10/07/13 | Tác giả: Bùi Tín
Những câu hỏi bức thiết
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn
Sang Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày
19/6/2013.
Bản Tuyên bố chung và 10 văn
kiện quan trọng ký kết giữa Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Chủ tịch
nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 21 tháng 6 năm 2013 đang được
bàn luận rộng rãi trong nước và ngoài nước.
Trong lịch sử ngoại giao của Việt Nam, chưa từng có một loạt văn kiện nào có nội dung rộng khắp, bao trùm nhiều lãnh vực quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến tương lai của đất nước và dân tộc đến như thế.
Trong lịch sử ngoại giao của Việt Nam, chưa từng có một loạt văn kiện nào có nội dung rộng khắp, bao trùm nhiều lãnh vực quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến tương lai của đất nước và dân tộc đến như thế.
Những văn kiện này xác định
những phương châm chỉ đạo cho quan hệ hợp tác giữa 2 nước xã hội chủ nghĩa láng
giềng do 2 đảng CS lãnh đạo, có truyền thống gắn bó lâu đời, nay cũng chung ý
nguyện hợp tác bền chặt lâu dài về mọi mặt – chính trị, quốc phòng, an ninh,
ngoại giao, kinh tế thương mại, giao thông, môi trường, giáo dục, văn hóa, du lịch,
hữu nghị nhân dân.
Phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt mà nhân dân ta đã bác bỏ triệt để, coi đó là xiềng xích khống chế của Bắc Kinh, vẫn được nhắc đi nhắc lại một cách vô duyên.
Phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt mà nhân dân ta đã bác bỏ triệt để, coi đó là xiềng xích khống chế của Bắc Kinh, vẫn được nhắc đi nhắc lại một cách vô duyên.
Mối quan hệ giữa 2 đảng CS, 2
nhà nước xã hội chủ nghĩa, 2 chính phủ, 2 quân đội, 2 Bộ Quốc phòng, 2 Bộ Ngoại
giao, 2 Ban Tuyên gíáo, 2 Ban Đối ngoại Trung ương, 2 Ban Lý luận của 2 đảng
cũng được xác định một cách chi tiết.
Mối quan hệ hợp tác giữa 7 tỉnh biên giới Việt Nam: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, với 4 tỉnh biên giới Trung Quốc: Vân Nam, Quảng tây, Quảng Đông, Hải Nam – cùng với việc hợp tác trong lĩnh vực đánh cá biển giữa 2 nước – cũng được xác định rõ. Hoạt động khai thác chung về du lịch thác Bản Giốc cũng được ghi nhận.
Mối quan hệ hợp tác giữa 7 tỉnh biên giới Việt Nam: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, với 4 tỉnh biên giới Trung Quốc: Vân Nam, Quảng tây, Quảng Đông, Hải Nam – cùng với việc hợp tác trong lĩnh vực đánh cá biển giữa 2 nước – cũng được xác định rõ. Hoạt động khai thác chung về du lịch thác Bản Giốc cũng được ghi nhận.
Hai bên cũng tuyên bố thỏa
thuận cùng nhau tiến hành việc thăm dò dầu khí trong Vịnh Bắc Bộ. Hai bên còn
cam kết ủng hộ lẫn nhau trong các tổ chức quốc tế đa phương, từ Liên Hiệp p Quốc,
Tổ chức Thương mại Thế giới, Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương,
Hợp tác Á – Âu, Asean…
Phía Trung Quốc cũng hứa hẹn
yểm trợ và cung cấp tín dụng cho một số công trình công nghiệp, hóa chất, năng
lượng ở Việt Nam và tăng nhanh khối lượng trao đổi ngoại thương giữa 2 nước.
Bản Tuyên bố chung và 10 văn
kiện nêu trên đang đặt ra cho những người Việt Nam yêu nước hàng loạt câu hỏi bức
thiết.
-Tại sao Bản Tuyên bố chung
và 10 văn kiện có ý nghĩa trọng đại lâu dài như một hiệp ước lịch sử đã được ký
kết chóng vánh, hầu như không có thảo luận, tranh luận? Có phải ông Trương Tấn
Sang bị Bắc Kinh gọi sang để bắt buộc phải ký vào các văn kiện đã được một phía
thảo sẵn? Bọn trùm bành trướng đã dùng những áp lực gì? Mua bằng tiền? Đe dọa bằng
bộ máy an ninh, tình báo?
- Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng có biết gì trước chuyện này hay không? Có uỷ nhiệm chính thức cho ông Trương Tấn Sang thay mặt cho phía Việt Nam hạ bút ký một loạt hàng chục văn kiện ghi nhận sự hợp tác chặt chẽ trên 13 lĩnh vực của quốc gia như vậy hay không?
- Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng có biết gì trước chuyện này hay không? Có uỷ nhiệm chính thức cho ông Trương Tấn Sang thay mặt cho phía Việt Nam hạ bút ký một loạt hàng chục văn kiện ghi nhận sự hợp tác chặt chẽ trên 13 lĩnh vực của quốc gia như vậy hay không?
- Tại sao trong các văn kiện
không hề nói đến chủ quyền của nước ta trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bị
chiếm bằng vũ lực, các vùng đất bị lấn chiếm như ở thác Bản Giốc, vùng Thất Sơn
( Hà Giang), vụ bản đồ lưỡi bò bất hợp pháp, những vụ ngăn cản, bắt bớ, sát hại
ngư dân ta trong vùng biển quốc gia…?
- Các văn kiện một chiều như
thế có tầm quan trọng như một hiệp ước lớn, không được thông báo cho quốc hội,
không được quốc hội thảo luận và thông qua, có được coi là những văn kiện hợp
hiến và hợp pháp hay không? Đó phải chăng là một loạt xiềng xích mới choàng vào
cổ nhân dân ta mà nhóm lãnh đạo CS đã cam chịu chấp nhận để được hưởng những đặc
quyền đặc lợi phi pháp?
Nhân có sự kiện hệ trọng trên
đây, một số vấn đề quan trọng khác nữa rất nên được đặt ra để tìm hiểu cho sáng
tỏ.
- Phải chăng cứ mỗi lần bị
quan thầy mắng mỏ, bè lũ tay sai lại quay sang trừng phạt, đàn áp anh chị em ta
dám đứng dậy chống bành trướng xâm lược để xoa dịu cơn giận dữ của quan thấy của
họ? Luật sư Cù Huy Hà Vũ bị án tù nặng chỉ vì ông vạch mặt chỉ tên bọn bành trướng
TQ mang tai họa khai thác bauxite tròng vào cổ dân ta và dám phát đơn kiện Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hành động qua mặt của Quốc hội. Nữ sinh Nguyễn Phương
Uyên bị tù và bị công an hành hung chỉ vì cô viết bằng máu mình lên án bọn Tàu
khựa, cô bị trả thù để xoa dịu sự nổi giận của Bắc Kinh. Lẽ ra khi Tổ quốc lâm
nguy, những con người yêu nước cần được quý trọng, thì trái lại ở nước ta họ lại
bị đàn áp tàn bạo nhất. Đây là một sự nhẫn tâm có tính chất phản phúc, vô đạo,
phi pháp, toàn xã hội cần biểu thị thái độ lên án mạnh mẽ và đòi tự do ngay lập
tức cho các chiến sỹ yêu nước
Vừa qua do có quá nhiều diễn
biến thời sự nóng bỏng lôi cuốn sự chú ý của mọi người – như cuộc tuyệt thực
dài hạn của luật sư Cù Huy Hà Vũ trong tù, việc bắt bớ các blogger Trương Duy
Nhất, Phạm Viết Đào và Từ Anh Tú, việc chuẩn bị xét xử ông Lê Quốc Quân, chuyến
đi thăm Indonesia của ông Trương Tấn Sang – nên sự phản bội kinh khủng này của
Bộ Chính trị chưa được đánh giá kịp thời và đúng mức. Với nội dung rộng lớn, Bản
Tuyên bố chung và các văn kiện liên hệ nghiêm trọng gấp trăm lần bức thư của Phạm
Văn Đồng công nhận lãnh hải phi pháp của Trung Quốc hơn nửa thế kỷ trước.
Một tuyên bố của trí thức và
công dân yêu nước, cùng với đông đảo sỹ quan và binh sỹ của lực lượng Quân đội,
Công an cũng như của tập thể các cựu chiến binh, cùng lao động, nông dân cả nước
rất nên xuất hiện để tố cáo sự câu kết rộng lớn giữa kẻ bành trướng và bọn chư
hầu cũng như nêu rõ tính chất vô giá trị của 13 nội dung hợp tác và 10 văn kiện
ký kết ngày 21/6/2013 vừa qua.
Đây là việc cấp bách nhất hiện
nay, khi nhóm lãnh đạo trong nước ta đang lúng túng vì bị chia rẽ sâu sắc trong
nội bộ và bế tắc trong việc sửa đổi Hiến pháp, cũng như bế tắc trong việc sửa đổi
Luật Đất đai.
Blog Bùi Tín (VOA)
LÝ ĐẠI NGUYÊN
ĐỨC TĂNG THỐNG THÍCH QUẢNG ĐỘ NHẬN ĐỊNH
VỀ SỰ ĐÁNH MẤT CHỦ QUYỀN VIỆT NAM
Nhân danh Hội Đồng Lưỡng Viện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, ngày 06/07/2013, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tuyên bố:“Lấy làm lo lắng cho sự đánh mất chủ quyền Việt Nam trên Biển và trên Đất, sau khi đọc toàn văn Tuyên Bố Chung 8 điểm công bố tại Bắc Kinh, ngày 21/06/2013 vừa qua khi kết thúc chuyến viếng thăm Trungquốc của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang do lời mời của Chủ Tich Nước Trungquốc Tập Cận Bình”… “Tuyên bố chung tại Bắc Kinh không hề có một dòng nào xác định Trungquốc xâm chiếm quần đảo Hoàngsa và một phần đảo Trườngsa của Việtnam, hoặc hàng nghìn cây số trên đất, đặc biệt tại Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan vv… hay đòi hỏi Trungquốc hoàn trả biển và đất đã xâm chiếm”.
Đức Tăng Thống nhận định: “Với kẻ cướp đã vào chiếm đóng một góc nhà rồi, ông Chủ Tịch Nước vẫn nhất trí với mưu kế của kẻ xâm lăng là: Hai bên nhất trí trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, gia tăng độ đàm phán của nhóm công tác về vùng biển ngoài Vịnh Bắc Bộ (tức Biển Đông)”…”Hai bên sớm hoàn thành việc xây dựng Trung Tâm Văn Hóa của nước này ở nước kia. Thế là chủ nghĩa Diệt Chủng Văn Hóa Việt, thông qua những Trung Tâm Văn Hóa Hán, mà người ta đã chứng kiến gầm 500 Viện Khổng Tử thiết lập trong 96 quốc gia trên thế giới. Đây chính là Quyền Lực Nhuyễn (soft power) chứ không bằng súng đạn. Trungquốc xâm lược thế giới qua hình thức Thực Dân Văn Hóa, đi kèm với Chủ Trương Di Dân và Kinh Tế Tài Chánh để chinh phục toàn cầu”.
Ngài Tăng Thống lên tiếng: “Đứng trước tình trạng quy hàng và nô lệ Bắc Phương của nhà nước CHXHCNVN và Đảng Cộng Sản ViệtNam, Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN kêu gọi chư Tăng, Ni, không phân biệt Giáo Hội nào. Cùng Phật Giáo Đồ toàn quốc và hải ngoại hãy kết liên thành sức mạnh với mọi thành phần dân tộc để đối phó với nguy cơ mất nước và vãn hồi nhân quyền, dân chủ làm động cơ cho sự phát triển, để gìn giữ quê cha đất tổ trong an lạc, hoà ái, huynh đệ”.
Cùng quan điểm với Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, các nhà trí thức và nhiều bloggers trong, ngoài nước đều cho rằng: Trương Tấn Sang tới Bắc Kinh để chính thức hoá việc Việtcộng đem ViệtNam sát nhập toàn diện cả về chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế, xã hội, đào tạo, tuyên giáo, tuyên truyền… kể cả chính quyền nữa vào với Trungcộng, do Bắc Kinh trực tiếp lãnh đạo, qua việc: “hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung lên tầm cao mới”. “hai bên coi sự phát triển của nước kia là cơ hội phát triển của chính mình”. “Hai nhà nước cộng sản anh em Việt-Trung là: Hai Hành Lang Một Vành Đai”.
Đây, không còn phải là: “Nhất Quốc Lưỡng Chế” như Hồngkông nữa, mà là “Nhị Quốc Nhất Chế” cùng nằm trong Một Vành Đai Chiến Lược của Trung Cộng. Nghĩa là hai nước Việt-Hoa cùng một Đảng Cộng Sản Độc Đảng, Độc Tài, Toàn Trị, do Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao và toàn diện, triệt để. Như vậy là Đảng Quyền Việt Cộng lẫn Chủ Quyền Việt Nam cùng mất vào tay Hoàng Đế Tập Cận Bình của Đế Quốc Đại Hán.
Đến đây, một nghi vấn phải được đặt ra là: Không biết trong cuộc họp Thượng Đỉnh Bỏ Túi Mỹ-Hoa, bao trùm nhiều bí mật hồi tháng 06/13 ở Nam California, tổng thống Mỹ Obama đã có thoả thuận gì với ông Tập Cận Bình chủ tịch Trungcộng về phân chia quyền lợi ra sao giữa Mỹ Hoa ở châu Á hay không? Để rồi được ông Tập Cập Bình hy vọng và hân hoan tuyên bố: “Hai quốc gia có thể xây dựng một mô hình mới của các quan hệ nước lớn”.
Để các nước nhỏ và dư luận chính trị thế giới đều phải hiểu rằng, hai nước lớn Mỹ Hoa hầu như đã, đang và sẽ có quyết định về số phận của các nước nhỏ trong vùng. Hai chữ ‘có thể’ tức là chưa chắc chắn, nhưng không ai cấm Tập Cận Bình không dùng cuộc hội đàm có nhiều bí mật này, bật mí đề hù dọa bọn lãnh tụ Việtcộng rằng, Mỹ đã để Việt Nam nằm trong Vành Đai Chiến Lược của Trungquốc. Khiến cho bọn hèn mạt này phải cho chủ tịch nước vội vã sang Tàu ký kết đầu hàng.
Việc quy hàng Trungcộng của nhóm Việtcộng ngu muội hèn nhát, dù chỉ là vì bị Bắckinh đánh lừa, không phải là sự nhượng bộ của Mỹ đối với Trungcộng, nhưng nó lại là một sự thật, làm cho các nước Đông Nam Á, và Á châu nghi ngờ về quyết tâm xoay trục chiến lược, hay tái cân bằng chiến lược của Mỹ, họ cho đó chỉ là tạm thời lấy cớ ngăn chặn đà hung hăng bành trướng của Trung cộng để rồi ăn chia với Trungcộng, đúng với bản chất ‘Nước Lớn’ chứ không phải vì sự sống còn phát triển và dân chủ hóa của các nước châu Á, như Hoakỳ từng tuyên bố. Thực ra khi Niềm Tin Chiến Lược của Mỹ đối với các nước liên hệ đã mất, thì toàn bộ chiến lược về châu Á của Mỹ đều bị tan vỡ, vô phương cứu chữa.
Việc Trung Cộng bắt Trương Tấn Sang chủ tịch nước Việtcông sang Bắc kinh ký văn kiện chuyển giao quyền lãnh đạo đất nước sang tay ngưuời Tàu. Cho Nguyễn Phú Trọng đi Thái Lan để ký hợp tác chiến lược. Đây rõ ràng là mưu mô của Bắckinh, mượn tay Việtcộng hợp tác với Thái lan, mở rộng Vành Đai Chiến Lược Tầu-Việt-Thái, ôm luôn Campuchia, Lào, Miến, chiếm trọn Lục Điạ Đông Nam Á của khối ASEAN. Thế là Tàu có thể chia khối Asean làm hai, nhóm nước trên đất liền trực tiếp thuộc ảnh hưởng của Tàu, các nhóm nước ngoài biển thuộc ảnh hưởng gián tiếp của Mỹ. Khiến cho 3 nước Đồng Minh Chiến Lược của Mỹ là Nhật, Úc, Ấn bị hổng dò. Mỗi nước tự quay về thế tự thủ, không còn lý do gì để hợp tác với Mỹ nữa.
Việc Hoakỳ quay trở lại Á châu - Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương là chiến lược toàn cầu ở thế kỷ 21 của Mỹ, không phải là quyết định của một đảng, của chính phủ Cộng Hòa hay Dân Chủ, mà đó là quyền lợi thiết thân của Siêu Cường Mỹ. Nhanh hay chậm là do những trở lực nhất thời của những biến cố nội tại, hay ở các địa phương khác, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là quay lại Á châu, mà sự bành trướng của Trungcộng là đối tượng không thể không giải quyết.
Nhưng nay Bắc Kinh đã đổi chiều, không dám đụng đầu với sức mạnh Mỹ, mưu mô hợp tác với Mỹ, qua mặt cả Nhật lẫn Ấn để thành Mô Hình Quan Hệ Nước Lớn giữa Mỹ-Tàu, nhằm chia ảnh hưởng tại châu Á. Mà Việtnam bị Bắckinh lấy làm thí điểm trắc nhiệm đối với phản ứng của chính quyền Obama.
Nếu Mỹ không kịp thời, lập thế, cướp thời cơ để giải quyết vấn đề Việt Nam theo chiều hướng chiến lược Mỹ, thì Mỹ không thể tạo lại niềm tin chiến lược cho các nước Asean và các đồng minh Nhật-Ấn-Úc của mình được.
LÝ ĐẠI NGUYÊN - Little Saigon ngày 09/07/2013.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment