Sunday, July 7, 2013

Đỗ Thị Minh Hạnh gửi thư kể về việc bị đánh đập trong tù


 

 

Đỗ Thị Minh Hạnh gửi thư kể về việc bị đánh đập trong tù



Danlambao - Hồi tháng 5 vừa qua, tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị chuyển về giam giữ tại trại giam Z30A – Xuân Lộc (Đồng Nai). Tại trại giam mới, vì không khuất phục trước bạo quyền nên Hạnh đã bị CA trại giam chỉ đạo cho các tù nhân khác đánh đập thô bạo nhiều lần.

 

Đỗ Thị Minh Hạnh năm nay 28 tuổi, hiện đang bị kết án 7 năm tù vì đấu tranh bảo vệ quyền lợi công nhân. Đây không phải là lần đầu tiên Hạnh bị bạo hành trong tù. Trước đó, khi còn bị giam giữ tại trại giam CA tỉnh Trà Vinh, các đợt khảo cung và tra tấn dã man của CA nơi đây đã khiến phần tai bên trái của Hạnh bị điếc hoàn toàn.

Sau khi bị đánh đập, Đỗ Thị Minh Hạnh đã viết thư kể lại toàn bộ sự việc cho gia đình. Vì nhiều lý do, phải đến 2 tháng sau bức thư mới được phổ biến, tuy nhiên nội dung bức thư vẫn mang tính thời sự, nhất là sau cuộc nổi dậy của tù nhân Xuân Lộc hôm 30/6.

 

Qua bức thư, từng giòng chữ của Hạnh đều là những bằng chứng mạnh mẽ tố cáo chế độ lao tù cộng sản độc ác, phi nhân.

 

Cũng qua bức thư, chúng ta thấy được dáng đứng dũng cảm, trái tim nhân ái và cao cả của Đỗ Thị Minh Hạnh...

 

Danlambao xin được gửi đến tất cả bạn đọc trong thôn bức thư Đỗ Thị Minh Hạnh gửi đến ba mẹ.

 

*

 

Ba kính yêu của con!

 

Đã nhiều lần con viết thư về cho ba nhưng có lẽ thất bại. Con biết hiện giờ ba đang rất lo lắng cho con nên con nghĩ thêm lần nữa viết thư cho ba. Hy vọng mười lá thì cũng phải có một lá.

 

Ba kính yêu của con!

 

Con đang cố diễn đạt làm sao cho ba hiểu con và hoàn cảnh trong này. Chắc ba và anh chị không hiểu lý do tại sao con không chịu lao động phải không? Vậy thì con sẽ nói rõ cho ba và anh chị hiểu.

 

Ở Hàm Tân, con thoải mái, làm việc theo ý thức, không bị ép buộc gò bó. Việc chuyển trại là dự đoán từ trước từ chị em bạn tù vì con biết quá nhiều chuyện của trại. Nay bị chuyển lên đây lao động vất vả. Không phải con sợ vất vả mà sức con yếu, đau ốm, phần con không phục cách làm việc nơi này và không khuất phục bức ép nào. 

 

Và điều này còn liên quan đến danh dự người đấu tranh. Tất cả công việc họ áp đặt con làm đều liên quan va chạm với tập thể. Nếu có sơ sót gì thì tập thể có thể trì triết, hạ nhục, có khi dẫn đến... vũ lực.

 

Thật lòng, con không nghĩ rằng mình lại được chứng kiến phương thức sử dụng tù trị tù, tù xử tù mà con còn trở thành một minh chứng.

 

Ngay bữa đầu tiên gặp tại phòng giáo dục, một cán bộ tỏ vẻ áp đảo nhưng con đâu ngại, họ chỉ làm thế với người yếu bóng vía mà thôi.

 

Trong mấy ngày đầu, con không ra điểm danh buổi sáng. Họ không nói gì, cũng không ai đả động đến. Thì hôm 3/5, sau thăm gặp (2/5), họ bắt chị em phơi nắng nếu con không ra. Cán bộ (CB) trực trại cầm còng số tám xông vào nhà tắm lôi con ra không mảnh vải. Con chống lại hành động đó, họ quát nạt và giao còng cho một phạm nhân vào giơ còng đòi đánh con.

 

Con la lớn “Trại giam sử dụng tù đánh tù”. Sau đó, con ra ngoài, mọi người bức xúc cho là tại con mà họ bị phơi nắng nên chửi con: “Đồ con đ..., con quỉ”... Các cán bộ đứng đó nhếch mép cười. Con la lớn: “trại giam sử dụng tù xử tù”. Sau đó đám đông xông vào buồng giam đánh con nhưng một cô trật tự cản lại. Mấy CB nhìn lại ngó, bỏ đi mặc con la to bất mãn. Chiều hôm đó, CB an ninh tên Giang (người coi thăm gặp hôm đó) gặp con, thái độ khó ưa. Mẹ Dương Thị Tròn khuyên con nên ra điểm danh, nên hôm 4/5 con ra và la lớn: “Tôi ra đây không phải vì sợ các người mà tôi không muốn vì tôi mà chị em bị cộng sản bắt phơi nắng, bị hành hạ. Việc sử dụng tù xử tù là hành động đê hèn, bỉ ổi, vô liêm xỉ đối với một cô gái nhỏ bé như tôi, thật đáng khinh bỉ”.

 

Vài ngày sau, con bể đội, vào đội 2 - đội đạp điều. Nhưng được gởi tại buồng giam 25+26 là hai đội có nhiều tiền án tiền sự và án cao. Và chị em ai cũng hiểu mục đích của họ đưa con vào đó.

 

Khi con vào buồng giam, con được xếp ở trên lầu với chỗ nằm 6 tấc 2, vừa để đồ, vừa nằm, sinh hoạt, ăn uống. Lại không đủ thước tấc mắc mùng và múc nước. Con lên gặp CB yêu cầu đúng quy định 2m2. Con yêu cầu chuyển buồng và có sự cãi vã. Một lát sau CB vào phòng yêu cầu chị em nằm chật lại chừa chỗ rộng hơn cho con. Sao con có thể chịu vậy. Con không thể để vì con rộng mà họ chật hơn 6 tấc. Vì vậy con chấp nhận nằm chật.

 

Qua hôm sau, CBQG đội 2 (Phương) đến gặp con. CB nói con hiện ở nhà. Con nói con không nhận công việc trực sinh (chà toa let, quét dọn buồng, canh giờ cơm nước, lấy quần áo cho hơn 50 người), trách nhiệm cao, con không nhận. Con cũng không đạp điều. 

 

Thì chiều 9/5, tự quản kêu con sáng mai đi làm. Con chỉ cười và con nhất định sẽ không nhận công việc này. Sáng hôm sau, con ăn mặc đàng hoàng, cầm theo tô chén xuất cổng. Nhưng con nghe là ban bảo CBQG làm bàn đạp điều cho con ra làm. Chị em bảo là liệu nó có làm không? Ban trả lời: “chẳng lẽ tập thể lại thua con bé đó”. Đó là những gì họ kể với nhau con nghe lỏm được. Thế là con yêu cầu làm việc. CB kêu chị trật tự bảo con đi làm. Con bỏ vào thay quần áo ở nhà. CBQG Phương vào gọi con, con nói không đi và đòi gặp ban. CB đó bảo nếu con không ra thì đội không được xuất cổng. Và nếu không xuất cổng sớm thì họ không hoàn thành mức khoán. Điều đó khiến họ bức xúc. Trong giờ xuất cổng, họ để mặc chị em chạy đổ vào khu sau vào phòng lôi con đi. Con không thể để họ sử dụng tập thể khống chế con lần nữa nên con nằm lì và nói với chị em: 

 

“Em chỉ có thể nói lời xin lỗi các chị, em không thể làm khác, các chị hãy đấu tranh với CB, không thể vì em mà bị liên lụy. Đây là cách thức của CB”. Thế là trong đám đông, có một chị đạp mạnh vào đầu con đập mạnh xuống nền, một chị đạp vào lưng và vai, một chị đạp vào mông làm con đau phần dưới. Con choáng váng và không hề đánh trả. Vì con hiểu vì họ bức xúc, vì nhận thức chưa cao, bị sử dụng. Các CB không hề có mặt trong khu. Và chẳng ai làm chứng. Đầu con ê buốt nhưng tinh thần con càng mạnh mẽ. Sau đó 2 người vào buồng kéo con, con vẫn nằm, một trong hai cầm gầu múc nước đập vào đầu con làm bể nát cái gầu. Sau đó kéo con rớt xuống đập mạnh vào cầu thang. Ra đến cửa buồng, một đám người kéo xe đẩy xuống, bế con lên xe đẩy, trật tự đóng cửa nhốt con lại, đẩy con ra như một con thú bị nhốt trong chuồng trước tập thể chị em. Ra đến trước cổng, họ đành để con ở nhà làm việc.

 

Chiều hôm đó, mấy chị đội 25+26 đi làm về kéo qua buồng Đ2 la những người đánh con. Rất nhiều chị em đến quan tâm hỏi han, xem đầu con bị đau ra sao và xin thuốc cho con. Họ vô cùng bất mãn việc đối xử với con như vậy. Qua họ con biết tên người đánh con là ai.

 

Ngày thứ 7 họp đội. Đây là cơ hội cho kẻ lập công thay CB mổ xẻ. Nhưng tất nhiên, con lên tiếng phản đối và yêu cầu việc của tôi, tôi chịu trách nhiệm, đừng để chị em vì tôi mà bị ảnh hưởng. Chưa kể sáng đó, CB lại tiếp tục dùng cách đó để ép con đi làm lần nữa nhưng thất bại, chị em lên tiếng phản đối. Việc đánh con, CBQG có nói là chị cứng đầu thì để tập thể xử lý chị. CB Giang thì nói, việc giáo dục phạm nhân dưa trên GD tập thể. Sau đó họ đề xuất kỉ luật nhốt con 7 ngày. Các chị em trong buồng lo lắng cho con.

