Gió Đã Đổi Chiều
(05/05/2012)
Tác giả : Vi Anh
Một vài thời sự nhiều ý nghĩa. Thêm một đảng viên Việt Tân từ hải ngọai về Việt Nam tổ chức họat động cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN bị CS bắt. Đó là Ô. Nguyễn Quốc Quân và tên Mỹ là Richard Nguyen, vốn là một giáo sư tóan di tản sang Mỹ tỵ nạn CS, tiếp tục học đậu bằng Tiến sĩ Tóan và giảng dạy tại Đại Học Bang North Carolina, từng bí mật về nước họat động nhiều lẩn, kỳ này bị bắt tại phi trường Tân Sơn Nhứt, ngày 14-4-2012.
Còn trong nước nhà VN, chưa đầy ba tháng sau vụ Tiên Lãng ở Hải Phòng người dân oan dùng súng và mìn tự chế chống lại công an, quân đội cưỡng chế, cưỡng chiếm đất đai của ông Đoàn Văn Vươn, thì ở tỉnh Hưng Yên vụ Văn Giang lại nổi lên. Hàng ngàn người dân đứng lên chống lại nhà cầm quyền cưỡng chế,cưỡng chiếm đất đai để làm Dự án Ecopark mà người đầu ngành tập đòan đầu tư là con gái của Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng.
Phong trào Dân Oan ở VN sau 37 năm CS Hà nội thống trị Việt Nam, theo đánh giá của Đảng Nhà Nước CS trong một hội nghị ngày 02/05 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ tọa, đã “gây bất ổn chính trị, liên kết đông người”, chiếm hơn 70% vụ khiếu kiện. Con số thực tế những oan khuất của Dân Oan phải chịu và nhà cầm quyến ém nhẹm, nhứt định cao hơn nhiều.
Dưới cái nhìn của nhà nước thống trị đang hốt hoảng, hành động đấu tranh bất bạo động của Tiến sĩ Quân từ Mỹ về là “khủng bố” và hành động phong trào Dân Oan là “gây bất ổn chính trị, liên kết đông người”.
Nhưng dưới cái nhìn của người dân, đó là tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền và đòi quyền sống, đòi công lý đã biến thành phong trào, chứng tỏ người dân đã hết sợ CS, mà CS đang sợ dân. Dân chúng đã qua giai đọan bất tuân hành dân sự, qua giai đọan khiếu kiện cá nhân, mà biến thành phong trào tập thể, từ đấu tranh ôn hòa manh nha tiến lên bạo lực. Tình hình dân chúng VN hiện nung nấu hơn tình hình trước thời người dân Tunisia, Ai cập, và Lbiya vùng lên, nổi dậy chống đối và lật đổ độc tài.
Ngọn gió đã đổi chiều, từ hạ trào cách mạng đang trở thành cao trào cách mạng của người dân chống độc tài CS. Người dân Việt trong và ngoài nước và cán bộ đảng viên CS Hà Nội, 37 năm sau ai sợ ai?
Để trả lời câu hỏi này thiết nghĩ cần phân tích sơ lượt nỗi sợ và phản ứng thông thường của nó. Sợ là phản ứng tâm lý tự nhiên của Con Người, cá nhân lẫn xã hội, trước một cú sốc lớn. Người bị động, tức người bị làm cho sợ, có phản ứng ban đầu từ bất tỉnh đến ù té chạy, hay râm rấp nghe theo, như người bị kẻ cướp bất thần dí súng trấn lột. Điều đó đã thấy khi CS mới vào Saigon, nhiều người Saigon bỏ sở, buông súng, cởi quân phục, “chờ bàn giao chánh quyền” theo lịnh của Ô. Minh - một cái lịnh vi hiến và vi quân luật. Một số thì về nằm chết dí trong nhà, kẻ thì chạy ào vô Tòa Đại sứ Mỹ, xuống Hải Quân, Cảng Nhà Rồng để trốn chạy. Lại có kẻ nịnh bợ CS mang Băng Đỏ làm dân 30 tháng 4. Còn Bộ Đội CS Bắc Việt sợ, mời một ly nước không dám uống, cho một gói mì không dám ăn. Họ sợ bị thuốc, chớ không phải tử tế hay đầy đủ gì. Nhưng sau đó bình tĩnh lại họ thấy cái gì cũng muốn, cũng thèm, hoặc xin, hoặc mua như giựt, để gấp gấp đem về Miền Bắc xã hội chủ nghĩa quá thiếu thốn. Từ đó Saigon có thành ngữ, “tự nhiên như người Hà Lội”.
Nhưng sau một thời gian bị cú sốc, bình tĩnh lại một chút, bản năng tự vệ và sinh tồn của Con Người trỗi dậy, tìm cách thắng nỗi sợ và phản ứng thích nghi hay chống đối. Phản ứng có thể từ lén nhìn sơ hở của đối phương, bày tỏ nỗi bất mãn bằng lời bóng gió, chống đối hay tẩy chay, xa lánh. Còn người chủ động, tức người gây ra nỗi sợ, cũng sợ, nhưng phải dấu nỗi sợ ấy để trấn áp đối phương.
Phản ứng có thể như kẻ cướp có súng trong tay “bụp liền” khi thấy một chút phản ứng nhỏ dù là vô tình của người bị trấn áp. Thời gian có lợi cho người bị động, bất lợi cho người chủ động gây ra nỗi sợ. Thế cho nên kẻ cướp chuyên nghiệp ít khi kéo dài vụ cướp, không cho người bị khống chế nói chuyện, làm mất đi sự căng thẳng thần kinh của đối phương có lợi cho kẻ cướp. Nếu kéo dài thời gian trấn áp con tin, sớm muộn gì cũng có phản ứng hóa giải hay chống đối. Nên những chuyên viên chống tội phạm thường khuyên người bị cướp trấn lột, cướp bảo làm gì cứ làm nấy, cố kéo dài thời gian, quan sát cho kỹ để sau này giúp nhà cầm quyền dễ nhận dạng và bắt hơn là chống đối cướp giết không có lợi gì.
