Thursday, November 21, 2013

NGÔN NGỮ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ


 


From: huyvan52
Date: Tue, 19 Nov 2013 08:05:33 -0800
Subject: Ngôn ngữ thời nay tại xứ " Xạo Hết Chỗ Nói "

 

 

Kính chuyển

HV (HVC )

 

 

 

Sự nguy hiểm về tuyên truyền của VC là nó nói lải nhải từ ngày này sang ngày khác. Hôm nay nghe chói tai, ngày mai nghe còn chói tai, ngày mốt nghe vẫn chói tai...Nhưng nghe riết rồi nó "ngấm" vào mình hồi nào không hay. Ngoài ra lại có trường hợp chỉ vì lúc đầu dùng nó với ý nghĩ châm biếm rồi sau đó quen miệng trớ thành dùng chữ...VC luôn!

 

 

NGÔN NGỮ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ

"Không phải tại anh mà cũng không phải tại em,

tại ngôn ngữ khỉ gió nên chúng mình giận nhau".

 

- Anh ơi, dọn giùm em cái ga-ra này coi, đồ đạc lộn xộn quá hà*. (*một đọan quảng cáo trên radio v/v lắp ráp garage)
- Đã bảo vất bớt đi thì không chịu, lại còn đem đồ bán ở ngoài lề đường về nhà! Nhiều rác quá thì biết cất đi đâu bây giờ?
- Cái gì? Ông bảo ai mang rác về?  Đồ... của tôi còn tốt mà, thấy ga-ra-seo, tôi mua về, lúc nào cần sờ đến là có ngay, còn ông cứ đi "suốt" thì biết cái gì?

     Đang ngọt ngào hạnh phúc anh-anh em-em, bỗng dưng thấy vợ nổi giận rồi nổi đóa, đổi tông "ông tôi", lão gàn Bát-Sách cũng bốc hỏa theo.
- Cái gì? Tại sao bà rủa tôi "đi tàu suốt"! Ý bà muốn rủa tôi chết đi cho rồi chứ gì? Phải mà, bây giờ tôi già rồi, tôi là thứ "Chung Dzô Dzịm" ...
- Này này, tôi rủa ông hồi nào? Cứ nghe mấy ông bạn già dịch xúi đi uống những thứ thuốc linh tinh, dược thảo với quả trám, đã chẳng được việc gì, lại còn bị sai-ép-phếch làm cho ù tai, hoa mắt! Tôi nói ông đi
"Suốt"tức là đi suốt cả ngày, chứ "đi tàu suốt" hồi nào? Rõ là già nghễnh ngãng lãng tai!
- À ra thế! Thà rằng bà rủa tôi đi tàu suốt còn hơn là bà nói tiếng "suốt" VC trước mặt tôi.
"Suốt"là cái khỉ gì? Phải nói cho rõ là suốt ngày, suốt tháng, suốt năm, suốt cả đời v.v... Cái tật ưa nói tắt, xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ ...
- Sao? Ông nói cái gì? Nhắc lại thử coi, ông nói ai xấu? Ai dốt?
- Xin lỗi bà, tôi nói cái bọn ngợm và những người ưa dùng tiếng VC.
- Không phải tôi ưa dùng mà chính các đài phát thanh và báo chí ở hải ngoại đang làm đinh tai nhức mắt người ta với những tiếng
"chôm" của XHCN kia kìa! Chưa hết, chính các bạn của ông, những người từng là lính, từng không đội trời chung với bọn ngợm, từng bị chúng nhốt mà lại đi vay mượn ngôn ngữ của chúng để viết văn, viết hồi ký v.v..!  Ông coi đây này, coi cái này này.

 

      Xuân, vợ Bát-Sách, dí cuốn hồi ký chiến trường của Lê văn Chôm vào mặt chồng, tay vỗ-vỗ vào cái chỗ ngồi rồi quày quả bỏ đi ra hè ngồi sụt sịt.  Bát-Sách lắc đầu thở dài, chuyện xẩy ra quá bất ngờ, Sách cầm cuốn hồi ký lên đọc:
- "Tôi không được đi phép thường niên mà đi hành quân
"suốt" ! Ý hẳn là tác giả muốn nói ông đi hành quân suốt cả năm. "Suốt" là lối nói thu gọn của XHCN cho khác người, sốt rét cấp tính thì gọi là "sốt cấp", tăng tốc độ thì nói "tăng tốc", thiếu thốn và đói kém thành "thiếu đói" và rồi họ chẳng hiểu ý nghĩa hai chữ "thiếu đói"là gì nên đem dùng sai bét, lộn ngược. Khi đập thủy điện sông Ba bị vỡ, hàng ngàn gia đình ở hạ lưu bị cuốn trôi, báo trong nước đưa tin:

- Hàng ngàn gia đình đang lâm vào tình trạng
"thiếu đói" trầm trọng.(!) Họ chơi chữ nghĩa lộn ngược, nhưng cái lộn mửa là radio hải ngoại cũng cứ loan tin đồng bào trong nước đang "thiếu đói" trầm trọng, yêu cầu đồng hương "khẩn trương" đóng góp để giúp dân "thiếu đói" (!) Lật trang khác, Bát-Sách  giật mình khi thấy tác giả còn chơi bạo hơn nữa, chắc là nhớ đâu đó có câu "xuyên suốt sợi chỉ hồng", ông viết:

- "Tiểu đoàn của tôi hành quân
xuyên suốt khắp 4 vùng chiến thuật"! Trời ơi là trời! Chỉ cần viết đi khắp bốn vùng chiến thuật là được rồi, hà cớ gì phải khiêng 2 chữ "xuyên suốt" vào khiến nó giống như "hồi kí" của bộ đội miền Bắc?


     Không kềm được tức giận, Sách bật ra tiếng "Đức" rồi cảm thấy hối hận nên chàng bước lại bên Xuân đang ngồi sụt sịt, chàng nhè nhẹ đặt bàn tay lên vai nàng xoa-xoa rồi cúi xuống ghé sát vào tai vợ thì thầm:

- Xin lỗi em, xin lỗi em vì
"sự cố"vừa rồi, anh sẽ dọn dẹp cái ga-ra của em cho sạch sẽ gọn gàng. Trong "quá trình" anh dọn thì em cười lên cho đời thêm vui chứ em cứ ngồi chẩy nước ra đó thì trông "phản cảm" quá. Biết chồng làm lành, tuy đang tức cành hông, muốn hất tay Sách ra, nhưng thấy chồng cố ý diễu, dùng những ngôn ngữ của thời kỳ "quá độ tiến lên xã hội loài người" nên Xuân phì cười cầm tay chồng mắng yêu:

- Anh ngốc quá, xoa xoa vai là sai chỗ rồi, đằng trước cơ, mình
"giao lưu" lại nghe anh. Bát Sách dìu vợ đứng dậy, đặt nhẹ cái môi hôi mùi thuốc lá lên má vợ (gò má của vợ), cái mùi 555 khiến Xuân thường bị lãnh cảm, nhưng hôm nay sao thấy nó thơm thế, rõ là "yêu nhau trái ấu cũng tròn" nên cả hai cùng dìu nhau đi dọn ga-ra, vừa đi vừa song ca nho nhỏ: "Không phải tại anh mà cũng không phải tại em, tại ngôn ngữ khỉ gió nên chúng mình giận nhau".


Giữ đúng lời hứa, Sách bắt Xuân ngồi ở xích-đu đu đưa đọc tiếp cuốn hồi ký chiến trường, nhờ nàng tìm xem tác giả này có"bức xúc" hay không. Chàng cũng không quên pha cho vợ ly Carte Noir nhiều sữa ít café, còn mình thì xoay trần khoe bộ ngực Omega, sắp xếp lại mọi thứ cho gọn gàng, những thứ chàng thường lén quăng đi thì hôm nay thấy chúng dễ thương. Một bọc chứa dây buộc bún khô Tháp Chùa  mà vợ cất đi để dùng khi cần thiết, cũng được Sách vuốt thẳng thắn, bó lại treo lên vách thay vì vất vào thùng rác như chàng vẫn thường làm. Thấy Sách mồ hôi nhễ nhại, Xuân vội đứng đậy đưa chồng cái khăn thấm nước đá và uống chung một hớp café. Sách cười híp mắt nói:
- Nhờ mấy tiếng VC mà mình lại yêu nhau hơn.
- Này lão già kia! Đừng có ăn nói hàm hồ như thế, nói theo cái kiểu một số kẻ vô ý thức lộng ngôn cho rằng nhờ VC mà gia đình họ được cơm no áo ấm ở Mỹ! Ông không biết cái nhục mất nước rồi bị tha phương cầu thực hay sao? Nếu chỉ cúi đầu ăn thì đâu nhất thiết phải đi bằng hai cẳng! Nếu... Thấy vợ vung tay múa chân, miệng hò hét như những chính khách trên sân khấu, sợ hàng xóm nghe được thì thêm phiền hà, Sách vội chạy lại ôm Xuân
"khống chế", nhưng nàng vẫn vùng vẫy, miệng la bải hoải. Không còn cách nào khác, chàng bèn dùng thế võ khóa mồm khiến đối thủ ú-ớ rồi ậm-ừ, người mềm nhũn như sợi bún thiếu điều muốn khuỵu xuống nên Sách vội bế thốc Xuân lên chạy vào phòng để cạo gió xoa dầu!

      Nhìn chồng nằm gối đầu lên hai bàn tay, trán lấm tấm những giọt mồ hôi, nhớ lại thuở xa xưa mỗi khi gặp cảnh này, Xuân thường thưởng cho chồng một điếu thuốc SALEM, loại thuốc lá có mùi menthol dễ thương, mà cái tên của nó bị mấy ông zà-zịch dịch ra tiếng Việt nghe cũng dễ thương: "Sao Anh Làm Em Mệt"! Ngày ấy Xuân thường quẹt Zippo lên, đốt điếu thuốc, rít một hơi rồi phà khói vào mặt Sách trước khi gắn điếu thuốc lên môi người yêu. Ôi thời oanh liệt nay còn đâu! Lửa đã tắt, bình khô rượu mà SALEM cũng chẳng còn, để an ủi chồng và giúp chàng quên dĩ vãng oai hùng, Xuân nằm xích lại, nâng đầu Sách lên, lấy tay thay gối, thỏ thẻ  như hồi xa xưa:
- Thôi đừng suy tư nữa, không còn Salem thì em đọc báo XHCN cho anh nghe, mua vui cũng được một vài trống canh.
- Đã hết thuốc Salem lại còn phải nghe chuyện XHCN thì anh trở thành liệt... sĩ luôn à nghe. Mà tại sao em lại đọc báo VC ôn-dịch ôn-lai?
- Có vào hang hùm mới bắt được cọp, có đọc VnExpress, Tuổi Trẻ, Công An mới biết chủ tịt tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô sai hiệu trưởng Sầm Đức Xương đem nữ sinh đến cho hắn làm thịt. Có đọc mới biết ngư dân VN bị
"tàu lạ" bắt và đâm chìm ngay trên biển của mình!

 

Có đọc mới biết họ xây cầu chưa xong đã sập! Anh còn nhớ ngày 29/6/2007 cầu Cần Thơ bị sập khi đang xây khiến 54 công nhân chết và 80 bị thương không? Em nhớ rõ là vì ngày đó có ông vội vàng kêu gọi đồng bào hải ngoại "khẩn trương"góp đô cho ông đem vô XHCN cứu trợ!
- Chuyện làm việc thiện của người ta, sao em cứ thích xía vô? Mà cây cầu đó xây tới đâu rồi nhẩy?

- Cầu ấy sắp
"hợp long" rồi, để em đọc tin trên VnExpress nhá: "Cầu Cần Thơ chuẩn bị hợp long. Ngày 26/9/2007, sự cố sập 2 nhịp khiến 54 chết, 80 bị thương. Dàn thép cuối cùng được lắp đặt để nối liền cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu ngày 3/10. Dự kiến hợp long ngày 15/10/2009 và chính thức thông xe vào tháng 3/2010. Nhưng mới chỉ thông xe kỹ thuật thôi mà đã có 10 thợ chụp hình và nhiều hàng rong đến đây tác nghiệp. Có đi thực tế  mới thấy một số bộ phận người dân chưa ý thức được giá trị và biểu cảm của cây cầu. (ngưng trích)
- "Hợp long, thông xe, tác nghiệp, biểu cảm, đi thực tế" là kí gì vậy? Bộ phận của người là bộ nào vậy?  Bộ trên hay bộ dưới, thượng bộ hay hạ bộ?
- Bố ai mà biết! Chắc ý họ muốn nói
"hợp long" là cầu Cần Thơ “giao hợp” với Vĩnh Long chứ gì. Còn thông xe chắc là cho xe chạy qua cầu, là lưu thông! Thông xe kỹ thuật chắc là cho xe đi thử! Tác nghiệp là là là... tác nghiệp! Biểu cảm là không phải phản cảm! Người (dân) ta có nhiều bộ phận mà chỉ có một "bộ phận" chưa ý thức thì hẳn là bộ phận này ở thấp thôi! Ối giời ơi, hiểu chết liền.


     Để em đọc anh nghe lời tuyên bố của ông thanh tra nói về nạn kẹt xe ở Hà Nội nhé: "Ùn tắc ở các điểm phân làn chỉ là cảm quan, ùn tắc hiện nay chỉ là giả tạo do sự thiếu ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông. Ngoài ra cũng có nguyên nhân mật độ giao động khi tựu trường đột biến. Chúng tôi chia làn để các phương tiện không bị xung đột, tránh ùn ứ. Nhưng ý thức kém, người tham gia giao thông thấy chỗ nào đi được là chen vào gây nên tình trạng ùn tắc cục bộ". Đó là nguyên văn lời của thanh tra sở giao thông Hà Nội Hoàng Văn Mạnh phát biểu với VnExpress. Phóng viên không "đồng tình" bèn “phản biện":Thực tế cảm quan cho thấy việc cưỡng ép phân làn ở một số tuyến đường có dải phân cách là không hợp lý.” Khi tai nạn xe hơi xảy ra, cái sau ủi đít cái trước, thì họ gọi là "ô-tô đâm liên hoàn!” Làm như cái xe đầu tiên quay vòng lại húc vào đít xe sau cùng, liên hoàn mà! Cái gì xảy ra liên tiếp thì họ gọi là liên hoàn. Thằng ăn cướp đâm liên tiếp ba người thì họ bảo nó đâm "liên hoàn". Nếu chỉ có 2 xe thì sao? Hình chụp xe taxi bị xe Rolls Roys ủi đít bẹp dúm thì ngôn ngữ đỉnh cao diễn tả như thế này: “Đuôi xe taxi dẹp dúm khi tác động với góc bên phải của Rolls Roys.”


    Phi cơ đang bay, nghe có tiếng điện thoại reo, ô-tét-đờ-le đi đến yêu cầu hành khách tắt điện thoại, vì hành khách này mang 3 cái điện thoại, nhưng lại chỉ tắt có 2, còn 1 chiếc thì vẫn mở. Cô tiếp viên báo cáo với phi công trưởng, trích Vnexprees: “Vị hành khách mang ba di động nhưng chỉ tắt có hai, còn một cái vẫn để ở chế độ mở..” Nếu bạn đi vào restroom rồi đi ra mà quên gài thì đó cũng là những cái cúc thuộc chế độ mở. Kể sơ sơ ngôn ngữ diễn tả chuyện giao thông.

 

Bước qua thể thao, phóng viên VnExpress diễn tả động tác cầu thủ Beckham đá bóng: “Beckham vào bóng bằng gầm giầy.” Ai đã từng đá bóng thì làm ơn giải thích động tác "vào bóng" bằng "gầm giầy" là như thế nào? Khi các huấn luyện viên hướng dẫn, luyện tập và đưa ra những chỉ thị cần thiết cho cầu thủ thì VnExpress viết: “HLV trưởng Argentina Marodona thị phạm cho các học trò trên sân tập. “HLV Calisto của đội tuyển bóng đá VN liên tục phải nhắc nhở, sửa lỗi rồi thị phạm cho các học trò.” Không lẽ "thị phạm" là đưa ra những chỉ thị về sai phạm? Nhưng chưa ly kỳ bằng đoạn viết về ông HLV đội tuyển Pháp: “Đội tuyển Pháp đã hòa 2 trận, HLV Domenech bèn thay đổi chiến thuật, nhưng quỹ thời gian chỉ còn 1 tuần nên ông Domenech đem lại quá nhiều bất cập.” Ông HLV Domenech không còn "quỹ thời gian" để thay đổi chiến thuật, còn hoa hậu Je-nê-phơ Phạm (vợ bỏ của ĐVH) không được đi hét theo chồng thì tâm sự với PV báo Tuổi Trẻ: “Trong quá trình làm việc sắp tới, tôi sẽ đầu tư quỹ thời gian vào công việc người dẫn chương trình.” Chỉ có quỷ sứ mới hiểu "quỹ thời gian" là cái gì! Thay vì nói MC hay điều khiển chương trình thì lại "dẫn chương trình", làm như xích cổ nó kéo đi.


Không nói chuyện Beckham vào bóng bằng gầm giầy nữa, không tìm hiểu quỹ thời gian nữa mà đi nghe họ kể chuyện “màu đỏ chủ đạo” của cái xì-líp mà cô Venus mặc khi chơi banh... lưới (banh lưới: tennis, banh lỗ: golf): “Venus lại mặc đồ phản cảm. Ở giải Italy mở rộng, Venus lại diện trang phục phản cảm như ở giải Pháp mở rộng, nhưng lần này cô chọn màu đỏ làm chủ đạo.”Ối bác ơi, cháu mặc xi-líp đỏ mà bảo là lấy màu đỏ làm chủ đạo thì nghe ghê quá, có khi lộn với lá cờ lấy màu đỏ làm chủ đạo đấy, cháu chả hiểu ý bác nói màu đỏ "chủ đạo" là cái gì sất. “Ở US Open, Kim Clijsters loại ứng viên nặng ký Venus Williams, sau đó cô tiếp tục mạch trở lại hoành tráng ở giải đấu mà cô từng vô địch.”


"Mạch trở lại hoành tráng" nghe chưa kinh bằng ông phó giáo sư Hà Đình Đức nói về viêc nạo vét Hồ Gươm: “Sau khi vét thí điểm kết quả sẽ được quan trắc đánh giá để có phương án xử lý tiếp theo. Khu vực xử lý thí điểm chưa tới 1% diện tích hồ, lượng nước hao hụt không đáng kể nên không cần bổ cập.” Đường hầm cầu Thủ Thiêm bị cháy thì bản tin ghi lại như sau: “Đường dẫn hầm cầu Thủ Thiêm phát hỏa, chiến sĩ PCCC đến hiện trường và đám cháy được khống chế. Tuy nhiên mật độ khói trong đường dẫn vẫn còn nên lực lượng tiếp tục triển khai tiếp cận điểm phát hỏa.

 

”Anh buồn ngủ rồi hả? Thôi để em ru cho anh nghe chuyện giá cả: “Giá sữa bột ở VN tăng giá lung tung, bộ y tế thông báo là giá không đượcvượt trần quy định. Khung giá sẽ được xây dựng căn cứ trên giá bán không bao gồm chi phí bao bì. Sau khi cân đối, các doanh nghiệp được quyền công bố giá bán nhưng không được vượt trần quy định mà phải tiếp cận giá bình dân (!). Nếu vi phạm thì khung hình phạt là 5 đến 10 tháng tù.” Xuân đang đọc những "mảng văn cực kỳ hoành tráng" cho chồng nghe thì Sách hét lên.. "thôiii ốiii", Xuân vội vàng nắm đầu chồng lắc lắc:
- Này này, anh mơ thấy gì mà hét lớn thế làm em giật cả cái... mình, ác mộng hả? Cái gì thối? Em có đánh đấm gì đâu. Hay là anh mơ thấy con đ. ngựa nào nó bóp... cổ anh.
- Không có ác mộng hay đ.ngựa nào cả, chính em đấy, em làm anh phát điên lên đây này, nếu còn lải nhải những thứ ngôn ngữ khỉ gió đó nữa thì anh, thì anh...
- Thì anh, thì anh làm sao? Anh làm gì tôi? Vì anh tôi đã phải hy sinh
"tiếp cận" với ngôn ngữ lộn mửa này.


Anh nằm gối đầu lên tay tôi, tôi gác chân lên đầu... gối anh, tôi đọc cho anh nghe những"mảng văn chương cực kỳ" của XHCN đang trong thời kỳ quá độ tiến lên loài người mà anh lại hét thối lên là thế nào?
- Xin lỗi em, tại vì anh "bức xúc” quá.
- Ông nói "bức" cái gì, "xúc" cái gì? Muốn .. thì đi chỗ khác, nằm bên tôi mà ông
"bức xúc" thì đúng là đần ông, ông đần. Tại sao ông lại đi mượn của VC cái thứ vô nghĩa ấy về làm cho bẩn cái lỗ... tai tôi! Có nhiều tiếng thanh tao như khó chịu, bực bội, bực dọc, phẫn uất, tức tối, lo lắng, băn khoăn, giận hờn, đau khổ, điên tiết, lộn tam bành v.v.. tùy từng trường hợp mà dùng. Cái thứ gì mà đụng đâu cũng "bức xúc"! Mở miệng ra là "xúc" nghe tục làm sao!
- Ối giời!. Người ta nói đầy đường kia kìa, báo dùng,
"đài" dùng, ông lớn dùng bà bé dùng thì có sao đâu? Thấy cái gì có hôi hám VC một tí là em chống, em đúng là người chống cộng "sảng".- À thì ra ông nói tôi mê sảng chống cộng hả? Tôi nói cho ông biết, chuyện trong nước xảy ra làm sao, dẫu có thế nào tôi cũng chẳng nói làm chi.


   Cái vấn đề là sự trong sáng của tiếng Việt ở hải ngoại đang mờ dần vì pha trộn với ngôn ngữ bản xứ, nay có nguy cơ bị bệnh nặng do virus du-sinh và ca-nô mang sang, hễ chúng làm rơi ra câu nào là có kẻ chộp lấy mà dùng! Nhất là bọn con buôn, nó quăng cho cái quảng cáo đầy chữ VC kèm theo vài đô-la là các "la-dô" tranh nhau vồ rồi các xướng ngôn cứ ra rả trên các làn sóng "hoành tráng, khuyến mãi, ấn tượng v.v."!  Báo chí thì bê nguyên văn các bản tin trên báo điện tử trong nước, trước đây thì đi hai bước cắt-dán, nay thì đi ba bước "highline, copie, paste là có bản tin như của chính minh, ngôn ngữ VC còn y nguyên, phóng viên viết tin thì dùng quá nhiều tiếng trong nước, có vẻ như họ xuất từ đó mà ra!

Thu-em-hỏi!
- Này bà! Bà ăn nói nên giữ mồm giữ miệng kẻo bị đi kiện vì làm thiệt hại đến thương vụ của họ đấy.
- Con kiến mà kiện củ khoai ấy à? Mà tôi không có củ thì con kiến kiện để ăn cái gì? Thôi, chuyện cộng đồng để cộng đồng lo, tôi quay về chuyện giữa ông và tôi đây này. Tôi có làm điều gì khiến ông không vừa ý thì báo cho tôi biết rằng ông chán ngấy, khó chịu, bực mình v.v.. thiếu gì chữ để nói mà sao ông cứ  chỉ có một câu thô tục "bức xúc"? Đã vậy, ông cũng như một số bạn của ông, sau khi bị
"gẫy súng" lại bày đặt viết văn. Tôi trân trọng việc làm này nếu như các ông không vay mượn những thứ ngôn ngữ quái đản khiến ông không phải viết văn mà là "giết" văn chương.
- Bà đừng có nói thêm, nói điêu rồi chẻ sợi tóc ra làm tư làm tám, hai đầu bịt bạc giữa khảm xà cừ vu oan cho tôi.
- Oan hả? Nói có sách mách có chứng, cuốn sách hồi ký chiến trường ông đang "giết" tiếng Việt đây này, ngay trang đầu ông đã dao to búa lớn:
-  "Tôi đi hành quân xuyên suốt khắp bốn vùng chiến thuật.." Ngô nghê chưa? Hai chữ
"xuyên suốt" không bao giờ dùng ở miền Nam VN, vả lại nó quá thừa, quăng nó vào sọt rác thì văn của ông nhẹ nhàng đầy đủ ý nghĩa rồi. Còn ở dòng 4 trang 3, tôi lại tưởng là hồi-kí của bộ đội miền Bắc:
- "Tôi cho đại đội
khẩn trương rút, nhưng để lại một tiểu đội ở tại hiện trường đề tìm phương án tiếp cận địch quân"! Sách báo miền Nam có chữ đường "tiếp cận" trong hình học, còn ngoài chiến trường là "tiến sát, bám sát, lại gần" địch quân. Nay ông thấy người ta nói "tiếp cận giá bình dân" ông cũng bê vào văn của ông! Miền Nam ta chỉ dùng "khẩn trương" trong trường hợp báo động, giới nghiêm, thiết quân luật, nay thì cái gì cũng "khẩn trương", yêu khẩn trương, đái khẩn trương, ị khẩn trương. Cái đêm bị ngồi xe bít bùng từ trường Taberd đến Long Giao, dọc đường xe ngừng, bộ đội hét:
- Các anh
đái khẩn trương lên". Tôi thấy các ông ngơ ngác chả hiểu gì cả, nay thì xoen xoét nói "khẩn trương" như môi có bôi mỡ. Ông chồng yêu.. quái đản của tôi, các ông là lính, là người không đôi trời chung với VC, chúng đã giết 10 năm, 15 năm tuổi trẻ của các ông trong ngục tù khiến chị em tôi chết theo tuổi xuân! Nay chạy ra hải ngoại mà vội quên quá khứ, "giết" văn bằng ngôn ngữ VC.

 

Tôi đã nhắc ông nhiều lần thì ông viện cớ là ở tù lâu nên quen miệng! Ngụy biện! Miếng ngon nhớ lâu, điều đau nhớ đời, ông thưòng mỉa mai nhắc chuyện cai tù dẫn các ông đi coi cine  và ra lệnh:
- "Trong
quá trình xem phim, các anh phải giữ cự ly gián cách." "Quá trình" là diễn tiến một sự việc xẩy ra trong quá khứ, nếu họ dùng vào việc đang hay chưa xẩy ra thì là "nó dốt nó say sô"  vậy mà các ông cũng bày đặt dốt theo sao? Tôi nhớ mãi cái buổi họp về đại hội sắp tới, ông nói thế này:
- "Trong quá trình diễn ra đại hội, chúng ta sẽ phải .." Tôi nhớ là vì hôm đó sau khi ông phát biểu "quá trình", tôi vẫy con tô-tô và kiki lại nghe "bố" nó nói. Tưởng
"đảng đã cho ông sáng mắt", ai ngờ sau đại hội, ông gửi một cái email cho các hội viên như sau:
- "Tôi
đánh giá cao về sự năng nổ của các bạn đã giúp đại hội được thành công nhất định. Ý đồ của tôi là đưa các phu nhân đi tham quan Little SG, nhưng vì thời gian bị khống chế nên không thực hiện được. Xin cám ơn các bạn, những người đồng hương thân thương của tôi".

- Tôi định đập vỡ mặt cái láp-thóp đã ăn nói ba-láp, vơ vét rác rến XHCN vào cái thư gửi cho đồng đội, đồng môn! Ông ăn cắp tất cả chữ nghĩa của một
"thủ trưởng". Cái gì là "đánh giá cao"?  Một kiểu nói trịch thượng. Người Nam mình không bao giờ "năng nổ" mà chỉ có hăng say, nhiệt tình. "Ý đồ" là mưu toan thực hiện một hành động bỉ ổi, tại sao ông không dùng "ý định"? Còn "tham quan" là tiếng Hán, tiếng Việt là thăm viếng. tiếng ta có sẵn "thân mến, thân yêu, thân thiết" không dùng lại đi vơ con tiều "thân thương" vào!  Chán!  Hình như ông và bạn bè ông cùng ăn phải đũa của nhau, không còn biết phân biệt ngôn ngữ nào là Việt, ngôn ngữ nào là Ziệt +Họ thích háng-dăng như tham quan (thăm viếng) nghệ nhân (nghệ sĩ), xuất nhập khẩu (xuất nhập cảng) v.v.. vì lệ thuộc Tàu, sợ Tàu đến nỗi tàu-Tàu đâm chìm tàu-ta ngay trên biển của ta thì bảo là "tàu lạ"!


- Tóm lại, người trong nước họ chế tạo ngôn ngữ thế nào thì kệ họ, đừng vay mượn chôm chĩa, đừng thấy họ vẫy đuôi ông cũng vẫy theo, họ bức xúc ông xúc theo. Tôi đã khuyên bảo ông nhiều lần rồi, nhưng cứ như nước đổ lá môn, tôi chịu hết nổi rồi, thôi đường ông ông đi, đường tôi tôi đi. Nói xong bà Xuân xách mông ra đi, bỏ lại Sách một mình bên đống rác gara-seo.

 

Miền Nam Cali có tên không được trắng (Dũng Đen) lải nhải trên Đài Phát Thanh, chuyên môn dùng từ VC vì hắn ta có con vợ dân ngoài Bắc VN. Hắn hay dạy đời thiên hạ, đã dốt mà hay nói chữ, cứ dùng cái chữ VC quái đản là "quí dzị phải động não" động não là cái gì, trong khi chính hắn ta không biết nhìn lại chính con người của mình ??? 

 

-Bảo Đảm thì nói ngược "Đảm Bảo"

-Liên lạc điện thoại thì nói là "Liên hệ"

-Gọi điện thoại thì nói "Tôi mới gọi điện"

-Ghi danh thì gọi là "đăng ký"

-Thoải mái thì gọi là "thư dãn"

-Và còn rt nhiu danh t "quái đn" mà t khi mt nước đã b loi ngu dt đu đc dân Min Nam VN, ti nghip khi h nói h cũng khg ý thc được là h nói sai...

 

   Buồn thối ruột (dĩ nhiên) Sách than thân: - Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng, ai ngờ chỉ vì vài danh từ VC mà gia cang tôi tan nát!

Còn những cái khác nữa của VC thì chắc khiếp đảm lắm đây!

 

Thưa độc giả,

 

Đây là chuyện xẩy ra trong gia đình lão Bát-Sách, cộng đồng của Sách. Nếu ai thấy quen quen thì chẳng qua là có tật giật mình thôi. Xin mỗi người cố gắng một chút để giữ gìn tiếng Việt được trong sáng (chữ "trong sáng" này cũng của VC. Phải dùng chữ "chính xác" mới đúng), nếu có bắt chước thì tìm cái hay, đừng thấy "sang dốt nát" mà bắt quàng làm họ. Nhất là hiện nay các báo in, báo nói, báo hình... xin nhớ giùm vai trò quan trọng của truyền thông là giữ gìn tiếng Viết cho trong sáng. Riêng tập thể các cựu QN, các cựu SVSQ, tập san quân đội, tiếng nói của tổng hội, của quân trường, của binh chủng nhất định phải nhặt những hạt sạn, giẻ rách ra khỏi diễn văn, thông cáo, báo chí của mình.

 

Những tác giả gửi bài viết cho tập san BĐQ, đặc san TQLC, Đa Hiệu, KBC/HN, Chiến Sĩ Cộng Hòa v.v.. phải gạn lọc, nhặt những cái đinh "ấn tượng, tiếp cận, thân thương, tham quan, năng nổ" v.v.. trước khi gửi bài.

 

Nếu muốn dùng để diễu thì nên bắt chúng nhốt vào cái còng 2 ngoặc kép (".. ") kẻo làm đinh tai nhức mắt độc giả./.

 

_______________________________

Bất Tiếu Nguyễn Quốc Bảo

 

Sự cố (事故)

 

(Gửi Bồ Câu)

 



Đọc điện thư của một ông bạn hôm nay:

Nhưng anh … cũng đã phải mất khá sinh lực trong giao dịch với chính quyền. Đại Hội hoàn tất không bị “sự cố" gì cả cũng nhờ anh khôn khéo ăn nói logique và thật tình

Ông bạn tôi lưu lạc trên đất Pha lăng sa lâu rồi, trước 1960; nhưng hay đi lại về VN báo hiếu mẫu thân nay đã trên 90. Nhưng về chắc cũng đi tung tăng tung tưởi, riết rồi “sự cố” bám vào thân thể, cuối cùng cũng xài từ vựng sự cố mà sách báo quốc nội xài như cơm bữa. Vừa rồi ông lấy cớ về thăm mạ, thật tình thì đi đây đi đó tổ chức Đại hội kỷ niệm 80 năm trường Thiên Hữu Huế, tùm la tùm lum. Rồi cũng mắc bệnh sự cố.

Mỗi lần có ai thư từ trong đó có sự cố, tôi đọc vẫn nghe nghẹn ở cổ, thanh âm không quen.

Tôi đã lâu không đọc bài vở tin tức trên Net VN quốc nội nữa. Chỉ biết sự cố bây giờ cũng thông dụng như “thân thương” và các danh tự khác mà đồng bào hải ngoại càng ngày càng theo mốt. Tôi cũng đã lâu không có thì giờ viết lách gì cả, nhưng sự cố nó cứ ành ạch ngang hông, đứng ngồi không yên. Hôm nay lợi dụng thằng cu đi biểu diễn đàn 3 giờ, nên đánh liều ngồi gõ ít chữ, mong thoát nạn. Bạn đọc xin đừng cố (lại động từ cố) chấp trong sự cẩu thả suy nghĩ và hành văn của tạp luận ngắn ngủi này.

Tất nhiên sự cố có trong quốc ngữ, cũng như nhiều từ vựng khác được quốc ngữ hoá từ Hán việt từ khi lập quốc. Tôi nghĩ Cổ nhân không xài trong quốc ngữ có lẽ vì phát âm không thuận với thính giác VN ta. Đây là cổ Hoa ngữ, báo chí Tàu chệt thấy ít dùng từ này cách mơn trớn, say sưa hay miên man như báo chí quốc nội. Hai chữ này hình như xuất hiện gần đây ở VN, chắc là sau 75 trên Võng lạc. Trong các văn bản chính quyền thì tôi không biết.

Vậy sự cố 事故 đó như thế nào?

1. Sự cố là sự tình là vấn đề, các chữ này thật đơn giản dễ nghe, tại sao lại phải nói và viết thành sự cố? Phải đi ngược trở lại, đọc nguyên bản Hồi ba Tam quốc diễn nghĩa để tìm: Nguyên chánh bỉnh chúc quan thư, kiến Bố chí, viết: Ngô nhi lai hữu hà sự cố ? 原正秉燭觀書, 見布至, : 吾兒來有何事故? Đinh Nguyên đang thắp nến xem sách, thấy Lã Bố đến bèn hỏi: Con vào có việc gì?

2. Sự cố cũng là nguyên nhân là duyên cố (cớ). Cũng Tam quốc diễn nghĩa hồi 41: Tử Long thử khứ, tất hữu sự cố , 子龍 此去,必有事故 (Đệ tứ thập nhất hồi), Tử Long bỏ đi như vậy, chắc hẳn có nguyên nhân gì đó.

3. Nghĩa nữa, sự cố là biến cố (cớ), tương tự như hán ngữ sự biến, 事變. Hoặc còn là tai nạn hay tai hoạ bất ngờ, như trong thành ngữ: giao thông sự cố 交通事故 tai nạn giao thông.

4. Nghĩa cuối, sự cố là cớ, lý do. Tỉnh thế viết: Tào Phi hàm kì cựu hận, dục tầm sự cố sát chi, 曹丕銜其舊恨, 欲尋事故殺之, Tào Phi ôm hận cũ, muốn tìm cớ giết đi.

Hán ngữ lôi thôi cầu kì từ một từ vựng. Không nên bắt chước vô lối. Nhưng theo tôi đã được đọc thì các tác giả VN chỉ dùng sự cố cho nghĩa thứ nhất (1) tức là: sự tình, vấn đề. Tỷ như ít khi đọc trên báo VN: Ông Giáp chết không có sự cố (nguyên do) gì đặc biệt (2). Hay: Hà nội càng ngày càng nhiều sự cố giao thông (3). Hay: Đói bụng quá, phải tìm sự cố (cớ) đi ăn cái gì mới được (4).

Từ quốc ngữ “sự” lấy gốc từ Hán tự (shì) đã đi vào lối ăn nói viết lách VN ta rất tự nhiên không cầu kỳ như từ kép sự cố. Tự điển Thiều chửu kí tải về từ vựng “sự”:

Danh tự:

1. Việc, công việc, chức vụ. Sách Luận Ngữ: Cư xử cung, chấp sự kính, dữ nhân trung, tuy chi Di Địch bất khả khí dã 居處恭, 執事敬, 與人忠, 雖之夷狄不可棄也 (Tử Lộ 子路) Ở nhà phải khiêm cung, làm việc phải nghiêm trang cẩn thận, giao thiệp với người phải trung thực. Dù tới nước Di nước Địch (chưa khai hóa), cũng không thể bỏ (ba điều ấy).

2. Chỉ chung những hoạt động, sinh hoạt con người. Vua Trần Nhân Tông: Khách lai bất vấn nhân gian sự, Cộng ỷ lan can khán thúy vi 客來不問人間事, 共倚欄杆看翠微 (Xuân cảnh 春景) Khách đến không hỏi việc đời, cùng tựa lan can ngắm khí núi xanh.

3. Việc xảy ra, biến cố. Như: đa sự chi thu 多事之秋 thời buổi nhiều chuyện rối ren. Hay: bình an vô sự 平安無事 yên ổn không có gì.

Động từ:

1. Làm việc, tham gia. Như: vô sở sự sự 無所事事 không làm việc gì.

2. Thờ phụng, phụng dưỡng, tôn thờ. Như: tử sự phụ mẫu 子事父母 con thờ cha mẹ. Hoài Âm Hầu liệt truyện viết: Hàn Tín cởi trói Quảng vũ Quân và đãi ngộ như bậc thầy: sư sự chi 師事之.

Quốc ngữ không dùng “sự” như động từ. Vì không thích hợp. Hoa ngữ kép có gốc “sự” nhiều lắm, khoảng bảy tám chục. Có chữ sự cố. Quốc ngữ chỉ thông dùng 20-22 tự trong số 70-80 tự. Hán gữ có “cố sự - cổ sự”, 故事, tuy viết ngược sự cố và giống nhau, đồng âm nhưng không đồng nghĩa. Cố sự là chuyện xảy ra hay chuyện xưa truyền lại. Cổ sự là lệ cũ (cựu lệ).

Tiếp đến xin xét tự Cố (bính âm viết: gù, gǔ). Tự Sự tuy nhiều nghĩa, nhưng phần lớn khá tương đồng. Còn tự Cố (có 1 nghĩa là cớ) thì nhiều nghĩa phức tạp hơn. Quốc ngữ ta thông dụng danh tự cố với phát âm cớ và tĩnh từ cố nghĩa gốc hay cũ; hoặc phó từ cố tình như trong cố sát. Không dùng động từ cố (chết) hay liên từ cố (cho nên).

Danh tự:

1. Việc. Như: đại cố 大故 việc lớn, đa cố 多故 lắm việc.

2. Cớ, nguyên nhân. Như: hữu cố 有故 có cớ, vô cố 無故 không có cớ. Hán tự viết duyên cố, quốc ngữ nguyên cớ (hay duyên cớ). Chữ duyên nghĩa chính là Cơ hội, lý do. Phật học thuyết viết: Nhân mà được quả là Duyên. Thủy hử truyện hồi Ba mươi hai: Am lí bà nương xuất lai! Ngã bất sát nhĩ, chỉ vấn nhĩ cá duyên cố 庵裏婆娘出來! 我不殺你,只問你個緣故. Diễn: Này cái chị trong am ra đây, ta chẳng giết chị đâu, chỉ hỏi nguyên cớ ra sao. Để ý trong các chữ kép của Sự, không có sự cớ (nghe ít nghẹn ngào hơn sự cố!)

Tĩnh từ:

1. Cũ. Như: cố sự 故事 việc cũ, chuyện cũ, cố nhân 故人 người quen cũ. Liêu trai chí dị: Nhi hồ nhiễu do cố 而狐擾猶故 . Mà hồ vẫn quấy nhiễu như cũ.

2. Gốc, của mình vẫn có từ trước. Như: cố hương (quê cha đất tổ), cố quốc (xứ sở đất nước mình trước).

Động từ:

1. Chết. Như: bệnh cố 病故 chết vì bệnh. Thủy hử truyện hồi ba: Mẫu thân tại khách điếm lí nhiễm bệnh thân cố 母親在客店裏染病身故 . Mẹ tôi trọ tại quán khách, mắc bệnh rồi chết.

Phó từ:

1. Có chủ ý, cố tình. Như: cố sát 故殺 cố tình giết.

Liên từ:

1. Cho nên. Hồng Lâu Mộng: Huynh hà bất tảo ngôn. Ngu cửu hữu thử tâm ý, đãn mỗi ngộ huynh thì, huynh tịnh vị đàm cập, ngu cố vị cảm đường đột 兄何不早言. 愚久有此心意, 但每遇兄時, 兄並未談及, 愚故未敢唐突 . Sao huynh không nói sớm. Kẻ hèn này từ lâu đã có ý ấy, nhưng mỗi lần gặp huynh, huynh không hề nói đến, cho nên kẻ này không dám đường đột.

Tôi buộc chỉ cổ tay, để nhớ sẽ không bao giờ sử dụng sự cố!

The Bluffs, ngày 21 tháng 10 năm 2013.

Bất Tiếu Nguyễn Quốc Bảo

 

_,___

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link