 

Họ quan tâm khiến con cảm động. Sau đó họ đọc kỉ luật cảnh cáo.

 

Họ lại ép con làm trực sinh và con không làm. Con đã quyết và không thay đổi. Sau hành động của họ, con nhất quyết không làm gì. Tuy nhiên con vẫn giúp người già yếu bằng tình cảm và khả năng của con. CB Giang xúc phạm điều đó là “bố thí”.

 

Mẹ Tròn, PGHH và chị Dung lo cho con nhiều. Cô Hồng thì phải đạp điều vất vả. Cô Hồng khổ, chẳng ai thăm nuôi. Vì vậy nên hiền, họ bảo sao nghe vậy. Giờ con ổn định, không lao động. 

 

 

 




 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


























 

 

Tranh của Hạnh gửi cho ba mẹ:

 

Chuyện cuối tuần Julu 4th 2013

 

From: Thomas D. Tran <tdtran747@gmail.com>

Cc: nghiem nguyen <laomoc247@gmail.com>
Sent: Saturday, June 29, 2013 9:13 PM
Subject: MỘT CUỘC TỰ SÁT CHÍNH TRỊ TẬP TH Ể! **LÃO MÓC

 

Kính chuyển đọc dể rộng đường dư luận và tùy nghi chuyển tiếp.

Thiển nghĩ một số người có tư tưởng "làm Chính Trị thì Phải gian dối", Tôi nghĩ là phải nói là phải "gian manh". Cs đã qúa gian manh nên đã mất hết, mất trọn vẹn niềm tin của dân. Việt Tân cũng gian manh như cs và nếu theo Tam Đoạn Luận thì Việt Tân cũng là cs. Việc gian dối thì sớm hay muộn cũng sẽ bị phát giác và khi đó làm sao lấy lại được niềm tin ? Việt gian Hồ Chí Minh dấu diếm bán nước, những đảng viên cao cấp cs sau này toan lật lọng với Trung cộng mà không được nên phải cắt đất biên giới, mất Hoàng Sa rồi vì thế sẽ mất Trường Sa,  phần lớn Biển Đông. Bây giờ còn ai tin cs nữa, nếu có thì chỉ những đảng viên cs, những kẻ thân cộng, những tên bồi bút tin chúng để hưỏng lợi.

Kính

TDT

 

MỘT CUỘC TỰ SÁT CHÍNH TRỊ TẬP THỂ!
 
