Mạng
lưới bloggers Việt Nam gặp Đại sứ quán Đức
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-08-28
2013-08-28
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Vào sáng ngày 28 tháng 8, năm thành viên Mạng lưới Blogger Việt
Nam được Đại sứ quán Đức tại Việt Nam tiếp đón rất chu đáo
Mạng lưới Bloggers VN
Đại diện Mạng lưới các bloggers Việt Nam hôm
nay 28 tháng 8 tiếp tục đến trao Tuyên bố 258 cũng như trao đổi vấn đề
nhân quyền ở Việt nam với Đại sứ quán Đức ở Hà Nội, sau khi họ vừa thực hiện
được hoạt động đó hôm 23 tháng 8 với Đại sứ quán Úc.
Tuy nhiên việc làm đó có phải ‘thuận buồm, xuôi gió’ hay không?
Tuy nhiên việc làm đó có phải ‘thuận buồm, xuôi gió’ hay không?
Qua mặt an ninh
Mạng lưới bloggers tại Việt Nam vào chiều ngày 27 tháng 8 loan
tin cho biết vào ngày hôm sau 28 tháng 8 họ sẽ đến tại Đại sứ quán Đức ở Hà Nội
để thực hiện công việc mà họ đang tiến hành trong thời gian qua. Trong thực tế,
khi đến tại các cơ quan ngoại giao như thế trong thời gian qua một số bloggers
đã gặp sự theo dõi và cản trở của phía cơ quan an ninh Việt Nam.
Vào sáng ngày 28 tháng 8, những bloggers cho biết phía cơ quan
an ninh cũng có sự chuẩn bị đối phó tại khu vực đại sứ quán Đức; nhưng rồi
những bloggers đại diện cũng được vào bên trong cơ quan ngoại giao này theo như
kế hoạch của họ đã định trước. Đó là các blogger nữ Phương Bích, Lan Lê, Sông
Quê, Hư Vô và An Đỗ Nguyễn.
Theo như mọi người nói, quanh khu vực sứ quán đó từ sáng có rất
nhiều an ninh, công an, dân phòng đứng rải rác quanh đó. Chúng tôi đến 5 người
nữ như thế là một bất ngờ đối với họ, và chúng tôi cũng vào sứ quán một cách
bình yên
Blogger Phương Bích
Blogger Phương Bích, một trong năm bloggers vừa nói sau khi từ
đại sứ quán Đức trở về cho biết:
Việc chúng tôi đi hoàn toàn giữ bí mật cho đến phút chót, vì
chúng tôi e ngại sự ngăn cản từ phía chính quyền. Thậm chí chúng tôi không biết
ai sẽ đến đó, mà đến đó mới biết gồm 5 người nữ. Và chúng tôi có biện
pháp gần như ‘đánh lạc hướng’, tức có một số bạn nam đi cùng. Nói chung mọi
người không biết nhau, khi đến đó mới biết. Khi chúng tôi đến, sứ quán ra đứng
sẵn đón chúng tôi. Theo như mọi người nói, quanh khu vực sứ quán đó từ sáng có
rất nhiều an ninh, công an, dân phòng đứng rải rác quanh đó. Chúng tôi đến 5
người nữ như thế là một bất ngờ đối với họ, và chúng tôi cũng vào sứ quán một
cách bình yên.
Các blogger làm việc với đại diện sứ quán Đức. Mạng lưới Blogger
VN
Mới tuần rồi, vào ngày 23 tháng 8 đại diện Mạng Lưới Bloggers
Việt nam cũng trao được Tuyên bố 258 của họ đến Đại sứ quán Úc ở Việt Nam; tuy
nhiên họ cũng phải có cách để không bị phía công an ngăn cản. Blogger Gió Lang
Thang cho biết cách thức đó vào hôm ấy:
Bên đại sứ quán Úc không muốn có những khó khăn như hôm gặp Thụy Điển nên hẹn gặp từ bên ngoài, và họ yêu cầu bí mật hơn!
Bên đại sứ quán Úc không muốn có những khó khăn như hôm gặp Thụy Điển nên hẹn gặp từ bên ngoài, và họ yêu cầu bí mật hơn!
Nội dung trao đổi
Tại các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài ở Hà Nội, cũng
như văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp quốc tại Bangkok và những tổ chức
nhân quyền … khác, những đại diện của Mạng lưới Bloggers Việt Nam trao bản
Tuyên bố 258 với nội dung kêu gọi chính quyền Việt Nam phải thay đổi điều luật
này khi muốn tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc khóa 2014-2016.
