Saturday, November 23, 2013

“ ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN TÀU ĐỎ “ CỦA ĐẢNG CSVN


 



--

Kính Chuyển

MG

 

TOÀN CẢNH BỨC TRANH 

“ ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN TÀU ĐỎ “ CỦA ĐẢNG CSVN

MƯỜNG GIANG

 

 

            Năm 111 trước Tây Lịch, người Hán xâm lăng và cưởng chiếm non sông Hồng-Lạc, lúc đó có quốc hiệu là Nam Việt, bao gồm lãnh thổ của Âu Lạc và Giao Chỉ. Dân tộc Việt bắt đầu sống trong một thời bị Tàu đô hộ cả ngàn năm, còn đất đai của tiên tổ thì bị giặc cướp phanh thây thành chín mảnh. Ðó là Nam Hải va Hợp Phố (Quảng Ðông), Thượng Ngô và Uất Lâm (Quảng Tây), Châu Nhai và Nam Nhĩ (Hải Nam), Giao Chỉ (Bắc Việt), Cửu Chân (Thanh Hóa), Nhật Nam (Nghệ An và Hà Tĩnh).

 

‘ Quê hương nay đã mỏi mòn,

Ngàn năm nô lệ, vẫn còn còn đây .. ’ ’ ’

(Ca dao)

 

            Từ đó Dân tộc Việt sống trong một thời kỳ lầm than, nhục hận và đen tối dưới cùm gông nô lệ, dưới đồng hóa xích xiềng cùng với sự áp bức dã man tàn độc của giặc Tàu phương Bắc. Nhưng người Việt vốn là một dân tộc anh hùng tuyệt luân, phi thường dũng liệt, can đãm bất khuất. Vì vậy suốt trong thời gian bị nô lệ, đã không ngừng quật khởi chiến đấu, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi cẩm tú ngàn đời của dòng giống Tiên Rồng, được tạo dựng từ thời các Tổ Hùng dựng nước Văn Lang, cách đây gần 5000 năm lịch sử.

 

            Trong tình cảnh nước mất nhà tan, thương đau và tủi nhục, cuộc đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc thoái khỏi ách nô lệ của giặc Tàu, vẫn liên tục sôi sục trong tâm khảm mọi người. Năm 40 sau Tây lịch, hai phụ nữ đầu tiên của nước Việt là Trưng Trắc và Trưng Nhị, đã thắp sáng lịch sữ bằng ngọn lửa yêu nước, đánh đuổi tên thái thú tàn ác Tô Ðịnh chạy về Hán, dành lại được một phần non sông cẩm tú của dân tộc, dù chỉ giữ được một thời gian ngắn. Cuộc khởi nghĩa trên đã làm cho đồng bào vô cùng phấn khởi và càng thêm ngưỡng kính Hai Bà tuy là phận nữ nhi nhưng đã dám đứng lên chống lại giặc thù của dân tộc, trả thù nhà nợ nước. Thật là một tấm gương để cho con cháu ngàn đời soi chung noi dấu. Ngày nay :

‘ Cột đồng Mã Viện tìm đấu thấy

Chỉ thấy Tây Hồ, bóng nước gương

(Thái Xuyên)

 

            Nên đọc lịch sử VN qua hằng ngàn năm trước tới thời cận sử không xa, con cháu ngày nay chỉ thấy đẳm đầy trên những trang sách cũ-mới, toàn là máu lệ và nước mắt anh hùng của tiền nhân, qua công cuộc bảo vệ và dành lại lãnh thổ cũng như nền tự chủ độc lập của Ðại Việt. Còn gì đau đớn và tủi nhục cho bằng thân phận của người dân mất nước, kể từ năm 43 sau TL , Mã Viện lập lại chế độ cai trị vô cùng hà khắc, mục đích duy nhất cũng chỉ là muốn biến Giao Châu thành một quận huyện của Tàu, đồng thời Hán hóa người Việt và bành trướng lãnh thổ xuống phương Nam.

 

            Tuy cách nay gần hai ngàn năm nhưng chính sách xâm lăng đồng hóa các dân tộc yếu kém láng giềng của Hán Tộc vẫn không hề thay đổi, dù cho trong cuộc phong trần vinh nhục, Tàu cũng đã nhiều lần bị các nước khác đô hộ, hạ nhục, thảm thê không có bút mực nào diễn tả cho hết. Mã Viện dựng cột đồng với lời hăm dọa ‘ đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệtnhưng cột đồng thì mất tích, còn nổi căm hận nhớ đến âm mưu diệt chũng của người Tàu đối với dân Việt thì muôn đời mãn kiếp không bao giờ quên được. Ðó là lý do mà suốt ngàn năm bị áp bức bóc lột đến cùng tận, dân Việt luôn luôn vùng dậy chống quân Tàu. Năm 248 Bà Triệu khởi binh chống quân Ngô ở Cửu Chân (Thanh Hóa). Tiếp theo có Lý Nam Ðế, Triệu Quang Phục, Mai Hắc Ðế, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ.. và cuối cùng là Ngô Vương Quyền vào năm 939 sau TL, chém đầu thái tử Hoàng Tháo trên sông Bạch Ðằng, đuổi đánh quân Nam Hán chạy về Tàu, kết thúc 1000 Bắc thuộc, dành lại độc lập tự chủ cho dân tộc Việt.

 

‘ Dồng trụ chí kim đài dĩ lục (cột đồng đến nay, rêu còn xanh ?)

Ðằng giang tự cổ huyết do hồng (Sông Ðằng tự xưa, máu vẫn đỏ).

 

          Và từ đó cuộc chiến đấu trường kỳ của dân tộc Việt đối với dã tâm xâm lăng thống trị của giặc Tàu phương Bắc, trở thành một bản chất quật cường trong tâm khảm của mọi người. Ðó cũng là chủ nghĩa yêu nước, một tôn giáo đặc dị VN chỉ biết tôn sùng những vị anh hùng liệt nữ tận trung báo quốc, mà họ coi ngang với Trời Phật, thần Ðất.. như Ðức Thánh Trần Hưng Ðạo, đã hai lần đại thắng đế quốc Nguyên-Mông trong thế kỷ XIII khi xăm lăng Ðại Việt.

 

          Nói chung, trong khi chiến đấu để bảo vệ tổ quốc và nền độc lập tự do cho xứ sở, các nhà lãnh đạo Ðại Việt lúc nào cũng cứng rắn với giặc Tàu khi chiến đấu và mềm mỏng trong ngoại giao. Tổ tiên ta từ buổi bình minh lịch sử, cũng chỉ nhờ vào chủ nghĩa anh hùng và chiến lược khôn ngoan, mà đánh bại được tất cả các cuộc xâm lăng của Tống, Mông Cổ, Minh và Mản Thanh. Còn việc triều cống giặc Tàu, sau những lần chiến thắng quân xâm lăng, thực chất không phải vì nước ta sợ chúng, mà là tránh không để cho chiến tranh tiếp diễn, gây thêm cảnh sanh linh đồ thán, để khổ cho muôn người.

 

            Năm 1077 ba chục vạn quân Tống xâm lăng Ðại Việt. Ðại tướng Lý Thường Kiệt trong khi ngăn giặc Tàu tại phòng tuyến Sông Cầu (Bắc Việt), đã sáng tác bốn câu thơ thần, để cổ võ cho tình thần chiến sĩ nơi biên tái :

 

‘ Nam quốc sơn hà , Nam đế cư (Sông núi nước Nam vua Nam ở )

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Rành rành định phận ở sách trời)

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm (Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm)

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời).

 

            Bài thơ như một bản tuyên ngôn độc lập của nước Nam, đồng thời đanh thép cảnh cáo giặc Tàu đừng bao giờ ỷ mạnh hiếp yếu, luôn nuôi dã tâm cưởng chiếm nước người, không sớm thì muộn cũng có ngày bại vong. Tất cả là sự gắn bó mãnh liệt vào mãnh đất quê hương, vào di sản dân tộc tuy đẳm đầy máu lệ nhưng đâu có thiếu chất lãng mạng kiêu hùng :

 

‘ Ðoạt sáo Chương Dương độ

Cầm hồ Hàm Tử quan

Thái Bình nghi nổ lực

Vạn cổ thử giang san ‘

(Trần Quang Khải).

 

            Vào cuối năm Ðinh Mùi (1428), Bình Ðịnh Vương Lê Lợi sau 10 năm chiến đấu gian khổ, đã đánh đuổi được giặc Minh ra khỏi non sông đất Việt. Nguyễn Trãi thay ông viết ‘ Bình Ngô Ðại Cáo ‘ công bố trước quốc dân về công cuộc phục quốc đã thắng lợi, nước nhà lại độc lập tự chủ như thuở nào. Ðồng thời bày t lòng thương xót đối với đồng bào vô tội đã bị giặc Minh tàn sát dã man, trong thời gian chúng tạm chiếm được nước ta :

 

‘ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

Dối trời, lừa dân, đủ trăm ngàn kế

Người bị ép xuống biển, dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng

Kẻ bị đem vào núi, dãi cát tìm vàng, khốn nổi rừng sâu nước độc

Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.. ’ ’ ’

 

            Ba trăm năm sau Mãn Thanh lại bắt đầu dòm ngó non sông Việt, qua cái cớ giúp Lê Chiêu Thống dành lại ngôi vua. Vì vậy nữa đêm mùng năm tháng giêng Tết Kỹ Dậu (1789), Ðại Ðế Quang Trung (Nguyễn Huệ) kéo quân ra Bắc và chỉ trong một hồi trống đã đại thắng giặc Thanh, bắt Sầm Nghi Ðống thắt cổ tự tử, khiến Tôn Sĩ Nghị phải ôm đầu máu, trốn vào ống đồng chạy về Tàu

 

            Như Lê Thánh Tôn (1460-1497) vị anh quân tài giỏi của Ðại Việt vào cuối thế kỷ XV đã nói ‘ Ta phải gìn giữ cho cẩn thận, đừng để cho ai lấy mất một phân núi, một tấc sông của dất núi ‘ Câu chuyện thần thoại về Phù Ðổng Thiên Vương cởi ngựa sắt đánh đuổi giặc Ân xâm lăng nước ta vào thời Hùng Vương thứ VI, là một triết lý lịch sử dựng và giữ nước của Ðại Việt, tuy là một nước nhỏ nhưng luôn chiến thắng kẻ thù to lớn phương Bắc, được văn chương bình dân ca tụng đầy tự tin và ngạo nghễ :

 

‘ Nực cười châu chấu đá xe

tưởng rằng chấu ngã ai ngờ xe nghiêng

Chim chích cắn cổ diều hâu

Gà con tha quạ biết đâu mà tìm ‘.

 

            Tóm lại bài học lịch sử Việt ngàn đời vẫn còn đó : Giặc Tàu chỉ có thể xâm lăng cưởng chiếm đất đai của ta mỗi khi thế nước suy hèn, chia rẽ và nội loạn nên Hổ Quý Ly, Mạc Ðăng Dung và Chúa Trịnh đã dâng nạp cho kẻ thù phương Bắc nhiều đất đai ở biên giới Hoa Việt.

 

            Cuối đời Trần vua quan hèn yếu, Hồ Quý Ly tiếm vị xưng vương vào năm 1401. Trần Khang tự là Thiểm Bình, xưng là con cháu nhà Trần đến Yên Kinh xin Tàu đánh nước Nam đề giựt lại ngai vàng cho mình. Nhà Minh lợi dụng cơ hội đó sang đánh chiếm nước ta, đặt nên đô từ 1413-1428 mới chấm dứt vì bị Bình Ðinh Vương Lê Lợi đánh đuổi chạy về Tàu. Thế mới biết, Nhà Hồ dù có trăm vạn quân thiện chiến và tinh nhuệ nhưng vẫn thua giặc Minh vì mất lòng dân. Trong lúc Kháng Chiến Quân Lam Sơn chỉ có vài chục vạn nhưng quân dân trên dưới một lòng, vì vậy đã đánh đuổi được giặc Tàu xâm lăng ra khỏi bờ cõi, dành lại độc lập cho nước nhà.

 

            Năm 1786, Duy Kỳ hay Duy Khiêm lên nối ngôi vua Hậu Lê tức là Mẫn Ðế niên hiệu Chiêu Thống. Năm 1788 vì thù hận Tây Sơn và Chúa Trịnh, đồng thời muốn giựt lại chiếc ngai vàng cho nhà Lê, nên Chiêu Thống chạy sang cầu viện Mãn Thanh sang chiếm nước ta nhưng bị Ðại Ðế Quang Trung đuổi đánh phải chạy về Tàu vào năm 1789.

 

            Và lịch sử lại tái diễn tấn tuồng ‘ Rước voi Tàu về dầy mã Tổ Hồng Lạc ‘ từ tháng giêng năm 1949, Hồ Chí Minh triệu tập hội nghị trung ương lần thứ 6 để ‘ nổ lực chuẩn bị sẳn sàng đón lấy dịp tốt, tuyệt đối không nên bỏ lỡ cơ hội chiến lược từ Trung Cộng ‘.Cho nên không ngạc nhiên khi thấy Tàu Ðỏ là nước đầu tiên công nhận Việt Cộng vào ngày 10-1-1950. Ðây cũng là thời gian HCM bí mật sang Tàu chầu Mao Trạch Ðông cầu viện. Từ đó về sau Hồ chọn ngày 10-1 làm quốc lễ và gọi đó là ngày ‘ thắng lợi ngoại giao ‘.Hàng ngàn cố vấn Tàu có mặt đông đảo tại VN, trong số này có các tướng Trần Canh, Vi Quốc Thanh, Lã Quí Ba.. giúp các đệ tử thân tín của Hồ từng hoạt động bên Tàu, nắm giữ các địa vị then chốt trong đảng , ngày qua ngày cứ thế sản sinh bè phái thân Trung Cộng, khống chế quyền lực cả nước tới nay, biến nước ta thành một quận huyện của Tàu như thời Bắc thuộc.

 

            Tháng 7-1954, ngay khi chữ ký trên văn bản ngưng bắn tại Genève chưa ráo mực, thì Hồ Chí Minh đã nghĩ ngay tới chuyện chiếm miền Nam, để tron gói vơ vét và toàn quyền trên ngai vàng máu lệ. Do ý đồ trên, Hồ đã gài lại một số lớn cán binh bộ đội nằm vùng khắp lãnh thổ VNCH khi có lệnh tập kết. Ð chuyển quân cũng như tiếp tế, Hồ mở con đường chiến lược Trường Sơn trên bộ, xuyên qua lãnh thổ Lào và Kampuchia . Về mặt biển, Hồ thành lập đường 559B giao cho Ðồng văn Cống chỉ huy. Dĩ nhiên muốn an toàn, đầu tiên là phải nhổ tuyệt hai tiền đồn của QLVNCH trấn đóng trên quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, đất đai thuộc lãnh thổ từ lâu đời của dân tộc Ðại Việt, đã được tổ tiên bảo toàn từ thời Hậu Lê, Nhà Nguyễn.. nằm trong Ðông Hải.

 

            Theo bản tin của UPI-AFB ngày 23-9-1958, được báo chí của Trung Cộng lẫn Việt Cộng đăng tải. Những tài liệu này, hiện vẫn được lưu trữ tại các thư viện quốc tế như Luân Ðôn, Paris, Hoa Thịnh Ðón, Bắc Kinh... kể cả Hà Nội. Nhờ đó, ta mới biết được, vào ngày 14-9-1958, Phạm Văn Ðồng lúc đó là thủ tướng,theo lệnh của chủ tịch nước và đảng VC là Hồ Chí Minh, đả cam kết với Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Cộng, bằng văn kiện xác quyết như sau ‘ Chính phủ VNDCCH, tôn trọng quyết định, lãnh hải 12 hải lý cũng như hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, là Tây Sa-Nam Sa, của Trung Cộng’. Ngày 22-9-1958, Ðại sứ VC tại Bắc Kinh là Nguyễn Khang, dâng văn kiện xác nhận điều trên, do Phạm Văn Ðồng ký, lên Thiên Triều. Ngay cả khi đã cướp chiếm được hoàn toàn miền Nam VN, vào tháng 5-1976, trên tờ Sài Gòn Giải Phóng của VC nằm vùng Ngô Công Ðức, Lý Quý Chung.. vẫn còn đăng lời xác nhận của đảng VC, là Hoàng Sa-Trường Sa là của Trung Cộng. Khôi hài hơn, VC nói, vì ta và Tàu sông liền sông, núi dính núi, nên Hoàng Sa-Trường Sa, của ai cũng thế thôi, nên VC muốn lấy lại đảo,lúc nào Trung Cộng vẫn sẵn sàng giao trả ‘.Luận điệu trên, rõ ràng VC đã xác nhận VN là thuộc địa của Tàu Cộng. Dù ngày 14-3-1988, VC và Trung Cộng đã giao tranh đẳm máu tại Trường Sa nhưng ngay sau đó trên tờ Nhân Dân, số ra ngày 26-4-1988, VC vẫn xác nhận sự kiện Hồ Chí Minh bán hai đảo cho Tàu năm 1958 là đúng. Bởi có vậy, Trung Cộng mới viện trợ súng đạn, gạo tiền và cả triệu quân , để VC đánh chiếm VNCH từ 1955-1975.

 

            Một bí mật khác cũng đã được báo chí phổ biến cho biết “ vào tháng 4-1972 khi Tổng thống Mỹ Nixon tới Bắc Kinh cầu thân với Tàu đỏ, được Mao Trạch Ðông đem công hàm bán đảo, do Hồ Chí Minh và Phạm Văn Ðồng ký năm 1958 làm bằng chứng “, để phản đối việc tàu Hoa Kỳ vi phạm lảnh hải quần đảo Hoàng Sa của chúng (?).Còn Kissinger thì xảo quyện hơn, khi viết hồi ký về chuyến đi đó, đã không hề thắc mắc hay nhắc tới một chữ về việc Trung Cộng đòi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng-Trường Sa, dù cả hai đều biếtcác quần đảo này của VNCH. Từ đó, Nixon ra lệnh cho hạm đội 7 tại Thái Bình Dương phải ở xa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đúng 12 hải lý như Trung Cộng đã quyết định.

 

            Ngày 11-1-1973 Trung Cộng công khai tuyên bố chủ quyền trên toàn thể các đảo của VN trong biển Ðông. Ngày 26-12-1973 Bắc Kinh bắt đầu thương thuyết việc khai thác dầu khí tại vịnh Bắc Việt với Ý Ðại Lợi. Tháng 1-1974 giặc Tàu xua hải lục không quân chiếm Hoàng Sa và dù Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã trực tiếp yêu cầu Bộ Quốc Phòng Mỹ giúp nhưng Mỹ lại ra lệnh Hạm Ðội 7 không can thiệp, kể cả cấm vớt các chiến sĩ hải quân VNCH lâm nan trong cuộc hải chiến trên, dù lúc đó hai bên vẫn còn là đồng minh đồng đội.

           

            Ngày thứ bảy 17-2-1979 lúc 3 giờ 30 sáng, 600.000 quân Tàu tiền pháo hậu xung, ào ạt mở cuộc xâm lăng đại quy mô vào VN, trên vùng biên giới từ Lai Châu tới Móng Cáy. Thế là tình nghĩa vô sản quốc tế trong sáng giữa hai nước, đã trở thành hận thù thiên cổ. Những địa danh Cao Bằng, Lạng Sơn, Ðồng Khê, Thất Khê.. lại đi vào những trang Việt sử đẫm máu của VN chống xâm lăng Tàu. Cuộc chiến thật đẫm máu ngay từ giờ phút đầu. Quân Tàu dùng chiến thuật cổ điển thí quân với tiền pháo hậu xung, bằng các loại hỏa tiễn 122 ly và đại bác nòng dài 130 ly, với nhịp độ tác xạ 1 giây, 1 trái đạn. Sau đó Hồng quân tràn qua biên giới như nước lũ từ trên cao đổ xuống. Tuy nhiên khắp nơi, Trung Cộng đã gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của VN, một phần nhờ địa thế phòng thủ hiểm trở, phần khác là sự yểm trợ hùng hậu của pháo binh các loại, gây cho giặc Tàu nhiều tổn thất về nhân mạng tại Lạng Sơn và Cao Bằng.

 

            Tóm lại sau 16 ngày giao tranh đẫm máu, Trung Cộng cũng như Khmer đỏ, tàn phá tất cả tài sản của dân chúng, bắn giết tận tuyệt người VN, san bằng các tỉnh biên giới, mà suốt cuộc chến Ðông Dương lần II (1960-1975) gọi là vùng an toàn. Ðã có hằng trăm ngàn vừa dân vừa lính của cả hai phía thương vong. Tại miền bắc, hằng triệu dân chúng phải phân ly. Nhà cửa, vườn ruộng, của cải vật chất, đền đài, miếu võ, nhà thờ, di tích tổ tiên bao đời để lại.. đều vì VC gây chiến tranh, mà tan tành theo cát bụi.

 

            Cuộc chiến tưởng đâu đã chấm dứt, vì VC dấu nhẹm tin tức từ ấy cho đến năm 2006, nhờ mạng lưới Internet của Bộ Quốc Phòng Trung Cộng (Defense-China.com) và tác phẩm ‘ Dữ kiện bí mật của cuộc chiến tranh Trung-Việt (Secret Records of Sino-Vietnamese War) ‘ của Jin Hui, Zhang Hui Sheng và Zhang WEi Ming, cả thế giới biết được ‘ Bí Mật Lịch Sử về việc Tàu chiếm Núi Ðất của VN, trong cuộc chiến biên giới lần hai (1984-1989) ‘.Theo tài liệu dẫn chứng, năm 1984 Trung Cộng lại vin cớ CSVN thường pháo kích và tấn công biên giới, nên bất thần tấn công cưởng chiếm Núi Ðất của VN tại tỉnh Hà Giang (Thượng Du Bắc Phần), mở màn cho cuộc chiến Biên Giới Việt Hoa lần thứ hai, kéo dài từ năm 1984-1989 mới chấm dứt, do Việt Cộng tự bỏ đất rút quân, nhượng bán (?) lãnh thổ cho giặc Tàu.

 

             CSVN, ngay từ lúc còn trong trứng nước vào những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ XX cho tới đại hội đảng bất thường lần thứ 6 vào đầu tháng 10-2012, từ Hồ Chí Minh tới tập đoàn cầm quyền Trọng-Sang-Dũng và hầu hết các chóp bu trong bộ chính trị và trung ương đảng “ đời đời biết ơn và luôn giữ sự thờ kính với Trung Cộng “. Ðiều này cũng không có gì lạ vì hầu hết các cán bộ lớn nhỏ của cộng đảng VN trước khi sang Liên Xô học hỏi kỹ thuật bán nước giết dân tại Ðông Phương Hồng, đều đã trải qua thời gian huấn luyện quân sự và chính trị tại Hoa Lục.

 

            Ngày nay nhờ sự bạch hoá của nhiều văn khố trên thế giới và nhất là sự tiết lộ của Tàu đỏ, cho thấy dã tâm của Trung Cộng qua cái gọi là ‘ đồng chí XHCN hay 4 tốt 16 chữ vàng ‘ thực chất chỉ là lợi dụng xương máu của người VN qua bình phong ‘ sát cánh anh em chung ý thức hệ cộng sản ‘ , để bảo vệ dùm biên giới phía nam của chúng. Năm 1968 sử gia Pháp Francois Joyaux đã dựa vào tài liệu lưu trữ trong văn khố kết luận “ sự có mặt lần đầu tiên của Mao tại hội nghị Geneve 1954, đã chứng tỏ sự quan tâm lớn lao tới tình hình Ðông Dương thời đó của Trung Cộng. Còn Paul Mus một học giả Pháp chuyên nghiên cứu về VN, vào năm 1965 đã viết ‘ Sở dĩ Mao nhượng bộ Pháp tại hội nghị Geneve 1954, mục đích cũng chỉ muốn ngăn chận sự thống nhất của VN cũng như không cho CSVN thống trị toàn thể bán đảo này ‘.

           

            Ðây mới là lý do quan trọng nhất để Trung Cộng sẳn sàng hy sinh mọi thứ, chẳng những dồn hết nhân vật lực hổ trợ cho Hà Nội, mà còn ra lệnh cho các đàn em Lào và Cao Miên cho Hồ Chí Minh sử dụng hành lang của hai nước này tại biên giới để Bắc Việt làm đường mòn. chuyển quân trang quân dụng vào xâm lăng VNCH. Tóm lại đời đời Trung Cộng vẫn coi Việt Cộng như là một phương tiện không hơn không kém để đạt cứu cánh của riêng mình.

 

            Từ sau tháng 5-1975 mặt nạ ‘ đánh Mỹ cứu nước ‘ của CSVN đã rớt, cũng là lúc kết thúc trò đu dây giữa Nga-Tàu để hưởng lợi. Liên minh Ðông Dương cũng không còn qua sự phá hoại của Trung Cộng, quan hệ Việt-Hoa rạn nứt từ những ân oán cũ mới. Cuối cùng Duẩn bỏ Tàu theo Nga gây nên cuộc chiến long trời lở đất tại biên giới Việt-Miên-Hoa từ năm 1978-1990.

 

            Tháng 3-1985 Gorbachev làm tổng bí thư Liên Xô, phát động chính sách ‘ cởi mở (glasnov) và tái cấu trúc (perestroika) ‘ để cứu vản nền kinh tế của Nga đang trong cơn khủng hoảng vì phải cưu mang quá nhiều ngoại viện cho các nước chư hầu trong đó có CSVN. Ðồng thời, Gorbachev còn nối lại liên hệ với kẻ thù Hoa Kỳ và Trung Cộng. Trong bước đường cùng vì bị cả thế giới bỏ rơi, tháng 8-1986 Hà Nội tuyên bố rút hết quân ra khỏi Kampuchia và muốn nối lại quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Trường Chinh (tạm thay Lê Duẩn mới chết, làm quyền tổng bí thư) còn gửi điện văn chúc mừng quốc khánh của Tàu đỏ.

 

            Tóm lại sự suy sụp của đế quốc Liên Xô vào năm 1986 cộng thêm cái chết của Lê Duẩn, đã đưa CSVN vào ngõ cụt về ý thực hệ, kinh tế gần như khánh tận, quân sự bị sa lầy tại Kampuchia.. Nên để cứu đảng, cứu thân, bọn chóp bu tại bắc bộ phủ mới được bầu trong đại hội đảng lần thứ VI (Linh, Hùng, Công, Mười, Kiệt..) qua cố vấn của Chinh, Ðồng, Thọ “ quyết tâm phấn đấu để sớm được trở lại làm đầy tớ cho Tàu “. Trong lúc đó, Trung Cộng vẫn công khai xua quân chiếm thêm nhiều đất đai của ta tại biên giới và các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của VN vào ngày 16-3-1988 trước sự phản ứng lấy lệ gần như đầu hàng giặc của chóp bu CSVN.

 

            Tháng 4-1989 Trung Cộng dùng xe tăng đại pháo tàn sát dã man sinh viên và dân chúng biểu tình đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh). Từ cuối năm 1989-1990, Ðông Ðức, Ðông Âu và đế quốc Sô Viết tan rã, khối XHCN chỉ còn lại Tàu đỏ, Việt Cộng, Bắc Hàn và Cu Ba. Trước nổi chết gần kề, ngày 10-4-1990 bộ chính trị cộng đảng VN họp khẩn để ‘ nhất trí  quyết tâm bằng mọi giá (kể cả bán nước, bán dân) được theo Tàu để bảo vệ XHCH. Và từ đó tới ngày nay 11-2013) , cái giá máu mà dân tộc VN phải đổ ra để CSVN trả nợ cho giặc Tàu là một phần lảnh thổ gồm đất đai, biển, đảo và sự Hán hóa dân tộc Việt của Trung Cộng.

 

            Ðổ Mười, Lê Khả Phiêu, Trần Ðức Lương, Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang.... đã và đang viết phần cuối trang sử nô lệ giặc Tàu mà Hồ Chí Minh đã đề ra từ năm 1930. VN sẽ trở thành một quận huyện của Trung Hoa như thời Bắc Thuộc. Tất cả đều là sự thật nhục nhã và đau lòng.Ðại hội VI (1986-1991) ngoài thành tích đổi mới kinh tế theo định hướng XHCH để tạo thêm đặc quyền đặc lợi cho cán bộ, bộ đội, công an và tư bản đỏ làm giàu thêm nhờ than nhũng và ăn cắp của công. Tháng 7-1987 hội nghị trung ương đảng họp và ban hành nghị quyết số 2 cấm ‘ QUÂN ÐỘI NHÂN DÂN VN KHÔNG ÐƯỢC ÐỤNG CHẠM VỚI QUÂN TÀU ÐỎ ‘.Lệnh này được giữ kín mãi tới ngày 28-1-1990 báo Nhân Dân mới đăng tải.

 

            Bổn cũ tiếp tục soạn lại qua các lần đại hội đảng kế tiếp với Manh, Lương, Khải, Triết rồi Trong, Sang, Dũng..Tất cả đều theo đúng mẫu mã khuôn rập đã có sẳn từ thời Hồ Chí Minh của mấy chục năm về trước ban truyền “ đời đời theo Tau và nhớ ơn thiên triều “.Trong cơn sơn hà nguy biến, dân tộc lâm nguy, đồng bào cả nước và hải ngoại ai nấy đều chung căm hận, quyết chờ cơ hội thuận tiện để đồng đứng chung dưới lá cờ đại nghĩa, lật đổ bạo quyền CS và đánh đuổi giặc Tàu ra khỏi Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Ðông, Biên Giới.. như tổ tiên ta ngày trước đã từng làm. Vì VN không phải là một nước nhỏ, dân Việt không phải là loại người khiếp hèn. Nhỏ hay hèn trước giặc Tàu phương Bắc, chỉ có đảng CSVN còn 80 triệu người Việt luôn khẳng định sức mạnh của mình, sẽ không bao giờ để cho Tàu đỏ hung hăng bá quyền nước lớn, khi đồng bào dành lại được quyền làm chủ nước trong tay CS. Ngày đó không xa và chắc chắn VN sẽ dành lại những phần đất của tổ tiên, bị VC dâng bán cho Tàu đỏ suốt mấy chục năm qua.

 

Xóm Cồn Hạ Uy Di

Thang 11-2013

MƯỜNG GIANG

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link