          LÃO MÓC
          Dẫn nhập: Đài BBC vừa qua đã phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân (NQQ), cán bộ cao cấp của đảng Việt Tân. Ông cán bộ cao cấp của đảng VT này trước kia là Chủ Tịch của Hội Chuyên Gia, một tổ chức ngoại vi của Mặt Trận. Theo bài phỏng vấn của BBC thì ông này khoe là đã về nước “đấu tranh trực diện” với VC như cơm bữa; nhưng bọn Công an VC chỉ bắt được ông ta có 2 lần vào năm 2007 và năm 2012. Tức là theo ông NQQ thì VC cũng chẳng phải “ba đầu, sáu tay, mười hai con mắt” gì! 
          Là đảng viên cao cấp của “đảng phản động” về nước đấu tranh nhưng ông cũng được “ở tù cha”  như ông Tiến sĩ Luật Cù Vũ. Theo ông NQQ thì ông ta đã tuyệt thực và VC “sợ” quá nên đã thả ông ra mà không dám kết tội ông ta (sic!). Mới đây, cùng với các đảng viên VT và các tổ chức ngoại vi của đảng này đã “đồng hành tuyệt thực cùng với Tiến sĩ Cù Vũ”.
          Theo bài phỏng vấn thì ông NQQ đã tuyên bố như sau:
          “Đảng VT là một Đảng ở trong nước với những người, nhân sự cùng hợp tác. Vì chúng ta ở trong nước có những lợi thế riêng, mà đứng ở ngoài nước cũng có những lợi thế khác, cái lợi thế đối với quốc tế, lợi thế về vấn đề truyền thông, thông tin”.  
          Theo Lão Móc, cái câu “Đảng VT là một Đảng ở trong nước với những người, nhân sự cùng hợp tác” có vẻ không thực tế. Bởi vì nếu là vậy thì dưới chế độ toàn trị cộng sản cũng có đảng phái chính trị hoạt động? Nếu là vậy thì tại sao CSVN đã dẹp bỏ 2 đảng Dân Chủ (do Nghiêm Xuân Yêm làm Chủ tịch) và Tự Do (do Nguyễn Xiễn làm Chủ tịch) là hai đảng đối lập làm kiểng trước đây? Và nếu là vậy thì đâu còn độc tài mà chống?! 
          Điều này cũng làm lộ rõ chuyện gần đây “ông Tiến sĩ bị bệnh loạn dâm trong suy tưởng” Nguyễn Hưng Quốc làm rùm beng về chuyện “Tôi không chống Cộng”, tôi “chỉ chống độc tài”. 
          Và phải chăng đây là lối bắn tiếng của “đảng phản động” VT với đảng VC là sẽ về VN làm đối lập vì đảng VC đã chấp nhận “đa nguyên, đa đảng” thì đâu có còn độc tài toàn trị?!
          Dù các lãnh đạo cao cấp của đảng VT có ngoa ngôn, xảo ngữ cách nào đi nữa thì không bao giờ đảng VT sẽ lấy lại được niềm tin của quần chúng sau “cuộc tự sát chính trị tập thể” là đã thay đổi cương lĩnh “Giải phóng hay là chết!” được công bố ngày 7 tháng 3 năm 1982 thay thế vào đó chủ trương “liên kết trong ngoài để canh tân đất nước”.
          Bài viết sau đây sẽ trình bày từ Mặt Trận đổi qua đảng Việt Tân, tổ chức này đã làm một cuộc tự sát chính trị tập thể như thế nào.
*
          Ai cũng tưởng sau khi khai tử Mặt Trận (MT) và ra mắt đảng Việt Tân (VT) thì những người lãnh đạo đảng này đã thấy rõ những lỗi lầm của tổ chức của mình trong quá khứ mà ăn năn, hối cải, hoàn lương để cùng Cộng đồng người Việt Quốc gia tỵ nạn cộng sản tiếp tục công cuộc chống Cộng hầu chuộc lại phần nào lỗi lầm mà tổ chức mình đã vấp phải, nhưng không, đảng Việt Tân vẫn tiếp tục lừa bịp, phá thối Cộng đồng người Việt chống Cộng tại hải ngoại - như đã lừa bịp và phá thối từ bấy tới nay.
          Năm 1995, trả lời phỏng vấn của nhật báo Thời Báo, San Jose, ông Lý Thái Hùng, Vụ Trưởng Vụ Điều Hành thuộc Tổng vụ Hải Ngoại đã trả lời như sau khi được hỏi về sự an nguy của Chủ tịch Hoàng Cơ Minh"Tôi xin cảm tạ sự quan tâm của quý vị và của hết cả đồng bào đã quan tâm tới sự an nguy của chiến hữu Chủ tịch Mặt Trận Hoàng Cơ Minh. Chiến hữu Chủ tịch vẫn còn sống, vẫn kiên trì theo dõi và hướng dẫn các công tác đấu tranh của MT... Chúng tôi nghĩ rằng chỉ khi nào sự hiện hữu bằng xương bằng thịt của chiến hữu Hoàng Cơ Minh tại một nơi có đồng bào tham dự thì mới giải tỏa được mọi thắc mắc của đồng bào. Điều này chẳng những đồng bào, mà toàn thể đoàn viên MT đều tha thiết mong mỏi."
          Ông Lý Thái Hùng biết ngày Chủ tịch Hoàng Cơ Minh "hiện hữu bằng xương bằng thịt" không bao giờ có nữa, nhưng vẫn cố nói lấy được để lừa bịp đồng bào.
          Ngay sau khi thông báo về cái chết của Chủ tịch Hoàng Cơ Minh và các cán bộ cao cấp của Mặt Trận (MT), ông Nguyễn Kim (Hườn), Tổng Vụ Trưởng Tổng vụ Hải Ngoại của MT đã họp báo tại khách sạn sang trọng Double Trees tại San Jose vào ngày 28 tháng 7 năm 2001, và đọc một bài phát biểu nêu ra 3 lý do vì sao MT đã im lặng về cái chết của Chủ tịch Hoàng Cơ Minh trong suốt 14 năm qua. Cả 3 lý do đưa ra chẳng những không giúp gì được cho MT trong việc "giải độc" dư luận mà chỉ càng chứng tỏ là MT đã lừa bịp đồng bào suốt 14 năm qua khi tìm mọi cách nói dối về cái chết của Chủ tịch Hoàng Cơ Minh. Thậm chí MT đã để một cán bộ cao cấp của mình là bà doctor-to-be Trần Diệu Chân, lúc đó là phát ngôn nhân của MT, đã dựng một xác chết của một người đã hy sinh vì nước là cựu Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh để cùng đứng đơn với bà khiếu nại đài phát thanh Quê Hương với chủ nhân Tổng Đài AM-1120 và cơ quan FCC.
Trong cuộc họp báo, trả lời câu hỏi về người kế vị Tướng Hoàng Cơ Minh, ông Nguyễn Kim Hườn cho biết như sau: "Người kế vị Chủ tịch MT hiện đang hoạt động tại quốc nội, vì lý do an ninh nên MT xin không công bố danh tánh."
          Trả lời yêu cầu: "Xin MT công bố tiểu sử vị Chủ tịch MT kế vị để mọi người tin tưởng", ông Nguyễn Kim Hườn lại cũng dùng cái lối trả lời về chuyện sống, chết của Chủ tịch Hoàng Cơ Minh trước đây: "MT không công bố tên vị chủ tịch hay hàng ngũ lãnh đạo trong hiện nay vì nhận thấy hoàn cảnh đấu tranh  của tổ chức chưa cho phép khi phải đối đầu với một kẻ thù hung hiểm và còn khả năng khống chế (sic!)".
          Trong khi trước đó thì, ông thì tuyên bố là "Chủ tịch vẫn còn sống, vẫn kiên trì theo dõi và hướng dẫn các công tác đấu tranh của MT", ông thì mỗi năm đều đăng báo gửi lời chúc Tết của Chủ tịch Hoàng Cơ Minh đến đồng bào hải ngoại!
          Tưởng cũng nên biết trước đó thì, vào năm 2000, trong cuộc hội luận trên đài phát thanh Little Sàigòn tại Houston, ông Hoàng Cơ Định, Vụ trưởng Vụ Tổ chức và Huấn luyện của MT, đã phát biểu như sau: "Đường lối của MT là chúng tôi không luận bàn về tình trạng sinh hoạt của mọi cán bộ của MT bất cứ ở cấp bộ nào. Với tư cách một người trách nhiệm của MT tôi phải tuân hành kỷ luật đó và câu trả lời dứt khoát của tôi là không luận bàn về chuyện ông Hoàng Cơ Minh còn sống hay đã chết. Tôi hiểu đồng bào hỏi là có lý do và nếu tôi là đồng bào bên ngoài tôi cũng hỏi câu đó. Vì tôi là cán bộ của MT tôi phải trả lời theo cái đường lối của MT đã đặt ra là MT không bàn luận về tình trạng sức khoẻ, sinh hoạt, sống chết của bất cứ một cán bộ nào của MT đang đấu tranh trực diện với Việt Cộng." Cũng trong cuộc hội luận, khi  một nhà báo hỏi: "Xin trả lời rõ hơn về vấn đề ông HCM của MT là không thể tiết lộ" và câu kế tiếp: "Nếu sống thì phải để cho ông HCM lên tiếng, nếu chết thì xác nhận." Ông Hoàng Cơ Định đã mất bình tĩnh, trả lời với giọng gay gắt: "Tôi không tránh né. Tôi biết chứ. Tôi ở địa vị anh, tôi cũng muốn biết... Anh đừng dùng chữ "phải cho ông ấy lên tiếng." Ông ấy là "boss" của chúng tôi.  Nếu ông ấy muốn lên tiếng lúc nào là quyết định của ông, đừng nói nếu ông ấy còn sống thì phải cho ông ấy lên tiếngĐó là sự xúc phạm đối với vị chỉ huy của chúng tôi." 
          Theo bài báo ghi lại buổi hội luận thì, dư luận chung quanh của giới sinh hoạt chính trị ở Houston đã đánh giá thấp khả năng đối đáp chính trị và vận động quần chúng của ông Định. Theo một nhân vật từng ở vai trò  lãnh đạo của MT trước đây thì ông Định là người chủ quan, kiêu căng và thiếu khả năng lãnh đạo.Ông Định giữ vai trò then chốt  trong MT chỉ vì ông là em ông HCM, núp trong bóng tối "làm mưa làm gió" đến nay phải lộ diện và mọi người đã thấy được khả năng thực sự của ông ta. Điều này mọi người càng thấy rõ khi nghe ông Hoàng Cơ Định trả lời ký giả Hồng Phúc của đài Việt Nam Hải Ngoại về chuyện nhóm "Vì Tự Do" của Việt Tân tổ chức cái gọi là cuộc "Trưng cầu Dân ý" với ý đồ thay thế "Ngày Quốc hận 30 tháng 4" thành "Ngày Tỵ Nạn", sau khi đã bị thất bại trong âm mưu biến "Ngày Quốc hận 30-04" thành "Ngày Tự Do Việt Nam" vào năm 2005. Khi ký giả Hồng Phúc hỏi "làm thế nào để phân biệt người dân trong nước với nhà cầm quyền VC khi để những người dân trong nước tham gia vào cuộc 'Trưng cầu Dân ý'", thì ông Hoàng Cơ Định đã trả lời một cách hàm hồ và xấc xược là "chúng ta phải vận dụng bộ não"(sic!) khiến ông ký giả Hồng Phúc "hoảng" quá phải hỏi qua câu khác! Nghe trong cuộc phỏng vấn này, ông Hoàng Cơ Định có khoe là việc làm này đã được 169 tổ chức, hội đoàn tham dự mà phát nản. Ông Hoàng Cơ Định hãy hỏi lại ký giả Cao Sơn của tờ Tin Việt News, khi đồng bào biểu tình chống 35 bức dị ảnh của Hồ tặc ở Oakland, ông ký giả này đã hô hoán lên là bị một người nào đó trong nhóm người biểu tình đánh một vật cưng cứng bọc trong một cái bao mềm mềm vào đầu nặng đến nỗi... ngày hôm sau mới bị ói mửa phải kêu xe ambulance đưa vào bệnh viện thì đã có tới 143 cơ quan thông tin, báo chí lên tiếng yểm trợ, đòi trừng trị kẻ đánh người. Có cả ông "Mặt Trận" Hoàng Thế Dân, ông "Liên Hội" Hồ Quang Nhựt họp báo và cho biết là họ có cả cuốn phim quay lại chuyện ký giả Cao Sơn bị đánh và sẽ đưa vụ này ra tòa (sic!). Đảng Việt Tân là một "đảng lớn" mà chỉ có 169 tổ chức, hội đoàn lên tiếng yểm trợ cái gọi là "Trưng cầu Dân ý" thì đâu có gì mà đáng khoe! 
          Cái lối "giải thích không giải thích gì cả" chứng tỏ cái khả năng cù nhầy cao độ, khinh miệt sự hiểu biết của đồng bào tỵ nạn tại hải ngoại của ông Hoàng Cơ Định. Cái lối giải thích lấy có này lại hoàn toàn trái ngược phát biểu trong cái gọi là "bài phản luận" của bà doctor-to-be Trần Diệu Chân, phát ngôn viên của MT, lúc đó. Trong bài "phản luận" được đọc trên đài phát thanh Quê Hương, bà Trần Diệu Chân đã nói: "MT là một tổ chức đã có những đoàn viên nằm xuống hy sinh cho lý tưởng tự do, cho hạnh phúc của dân tộc  trong suốt bao nhiêu năm qua và nhiều người đang tiếp tục dành thì giờ, công sức tạo áp lực đủ loại trên chế độ, sao có kẻ dám ngông cuồng mạt sát MT là tội đồ của dân tộc (sic!)" 
          Khi phải tránh né trả lời cho báo chí thì ông Hoàng Cơ Định bảo rằng "cán bộ MT không luận bàn gì về tình trạng sức khoẻ, sinh hoạt, sống chết  của bất cứ một cán bộ nào của MT đang đấu tranh trực diện với VC", nhưng khi cần kể công... “cách mạng” thì bà Trần Diệu Chân lại la làng lên rằng: "MT là một tổ chức đã có những đoàn viên nằm xuống hy sinh cho lý tưởng tự do, hạnh phúc của dân tộc..."
          Cũng trong bài "phản luận" nghe bà Trần Diệu Chân ú ớ lên tiếng về cái gọi là "Tổng nổi dậy hòa bình" với "Tổng nổi dậy ôn hòa" mà ngán ngẫm thay cho cái chủ trương, đường lối của MT. Nghe mấy cái câu bà Trần Diệu Chân giải thích: "Màu đỏ là màu tự nhiên của mặt trăng" và câu "Vì các cháu thiếu nhi, toàn dân ta kháng chiến" được bà giải thích là câu nói của tổ tiên người Việt Nam mà ngán ngẫm thay cho cái "trí thức" của bà Diệu Chân và những "lãnh đạo" của MT.
*
          Ngay khi MT thông báo về cái chết của Chủ tịch Hoàng Cơ Minh và các cán bộ cao cấp của MT, cô Mỹ Linh, một người trẻ, đã đóng góp ý kiến của mình trên mạng lưới điện toán như sau: "Lãnh đạo của MT đã hy sinh là một mất mát to lớn, nhưng không một mất mát to lớn nào có thể hơn được sự mất mát NIỀM TIN LÃNH ĐẠO. Chủ tịch MT có hy sinh thì Phó Chủ tịch thay thế hoặc cứ theo Hiến chương, nếu có, của MT để thay thế Chủ tịch. Không có một lý do nào có thể chấp nhận được sự lừa gạt, lừa dối của một số lãnh đạo MT trong suốt 14 năm dài, xin chờ đợi sự giải thích của lãnh đạo MT. Nói vì nhu cầu bảo toàn tổ chức hoặc tìm người lãnh đạo thay thế, nên MT tạm giấu cái chết của ông Hoàng Cơ Minh  trong vòng một, hai năm thì còn có thể chấp nhận được, nhưng giấu cái chết trong suốt 14 năm dài thì quả thật là một sự lừa gạt NIỀM TIN khó ai có thể chấp nhận được. Trong suốt 14 năm quá lâu, đoàn viên mất niềm tin vào lãnh đạo thì làm sao làm việc được? Đồng bào mất niềm tin vào đoàn viên MT thì làm sao đồng bào đóng góp hết mình được? Sức mạnh của đấu tranh đến từ sự tin tưởng của đồng bào vào vị Chủ tịch MT, mà đồng bào lại bán tín, bán nghi là MT không có Chủ tịch, không liên lạc được với chủ tịch, không thấy chủ tịch, thì đấu tranh cái gì?..." 
          Sau đó, cô Mỹ Linh viết tiếp: "Ngày hôm nay tuy quá muộn, nhưng rất đáng khen là những lãnh đạo MT đã can đảm nói lên sự thật để mong lấy lại niềm tin và sự tha thứ của đồng bào vẫn còn tốt hơn là tiếp tục dối gạt đồng bào."
          Cũng trên mạng lưới điện toán (lúc đó), ông Phạm Quốc Trung có ý kiến như sau: "Thực ra, đại đa số người Việt hải ngoại đã gạt nước mắt thương tiếc ông Hoàng Cơ Minh từ nhiều năm về trước. Họ mong mỏi được nhìn thấy một lãnh tụ mới để tiếp nối công cuộc tranh đấu (nếu thực sự có) còn dang dở. Tiếc rằng, họ chỉ nhận được những sự lừa dối, bịp bợm không trong sạch và ấu trĩ của những "lãnh đạo" vẫn tự xưng là "trí thức" yêu nước."
          Không biết "người trẻ" Mỹ Linh cũng như đồng bào tỵ nạn nghĩ gì khi nghe đảng Việt Tân ra mắt và "các người kế vị" cố Chủ tịch Hoàng Cơ Minh là các ông Lý Thái Hùng, Nguyễn Kim Huờn, một người là Tổng Bí thư, một người là Chủ tịch; chứ không phải là "một người đang hoạt động ở quốc nội, vì lý do an ninh  nên MT xin không công bố danh tánh- như ông Nguyễn Kim Hườn, Tổng Vụ Trưởng Tổng vụ Hải Ngoại của MT, đã từng hùng hồn tuyên bố  vào ngày 28 tháng 7 năm 2001.
          Không biết "người trẻ" Mỹ Linh và đồng bào tỵ nạn nghĩ gì khi nghe tin một cán bộ cao cấp của đảng Việt Tân là bác sĩ Trần Xuân Ninh và 40 đảng viên khác của đảng này đã tố cáo các "lãnh đạo" của đảng này đã đi chệch hướng? Không biết "người trẻ" Mỹ Linh và đồng bào tỵ nạn nghĩ gì khi biết đảng viên đảng Việt Tân Hoàng Hồ ở San Jose đã dẫn đảng viên VC Huỳnh Tiểu Hương vào Chợ Tết Fairgrounds? Không biết "người trẻ" Mỹ Linh và đồng bào tỵ nạn nghĩ gì khi những người lãnh đạo đảng Việt Tân hiện nay đã không còn giấu giếm đường lối hòa hợp hòa giải với bạo quyền Việt Cộng để... canh tân đất nước?! 
*
          Vào năm 2001, nhà báo Trương Trọng Trác (đã qua đời) có viết một bài báo đăng tải trên tờ Ngày Nay, đưa ra nhận xét về MT (lúc đó) và đảng Việt Tân (hiện nay) như sau: "Qua nhận xét của của một bình luận gia thời cuộc, dầu Mặt Trận có sách lược nào đi chăng nữa, có lẽ cần một thời gian dài nữa, hoặc chẳng bao giờ Mặt Trận có thể lấy lại được lòng tin của đồng bào hải ngoại đã từng nỗ lực yểm trợ Mặt Trận từ lúc ban đầu, thời đầu thập niên 1980."
          Sau vụ bể hai do ông cựu Đại Tá Phạm Văn Liễu gây ra, đến vụ tai tiếng "Mặt Trận kiện báo chí", nay, đảng Việt Tân lại bể hai do bác sĩ Trần Xuân Ninh, một Ủy viên Trung ương của đảng và 40 đảng viên lên tiếng tố cáo đảng đã đi chệch hướng, lời tiên đoán của nhà báo Trương Trọng Trác đã trở thành sự thật!
*
          Nhiều năm trước đây, sau khi tên đồ tể Ieng Sary ôm 16 triệu đô-la, phản bội tổ chức Khmer Đỏ để về với chính phủ Kampuchea do Hun Sen đảm trách chức vụ Thủ Tướng, các lãnh tụ còn lại của Khmer Đỏ đã làm một cuộc tự sát chính trị tập thể khi không chấp thuận một cuộc Tổng tuyển cử có sự giám sát của Liên Hiệp Quốc.
          Các lãnh tụ đảng Việt Tân cũng đã phản bội lại Cộng đồng người Việt chống Cộng tại hải ngoại qua những việc làm trái ngược hẳn với bản cương lĩnh đã công bố ngày 7 tháng 3 năm 1982. Các lãnh đạo của đảng Việt Tân đã bỏ tiền bạc, công sức phát động "chiến dịch kiềm chế sự tác hại" nhưng xem ra đồng bào tỵ nạn cộng sản không còn ai tin tưởng, vì ai cũng thấy rõ những người lãnh đạo đảng Việt Tân là những người nói dối bẩm sinh!
          Bằng việc làm chệch hướng với cương lĩnh đề ra lúc ban đầu để được “làm đối lập” với đảng Việt Cộng, đảng Việt Tân đã làm một cuộc tự sát chính trị tập thể!
          LÃO MÓC
          tieng-dan-weekly.blogspot.com
 
Kể chuyện về Lính Biệt Kích.‏
Hồi mặt trận An Lộc, báo chí có nói tới hai câu thơ của cô giáo Pha viết trên bức tường của một ngôi trường bị bom đạn đã làm đổ xụp:
-An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt Cách Dù vị quốc vong than
Tôi tuy cũng là quân nhân đối diện với cái chết thường xuyên, nhưng với những Binh chủng oai hùng như BĐQ, Nhảy Dù hoặc TQLC thì lòng rất ngưỡng mộ; còn về Biệt Cách Dù thì cũng từng nghe thấy báo chí đề cập tới Liên Đoàn 81, nhưng cũng không biết đơn vị này thuộc lực lượng nào và do ai chỉ huy, đóng quân ở đâu v v…
Hồi qua núi Sơn Chà, Đà Nẵng đi đổ toán thì chỉ biết tại đây có trại Lôi Hổ, họ ăn mặc quần áo kaki Nam Định của lính chính quy BV, trang bị AK báng xếp, những toán viên mặt lạnh như tiền, ngồi im lìm không hề gợi chuyện với ai, kể cả với phi hành đoàn.
Rồi cách đây gần 10 năm, khi tôi đang đổ lại miếng cement đằng trước nhà, thì thấy có ba người trạc bằng tuổi tôi, mà lại đi với mấy bà vợ, nhòm nhòm ngó ngó như muốn tìm nhà để mướn, nên tôi chào hỏi. Họ cũng đứng lại nói dăm ba câu chuyện và tỏ thực là dân HO mới qua, giờ sống chung trong căn Apartment chật chội quá, muốn đi thuê căn nhà cho thoải mái hơn.
Tôi hỏi các anh bị tù bao lâu. Họ đáp có người 20 năm, có người 30 năm. Tôi ngạc nhiên hỏi vặn, vậy chớ các anh cấp cao lắm hay sao mà ở lâu vậy? Họ nói là bị ở lâu là vì bị bắt ngoài Bắc hồi năm sáu mấy mà đến gần cuối thập niên 90 mới ra.
Sau cùng tôi mới vỡ lẽ là họ thuộc toán nhảy ra Bắc.
Vì công việc cũng đang cần người, nên tôi có nhận một anh đi làm chung. Nghe nói về quá khứ của anh, người bạn tôi cũng kể là hồi xưa anh ta là HSQ đi học lớp Truyền Tin, trong đó có một Nữ Quân Nhân, sau này cô ấy nhảy toán ra Bắc và bị bắt ở ngoài đó.
Anh Bạn Biệt Kích trầm ngâm rồi nói rằng:
-Không có đâu anh. Nhiều người thuộc lực lượng khác, có khi họ chỉ nhảy trong nội địa hoặc qua bên kia biên giới Miên, Lào. Những toán nhảy Bắc tôi biết tên hết vì bị nhốt chung với nhau khá lâu, mà khi huấn luyện ở căn cứ Long Thành thì cũng biết nhau nữa. Nữ toán viên không có người nào đâu, và nếu có cũng không có ai bị bắt.
Sau này tôi đọc bài viết của ông Phan Lạc Phúc, có đề cập tới Người tù Kiệt Xuất Đ/uy Nguyễn Hữu Luyện cũng nhảy toán ra Bắc rồi bị bắt.
Tôi tìm hiểu qua anh bạn tôi, nhưng anh chỉ là một toán viên thường nên kiến thức tổng thể về đơn vị không có nhiều, vì thế tôi vẫn còn mù mờ về lính Biệt Kích.
Cho đến hôm nay, nghe anh Lôi Hổ Nguyễn Hữu Thọ kể lại, tôi mới biết nhiều về lực lượng này.
Lực Lượng Đặc Biệt được thành lập thời cố TT Ngô Đình Diệm, mang một cái tên rất hiền lành là Sở Khai Thác Địa Hình do Đại Tá Lê Quang Tung chỉ huy, nhưng đặt trực tiếp dưới sự chỉ đạo của TT hoặc ông Ngô Đình Nhu. Trong cơ cấu tổ chức của sở thì có phòng E hay phòng 45 đặc trách nhiệm vụ tình báo bên kia vĩ tuyến 17 thường được gọi là Sở Bắc. Toán ra Bắc thường là ba bốn người, nhưng cũng có những toán một người về qua ngả chính thức từ Lào, Miên hay Pháp ... dưới vỏ bọc là Việt Kiều.
Đầu năm 63, Sở Khai Thác đổi thành Bộ Tư Lệnh LLĐB với hai Liên Đoàn 77 và 31. Sở Bắc vẫn duy trì và phối hợp với Toà Đại Sứ Hoa Kỳ.
Chính biến 1-11-63 xẩy ra và Đại Tá Tung bị giết chết vì không chịu phản bội TT Diệm. Sau đó Bộ Tư Lệnh LLĐB bị chuyển ra đóng ở Nha Trang.
Sở Bắc được tách ra khỏi LLĐB lấy tên là Sở Khai Thác đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tổng Tham Mưu. Chỉ Huy Trưởng là Đại Tá Trần Văn Hổ và các Cố Vấn Mỹ của MACV.
Cùng thời gian này Sở Liên Lạc được thành lập với nhiệm vụ hoạt động xâm nhập ngoại biên trên đất Lào và Campuchia. Các toán Thám Sát được gọi là Lôi Hổ (Thundering Tiger). Chỉ Huy Trưởng của SLL là Đại Tá Hồ Tiêu và đơn vị đóng gần sân banh Quân Đội cạnh bộ Tổng Tham Mưu.
Tóm lại, Sở Bắc (Sở Khai Thác) là toán Biệt Kích nhảy ra ngoài Bắc, Sở Liên Lạc là toán Lôi Hổ nhảy qua Lào và Miên. Cả hai Sở này thuộc Nha Kỹ Thuật, phòng 7 Bộ TTM.
Còn Biệt Kích Delta cũng là toán LLĐB, nhưng nhảy trong nội địa.
Đến năm 1971 thì sự yểm trợ của Mỹ giảm bớt rất nhiều nên LLĐB giải tán
TT Thiệu ra lệnh cho Nha Kỹ Thuật gom lại thành những sở sau đây:
-Sở Liên Lạc
-Sở Không Yểm (liên quan đến KQ)
-Sở Phòng Vệ Duyên Hải (HQ và Người Nhái)
-Sở Tâm Lý Chiến (Đài Phát Thanh Mẹ VN và Đài Gươm Thiêng Ái Quốc)
-Trung Tâm Huấn Luyện Quyết Thắng (Long Thành)
-Sở Công Tác gồm Đoàn 11 và 68 đã có từ trước và khi LLĐB giải tán thì lập thêm Đoàn 71, 72 và 75.
*
Bây giờ tôi xin nói về Biệt Cách Dù:
-Trước Mậu Thân 1968 LLĐB có 1 Tiểu Đoàn mang tên là 81 Biệt Cách để yểm trợ hành quân cho các toán Delta. TĐ này hoàn toàn là lính QĐVNCH chứ không có CIDG (Dân sự chiến đấu do Mỹ trả lương). Khi các toán Delta đi nhảy toán khám phá ra sự chuyển quân, nơi đóng quân hay kho tàng của VC thì thường gọi KQ đến thanh toán, nhưng cũng đôi khi cần đến lực lượng bộ chiến thì đã có đơn vị Biệt Cách Dù này. Họ chiến đấu dũng mãnh còn hơn Tổng Trừ Bị nữa.
Hồi Mậu Thân, vị TĐ Trưởng BC 81 là Th/t Quế đã tử trận.
Sau 1970, LLĐB giải tán, các căn cứ LLĐB dọc biên giới đổi thành Tiểu đoàn BĐQ Biên Phòng, còn các căn cứ sâu trong nội địa chuyển qua Địa Phương Quân trực thuộc Tiểu Khu của Tỉnh sở tại.
Các SQ và HSQ kỳ cựu danh tiếng hầu hết được rút về Phòng 7 TTM, hoặc BĐQ còn thì về BCD hết.
Lúc này TĐ 81 BCD đã tăng quân số và trở thành Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, đổi huy hiệu của LLĐB từ con cọp nhảy qua dù thành con chim ưng lồng trong hình tam giác. Họ vẫn giữ bê rê nồi màu xanh, có dù màu đỏ. Những chiến sĩ này vì nhớ tới nguồn gốc đơn vị cũ nên vẫn còn mang trên vai áo huy hiệu LLĐB còn bên kia là BCD.
Như vậy LLĐB chính là tiền thân của BCD.
Bây giờ trở lại với các Chiến Đoàn Xung Kích của Lôi Hổ:
-CĐ1 thường nhảy qua vùng thượng Lào, từ Đông Hà theo đường số 9, bay ngang Khe Sanh mà vượt biên giới. Nơi đây đồi núi chập chùng nên khi đã nhảy xuống đất rồi thì di chuyển rất khó khăn. Các máy bay H34 cổ lỗ sĩ của Phi Đoàn 219 lại tỏ ra rất hữu hiệu, nhất là khi bốc hay đổ toán. Nó có động cơ nổ 10 máy nên chịu đạn "chì" hơn loại UH bán phản lực sau này. Thường thì sau khi đã có SQ Tiền Không Sát đi chụp hình bãi đáp ngày hôm trước bằng phi cơ quan sát, cả toán Lôi Hổ, CHT và Trưởng Phi cơ đã vào phòng thuyết trình Hành Quân, và khi đầy đủ TT Võ Trang hay khu trục hộ tống, thì 3 chiếc H34 sẽ vào vùng, họ bay rất cao và chiếc chở toán sẽ cúp ga, làm một cú lá vàng rơi xoắn ốc cho đến gần mặt đất mới tăng ga để đáp.
Làm Auto Rotation như thế thì mới tránh khỏi bị bắn rơi, nhưng tay Pilot phải rất giỏi và kinh nghiệm đầy mình.
Đổ quân vùng này thì ngoài sự đối đầu với cán binh BV, còn đôi khi phải chơi luôn cả phe Pathet Lào nữa.
Chuyến bay tử thần vào đồi 31 Hạ Lào Kingbee Bùi Tá Khánh.
Chuyện về cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh sang Hạ Lào nhằm cắt đứt đường mòn HCM đã được nhiều người viết ra. Ðầu tiên là nhà văn Phạm Huấn với quyển "Trận Hạ Lào năm 1971", rồi nhà văn nhảy Dù Lê Ðình Châu, đại uý đại đội trưởng đại đội công vụ nằm vòng đai bảo vệ cho Lữ đoàn 3 nhảy Dù trên đồi 31 cũng ra mắt quyển "Ðôi mắt người Tù Binh", và anh Nguyễn Văn Long, thiếu uý sĩ quan phụ tá ban 2 Lữ Ðoàn 3 nhảy Dù vẫn thường xuyên viết về Hạ Lào cho Ðặc San Nhảy Dù ở Úc Châu. Ở đây, tôi chỉ ghi lại câu chuyện như là một mẩu hồi ức dưới mắt nhìn của một người lính Không Quân.
Tôi là một hoa tiêu phục vụ trong phi đoàn 219, thuộc Không Ðoàn 51, Sư Ðoàn I KQ trú đóng tại Ðà Nẵng. Phi đoàn 219 là hậu thân của biệt đoàn 83 với nhiệm vụ tiến hành cuộc chiến tranh thầm lặng trong bóng tối nhằm gây rối, phá hoại hậu phương của địch. Vì thế tất cả phi cơ của phi đoàn 219 chỉ sơn toàn bệt màu đen và xanh lá cây xẫm bên trên phần bụng trắng và không mang phù hiệu hay cờ gì cả ngoài số serial number mà thôi.
Là một phi đoàn chỉ thi hành những phi vụ đặc biệt ngoài lãnh thổ và ngoài những cuộc hành quân bình thường, nhưng trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, nằm trong kế hoạch được mệnh danh là Việt hoá chiến tranh, một cuộc hành quân quan trọng lần đầu tiên hoàn toàn do QLVNCH đảm nhiệm với sự yểm trợ tối thiểu của không lực Hoa Kỳ trong những ngày đầu với những loại trực thăng khổng lồ chuyên chở những xe cơ giới hạng nặng như xe ủi đất, lô cốt tiền chế, đại pháo 105 và 155 ly để QLVNCH dọn bãi thiết lập những căn cứ hoả lực đầu cầu trên đất Lào. Vì thế nên Quân Ðoàn I đã phải trưng dụng tất cả những đơn vị KQ trực thuộc Sư Ðoàn I KQ trong đó có phi đoàn 219.
Như vậy phi đoàn chúng tôi, ngoài những phi vụ đặc biệt thường lệ, lại phải đảm nhiệm thêm việc yểm trợ cho Sư Ðoàn Dù, một trong 3 lực lượng nòng cốt trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Mỗi ngày phi đoàn 219 tăng phái một phi đội gồm 2 hoặc 3 chiếc H34 nằm trực chiến tại Khe Sanh, nơi đặt bản doanh Bộ chỉ huy tiền phương Sư Ðoàn Dù. Từ đây chúng tôi xuất phát những phi vụ tiếp tế lương thực, đạn dược cho các căn cứ hoả lực 29, 30 , 31 và các đơn vị hành quân lục soát bên ngoài căn cứ. Những phi vụ này thường là rất "hot", nhưng "hot" nhất vẫn là những phi vụ tải thương cho binh sĩ nhảy Dù khi có đụng độ với quân cộng sản Bắc Việt. Và chuyện này xảy ra như cơm bữa hàng ngày nên chúng tôi coi như pha. Chúng tôi cứ luân phiên nhau mỗi phi đội trực chiến cho Sư Ðoàn Dù 4 ngày rồi trở về Ðà Nẵng tiếp tục những phi vụ thường nhật.
Hôm nay đến phiên trực của chúng tôi. Phi đội gồm có 2 phi cơ do anh Chung tử Bửu lead, tôi copilot và Nguyễn văn Em là mê vô, chiếc thứ hai tôi chỉ nhớ hoa tiêu chánh là anh Yên. Chúng tôi vào phi đoàn nhận lệnh vào lúc 8 giờ sáng rồi chia tay nhau về nhà sửa soạn hành trang, hẹn gặp nhau lúc 10 giờ ngoài phi đạo 219.
Ðúng giờ hẹn, chúng tôi ra phi cơ làm tiền phi, check nhớt, xăng, load những cơ phận sửa chữa dự trữ, đồ nghề và anh em kỹ thuật 219 rồi cất cánh, trực chỉ Ðông Hà, Quảng Trị. Khoảng quá trưa thì chúng tôi ra đến Khe Sanh. Vừa đến nơi, không màng ăn trưa vì nóng lòng muốn cứu đồng đội nên chúng tôi quyết định phải vào ngay đồi 31 chứ không thể đợi lâu hơn được. Trong khi anh Bửu vào trình diện với Bộ Chỉ Huy Tiền Phương SÐ Dù để đặt kế hoạch cho chuyến bay thì tôi và mêvô Em đi check lại máy bay. Xăng vẫn còn đầy bình trước, dư sức bay không cần phải refuel.
Một lát sau từ phòng briefing ra, anh Bửu vắn tắt cho anh em biết về phi vụ quyết tử này. Chuyến vào chúng ta sẽ chở theo một tiểu đội Tác chiến Điện tử Dù cùng với 18 chiếc máy "sensor" vào tăng phái cho căn cứ 31 dùng để phát giác đặc công địch, chuyến ra sẽ rước phi hành đoàn anh Nguyễn thanh Giang về. 15 phút trước khi lên vùng, pháo binh Dù sẽ bắn dọn đường mở một hành lang dọc theo quốc lộ 9, dập vào những địa điểm được ghi nhận có phòng không địch vì tình hình lúc này rất gây cấn, địch tập trung lên đến cấp tiểu đoàn phòng không gồm đủ loại từ 37 mm, 12ly7 và lần đầu tiên còn nghe có cả SA7 nữa.
Về không trợ thì có 2 chiếc Gunship của phi đoàn 213 do trung uý Thục bay trước mở đường.
Trước đó trong lúc briefing, anh Bửu đã được nói chuyện trực tiếp với anh Giang từ trong đồi 31 và được biết, ngày hôm qua khi bay vào vùng anh Giang đã dùng chiến thuật "lá vàng rơi", từ trên cao cúp máy auto xoáy trôn ốc xuống, nhưng vì phòng không địch quá dày đặc nên khi gần đến đất, phi cơ anh bị trúng đạn rớt xuống gãy đuôi nằm bên cạnh vòng rào phòng thủ ngoài cùng của Lữ Ðoàn 3 Dù. Phi hành đoàn vô sự, chỉ có copilot là Võ văn On bị xây xát nhẹ ở cổ, tất cả chạy thoát được vào trong căn cứ Dù. Nhưng trước khi bỏ phi cơ, mêvô Trần hùng Sơn không quên vác theo cả cây M60 trên cửa máy bay nữa. Rút kinh nghiệm, hôm nay anh Bửu bay Rase Motte sát ngọn cây theo hướng Ðông-Tây đi vào. Trên đường bay dọc theo quốc lộ số 9 tôi còn nhìn thấy những cột khói bốc lên nghi ngút, chứng tỏ pháo binh Dù bắn rất chính xác và hiệu qủa. Gần đến LZ anh Bửu đổi hướng lấy cấp Ðông Nam-Tây Bắc để đáp xuống. Vừa ló ra khỏi rặng cây, tôi đã thấy chiếc Gunship của trung uý Thục bay vòng lại, cùng với tiếng anh la lên trong máy "Bửu coi chừng phòng không ở hướng Tây". Từ trên phi cơ nhìn xuống, giữa màu xanh trùng điệp của rừng cây nhiệt đới, ngọn đồi 31 đỏ quạch nổi bật với những đốm bụi đất tung lên từng cơn vì đạn pháo kích quấy phá của cộng quân Bắc Việt.
Không nao núng, anh Bửu vẫn điềm tĩnh tiếp tục đáp xuống. Khi phi cơ còn cách mặt đất độ 15 thước thì trúng một tràng đạn phòng không, phi cơ phát hoả, bùng lên một đám khói bao trùm cả phi cơ, mêvô Em la lên khẩn cấp trong máy "Đáp xuống, đáp xuống anh Bửu ơi, máy bay cháy".
Cùng lúc anh Bửu cũng cao tiếng báo động cho chiếc wing "Yên ơi, tao bị trúng đạn rồi, đừng xuống nữa" trong khi vẫn bình tĩnh đáp xuống. May mắn là đạn trúng vào bình xăng phụ đã hết xăng, chỉ còn ít hơi đốt, nên phi cơ không bắt cháy như phi cơ đại uý An ở Bù Ðốp hôm nào. Vừa chạm đất, theo phản xạ tôi cùng anh Bửu nhanh tay tắt gió, xăng, điện rồi nhảy ra khỏi phi cơ. Mọi người chạy ngược lên đồi về phía hàng rào phòng thủ thứ nhất của đại đội công vụ Dù cách khoảng 100 thước. Tôi còn tiếc chiếc xách tay quần áo nên phóng vào trong phi cơ để lấy. Một cảnh thương tâm hiện ra trước mắt, một binh sĩ Dù bị trúng đạn ngay giữa trán, nằm ngửa chết ngay trên ghế. Trên sàn tàu, đống máy "sensor" vẫn còn nguyên vẹn. Tôi chỉ kịp vớ lấy cái xách tay rồi phóng chạy lên đồi theo những tiếng kêu gọi của binh sĩ Dù "trên đây nè thiếu uý, tụi tôi bắn yểm trợ cho". Tôi lom khom chạy trong khi tiếng đạn nổ lóc chóc trên đầu. Lên đến nơi tôi thở như bò rống. Không quân mà hành quân dưới đất thì phải biết là mệt đến đâu. Tôi nhớ mãi hôm đó là ngày 22 tháng 2 năm 1971.
Vừa ngồi nghỉ mệt, tôi vừa nhìn xuống bãi tải thương nơi chiếc phi cơ đang đậu hiền lành, thì cũng vừa lúc địch điều chỉnh tác xạ, một quả đạn đạn súng cối rơi trúng ngay tàu nổ tung, bốc cháy khói đen mù mịt cả một góc trời. Tôi nhìn con tàu xụm xuống, lòng quặn lên. Con tàu thân thương đó đã gần gụi với mình lâu nay, giờ thành một đống sắt vụn.
Một lát sau, theo chỉ dẫn của anh em binh sĩ Dù, chúng tôi men theo giao thông hào lần về đến ban chỉ huy Lữ Ðoàn 3 Dù. Gặp lại phi hành đoàn anh Giang, On, Sơn anh em chúng tôi mừng rỡ thăm hỏi rối rít. Chúng tôi được giới thiệu với các sĩ quan trong ban tham mưu Lữ Ðoàn 3. Ðầu tiên là đại tá Thọ lữ đoàn trưởng Lữ Ðoàn 3, thiếu tá Ðức trưởng ban 3, dại uý Trụ phụ tá ban 3, đại uý Nghĩa sĩ quan liên lạc KQ, trung uý Chính sĩ quan Không trợ Dù, thiếu uý Long phụ tá ban 2. Về phía pháo binh thì có trung tá Châu tiểu đoàn trưởng và đại uý Thương trưởng ban 3 thuộc tiểu đoàn 3 pháo binh Dù. Ðại tá Thọ mừng anh em "mới đến" mỗi người một điếu Havatampa và một ly Hennessy để lấy lại tinh thần. Tôi ngạc nhiên vô cùng, đi đánh giặc, nằm ở tuyến đầu ác liệt vậy mà mấy "ông" nhảy Dù vẫn thản nhiên hút sì-gà Cuba và uống rượu Mỹ như máy! Quả các anh ăn chơi cũng dữ mà đánh giặc cũng chì thật.
Buổi chiều vùng rừng núi trời tối thật nhanh, chúng tôi dùng tạm bữa cơm dã chiến với ban tham mưu Lữ Ðoàn rồi chia nhau ngủ ké với anh em Dù. Tôi được ngủ chung một hầm với anh Nguyễn quốc Trụ, một sĩ quan trẻ xuất thân khóa 20 trường Võ Bị Ðà Lạt. Anh cũng là anh ruột của trung uý Nguyễn hải Hoàn, một hoa tiêu chánh trong phi đoàn tôi. Tin tức chiến sự mỗi ngày một căng thẳng hơn vì đối với cộng sản bắc Việt, sự hiện diện của căn cứ 31 trên hệ thống đường mòn HCM như một lưỡi dao đâm thẳng vào yết hầu của chúng. Vì thế cộng quân đưa thêm quân vào tạo áp lực nặng nề lên căn cứ 31 với ý định đánh bật căn cứ này ra khỏi sinh lộ của chúng.
Hai hôm sau, vẫn không có chuyến bay tiếp tế nào vào được vì địch quân luôn di động dàn phòng không của chúng khiến KQVN và HK không phát huy được ưu thế của mình. Mỗi sáng, chỉ có 2 phi tuần F4 đến ném bom vài khu vực khả nghi chung quanh đồi 31 và thỉnh thoảng mới có một đợt B52 rải thảm ì ầm xa xa vọng đến rồi mọi sự lại chìm vào rừng núi trùng điệp. Ngược lại, quân bắc Việt tập trung bao vây, tăng cường pháo kích suốt ngày nhằm quấy rối và làm tiêu hao lực lượng Dù.
Sáng ngày 25 tháng 2 năm 1971, chúng tôi nhận được lệnh và khởi sự di chuyển ra các hầm cứu thương sát bãi đáp chờ đến trưa đích thân phi đoàn với 3 chiếc H34 sẽ vào tải thương binh Dù đồng thời bốc 2 phi hành đoàn ra. Tôi và anh Bửu cùng vài thương binh Dù nấp chung với nhau trong một hầm trú ẩn. Ðến trưa khi chúng tôi bắt đầu nghe tiếng máy nổ quen thuộc xa xa thì cũng là lúc địch khởi đầu trận "tiền pháo" dồn dập lên đồi 31. Qua lỗ châu mai từ trong hầm cứu thương nhìn qua bên kia đồi đối diện, cách nhau một cái yên ngựa, tôi thây rõ hai chiếc xe tăng T-54 của cộng quân tiến lên xếp hàng ngang, cùng với quân tùng thiết dày đặc chung quanh nhắm đỉnh đồi chúng tôi mà nhả đạn. Những tia lửa từ nòng súng phụt ra, tôi và anh Bửu thụp đầu xuống cùng nhìn nhau như nhắc nhớ câu mà anh em trong phi đoàn thường nói với nhau mỗi khi lên đường hành quân "Trời kêu ai nấy dạ!".
Ngoài kia, trong từng giao thông hào binh sĩ Dù chống trả mãnh liệt, nhất là những pháo thủ pháo đội C trên căn cứ 31, với những khẩu pháo đã bị hỏng bộ máy nhắm vì pháo kích của địch, họ phải hạ nòng đại bác để bắn trực xạ thẳng vào xe tăng địch bên kia đồi và trong những loạt đạn đầu tiên đã hạ ngay được 2 chiếc T54. Nhưng để trả giá cho hành động dũng cảm này nhiều binh sĩ Dù đã nằm xuống, có người nằm chết vắt trên những khẩu pháo của họ, trong số này có cả pháo đội trưởng Nguyễn văn Ðương, người đã là niềm hứng khởi cho một nhạc phẩm nổi tiếng sau đó. Chúng tôi vui sướng reo mừng trong hầm bên này. Không ngờ, chỉ mỗt lúc sau 2 xe tăng khác ở phía sau tiến tới ủi những chiếc xe cháy xuống triền đồi rồi lại hướng súng đại bác về đồi chúng tôi mà bắn! Sau vài loạt đạn, một phi tuần 2 chiếc F4 xuất hiện nhào xuống oanh tạc vào đội hình địch, và lại phá hủy thêm 2 xe tăng nữa. Trong tiếng bom đạn tơi bời, tôi vẫn nghe văng vẳng tiếng máy nổ của những chiếc H34 đang vần vũ trên cao như lo lắng cho số phận những đồng đội của mình. Cho đến khoảng 5 giờ chiều thì địch tràn lên chiếm được đồi. Chúng lùng xục từng hầm trú ẩn kêu gọi binh sĩ Dù ra đầu hàng. Biết không thể làm gì hơn, tôi và anh Bửu tháo bỏ súng đạn cá nhân, chui ra khỏi hầm.
Về phía KQ, tôi, anh Bửu, On và Sơn bị trói bằng dây điện thoại và bị dẫn giải ra bắc Việt chung với tất cả tù binh khác. Không thấy anh Giang và Em đâu. Chúng tôi bắt đầu thăm hỏi các SQ và binh sĩ Dù trên đường đi. Cuối cùng tôi gặp được anh Long là người ở chung trong hầm với anh Giang khi cộng quân kêu các ra đầu hàng. Ðến lần thứ 3 các anh vẫn không chịu ra nên chúng thảy lựu đạn chày và bắn xối xả vào hầm. Anh Long chỉ bị thương nhẹ nên chúng bắt theo còn anh Giang vì bị thương nặng gãy cả 2 chân không đi được nên bị chúng bỏ lại và chết ở trong hầm. Về phần mêvô Em thì bị lạc đạn trúng bụng đổ ruột ra ngoài, khi bị bắt dẫn đi Em cứ 2 tay ôm bụng giữ lấy ruột mà không hề được băng bó vết thương nên đi được một khoảng không chịu được đau đớn Em gục chết ở bên đường.
Thế là 219 ghi thêm vào quân sử của mình một thiệt hại 2 phi hành đoàn trên chiến trường Hạ Lào. Trong đó anh Giang và Em đã vĩnh viễn ở lại trên đồi. Ngọn đồi quyết tử 31. Những người còn lại của 2 phi hành đoàn đó là Bửu, On, Khánh và Sơn thì sa vào tay địch, bị đưa đến những bến bờ vô định, biết còn có ngày về hay không?
Viết để nhớ đến tất cả những chiến sĩ anh hùng đã thành danh hay vô danh, vẫn còn sống hay đã hy sinh cho quê hương đất nước. Sau 33 năm ít ra tên tuổi các anh vẫn còn được nhắc đến một lần.
Bùi Tá Khánh
 
Doc lai nhieu lan van cam thay tham thia .  than chuyen
“Nếu không gặp được Allen - người quét rác 10 năm về trước có lẽ giờ này, tôi đang quay cuồng trong vòng quay vô tận của đồng tiền”
Học là việc của cả đời. Ngày tốt nghiệp đại học tôi mới mới bắt đầu sự nghiệp học hành của chính mình - học từ cuộc sống. Biết bao người thầy sau này đã dạy cho tôi vô vàn kiến thức. Họ là các giáo sư, tiến sĩ, các chủ tịch, tổng giám đốc của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Tuy nhiên tôi không thể nào quên được một người thầy đặc biệt của mình : Thầy Allen.
Hằng ngày từ ký túc xá trên phố Mountain - Sydney (Australia), tôi khoác ba lô đi học hay lên thư viện. Mỗi buổi sáng, tôi đều bắt gặp một anh công nhân vệ sinh thu dọn quanh khu nhà. Anh luôn tươi cười và kèm theo là lời chào rất thân thiện “Hello, how are you” (Chào bạn, bạn khỏe chứ?). Anh làm như vậy ngay khi gặp tôi.
Về phần mình tôi luôn lẳng lặng bước đi, khuôn mặt lạnh tanh và khó chịu. Trong đầu tôi lúc đó chỉ hiện lên một ý nghĩ duy nhất “Thằng cha này thấy sang bắt quàng làm họ. Hắn thấy tôi có chức vụ, có tiền bạc, có học thức nên muốn bắt quen đây. Hắn thì có khác gì mấy cô công nhân vệ sinh hay đi dọn rác trước cổng nhà mình ở phố Thái Hà, Hà Nội”.
Ngày tiếp theo, anh công nhân vệ sinh vẫn cười tươi, vẫn chào tôi hết sức niềm nở. Tôi vẫn khó chịu và đút hai tay vào túi quần đi thẳng.
Khuôn mặt vênh váo. Ngày thứ ba vẫn vậy, anh quét rác lại chào tôi rất vui vẻ, khuôn mặt và thân hình thể hiện sự thân thiện với tôi. Tuy nhiên, trong lần này, để cho xong chuyện tôi đã trả lời anh ta một cách miễn cưỡng: “I am fine, thank you. And you?” (Tôi khỏe, cám ơn anh. Thế còn anh?)
Tôi nói xong và chợt nhận thấy rằng mình đã cười. Tôi đã cười mà không biết, điều này không như trong kế hoạch ban đầu của một người coi thường anh công nhân dọn vệ sinh. Thú vị hơn tôi phát hiện ra khuôn mặt tươi tỉnh của chính mình, rằng hình như mình vui hơn, dễ chịu hơn, hạnh phúc hơn, thư giãn hơn.
Vừa đi tôi vừa nghĩ về mình rồi lẩm bẩm: “Ta thật là ngu dốt”. Quả thật, từ trước đến nay, trong suốt bao nhiêu năm qua tôi đã có một suy nghĩ không đúng, rằng khi cười với ai đó tôi mang lại niềm vui cho họ.
Khi bắt tay ai tôi luôn nghĩ mình ban ơn cho họ. Khi gần gũi ai, tôi luôn nghĩ họ được lợi từ tôi. Và, tôi thấy mình thật sai lầm. Bởi, khi tôi cười với anh công nhân quét rác này người được lợi đầu tiên không phải là anh ta mà là chính tôi.
Và tôi chợt nhận ra rằng anh ta đâu có biết tôi là ai. Anh không hề biết tôi có bao nhiêu tiền, làm chức vụ gì, có học thức đến đâu. Trong mắt anh ta tôi từ ký túc xá bước ra tức tôi là sinh viên, là người đi học. Dù có học tiến sĩ, thạc sĩ hay đại học vẫn là người đi học, là sinh viên. Mà thậm chí anh cũng chẳng quan tâm tôi có là sinh viên hay không.
Trên thực tế tôi chỉ là một người châu Á da vàng, mũi tẹt. Nhưng anh ta cũng chẳng để ý đến chuyện ấy. Anh chỉ cười và chào tôi như đã và đang làm việc đó với tất cả những ai từ ký túc xá bước ra. Tất cả mọi người là bình đẳng. Tất cả chúng ta là con người. Tôi thấy xấu hổ và tôi đã nhận ra vấn đề. Tôi đã được học một bài quý giá. Từ đó đi đâu, gặp ai tôi cũng chào và cười. Không chỉ cười mà là cười rất tươi. Cười từ trái tim mình, từ đáy lòng mình.
Một bữa nọ khi từ thư viện về tôi phát hiện ra Allen - người quét rác đang ngồi uống cà phê trong quán. Anh ăn mặc rất lịch sự, vừa nhấm nháp ly café vừa đọc sách. Ngạc nhiên và tò mò, tôi lại gần làm quen, cùng uống café, cùng nghe nhạc với anh.
Tôi không ngờ rằng người mặc bộ quần áo bảo hộ, đi lau nhà, quét rác mỗi sáng bây giờ lại biến thành một người lịch lãm, trí tuệ thế này. Anh đọc sách say sưa và đọc khá nhanh. Bài học nữa tôi đã học được: Mỗi lúc chúng ta đang đảm nhận vai diễn nào đó, lúc đóng vai nào phải làm tốt vai đó. Hơn nữa, không nên coi thường người công nhân quét rác. Anh ấy cũng đọc sách, cũng nghe nhạc, cũng thưởng thức café và các món ăn.
Allen đã kể cho tôi nghe vanh vách về Kim Tự Tháp ở Ai Cập, về những gì còn sót lại từ vườn treo Babillon ở Iraq, về vùng đất lạnh và băng giá Siberie của nước Nga. Anh nói về thời kỳ La Mã, về chiến tranh Nam Bắc của nước Mỹ, về cuộc sống của người Eskimo. Đặc biệt anh nói về Việt Nam khi biết tôi là người Việt (Sau này anh kể rằng anh cứ ngỡ tôi là người Thái hay Indonesia).
Hóa ra Alen đam mê đi du lịch. Anh đi du lịch qua sách. Những hiểu biết của anh làm tôi kinh ngạc. Hóa ra anh rất hiểu biết và có trí nhớ và sự tưởng tượng tuyệt vời. Allen hỏi tôi khu vực Hạ Long có bao nhiêu hòn đảo? Khi đó, vì không biết, tôi đã nói đại rằng quãng 1.000 hòn.
Allen đã giảng giải về các hòn đảo, về địa lý, khí hậu, thảm thực vật và thủy sản cũng như tính chất vùng biển của 1.960 hòn đảo, (chứ không phải con số 1.000 như tôi nghĩ) trong vùng diện tích 1.553 km2 này. Nhờ Allen mà tôi, có lẽ, đến chết không quên được những con số này.
Allen đề nghị tôi phân tích về nhạc Việt Nam, nhất là vấn đề đặc biệt của loại nhạc 5 nốt này. Tôi ngạc nhiên vì chưa bao giờ biết đến nhạc của đất nước mình lại chỉ có 5 nốt. Tôi luôn nghĩ nhạc gì thì nhạc, đã là nhạc thì phải là 7 nốt chứ.
Cuối cùng tôi đã phải há miệng ra nghe Allen nói về chèo, về cải lương, về chầu văn, và về các loại nhạc cụ của Việt Nam, đất nước nơi tôi sinh ra và lớn lên. Allen đã dạy cho tôi bài học quý giá về tính tìm tòi khám phá, rằng tôi phải đọc nhiều hơn, tìm hiểu nhiều hơn, quan sát và ghi nhớ nhiều hơn.
Chính từ bài học quý giá này mà ngay sau khi về Việt Nam tôi đã quyết định lái xe làm một chuyến xuyên Việt. Tôi cũng quyết đi tham quan toàn bộ đất nước mình, không bỏ sót tỉnh nào. Tôi chợt nhận ra rằng mình đã bỏ qua rất nhiều điều quan trọng, rằng tôi đã đi đến tận 39 quốc gia nhưng lại chẳng hiểu được nhiều thứ đang diễn ra ngay tại đất nước mình.
Ngày tôi đến thăm nhà của Allen, tôi lại học thêm được một bài học quý giá nữa. Allen có khoảng gần 1.000 cuốn sách. Là người học nhiều, đi nhiều, thường xuyên mua và đọc sách nhưng tủ sách của tôi cũng chỉ có quãng 300 cuốn. Còn Allen, một công nhân vệ sinh đã có một tủ sách quá vĩ đại. Anh đam mê sách và đã bỏ một khoản tiền lớn ra mua, trưng bày sách. Anh nói đã đọc hết những cuốn sách này. Thậm chí có những cuốn đọc đến 2-3 lần. Tôi nhớ khi đó tôi có mong muốn quỳ dưới chân anh xin nhận anh làm thầy.
Cũng tại những lần đến thăm anh, tôi đã được học cách nấu ăn. Làm sao nấu đơn giản, đủ chất, ngon miệng mà không quá cầu kỳ. Một tình bạn thân thiết đã nảy mầm giữa một doanh nhân với một anh quét rác. Chuyện này tôi không thể tưởng tượng được trước đó một vài năm.
Từ ngày gặp Allen tôi bỏ hẳn các tính xấu của mình: kiêu ngạo, soi mói, coi thường người khác. Tôi cũng trở nên điềm đạm hơn, nói nhỏ hơn, ít nóng tính hơn. Tôi cũng không còn “bệnh” nhìn hình dáng bên ngoài mà kết luận con người nữa.
Tôi luôn niềm nở và giúp đỡ mọi người. Tôi quyết định chọn sứ mệnh “sẻ chia” của mình từ ngày đó.
Cũng nhờ Allen và những người thầy khác sau này tôi đã hiểu và thực hành nguyên tắc “cho mà không đòi hỏi, cho mà không cần nhận”. Tôi cũng đã triển khai mỗi ngày, mỗi giờ cách sống “pay it forward” - đáp đền tiếp nối. Cũng từ ngày đó cuộc đời của tôi luôn hạnh phúc, bình an và chan chứa yêu thương.
Gần chục năm đã trôi qua. Bây giờ nghĩ lại, nếu không gặp được Allen, chắc tôi vẫn đang quay cuồng trong vòng quay vô tận của đồng tiền, không chút nghỉ ngơi, không dành thời gian để hiểu và sống hạnh phúc với những người xung quanh, trong đó có các bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm. Tôi thật biết ơn thầy tôi, bạn tôi , Allen.
Nguyễn Mạnh Hùng
 
From: Patrick Willay <pwillay@orange.fr>
Sent: Friday, July 5, 2013 10:37 AM
Subject: Du khách tầu phù !

Du khách Trung Quốc : Bò sữa hay ác mộng ?

 

Mai Vân

Tháng 5/2013 vừa qua, một thiếu niên Trung Quốc đã phá hoại một bức phù điêu tại ngôi đền cổ Luxor tại Ai Cập. Thủ phạm mới 15 tuổi này đã khắc tên mình trên một bức điêu khắc cổ kính, có từ 3000 năm nay. Vụ tai tiếng đã được loan truyền khắp hành tinh, thu hút sự chú ý đến hành vi của du khách Trung Quốc ngày càng đông, mà hầu như nước nào cũng muốn chiêu dụ.

Thái Lan cũng nằm trong danh sách các nước được du khách Trung Quốc "ưa thích" nhất, và dĩ nhiên cũng không tránh khỏi các hành vi vô lối, thiếu văn hóa của các du khách mới này, gây bực tức không chỉ cho người Thái, mà cả người nước ngoài ở Thái Lan. RFI đặt một số câu hỏi cho thông tín viên Arnaud Dubus ở Bangkok. Trước tiên anh mô tả lại những sự kiện thường thấy :
Thông tín viên Arnaud Dubus
Arnaud Dubus : Cũng như ở mọi nơi, người Trung Quốc tại Thái Lan đã làm cho người ta chú ý qua những hành vi huyên náo, tùy tiện. Họ thường đi theo từng nhóm, và đặc điểm của họ là hay cản đường cản lối tại những nơi đông người qua lại, nói chuyện rất to, như khi phải tìm đường chẳng hạn, không cần biết là mình đang gây phiền hà, khó chịu cho người chung quanh.
Phải nói là họ đặc biệt ồn ào và lộ liễu ở những nơi công cộng, như ở khách sạn, sân bay, bến xe ca, thậm chí ngay cả trong các đền chùa. Tại các ngôi đền, họ rõ ràng không hiểu là tại sao họ không thể vào bên trong vì họ mặc quần short, không hiểu được là cách ăn mặc như vậy thiếu tôn kính đối với tôn giáo. Hành vi của các du khách Trung Quốc ngược lại hẳn với cung cách của người Thái Lan, luôn tỏ lòng tôn trọng tự nhiên đối với người khác, ngay cả tại các khu vực đô thị.
Du khách Trung Quốc cũng bị chỉ trích là không biết giữ vệ sinh chung, như không giựt nước sau khi đi vệ sinh… Ngay cả những người Hoa sinh sống tại Thái Lan cũng rất bực mình, xấu hổ trước cách sinh hoạt của đồng hương họ.
RFI : Ta có thể giải thích ra sao về hiện tượng này ? 
Arnaud Dubus : Trước tiên hết, số lượng du khách Trung Quốc vào Thái Lan đang tăng vọt, dự kiến là có thể lên đến gần 2 triệu người trong năm 2013 này. Riêng trong quý một năm 2013, lượng du khách Trung Quốc đến Thái Lan đã tăng lên gấp đôi so với cùng thời kỳ năm ngoái. Càng có nhiều du khách Trung Quốc như thế, thì người ta càng chú ý đến hành vi, cách cư xử của họ.
Nguyên nhân thứ hai là người Trung Quốc đi du lịch ngày càng nhiều có nghĩa là họ đã giàu lên, có nhiều tiền của, và qua hành động của họ, dường như họ nghĩ là ‘có tiền mua tiên cũng được’, nếu họ bỏ tiền ra thì họ có thể làm gì cũng xong. Đây quả đúng là hành vi, suy nghĩ của hạng trọc phú, của những người giàu mới.
Thật ra thì cách hành xử của du khách Trung Quốc ở Thái Lan - hay ở những nước khác – cũng tương tự như cách làm của họ ngay tại xứ họ.Ở đấy, văn hóa Khổng giáo cũng như Phật giáo đã bị chính trị và bị đảng Cộng sản hủy hoại. Cộng thêm vào đấy là sức ép của đà gia tăng dân số và triết lý chạy theo tiêu thụ, chạy theo vật chất có từ thời Đặng Tiểu Bình.
Tất cả những cái đó gộp lại đã tạo nên một lối sống ích kỷ, chỉ biết quyền lợi riêng mình mà không chú ý gì đến người khác. Ở Trung Quốc, cách cư xử như thế là gần như là bình thường, nhưng khi bị đặt vào một môi trường khác, thì nó trở nên rất chướng mắt.
Theo một số chuyên gia ngành du lịch, những người Trung Quốc trên 50 tuổi và thuộc diện ít học thức nhất, thường là những người có hành vi tệ hại nhất.Có thể xem họ là con cháu của Mao. Phần đông không nói tiếng Anh và không biết gì về phong tục tập quán các nước mà họ đến tham quan.Ngay cả nhiều người có ăn, có học, nhưng cách cư xử cũng rất thiếu lịch sự.
RFI : Chính quyền Trung Quốc phản ứng như thế nào trước những lời chỉ trích nhắm vào du khách của họ ? 
Arnaud Dubus : Sự kiện ở Luxor (Ai Cập) dường như đã khơi dậy một ý thức nho nhỏ về vấn đề này. Thiếu niên là thủ phạm đã vẽ lên bức phù điêu cổ kính đã bị chỉ trích khá dữ dội trên các mạng xã hội Trung Quốc. Trong giới phụ trách ngành du lịch chẳng hạn, người ta đã thấy được là thái độ của du khách Trung Quốc đã có hậu quả không hay trên hình ảnh Trung Quốc nói chung.
Chẳng hạn như tại viện bảo tàng Louvre ở Paris, người ta thấy những tấm bảng viết bằng tiếng Hoa, và chỉ có bằng tiếng Hoa mà thôi, yêu cầu du khách không tiểu tiện hay đại tiện trong các hành lang của viện bảo tàng. 
Chính quyền Trung Quốc cũng bắt đầu quan tâm đến vấn đề này. Phó thủ tướng Uông Dương vừa qua đã kêu gọi du khách của minh là phải tôn trọng tín ngưỡng và phong tục tập quán các nước mà họ đến tham quan. Một đạo luật cũng đã được thông qua vào tháng Tư 2013, cho phép các công ty du lịch phạt vạ những du khách vi phạm điều mà đạo luật gọi là "đạo đức xã hội".
RFI : Cảm ơn Thông tín viên Arnaud Dubus đã tham gia vào chương trình hôm nay.
 
 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-22/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link