vực tranh chấp bãi cạn Scarborough
Hình: AP
Dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc về vụ đối đầu ở bãi cạn Scarborough
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 4/5 khẳng định quyết tâm của Bắc Kinh nhằm giải quyết tranh chấp với Philippines tại khu vực đụng độ ở bãi cạn Scarborough trên Biển Đông là không thay đổi.
Tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn nhân Lưu Vị Dân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói vụ việc xảy ra từ ngày 8/4 tại khu vực mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham là do tàu chiến Philippines sách nhiễu các tàu cá không có võ trang của Trung Quốc.
Vẫn theo lời ông Lưu, đảo Hoàng Nham là phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc và các vùng biển xung quanh đảo này là những khu vực đánh bắt cá trước nay của ngư dân Trung Quốc.
Ông Lưu Vị Dân nhấn mạnh Trung Quốc duy trì quan điểm về việc giải quyết vấn đề thông qua các cuộc tham vấn ngoại giao.
Philippines mới đây lên án việc Trung Quốc đưa thêm tàu tới địa điểm xảy ra đụng độ là hành động gây hấn, đồng thời cho biết sẽ đưa vụ việc ra trước các tòa án quốc tế để tránh làm căng thẳng thêm tình hình.
Hiện có 4 tàu hải giám và 10 tàu cá của Trung Quốc hiện diện tại khu vực bãi cạn Scarborough, nơi Philippines phát hiện các tàu cá Trung Quốc bị cáo giác hoạt động bất hợp pháp trong lãnh hải Philippines.
Nguồn: Xinhua, People’s Daily Online
Mỹ cam kết đối với an ninh Philippines, trung lập trong vấn đề biển Đông
Hình: AP
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói Mỹ không đứng về phía nào trong các tuyên bố chủ quyền chồng chéo đối với những khu vực thuộc Biển Ðông.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói rằng Washington vẫn tiếp tục cam kết đối với an ninh của Philippines, nhưng Hoa Kỳ sẽ không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp trên biển vẫn tiếp diễn với Bắc Kinh ở Biển Ðông.
Bà Clinton đưa ra bình luận này tại Washington hôm thứ Hai trong cuộc hội đàm với các giới chức ngoại giao và quốc phòng hàng đầu của Manila.
Bà bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về cuộc giằng co đã kéo dài 3 tuần nay giữa Philippines và Trung Quốc về bãi cát ngầm Scarborough mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền.
Ngoại trưởng Clinton nói rằng Hoa Kỳ ủng hộ một giải pháp ngoại giao cho những tranh chấp lãnh thổ như vậy.
Bà Clinton nói rằng Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong các tuyên bố chủ quyền chồng chéo đối với những khu vực thuộc Biển Ðông.
Bà nói thêm rằng là một cường quốc ở Thái Bình Dương, Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải, duy trì sự ổn định và hòa bình, tôn trọng luật quốc tế và các hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở trên khắp các thủy lộ.
Một công bố được đưa ra sau các cuộc hội đàm nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng cường khả năng tuần tra trên biển của Philippines theo một hiệp định quốc phòng song phương đã có từ 60 năm nay.
TQ gửi thêm tàu tới khu vực đụng độ với Philippines ở Biển Đông
Quân đội Philippines ngày 3/5 tố cáo Trung Quốc phái thêm tàu tới địa điểm xảy ra đụng độ ở bãi cạn Scarborough trên Biển Đông và nói rằng hành động này là một sự xúc phạm khiến căng thẳng leo thang.
Tin AFP cùng ngày trích dẫn nguồn tin từ một người phát ngôn của quân đội Philippines cho hay 4 tàu hải giám và 10 tàu cá của Trung Quốc đang hiện diện tại bãi cạn Scarborough.
Thiếu tá Loel Egos cho rằng Bắc Kinh đang thật sự muốn thách thức xem một nước nhỏ như Philippines có thể làm gì trước một nước khổng lồ như Trung Quốc.
Phát ngôn nhân của Tổng thống Philippines, ông Edwin Lacierda, cho biết Manila không muốn làm leo thang căng thẳng tại khu vực và sẽ đưa vấn đề ra trước tòa án quốc tế.
Bộ Ngoại giao Philippines kêu gọi Trung Quốc chấm dứt tất cả các hành động làm tình hình xấu đi.
Một ngày trước, Philippines loan báo đã yêu cầu Hoa Kỳ cung cấp tàu tuần duyên, phi cơ, và các hệ thống radar để giúp Manila tăng cường khả năng quốc phòng.
Đụng độ giữa Philippines và Trung Quốc diễn ra từ ngày 8/4 khi phía Philippines phát hiện 8 tàu cá của Trung Quốc bị tố cáo là đánh bắt bất hợp pháp trong lãnh hải của Philippines.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment