Thursday, October 24, 2013

HRW kêu gọi Việt Nam sửa đổi Hiến pháp để bảo vệ nhân quyền


 

VIỆT NAM - NHÂN QUYỀN - 

Bài đăng : Thứ tư 23 Tháng Mười 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 23 Tháng Mười 2013

 

HRW kêu gọi Việt Nam sửa đổi Hiến pháp để bảo vệ nhân quyền


Hiến pháp Constitution GENERIC 2013 RFI (DR)

Hiến pháp Constitution GENERIC 2013 RFI (DR)

Thanh Phương  RFI


Trong một bức thư đề ngày 22/10/2013, gởi Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, tổ chức nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch - HRW - kêu gọi Quốc hội Việt Nam bảo đảm cho bản Hiến pháp sửa đổi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.


Hôm nay, 23/10/2013, các đại biểu Quốc hội Việt Nam bắt đầu thảo luận về bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Bản dự thảo Hiến pháp này theo dự kiến sẽ được thông qua vào cuối kỳ họp lần này.

Trong bức thư nói trên, tổ chức Human Rights Watch cho rằng các đại biểu Quốc hội Việt Nam đang « đứng trước một ngã rẽ lịch sử » và bất chấp các yêu cầu của đảng Cộng sản đang cầm quyền, họ nên sử dụng thời cơ này để mang lại « thay đổi có ý nghĩa » cho một hệ thống Hiến pháp và pháp luật mà cho tới nay vẫn cản trở một cách có hệ thống những quyền cơ bản của người dân Việt Nam.

Trong bức thư gởi Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, ông Brad Adams, Giám đốc Á Châu của Human Rights Watch viết : "Đây là cơ hội duy nhất trong cả một thế hệ để thay đổi Hiến pháp Việt Nam sao cho các quyền tự do cơ bản của người dân được bảo đảm, ví dụ như quyền kêu gọi dân chủ hay quyền thành lập các công đoàn độc lập và các tổ chức chính trị độc lập”. Ông Adams kêu gọi các đại biểu Quốc hội Việt Nam "không nên chỉ thực hiện những thay đổi nhỏ đối với một hệ thống pháp lý mang nặng tính đàn áp, mà cần đáp ứng các yêu cầu của công chúng và tiến hành cải tổ Hiến pháp một cách cơ bản".

Tuy nhìn nhận là bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có một số tiến bộ, nhưng theo Human Rights Watch, trong văn bản này còn nhiều điều khoản loại trừ và những kẽ hở pháp lý khác làm suy yếu đáng kể những nội dung về các quyền cơ bản, như quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội. Mặt khác, dự thảo sửa đổi điều 4 vốn đã gây nhiều tranh cãi, lại mở rộng quyền lãnh đạo đất nước của đảng Cộng sản Việt Nam, không chỉ là "đội tiên phong" của giai cấp công nhân, như được ghi trong Hiến pháp 1992, mà còn của cả "dân tộc Việt Nam", khiến cho đa nguyên chính trị và bầu cử định kỳ thật sự tự do là không khả thi.

Bức thư của Human Rights Watch nhấn mạnh : "Để thực hiện được một chương trình cải tổ thực thụ, bảo đảm các quyền tự do và nhân quyền cơ bản, bản Hiến pháp phải đáp ứng được các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của Việt Nam với tư cách là một quốc gia thành viên của các công ước, hiệp ước quốc tế về nhân quyền, đồng thời đảm bảo khả năng thực thi pháp lý của các điều khoản đó trong lãnh thổ Việt Nam. Bản Hiến pháp cần có các điều khoản quy định rằng bất cứ sự hạn chế nào đối với nhân quyền và quyền tự do chỉ có thể là điều kiện cần thiết trong một xã hội dân chủ, và không cho phép các cơ quan Nhà nước hay tòa án được vi phạm các quyền con người đã được quốc tế công nhận".


 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link