Hiện nay thêm một vấn đề nữa là phản đối Nghị định 72 của chính phủ sẽ có
hiệu lực vào ngày 1 tháng 9 tới đây, qua đó nhằm siết chặt quyền thông tin trên
mạng của những người sử dụng.
Sứ quán tiếp đón rất chu đáo. Họ lắng nghe chúng tôi nói và họ
cũng nói sơ qua việc họ cũng đã biết và có những động thái từ phía chính phủ,
không phải chỉ có Đức mà một số nước trong Liên minh Châu Âu, cũng đã lên tiếng
về Nghị định 72. Chúng tôi đến chỉ trao Tuyên bố 258
Blogger Phương Bích
Blogger Phương Bích cho biết lại nội dung cuộc làm việc với Đại
sứ quán Đức vào sáng ngày 28 tháng 8 như sau:
Sứ quán tiếp đón rất chu đáo. Họ lắng nghe chúng tôi nói và họ
cũng nói sơ qua việc họ cũng đã biết và có những động thái từ phía chính phủ,
không phải chỉ có Đức mà một số nước trong Liên minh Châu Âu, cũng đã lên tiếng
về Nghị định 72. Chúng tôi đến chỉ trao Tuyên bố 258. Ngoài ra chúng tôi cũng
trao đổi vấn đề bên ngoài một chút và nói thẳng với đại sứ quán là việc đấu
tranh dân chủ phải là người trong nước, chủ yếu từ trong nước còn việc đề nghị
hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế là cần thiết. Chúng tôi đề nghị họ có động tác
nào đó can thiệp với chính phủ Việt Nam về những điều khoản mà Việt Nam đã ký
với Liên hiệp quốc về nhân quyền.
Quyền được gặp
Cũng vào ngày 28 tháng 8, một blogger khác là anh Nguyễn Chí
Đức, người có mặt tại cuộc gặp với đại diện sứ quán Úc ở Hà Nội bị Công an Khu
phố Khâm Thiên, Quận Đống Đa nơi gia đình anh cư trú mời đi làm việc. Trong
giấy mời ghi rõ nội dung hỏi việc liên quan đến đề nghị mà anh này nêu ra
tại sứ quán Australia.
Tôi nghĩ rằng sẽ có gặp trở ngại, sau những việc làm thế này
truyền thông sẽ chú ý hơn và họ sẽ sẵn sàng ngăn cản chúng tôi. Họ sẽ có những
ngăn cản từ xa, nhưng chúng tôi cũng có cách và mình phải chấp nhận chuyện đó
Blogger Phương Bích
Blogger Phương Bích thừa nhận sau những cuộc trao Tuyên bố 258
và nói chuyện về tình hình nhân quyền ở Việt Nam với các cơ quan đại diện ngoại
giao ở Hà Nội như sứ quán Hoa Kỳ, Thụy Điển, Úc và Đức như vừa qua; sắp đến đây
trở ngại từ phía cơ quan chức năng sẽ tăng lên. Tuy nhiên các blogger vẫn kiên
định việc làm của họ. Blogger Phương Bích nói:
Tôi nghĩ rằng sẽ có gặp trở ngại, sau những việc làm thế này
truyền thông sẽ chú ý hơn và họ sẽ sẵn sàng ngăn cản chúng tôi. Họ sẽ có những
ngăn cản từ xa, nhưng chúng tôi cũng có cách và mình phải chấp nhận chuyện đó.
Nhưng không có lý do gì mà họ ngăn cản cả vì đây là việc nằm trong quyền của
chúng tôi. Nếu kết tội chúng tôi phải đưa ra những điều khoản nào đó. Họ chỉ
tìm những cớ rất vớ vẩn để ngăn cản; nhưng họ không hề có bất cứ lý do nào…
Xin được nhắc lại, việc trao Tuyên bố 258 của Mạng lưới Bloggers
Việt Nam cho các cơ quan đại diện ngoại giao và các tổ chức quốc tế được bắt
đầu ở Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội vào ngày 24 tháng 7 vừa qua. Đến ngày 31
tháng 7 tại Văn phòng cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc ở Bangkok và tiếp sau đó
một loạt các tổ chức ở Thái Lan như Human Rights Watch, Ủy ban Bảo vệ Ký giả,
Ủy ban Luật gia Quốc tế, Liên minh Báo chí Đông Nam Á…
Hoạt động ‘quốc tế vận’ đó của Mạng lưới Bloggers Việt Nam được
đánh giá bước đầu thành công.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment