Sunday, May 6, 2012

Mẹ Việt Nam sau ngày Quốc Hận 30/4/1975 !

Mẹ Việt Nam sau ngày Quốc Hận 30/4/1975 !

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

Khi nhìn những hình ảnh của một cụ bà đã 76 tuổi, nhưng ngày lại ngày qua, vẫn dầm mình dưới dòng nước lạnh lẽo để "mò cua bắt ốc kiếm gạo qua ngày". Người viết bỗng thấy nhói lên từng cơn đau đến quặn ruột, thắt gan !

Ngày xưa, người dân Việt đã từng đánh đuổi thực dân Pháp, nhưng giờ đây, tất cả mọi người, không phân biệt là sắc tộc nào ở tại đất Pháp, trong đó, có người Việt, họ đều được đối xử như nhau. Tất cả mọi người, dù không hề có làm việc một ngày nào trên đất Pháp, nhưng ngay khi đến sáu mươi lăm tuổi, thì đều được hưởng trợ cấp "tiền già"; mỗi tháng đều được chính phủ gửi thẳng vào trương mục của mình là 750 euros (bảy trăm năm mươi đồng). Ngoài ra, những người bệnh tật, già yếu đều được trợ cấp thêm tiền để tự thuê mướn người đến tận nhà để giúp đỡ cho mình như tắm rửa, nấu ăn, rồi múc từng muỗng thức ăn, từng ly nước đưa tận miệng... nghĩa là được giúp đỡ hết mọi thứ.

Nhưng, nhìn về quê hương, thì lại thấy những cảnh đau lòng này, những hình ảnh mà không hề có ở cái xứ của "thực dân" này, đã khiến cho người viết nhớ lại mấy câu thơ của Tố Hữu như sau:

"Bác sống như trời đất của ta,

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa.

Tự do cho mỗi đời nô lệ,

Sữa để em thơ, lụa tặng già".

Sau ba mươi bảy năm cướp đoạt được đất nước Việt Nam Cộng Hòa, thì cụ già không hề có manh áo vải, chứ đừng mơ đến "lụa"; còn trẻ thì cháo loãng cũng chẳng có, chứ đừng nói chi đến "sữa".

Chúng ta hãy nhìn xem, những ngôi nhà cao sang, lộng lẫy của những tên "cán bộ cao cấp" của đảng Cộng sản Việt Nam, của những "đại gia" là con cháu của những kẻ này, chúng ăn chơi còn gấp vạn lần "công tử Bạc Liêu" của ngày xưa ấy; để rồi hãy quay nhìn lại những cảnh đời cùng khốn ở dưới địa ngục trần gian này !

"Giải phóng miền Nam", là cái chiêu bài của cộng sản Hà Nội, để lừa gạt những thiếu nhi, thiếu niên miền Bắc, để họ phải đi vào "bộ đội sinh Bắc tử Nam", để chết thay cho những kẻ cầm quyền được ấm êm trong nhung gấm, cao sang, còn người dân của cả ba miền, Trung, Nam, Bắc đa số phải sống một cuộc đời lầm than, cơ hàn, đói rách như ở vào thời thượng cổ !

Còn chần chờ gì nữa ! Xin đồng bào cả nước, hãy quyết liệt đòi đảng Cộng sản Việt Nam phải trả "Tự do cho mỗi đời nô lệ, Sữa để em thơ, lụa tặng già". Phải trả lại cho người dân của nước Việt Nam Cộng Hòa tất cả những gì mà họ đã có trước ngày 30/4/1975.

Nhưng chưa hết, vì Tố Hữu còn viết:

"Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà,

Miền Nam mong bác, nỗi mong cha.

Bác nghe từng bước trên tiền tuyến,

Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa".

Miền Nam nào "'mong cha" Hồ ??? Tố Hữu đúng là một tên lộng ngôn, vọng ngữ. May mà chết sớm hơn, nên thoát khỏi bàn tay của "mỗi đời nô lệ"; nhưng dưới "suối vàng" và mãi mãi cho đến muôn đời sau, con cháu của Tố Hữu, cũng phải cứ nghe những lời nguyền rủa của những người dân khốn khổ, mà chưa nói đến chuyện bị người ta đào mồ, cuốc mã nữa.

Xin đồng bào cả nước, xin "mỗi đời nô lệ" hãy đồng tâm, quyết liệt, để đòi đảng Cộng sản Việt Nam phải trả cho bằng được cái món nợ "Sữa để em thơ, lụa tặng già". Đừng chần chờ gì nữa !

Pháp quốc, 24/3/2012

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

--------------------------------------------

Hội đồng Giám Mục Việt Nam

Ủy ban Mục vụ gia đình

MỘT HÌNH ẢNH XÚC ĐỘNG: THÂN CÒ 76 TUỔI


Đêm mùa đông rét như cắt da cắt thịt, cụ Phạm Đoàn, 76 tuổi, thôn Quảng Hội, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cơ thể chỉ như da bọc xương, thức dậy từ 1 giờ khuya, lọ mọ xuống ngâm mình dưới biển mò cua bắt ốc kiếm gạo ăn qua ngày.



“Con nước vừa rồi không kiếm đủ gạo, phải mượn hàng xóm 20.000 đồng đắp đổi thêm. Bây giờ phải ráng mò cua ốc kiếm tiền trả nợ, mua gạo, nếu dư dành mua hộp bánh cúng ông bà mấy ngày tết” – cụ Đoàn nói

 

“Nước biển cạn lúc nào là dậy đi lúc đó. Mùa đông nước thường cạn về khuya: 12 giờ đêm, 1 giờ, 2 giờ… Mắt mũi tui lòa nhòa hết rồi, đi ban đêm không thấy gì hết, phải nhờ mấy đứa trẻ đi trước dẫn đường. Qua mấy cái dây neo ghe, mấy đứa phải hô: “Coi chừng dây neo”, rồi đạp chân xuống cho tui bước qua. Trời tối như mực, đêm nào cũng vấp đá, vấp dây ngã nhào cổ” – cụ Đoàn kể về con đường đi hành nghề vô vùng gian khổ của mình.


Dù kiếm ăn đêm dọc bờ biển nhưng điều rất nguy hiểm là cụ không biết bơi. Cụ cho biết nhiều lần sém chết trong đêm tối.


Cụ Đoàn kể: “Có lúc đang mò cua ốc tui bị những con sóng to xô ngã, nước “đè” lên cả đầu. Tui phải dùng hai tay bấu xuống đất, sợ nước kéo ra ngoài sâu. Còn lội đi bị sụp hầm, sụp hố nước sâu uống nước no cả bụng thì xảy ra như cơm bữa. Sợ nhất là mấy ghe giã cào vào bờ lúc 2-3 giờ sáng, cứ đẩy thúng chai đi ào ào va vô người mình lúc nào không hay”.


Cụ vừa từ dưới biển lên, người run lẩy bẩy



Chân bị miểng chai cắt máu chảy nhiều, cụ phải nhai thuốc lá đắp cầm máu



Cụ đang xem cân số ốc, sò vừa mò được



Từ 1 giờ sáng đến gần 11 giờ trưa trong bụng không có hột cơm, ngâm mình trong giá rét… nhưng chỉ bán được 17.000 đồng. Giá trị cả ngày lam lũ chỉ thu được 10.000-20.000 đồng, gặp lúc sóng to gió lớn chỉ được 5.000-7.000 đồng

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link