On Monday, 18 November 2013 6:53 AM, Do Quang <> wrote:
KS Nguyễn Văn Thạnh
Đã có tổng kết đợt mưa lũ vừa rồi: ít nhất 29 người chết, mất tích, trong đó
có những cái chết rất thương tâm như câu chuyện hai cô giáo còn
rất trẻ-mới 22 tuổi-đi dạy thì bị nước cuốn chết. Chưa kể hàng vạn người trắng tay, màn trời chiếu đất, cơ nghiệp cả đời tiêu tan chỉ trong một đêm.
Nguyên nhân của những đau thương trên là do trời: ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đời, gây mưa. Trời làm thì không thể tránh hay kiện cáo được.
Cũng như những tên trộm lợi dụng đêm tối để gây án rồi tẩu thoát, các thủy điện đã lợi dụng “cơ trời” để gây tội: 15 thủy điện đã đồng loạt xả lũ. Bao nhiêu nước do trời mưa, bao nhiêu nước do thủy điện xả lũ, không ai biết. Vì không thể biết nên các chủ nhà máy thủy điện dễ chối tội và vô can.
Điều cay đắng, đây không phải là lần đầu tiên. Năm nào
người dân Miền Trung nghèo khó cũng bị đại nạn này. Thủy điện xả lũ đã thành đại họa cho dân miền trung. Như án tử hình treo lơ lửng trên đầu họ.
Mỗi lần gây ra tai họa, cộng đồng lại dậy sóng chỉ trích các thủy điện, thậm chí là các cấp chính quyền có liên quan, nhưng rồi mọi việc lại đâu vào đó. Vì sao vậy? Vì cái ác không bị phán xét và trứng phạt thích đáng. Tội ác nếu không được phán xét, trừng phạt thích đáng thì nó sẽ không bao giờ dừng lại.
Có một thực tế, chúng ta không thể van xin lòng tốt của kẻ khác. Chúng ta cần lôi chúng ta tòa để công lý được thực thi.
Dù bị thiệt hại nặng nề, tính mạng, tài sản bị đe dọa nhưng từng người dân nghèo, thấp cổ bé họng không thể kiện cáo được. Họ bị hạn chế về tiền bạc, thời gian cũng như kiến thức về luật pháp.
Trước thực trạng trên, tôi có ý
định lập một ủy ban để tiến hành kiện các chủ nhà máy thủy điện ra tòa. Rất mong nhận được sự ủng hộ của mọi người.
15 thủy điện miền Trung đồng loạt xả tràn
Sau một ngày mưa lớn, nhiều hồ thủy điện khu vực miền Trung nước
dâng cao lên mức báo động 3, buộc phải xả tràn để đảm bảo an toàn hồ chứa.
Theo báo cáo
Trung tâm phòng chống lụt bão miền Trung – Tây Nguyên, lúc 6h ngày 16/11 đã có
15 hồ thủy điện xả tràn, 9 hồ xả với lưu lượng lớn hơn 400 m3/s cụ thể: Bình
Điền: 654m3/s; Hương Điền: 636 m3/s; Sông Tranh 2: 2.352m3/s; Sông Ba Hạ:
2.400m3/s; Ya Ly: 2.000m3/s; PlaiKrông: 602m3/s; Sê San 3: 1.920m3/s; Sê San 4:
2.356m3/s; Sê San 4A: 2.472m3/s.
Trao đổi với VnExpress.net,
đại diện Công ty điện lực Bình Định và Gia Laicho
biết, hiện mực nước vẫn ở mức báo động 3. Công ty cũng đã huy động lực lượng theo
dõi tình hình. Hiện nay điện ở các khu vực ngập lụt nặng bị cắt từ 20h tối hôm
qua tới nay vẫn chưa được khôi phục. Tuy nhiên, theo đại diện điện lực Bình
Định, có thể đến chiều nay lượng nước sẽ giảm và một số khu vực ngập lụt sẽ có
điện trở lại.
Theo ông Phan Đức
Tính, Phó chủ tịch huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam cho hay,
trong ngày hôm qua nhiều thủy điện trên địa bàn xả lũ với lưu lượng lớn khiến
vùng hạ du ngập nặng. Cụ thể, Đắc Mi4 xả từ 4.000 đến 4.500 m3/s; Sông Tranh xả
3.000 m3/s; Sông Bung 4 xả 1.200 m/3; A Vương xả điều tiều từ 35 đến 500m3/s.
Sáng nay, các hồ thủy điện đã điều tiết xuống còn 200m3/s.
Sáng 16/11, thủy
điện Sông Ba Hạ (Phú Yên) xả lũ với lượng 3.700 m3/giây, tăng 1.700
m3/s so với chiều hôm trước.
“Nếu đạt đỉnh lũ,
nhà máy sẽ nâng lưu lượng xả lũ lên 5.000 m3/giây”, Tổng giám đốc Công ty CP
Thủy điện Sông Ba Hạ Đặng Văn Tuần, cho biết. Trong khi đó, theo Trung tâm khí
tượng thủy văn Nam Trung Bộ, dự báo trong 24 giờ tới, lưu lượng nước đổ về các
hồ thủy điện sẽ đạt khoảng 7.000 m3/giây.
Việc nhà máy thủy
điện Sông Ba Hạ tăng lưu lượng xả lũ, cộng với nước từ thượng nguồn Tây Nguyên
đổ về nhiều do mưa lớn liên tục trong nhiều ngày qua khiến mực nước trên sông
Ba tại Ayun Pa (Gia Lai) đạt 156,14 m, trên mức báo động 3 là 0,14m.
Cầu sông Ba được dự báo là có thể bị cuốn trôi
nếu nước sông tiếp tục dâng cao. Ảnh: Chí Dũng.
Dự kiến, đến trưa
16/11, nước sông Ba tại Ayun Pa đạt mức 157m, trên báo động 3 là 1m; tại Củng
Sơn (huyện Sơn Hòa, Phú Yên) đạt 33,5m; tại Phú Lâm (TP Tuy Hòa) đạt 3,2m (dưới
mức báo động 3 nửa met). Người dân vùng hạ du hai bên bờ sông Ba đang lo lắng bị
lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt sâu nếu thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ ở mức
5.000m3/s.
Theo báo cáo của
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định lúc 11h trưa
nay, mực nước sông Koon tại Bình Nghi ở mức 18,06m, trên báo động III 0,56m;
Sông Kôn tại Thạnh Hòa là 9,38 m, trên báo động III 1,38 m, xấp xỉ lũ lịch sử
năm 1987. Dự báo chiều và tối nay 16/11, lũ trên các sông trong tỉnh tiếp tục
xuống chậm nhưng vẫn còn ở mức cao. Lũ thượng nguồn các sông xuống mức dưới báo
động I; lũ hạ lưu các sông xuống mức báo động II và III. Riêng sông Kôn tại
Thạnh Hòa vẫn còn duy trì ở mức trên báo động III.
Toàn tỉnh đã có
64 hồ đầy nước và qua tràn, chủ yếu là các hồ chứa nhỏ ở An Lão, Hoài Ân, Hoài
Nhơn, Phù Mỹ,Vĩnh Thạnh, Vân Canh. Trong đó có 21 hồ trong danh sách các hồ
chứa đã xuống cấp cần ưu tiên đầu tư sửa chữa nâng cấp như hồ Hưng Long, Hóc
Tranh (An Lão); Giao Hội (Hoài Nhơn), Hóc Mỹ, Mỹ Đức, Kim Sơn, Đồng Quang, Hố
Chuối, Phú Khương, Hóc Sim, (Hoài Ân); Nhà Hố, giàn Tranh, Hội Khánh, Núi Giàu,
Cây Me, Trinh Vân, Núi Miếu (Phù Mỹ); Thạch Bàn (Phù Cát); Lỗ Ôỉ, Hóc Thánh, Lỗ
Môn (Tây Sơn).
Nguyễn Đông - Thi
Hà
Nước mắt nơi tâm lũ Quảng Ngãi
Cơn lũ lịch sử quét qua nhiều tỉnh miền Trung đã làm hàng chục
người chết và để lại những ngôi nhà đổ nát, những giọt nước mắt của người
đang sống.
|
Lũ cuồn cuộn tràn về
đã giật sập hoàn toàn ngôi nhà anh Trần Văn Thắng ở thôn Điện An 3, xã
Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa. Hàng nghìn người khác ở các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên
cũng rơi vào cảnh "màn trời chiếu đất" khi nhà của họ bị cơn
lũ vượt đỉnh lịch sử kèm theo lốc xoáy đêm 15 đến chiều 16/11 đánh sập, gây tốc mái.
|
|
Em Võ Văn Khánh, 14
tuổi, học sinh lớp 7, trường THCS Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa, đau đớn vì em
trai Võ Văn Hợp, 11 tuổi chết đuối do lũ lớn cuốn trôi.
|
|
Bà Nguyễn Thị Thu Vân
ở thôn Bình Đông, xã Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa khóc ngất vì cơn lũ dữ đã giết
chết con trai bà vào ngày 16/11.
|
|
Ông Nguyễn Thiệt, 84
tuổi, ở thôn Bình Tây, xã Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa ngậm ngùi bên xô gạo
ướt đầy bùn đất vì nước tràn vào hơn nửa nhà. "Sống gần hết đời
người, tôi chưa bao giờ chứng kiến trận lũ nào dữ dội, dâng cao nhanh chóng
như trận vừa qua", ông Thiệt nói.
|
|
Cha chạy xe ôm, mẹ
bán chè mưu sinh ở TP HCM, em Nguyễn Thị Cẩm Ly cùng chị gái và ông Nội ở
thôn Bình Tây, xã Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa được lực lượng cứu hộ đến vùng cao
an toàn. Lũ rút, Ly trở về nhà thì nhiều đồ đạc đã bị cuốn trôi. Sáng 17/11,
Ly cố gắng tìm dưới lớp bùn nhão trên nền nhà những quyển sách còn
sót lại.
|
|
Lũ vừa rút, tranh
thủ trời nắng ráo, người dân ven sông Trà Khúc mang bắp bị ngâm nước ra
phơi trước sân nhà.
|
|
Lũ cuốn bùn đất tràn
đầy vào nhà nên sáng 17/11, anh Đặng Tấn Việt ở thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà dùng
cuốc dọn dẹp vệ sinh.
|
|
Sau nhiều ngày cô
lập trong mưa lũ đói khát, sáng 17/11, bà Nguyễn Thị Vào ở xã Nghĩa Hà
được chính quyền địa phương hỗ trợ mì tôm, nước ngọt. Cụ đã cầm chai
nước uống ngon lành. "Những ngày qua, giếng nước ngập hết, ăn mì tôm
sống cầm hơi. Khát đã nhiều ngày qua rồi", cụ Vào nói.
|
|
Nhiều cánh đồng rau
màu, vụ hoa phục vụ tết của người dân miền Trung bị tơi tả.
|
|
Ông Huỳnh Chánh, Chủ
tịch UBND huyện Tư Nghĩa (phải) trao tiền hỗ trợ, chia sẻ đau thương
cùng gia đình có người tử nạn do mưa lũ gây ra. Toàn tỉnh hiện có 13 người
chết nhưng huyện Tư Nghĩa đã có 6 người.
|
Trí Tín
105 người
Bài 2: Kiện tại sao không? Và tại sao không kiện.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment