Thursday, November 21, 2013

Ở Trung Quốc giới lãnh đạo đang lo sợ lặp lại số phận của Liên Xô


 

 

 

 

Ở Trung Quốc giới lãnh đạo đang lo sợ lặp lại số phận của Liên Xô



Vài lời của người dịch - Hoàng Trường Sa (Danlambao): Sau đây là bài của nhà báo Nga Vasili Golovnin, hiện ở Tokyo, đăng trên Echo Moskva ngày 17.11.2013. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc để thấy rõ giới lãnh đạo Trung Quốc hiện đang lo sợ lặp lại số phận của Liên Xô. Qua bài này, bạn đọc thấy rõ những biện pháp “be bờ” về công tác tư tưởng và tăng cường an ninh của ĐCSTQ đang thực hiện để cố tránh một sự sụp đổ trong tương lai giống như Liên Xô. Cũng qua bài này, bạn đọc càng thấy rõ ban lãnh đạo ĐCSVN, đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã và đang mù quáng rập khuôn theo quan thầy Bắc Triều như thế nào. Họ cố nhắm mắt trước thực tế phũ phàng đối với họ về nguyên nhân nội tại làm Liên Xô sụp đổ chính là vì chủ nghĩa Marx-Lenin đã không còn sức sống, chính là vì cái “chủ nghĩa xã hội-chuyên chính vô sản” đã rệu rã đến mức cùng cực, không còn đứng vững được nữa nên phải sụp đổ tan tành. 

 

Những biện pháp “be bờ” về công tác tư tưởng có tính bịp bợm và an ninh có tính khủng bố đều không thể nào ngăn cản nổi sự sụp đổ mà chỉ kéo dài thêm nỗi đau khổ của nhân dân và càng tạo thêm điều kiện cho bọn bành trướng phương Bắc xâm chiếm nước ta. Cái Hiến pháp của ĐCSVN sắp thông qua bất chấp sự phản đối của Nhân dân, để áp đặt cho Đất nước và Nhân dân ta một chế độ độc tài toàn trị nhằm duy trì sự thống trị của một băng đảng tham nhũng, tỷ phú đỏ và cường hào ác bá mới mà mọi người đã rõ bộ mặt của chúng, sẽ càng tạo thêm những mâu thuẫn đối kháng và càng nhanh chóng đẩy chế độ đó đến ngày cáo chung.

 

Người dịch: Hoàng Trường Sa (Kiev) 

 

*

 

Vasili Golovnin - Các nhà cầm quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) bỗng dưng quan tâm nghiên cứu những nguyên nhân và những bài học sự sụp đổ của Liên Xô. Mọi sự đều được tổ chức một cách quy mô lớn lao theo kiểu Trung Quốc, trong khuôn khổ cơ chế học tập trong đảng được tổ chức rất chặt chẽ. Việc học tập này thu hút toàn bộ giới cán bộ lãnh đạo và các đảng viên thường ở địa phương. Xin nhắc lại rằng trong hàng ngũ của ĐCSTQ có đến trên 85 triệu đảng viên.

 

Giới am hiểu tình hình cho biết rằng từ tháng 9 vừa qua, tại các buổi học tập của đảng cũng như tại các cuộc họp của đảng, người ta đều chiếu bộ phim “20 năm kể từ ngày Đảng và Nhà nước Xô Viết sụp đổ”. Phim này do cơ quan lãnh đạo tư tưởng chủ yếu của Trung Quốc là Viện hàn lâm khoa học xã hội xây dựng.

 

Trong phim đó kể lại ĐCSLX đã mất lòng tin sâu sắc vào những lý tưởng của chủ nghĩa xã hội như thế nào, đảng đã tha hóa và mất vai trò trung tâm của mình trong xã hội. Gorbachev cũng bị phê phán nặng nề - “ông ta đã quay lưng lại trước những ước vọng của nhân dân”, mà hơn một nữa ước vọng đó - như bộ phim đó khẳng định - đã được chế độ tồn tại hồi đó thỏa mãn. Thế nhưng, ban lãnh đạo ĐCSLX đã vứt bỏ chính cái khái niệm “chủ nghĩa xã hội”, họ đã có những quyết định không đúng đưa đến tai họa. Tai họa đó là “bi kịch vĩ đại của thời đại hiện nay”.

 

Sau khi xem phim, người ta tổ chức thảo luận, còn các cán bộ tư tưởng thì giải thích: điều quan trọng là từ sự sụp đổ của Liên Xô ta phải rút ra được những bài học đúng đắn. Những bài học đó chính là: củng cố lòng trung thành đối với các lý tưởng và khắp nơi cũng như trong mọi lĩnh vực phải giữ được vai trò đứng đầu không lay chuyển của đảng.

 

Như người ta đã loan báo, bắt đầu chiến dịch đó là một cuộc hội nghị bàn về các vấn đề tư tưởng do Tổng bí thư TƯ ĐCSTQ và Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình chủ trì ngày 19 tháng 8 năm nay. Các bạn hãy chú ý đến ngày tháng - đó chính là ngày mà hồi năm 1991 ở Liên Xô đã xảy mưu toan một cuộc đảo chính kết thúc bằng việc thủ tiêu quyền lực của ĐCSLX và giải thể Liên Xô. Người Trung Quốc coi trọng các biểu tượng lắm, và có thể không phải là ngẫu nhiên mà người ta chọn ngày đó để tiến hành hội nghị và thông qua một văn kiện đòi hỏi phải giáo dục dân chúng một cách nhất quán những giá trị của chủ nghĩa xã hội.

 

Hiện nay, trên các tờ báo trung ương của CHNDTH người ta thường có những bài kêu gọi tăng cường đoàn kết và không lặp lại những sai lầm của Liên Xô. Chẳng hạn như tờ “Nhân dân nhật báo” viết: “Đảng của Liên Xô và các nước Đông Âu đã mất quyền lực vì họ đã vứt bỏ vai trò đứng đầu trong lĩnh vực tư tưởng”.

 

Nhân thể nói thêm, sau những sự kiện ở Liên Xô hồi năm 1991, ở Trung Quốc người ta đã tiến hành một chiến dịch công tác tư tưởng rộng lớn trong khuôn khổ những đợt học tập trong đảng. Hồi đó, người ta khẳng định rằng quyền lực của ĐCSLX bị thủ tiêu là kết quả của chiến lược “diễn biến hòa bình” mà phương Tây đã thực hiện bằng cách gieo rắc “tính chất tư sản” vào Liên Xô.

 

Đằng sau những việc đó tất nhiên là cái cảm giác về mối hiểm họa ngày càng tăng: Trung Quốc ngày càng cởi mở hơn và làn sóng của “tính chất tư sản” khét tiếng đó trong nước ngày càng tiếp tục lớn mạnh hơn chừng nào thì tầng lớp trung gian ở đô thị lại càng vững vàng hơn. Vì thế trong thời đại Internet, rất khó mà giữ được lòng tin sắt đá theo kiểu Pavel Korchagin (1) mà ở nước CHNDTH người ta đánh giá rất cao, nơi mà phim của Hollywood được chiếu rộng rãi, việc đi ra nước ngoài và quảng cáo mỹ phẩm cho nam giới gần như hoàn toàn tự do.

 

Cái cảm giác khủng hoảng kinh tế cũng có cả trong uẩn khúc kinh tế: các nhà cầm quyền Trung Quốc phải thật thà thừa nhận là mô hình phát triển đất nước đã không còn thích dụng nữa, mặc dù trước đây nó đã tỏ ra rất thành công. Thay vì ra sức mãnh liệt phát triển theo chiều rộng dựa trên việc sử dụng khối lực lượng lao động vĩ đại rẻ mạt và thiếu học, thay vì rót tiền vào những dự án thiết kế khổng lồ, đã đến lúc phải chuyển sang những công nghệ kỹ nghệ phức tạp. Phải chuyển sang sự phát triển dựa trên nhu cầu ổn định trong nước của dân cư đang giàu lên, dựa trên sáng kiến của giới doanh nhân tư nhân, chứ không phải dựa trên những tập đoàn quốc doanh tham nhũng và không linh hoạt. Thế nhưng, mỗi người cộng sản đều biết rằng ngay cả nhà tư sản trung thực đi nữa cũng là một kẻ thù tiềm năng của họ. Chính vì thế, giới kinh doanh không quốc doanh (tư nhân) ở nước CHNDTH bị hạn chế, họ bị kìm hãm trong việc vay tín dụng, còn trong nước thì không có quyền sở hữu tư nhân về đất đai.

 

Ban lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc (nhất là Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường) đã nhiều lần nói về ý định tiếp tục và làm sâu sắc hơn quá trình cải cách và chuyển những cải cách đó lên cấp độ chất lượng mới. Người ta chờ đợi những nghị quyết to lớn loại đó tại cuộc hội nghị lần thứ 3 của TƯ ĐCSTQ vừa diễn ra. Nhưng, nghị quyết của hội nghị được công bố mấy ngày sau những cuộc họp kín, nói chung thì khá tù mù. Trong các nghị quyết đó nói về sự cần thiết phải làm những cải cách mới, nói về tầm quan trọng phải mở rộng vai trò điều chỉnh của thị trường, nhưng vẫn không nói gì đến nội dung cụ thể của những cải tạo sắp được tiến hành. Hình như ban lãnh đạo Trung Quốc đang căng thẳng suy nghĩ họ có thể đi xa đến mức nào trong việc thực hiện những biến đổi cần thiết, nhưng cực kỳ nguy hiểm đối với hệ thống thống trị của đảng.

 

Nhân thể xin nói thêm, theo như kết quả hội nghị TƯ ĐCSTQ vừa nói trên, người ta đã công bố thành lập ở Trung Quốc (xin chú ý!) Ủy ban An ninh quốc gia. Chắc là tổ chức này không giống như KGB của Liên Xô, mà là một tổ chức trung ương gì đó có nhiệm vụ tăng cường sự phối hợp hoạt động của cảnh sát và cơ quan mật vụ. Như vậy thì củng cố sự thống nhất ở Trung Quốc sẽ không chỉ bằng các phương pháp học tập trong đảng và nghiên cứu những sai lầm nguy hại của Liên Xô đã tiêu vong rồi mà thôi đâu./.

 

Vasili Golovnin, nhà báo, Tokyo

 

Nguồn: echo.msk.ru 17,11.2013 

 

Người dịch:

 




 

Bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc NHNN VN: "Láng giềng chúng ta sang đây xây dựng làng xã, thành phố rồi!"


Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con. 

Bà Dương Thu Hương đã phát biểu như sau: 


“Đi vào cụ thể thì tôi thấy rằng, thí dụ như trong cương lĩnh viết thì rất hay nhưng mà tôi nghĩ đưa rất nhiều cái khái niệm mà tôi chẳng hiểu được. Như cái khái niệm mà chúng ta vẫn cứ lúng ta lúng túng là ‘một nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa’. Mà cũng báo cáo với các anh là riêng ngân hàng thì không biết ‘định hướng XHCN’, kinh tế thị trường có ‘định hướng XHCH’ trong hoạt động ngân hàng, nó là cái gì? Thì chúng tôi cũng khó có thể là cụ thể hóa ra được. Ngoài ra lại còn ‘phát triển công nghiệp hiện đại, trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN’. Thế không biết ‘công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN’ là cái gì? Thế công nghiệp của XHCN nó khác với công nghiệp tư bản à? Thế thì tại sao lại cứ có cái đuôi ‘theo định hướng XHCN’? Thế rồi ‘xây dựng một nền dân chủ XHCN’. Thì đúng ra ngày xưa học về Mác – Lênin có cái câu là ‘dân chủ của CNXH thì dân chủ gấp trăm lần tư bản’.

Thế nhưng mà với cái thiển cận, tôi nghĩ dân chủ ở đâu cũng giống nhau thôi, là người dân được phép nói, đấy là dân chủ. Xã hội tạo điều kiện cho dân được nói, pháp luật tạo điều kiện cho dân được nói, thì đó là dân chủ, xã hội nào cũng thế. Lại còn cái dân chủ XHCN nữa! Cho nên từ công nghiệp hiện đại cũng theo định hướng XHCN, thì phát triển kinh tế thị trường cũng theo XHCN, rồi xây dựng nền dân chủ cũng theo XHCN thì tôi không hiểu nó là cái gì cả.

Trong cái cương lĩnh thì có một ý nữa, tức là vấn đề hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng thì trong đó có ghi là: Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Như vậy là tôi đọc cái này tôi thấy rằng, Đảng vẫn đặt dân tộc sau quyền lợi của giai cấp và của nhân dân lao động, đặt dân tộc thứ ba. Thì tôi thấy cái này rõ ràng là tại sao Đảng không vì quyền lợi của dân tộc là thiêng liêng trên hết, mà lại đặt quyền lợi của giai cấp lên trên hết?

Và tôi cũng đang muốn hỏi các anh, là hiện nay chúng ta còn giai cấp công nhân như ngày xưa không? Còn giai cấp vô sản như ngày xưa không? Hay là bây giờ tất cả các vị hữu sản hết rồi mà lại còn giàu có hơn cả những nhà tư bản mà nó phát triển hàng trăm năm nữa? Vậy tại sao chúng ta cứ phải có cái lý thuyết này? Cho nên tôi thấy điều này lợi ích của giai cấp đã được đặt đứng trên lợi ích dân tộc, thì tôi nghĩ rằng cương lĩnh thế thì không thể nào kêu gọi được đại đoàn kết dân tộc.


Thế rồi về văn hoá, xã hội, môi trường gì gì đấy v.v… Nhận định là ‘cuộc vận động đoàn kết toàn dân xây dựng đời sống văn hoá từng bước đi vào chiều sâu, môi trường và bảo vệ môi trường đã được nâng cao’, nhưng nó mâu thuẫn hoàn toàn với thực tế, là tệ nạn xã hội tăng, an toàn xã hội không đảm bảo, văn hoá thì tôi nói thật là chưa lúc nào văn hoá Việt Nam đồi truỵ đến như thế. Bật TV ra, phim Việt Nam ngay cả quảng cáo cũng là mầu sắc sexy rất là mạnh. Tôi không hiểu là, nó [chẳng] có một cái thuần phong mỹ tục gì cả mà tôi xem tôi phát ngượng. Rồi ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm v.v… Cho nên cái nhận xét này, đánh giá này với cái thực tế tôi nghĩ rằng nó không trúng một tí nào cả.

Thế rồi, nhận xét về dân chủ xã hội có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được nâng cao, dân chủ trong đảng được mở rộng. Tôi không biết dân chủ trong Đảng được mở rộng kiểu gì, nhưng mà tôi vẫn cảm nhận rằng là cái dân chủ trong đảng vẫn là mất dân chủ nhất so với Quốc hội. Và đấy, tôi nghĩ rằng mình là Đảng viên, mà mình cũng không được đi bầu Tổng bí thư của mình, chẳng được cái quyền gì cả ngoài cái quyền họp chi bộ hàng tháng để ngồi kể lể cho nhau nghe thôi. Cho nên tôi nghĩ rằng đánh giá như thế này vẫn không đúng với thực tế.

Thế rồi ‘xây dựng nhà nước pháp quyền, Quốc hội tiếp tục được kiện toàn về tổ chức’. Cái vấn đề này cũng là một đại sự. Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền gì đâu ạ mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi ĐBQH và nếu ĐBQH là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cho nên nếu là một ĐBQH mà là vừa là đảng viên vừa là ĐBQH thì trong con người đó hoàn toàn mâu thuẫn, tức là không đảm bảo được quyền lợi của cử chi mà phải thực hiện vai trò đảng viên của mình và có thể lúc ấy là phải hy sinh cái quyền lợi của cử tri đi.

Cho nên là cái nhận định về xã hội pháp quyền và Quốc hội được tiếp tục hoàn thiện thì tôi cho rằng là, tất nhiên tuy có tiến bộ hơn nhưng mà nó vẫn đầy rẫy những cái gì đấy làm cho Quốc hội không thực quyền được, không thể thực quyền được. Và nhất là cái cơ cấu Quốc hội như hiện nay thì rõ ràng người ĐBQH là đảng viên, thì rõ ràng là người đó phải hy sinh quyền lợi của cử tri, chứ không phải là người đó bảo vệ quyền lợi của cử tri nữa.
....

Các anh thấy đại hội của những nhà chống tham nhũng mà được có lèo tèo vài người, có ai dám chống đâu, mà tham nhũng nghĩa là đầy ra. Là các anh cứ nói, tôi nói thật với các anh về kinh tế hai chữ ‘dự án’ nó thiêng liêng vô cùng, người ta cố gắng phải tìm ra được ‘dự án’, vì có dự án thì mới có tiền, có phần trăm. Cho nên cái đó là cái mà chúng ta cứ nói rằng thế nọ thế kia thì tôi nghĩ rằng nó cũng không thực tế, mà thấy cái tham nhũng và cái lãng phí của Việt Nam quá lớn. Rồi cũng nhận định là xử lý nghiêm những tổ chức, đảng viên sai phạm. Không đúng. Tôi nghĩ không đúng, không nghiêm. Tôi đặt câu hỏi là có thực sự nghiêm không hay là không muốn xử lý? Thì lúc nghỉ buổi trưa, tôi cũng có nói chuyện, tâm sự với các anh có những phi vụ cực lớn nhưng cuối cùng cũng im luôn. Nếu phi vụ đó ở Trung Quốc chắc bị bắn rồi. Nhưng ở Việt Nam bây giờ coi như chẳng có chuyện gì cả. Thế nhưng mà bây giờ vẫn cứ… Đã thế nó lại còn cứ thích lên DẠY CHO MỌI NGƯỜI VỀ ĐẠO ĐỨC, tôi rất khó chịu ở cái chuyện đó.

Về hạn chế trong báo cáo chính trị, thì tôi thấy rằng cái hạn chế mà chúng ta thấy rất rõ nhất mà trong này không đề cập đến, đó là cái khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng giãn rộng ra, ngày càng trầm trọng, chứ không phải là cái đó được thu hẹp lại. Cho nên, không phải là chênh lệch giữa các vùng các miền còn lớn đâu, mà trong này không hề nói tới khoảng cách chênh lệch giàu nghèo. Và bây giờ hình thành nên những nhà gọi là tư sản nhưng mà cộng sản, những nhà tư sản cộng sản: Tư sản đỏ. Còn dân nghèo thì, tôi cũng được vinh dự vào mấy năm Quốc hội được tiếp cận với nông dân, tôi thấy họ quá khổ luôn, họ quá bị áp bức bóc lột luôn. Hơi một tí bị tù, hơi một tí thì bị thế nọ thế kia và đất đai bị cướp đoạt luôn và cướp xong thì…

Ba mươi Tết tôi nhớ, có một ông thương binh gọi điện đến cho tôi là đến giờ này họ còn đuổi tôi ra khỏi nhà để họ giải phóng mặt bằng. Tôi phải gọi điện lên cho đồng chí bí thư dưới tỉnh mà tôi làm đại biểu: ‘Anh ơi, có gì đấy anh để qua tết đi. Anh đừng làm như thế này, đến Tết, mà người ta thương binh, người ta ăn Tết ở đâu?’ Thì như vậy, ông ta không nói gì cả, nhưng mà sáng hôm sau cái anh thương binh gọi điện cho tôi: ‘Chị Hương ơi, NÓ TRÓI TÔI NHƯ MỘT CON CHÓ, NÓ ĐÃ QUẢNG RA GIỮA ĐƯỜNG, và đất đai của tôi nó đã tịch thu’. Tôi nói thật, mà người ta thương binh chứ không phải là một dân thường, cái điều đó tôi rất là đau. Và tôi cảm nhận rằng cái bao nhiêu năm, bao nhiêu người hy sinh chiến đấu để được cái ngày hôm nay nhưng mà bây giờ người ta cư xử với những người cống hiến cho xã hội, cho nền độc lập của đất nước này như thế. Tôi đau vô cùng nhưng tôi không làm cái gì được. Mà Tết nhất đến nơi rồi mà còn làm như vậy. Cho nên tôi thấy cái này là cái mà trong cái hạn chế này không nói hết được những cái đó.