Từ ngày CS Hà Nội chiếm được Miền Nam đến nay đã 37 năm, thử xét coi nỗi sợ của người dân bị động và của CS chủ động gây nỗi sợ, bên nào còn sợ nhiều hơn. Phản ứng của đồng bào Miền Bắc. Từ ngày CS chiếm được Miền Bắc, người dân kẹt không di cư được vào Nam năm 1954, sau một thời gian sợ ban đầu, đã bắt đầu phản ứng tự vệ và sinh tồn. “Phết phẩy” với cán bộ đảng viên, luồn lách, uốn mình qua ngỏ hẹp để sống. Nhưng đàng sau lưng CS thì nói hành nói tỏi, chưởi đon chưởi ren để tỏ bất mãn. Vì vậy ca dao trào phúng, chuyện tiếu lâm ở Miền Bắc nói xấu CS rất phong phú. Và sau cùng đến giai đoạn ly khai Đảng, chống báng Đảng như Trần Độ, Dương Thu Hương và những nhà trí thức đấu tranh.
Còn phản ứng đồng bào Miền Nam nói chung từ Bến Hải trở vào, người dân ban đầu sợ chạy tán loạn sau đó bình tĩnh thích ứng, “đi với ma mặc áo giấy” bằng nhậu nhẹt, lì xì” đến độ đảng viên trước thuốc ba số 555 thì “nằm mà ký”, kế đến “ thủ tục đầu tiên” “sổ vàng”, và nhiều hình thức mua chuộc, trao đổi không tên khá đến độ tham nhũng trở thành đại nạn cho CS. Và không bao lâu đã “hủ hóa” hầu hết VC, biến VC thành cường hào ác bá Đỏ ở nông thôn, và tư bản Đỏ ở thành thị thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sẽ thiếu nếu không nói đến người Việt Hải Ngoại. Từ chỗ VC liệt số người này với tội đồ “phản quốc, phản động, phản cách mạng” nhưng sau mười năm với “vai mang túi bạc kè kè, nói phải nói quấy VC nghe rầng rầng”. Nghe đến nỗi VC uốn lưỡi gọi “Việt Kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dặm của quê hương” và mặc thị cho Việt Kiều về trùng tu Nghĩa Trang Biên Hòa là biểu tượng của lực lượng “kẻ thù số 1” của CS Hà Nội; VC đánh chữ làm thinh vì sợ mất Đô la.
Trong khi CS Hà Nội giấu nỗi sợ, nhưng nỗi sợ đâu có rời. Phản ứng đã chỉ rõ. Phát ngôn với quốc tế thì dao to búa lớn không cần thiết, với người dân thì hành động bạo lực quá đáng, quá đà. Rục rịch bất đồng ý với CS là buộc tội gián điệp, khủng bố, phá họai nhà nước, lật đổ chánh quyền. Đồng bào thiểu số Tây Nguyên chỉ biểu tình, VC “điều” hàng sư đoàn có thiết giáp trực thăng yểm trợ, quân số và cơ giới đông hơn người biểu tình. Hao tốn công quỹ vô ích; quấy động dư luận quốc tế không cần thiết, mà tạo điều kiện cho việc chống CS cháy phừng lên. Mỹ đặt CS Hà Nội vào 1 trong 8 nước cần quan tâm đặc biệt trong hai năm phần lớn là vì giọt nước tràn đàn áp đó.
Nhưng nỗi sợ không rời nghe thấy rõ nhứt khi một Ông Tướng VC được “điều” qua làm Giám Đốc VN Airlines, Nguyễn xuân Hiển, bị phóng viên Đài BBC vô tình chạm nọc “sợ” với câu hỏi Ô. Tướng có “sợ” sự cạnh tranh của United Airlines Mỹ không. Ông nổi điên lên, hỏi “tại sao phải dùng chữ sợ nhỉ” và xài xể phóng viên BBC thậm tệ, nào là kém văn hóa, nào là dốt tiếng Việt.
Còn Bộ Chánh Trị CS Hà Nội sợ vụ án Tổng Cục Mật Vụ TC2 nổ tung ra, và nổ chụp xuống Đảng nên sợ cứng người, liệt thần kinh không dám rỉ hơi dù đó là việc đúng người, đúng chỗ, và đúng việc của Bộ Chánh trị CS Hà Nội. Còn Chánh Phủ trong vấn đề Trung Cộng và Mỹ, miệng thì nói rố ráo nguyên tắc bất can thiệp, nhưng trong bụng sợ rung en phát rét, hành động phi lý bán đất dâng biển, chạy chọt tránh bị Mỹ trừng phạt vì lý do đàn áp tôn giáo một cách hết sức thiếu tự tin.
37 năm, nỗi sợ đã đổi bên, từ người dân sợ sang nhà cầm quyền CS sợ. Theo qui trình tâm lý cá nhân và xã hội này, những năm tới sẽ là những năm sẽ xảy ra nhiều diễn biến và biểu hiên, nhiều phản ứng của nỗi sợ không rời CS Hà Nội.
Sợ đã đổi bên từ dân sang nhà nước. Gió đã dổi chiều tữ hạ trào cách mạng sang cao trào cách mạng nơi dân chúng./.
Vi Anh
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment