Saturday, July 13, 2013

> Nhiều phong trào chống đối ở Libye kêu gọi nổi dậy theo kiểu mẫu Ai Cập



> Objet : NHU DINH HUNG :Nhiều phong trào chống đối ở Libye kêu gọi nổi dậy theo kiểu mẫu Ai Cập
>
>
Nhiều phong trào chống đối  ở Libye kêu gọi nổi dậy theo kiểu mẫu Ai Cập

Nhữ Đình Hùng -
>


>
Trên Facebook, nhiều trang kêu gọi nổi dậy ở Libye đã được tạo ra vào ngày chủ nhật 07.07, mỗi trang có nhiều ngàn thành viên như trang 'phong trào từ chối' đã có hơn 9000 thành viên, 'phong-trào Tamarrod (nổi loạn) cho một nước Libye mới' có trên 5000 thành viên. Các trang này kêu gọi việc giải tán các đảng và các nhóm dân binh (milices). Các phong trào trên muốn bắt chước phong trào Tamarrod ở Ai Cập nhằm lật đổ chánh phủ.
>
> Hai đảng chánh trong quốc hội và là địch thủ của nhau, liên-minh các lực lượng quốc-gia ( AFN : alliance des forces nationales) và đảng công-lý và xây-dựng ( PJC : partie pour la justice et la construction), đã có những cố gắng để làm giảm vai trò của mình trong việc lập pháp để tránh việc bị trở thành một mục tiêu chống đối của những phong trào phản kháng. PJC là một nhánh chánh trị của nhóm Huynh đệ hồi giáo. Cả hai đảng AFN và PJC đầu cáo buộc nhau là xử dụng dân binh để chiếm chánh quyền.
>
> Cấp thẩm quyền cao nhất của Libye là Tổng Nghị Hội Quốc Gia ( CGN = Congrès Général National) được bầu ngày 07.07.2012 có nhiệm vụ tổ chức các cuộc tổng tuyển cử trong vòng 18 tháng sau khi soạn thảo xong một bản hiến pháp ấn định chế độ trong tương lai của Libye.
>
>


>
Chào mừng bầu cử Quốc Hội ngày 7.7.2013
>

Mamoud Jibril
>
Trong cuộc bầu cử 07.07.2012, AFN, khuynh hướng tự do, đã chiếm được 39 trên 200 ghế dân biểu, là lực lượng chánh trị chánh trong tổng nghị hội (quốc hội) nhưng không nắm được các chức vụ then chốt trong chánh quyền. CNG vừa qua cho cho biểu quyết một đạo luật loại ra khỏi sinh hoạt chánh trị các nhân viên của chế độ Kadhafi. Thủ lãnh của AFN, Mamoud Jibril, nằm trong trường hợp này mặc dù ông đã tham gia cuộc nổi dậy chống Kadhafi ngay từ những ngày đầu. AFN cho biết sẽ ngưng tham dự  các sinh hoạt cùa CGN, ngoại trừ các công việc liên quan đến việc chuẩn bị cho luật tuyển cử và việc bầu ủy ban soạn thảo hiến pháp,.. coi việc biểu quyết luật loại trừ khỏi sinh hoạt chánh trị vừa kể cốt để loại trừ thủ lãnh của họ, "đây là một dàn cảnh chánh trị điều khiển bởi quyền lực của vũ khí và không phải do nguyện vọng cử tri"!
>
> Taoufik al-Chehibi, trưởng khối của AFN tại Tổng Nghị Hội yêu cầu phải có một 'lộ trình thư' để chấm dứt giai đoạn chuyển tiếp.
>
Mohamed Magarief
>
Không phải chỉ có Mamoud Jibril bị nhắm đến mà ngay cả chủ tịch CNG cũng bị nhắm. Mohamed Magarief, chủ tịch tổng Nghị Hội Quốc Gia (CNG), nhân vật đứng hàng thứ hai của chế độ mới Libye, đã từ chức ngày 28.05 sau khi luật 'cách li chánh trị' được biểu quyết, tạo ra một khủng hoảng chánh trị cho việc tìm người thay thế ông. Ông này từng là chủ tịch viện thẩm-kế (cour des comptes) (ngang hàng tổng trưởng) và đại sứ tại Ấn Độ (1978-1980). Như vậy, luật cách li chánh trị được áp dụng không cần đếm xiả đến những người trước kia ở trong chế đô Kadhafi nhưng sau đó đã phản lại đi theo 'cách mạng'. Những người này hẳn có một dư vị đắng cay và việc trả đũa là điều chờ đợi!
>
> Việc kế vị cho ông Megharief là điều khó khăn vì vị đệ nhất phó chủ tịch CNG cũng ở cùng tình trạng với ông vì đã phục vụ cho chế độ Kadhafi. Vị đệ nhị phó chủ tịch là người thuộc phe hồi giáo nhưng khó có thể hội đủ đa số hai phần ba cộng một dân biểu. Do đó, có vấn đề vận động xét lại luật và đưa ra trưng cầu dân ý. Nếu không, sẽ có một 'thanh trừng khủng khiếp' trong chánh quyền vì đa số công chức thuộc chế độ cũ của Kadhafi, họ là những người quen công việc và có khả năng!
>
> Lúc đầu, dự luật 'đặt ra ngoài các sinh hoạt chánh trị' chỉ nhắm tới các nhân vật tham nhũng, dính líu đến các vụ ám sát nhưng dưới áp lực của nhóm hồi giáo đã mở rộng tới các công chức chế độ cũ, các nhân viên trong chánh quyền, các dân biểu... dù rằng những người này đã bỏ chế độ Kadhafi để đi theo... cách-mạng ( quân nổi dậy).[điều này cũng tương tự chánh sách cộng sản Việt Nam đối với nhân viên chế độ cũ của VNCH vào  sau ngày 30.04.1975).
>
>  Trong số những dân biểu hỗ trợ cho luật 'cách li chánh trị' này đáng kể là các dân biểu: Mohamed Al Toumi, dân biểu độc lập nhưng thuộc phe hồi giáo thành phố Gharyain, chủ tọa ủy ban soạn thảo luật. Mansur Al Hassadi, dân biểu đảng Công Lý và Xây Dựng (nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo) của thành phố Derna.
>
> Ngoài ra còn có áp lực của thủ lãnh các dân binh. Với luật này, các nhóm dân binh và Huynh đệ hồi giáo trở thành thế lực chính để nắm chánh quyền và đang 'hồi giáo hoá' chế độ! Hiện nhóm Huynh đệ hồi giáo chỉ có mười một dân biểu. Với luật các li chánh trị này, nhóm Huynh đệ hồi giáo hi vọng sẽ nắm đa số!
>
Mohamed Sawan
>
E ngại việc có những biến cố tương tự như ở Ai Cập, đảng PJC đã có những nhượng bộ; thủ lãnh của PJC, Mohamed Sawan, đã đưa ra sáng kiến nhằm làm bầu không khí chánh trị bớt căng thẳng, đã kêu gọi CGN xét lại một cách tích cực các sáng kiến, kể cả việc đưa luật về loại trừ chánh trị ra trưng cầu dân ý. Đảng PJC cũng nói sẽ ngưng các hoạt động của đảng tại tổng nghị hội nhưng các dân biểu vẫn tiếp tục làm việc với tính cách cá nhân, không lệ thuộc đảng và ngoài chương trình hoạt động của đảng. Đây chỉ là một cách nói để tránh việc bị chỉ trích đảng PJC làm áp lực ở tổng-nghị-hội!
>
>
Sadokk al Gharyani
>
Trong cùng lúc, tại Zenten, các thủ lãnh của mười thị tộc đưa ra lời kêu gọi ngưng các hoạt động của CGN và lập một chánh phủ thu gọn gồm năm bộ để giải quyết khủng hoảng. 'Cheikh' Sadokk al Gharyani, một thủ lãnh tôn giáo ( hồi giáo, đương nhiên) đã đưa ra lời kêu gọi ủng hộ CGN ' phải bảo vệ tính chính đáng của CGN', nếu không, 'đất nước có cơ nguy rơi vào hỗn loạn'
>
> Tình hình ở Libye, kể từ sau khi lật đổ chế độ Kadhafi và thảm sát ông này và người con trai, vẫn chưa được ổn-cố. Các nhóm dân binh vẫn tiếp tục làm mưa làm gió, nhiều đụng độ với dân chúng đã xảy ra, đặc biệt ở Benghazi, Dân binh ở đây được coi là ' tấm mộc của Libye'. Ngày 11.06, giữa dân binh ( có võ trang, đã hội nhập vào quân đội chánh qui) và dân chúng. Dân chúng đòi dân binh phải trả lại các toà nhà bị dân binh chiếm giữ từ nhiều tháng qua, dân binh không chịu, thế là giao tranh xảy ra; Kết quả là có khoảng ba mươi người chết và hằng trăm bị thương!
>
> Mặc dầu hội nhập vào quân đội, dân binh vẫn duy trì tính độc lập và quyền tự chủ như trường hợp dân binh ở Benghazi, 'tấm mộc của Libye' vẫn giữ nguyên cơ cấu tổ chức với thủ lãnh là Imad Balam thuộc phe hồi giáo. Giữa các lực lượng dân binh cũng có đụng độ, vào tháng 11/2012, đã có đụng độ giữa phe Misurata và Warfallahs. Phe sau này bị coi là thân Kadhafi, đương nhiên bị chánh quyền đàn áp!
>
Abdouhakim Bel Haj
>
Khi bộ nội vụ yêu cầu các dân binh phải trả lại bộ sở quan, Ali Zaedane đã bị  dân binh đi theo Abdouhakim Bel Haj đe dọa ngay trong văn phòng của ông, vị đổng lý văn phòng của ông bị bắt cóc Cuối cùng, chỉ có các nhóm dân binh kém thế bị dời chỗ, các nhóm mạnh thế vẫn tiếp tục bám trụ ở các cơ quan,công sở!
>
> Trong tháng tư, các dân binh làm áp lực buộc quốc hội thông qua luật loại trừ khỏi sinh hoạt chánh trị các người từng làm việc cho chế độ cũ của Kadhafi. Mà, những nhân vật chánh lãnh đạo cuộc nổi dậy đều là cựu nhân viên của chế độ Kadhafi. Luật này như thế dành độc quyền cho phe Huynh Đệ Hồi Giáo!
>
> Để giải quyết tình trạng hỗn quân hỗn quan này, quốc hội Libye đề nghị việc giải tán các nhóm dân binh trong quân đội và trong bộ nội vụ. Điều này trúng ý phe dân binh: họ được tự do hoạt động trở lại!
>
> Việc giải giới các dân binh không phải dễ dàng, một phần vì các lực lượng này có võ khí nặng, mặt khác , họ đã trở thành lực lượng bảo vệ cho năm vùng lớn là Barqa, Djebel Nefusa và Zouwara, Zentan và vùng nam Misrata, những vùng này trở thành "một quốc gia trong quốc gia". Những vùng này giữ một quyền tự trị rộng rãi dù chính thức tuyên bố (trường hợp Barqa) hay không. Những vùng này là nhưng điểm buôn lậu đủ mọi mặt hàng.
>
> Nhóm dân binh vẫn còn tiếp tục chiếm giữ nhiều công sở. Từ ngày 02.07, bộ nội vụ Libye bị một nhóm vũ trang chiếm giữ, đòi việc giải tán Thượng Hội Đồng An Ninh (haut commission de sécurité =HSC), một cơ cấu do chánh quyền 'cách mạng' Libye dựng ra sau khi lật đổ chế độ Kadhafi. HSC gồm các quân nổi dậy thuộc mọi thành phần, đảm trách việc bảo vệ an ninh cho toàn lãnh thổ Libye, đã có những đụng độ với các lực lượng dân binh khác ở thủ đô Tripoli cũng như ở địa phương.
>  
Chris Stevens                        Jean Dufriche
>
Bên cạnh tình hình tranh chấp giữa các dân binh, tình hình bất an ở Libye thấy rõ ở Benghazi, nơi được coi là chiếc nôi của cách mạng Libye. Ở đây, quân hồi giáo giữ vai trò chủ động. Năm ngoái,11.09.2012, toà lãnh sự Mỹ đã bị tấn công gây thiệt mạng cho 4 người, trong số có đại sứ Mỹ Chris Stevens. Vào tháng giêng 2013, chánh phủ Anh đã kêu gọi kiếu dân Anh rời khỏi vùng này. Mới đây, ngày 04.07, lãnh sự danh dự của Pháp ở Benghazi, bác sĩ Jean Dufriche đã thoát được một cuộc mưu sát, đã lập tức cùng vợ sang Tunis. Theo phát ngôn viên Mohamed Hijazi của lực lượng an ninh tại Benghazi, " xe của lãnh sự Pháp đã bị trúng ít nhất 10 viên đạn nhưng may mắn không có ai bị thương.
>
> Ngay tại Tripoli, tình hình an ninh cũng không khá hơn. Ngày 11.06, đại sứ quán Ý đã tìm thấy bom đặt dưới xe đại sứ, bom thuộc loại thủ công nghệ. Bộ nội vụ thường xuyên  bị các dân binh chiếm đóng, vừa qua, ngày 02.07 lại bị chiếm đóng. Nhiều cuộc biểu tình đòi giải giới các dân binh nhưng điều này hầu như không thể thực hiện!
>
>

Nhữ Đình Hùng/tổng hợp/09.07.2013

  • Nguồn:

-http://www.lemonde.fr/libye/article/2013/07/05/libye-le-consul-de-france-a-benghazi-
> echappe-a-une-tentative-d-assassinat_3443219_1496980.html%20-%20#channel=
> f53fc339ff24d6&origin=http%3A%2F%2Fwww.lemonde.fr&channel_path=%2Flibye%
> 2Farticle%2F2013%2F07%2F05%2Flibye-le-consul-de-france-a-benghazi-echappe-
> a-une-tentative-d-assassinat_3443219_1496980.html%3Ffb_xd_fragment%23xd_
> sig%3Df2fc19baabee8ca%26
> -http://www.jeuneafrique.com/Article/DEPAFP20130707165539/
> -http://www.lefigaro.fr/flash-actu/2013/07/04/97001-20130704FILWWW00604-
> crise-politique-en-libye.php
> -http://www.lexpress.fr/actualite/monde/libye-un-groupe-arme-attaque-le-ministere-
> de-l-interieur_1263300.html
> -http://www.rue89.com/2013/06/11/libye-entre-grignotage-islamistes-milices-
> armees-243225

>


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link