Về an ninh quốc phòng thì sáng nay các anh cũng ít nói đến nhưng quả thật tôi đang rất là lo sợ về cái việc này. Vì cũng dính dáng đến Quốc hội, cho nên tôi cũng thấy rằng những vấn đề về bauxite Tây Nguyên, vấn đề về cho thuê rừng, vấn đề về lao động nước ngoài không được giải quyết triệt để. Tất cả những vấn đề kinh tế này nó dẫn đến, nó dính đến vấn đề an ninh quốc phòng mà hiện tại không được giải quyết dứt điểm. Không rõ ràng, không dứt khoát, còn chần chừ và e ngại.

Thôi bauxite thì các anh cũng biết rồi không nói nữa. Nhưng rừng, cho thuê rừng: Xin báo cáo các anh là các đoàn ĐBQH ở những địa phương mà có rừng chothuê người ta nói rằng sau khi cho thuê nó rào hết tất cả lại, nội bất xuất, ngoại bất nhập, không biết bên trong nó làm cái gì. Mà cho thuê tối thiểu là 50 năm. Mà tôi rất buồn là một đồng chí Phó chủ tịch tỉnh một tỉnh cho thuê rừng này lại tuyên bố rằng: ‘50 năm sau có người thực hiện, sẽ có người kiểm soát giám sát’. Sao mà ngây thơ thế!

Thế rồi lao động nước ngoài, thưa anh rằng nước ngoài láng giềng chúng ta sang đây xây dựng làng xã thành phố rồi, mà nó không mang tên China Town đâu, chưa mang tên thôi nhưng mà nó sẽ mang tên. Rồi Quốc hội hỏi thì Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội chần chừ, không dám nói. Giả sử nhà tôi có phúc tôi được ở vị trí đó thì tôi sẽ trả lời Quốc hội một câu rằng: “Tôi sẽ về kiểm soát, kiểm tra và nếu mà không đúng theo pháp luật Việt Nam tôi sẽ trục xuất ngay”. Nhưng mà không dám nói câu đó mà lại phát biểu trước Quốc hội rằng “khó lắm, tế nhị lắm”. Thế thì thôi, đặt họ vào, họ chiếm đất của mình hết rồi.

Và các anh cứ đi từ Bắc Ninh lên Lạng Sơn xem, tất cả các dự án, những chỗ nào đất đai màu mỡ nhất là ở đấy các dự án của đồng chí bạn lớn của chúng ta hết. Mà người ta đã mang dự án sang, người ta mang công nhân sang, công nhân Trung Quốc sang, lấy vợ Việt Nam cắm đất đây luôn, sát ngay Hà Nội luôn. Tôi lo cái chuyện này vô cùng tận, nhưng mà không biết rằng trong báo cáo, trong cương lĩnh chính trị cũng như trong báo cáo chính trị, tôi thấy cái vấn đề này quá mờ nhạt luôn, quốc phòng an ninh chép đúng như những ngày xưa viết. Cái đó là cái rất đáng lo ngại.


Tôi có đọc cái quyển sách … của Thông tấn xã Việt Nam, họ nói trong cái quyển sách đó nó nói rằng tại sao Liên Xô sụp đổ? Liên Xô sụp đổ chẳng phải vì diễn biến hoà bình từ bên ngoài, mà Liên Xô sụp đổ từ lòng tin của người dân Liên Xô tan rã. Vậy thì Việt Nam chúng ta đang trên con đường đó, nhưng chúng ta vẫn rất chủ quan. Vẫn vẽ cho chúng ta một cái màu hồng vô cùng lớn, vô cùng đẹp, để [không] thấy rằng cái lòng tin với Đảng, với chính quyền này rất là sa sút rồi. Mà cái điều đó rất là nguy hiểm, nhưng mà trong này đánh giá rất là nhẹ nhàng.

Về nguyên nhân thì quả thật đánh giá cũng rất sơ sài, rất sơ sài, đổ cho khách quan, đổ cho khủng hoảng, đổ cho suy thoái, đổ cho thiên tai dịch bệnh, đổ cho yếu kém vốn có của nền kinh tế. Tôi hỏi rằng nền kinh tế nó có tội tình gì mà tự nhiên nó yếu kém? Có phải cái yếu kém đó tự nó phát sinh ra không hay là do cơ chế chính sách của mình tạo ra để cho nó yếu kém?

Ngày xửa ngày xưa còn bảo đất nước lạc hậu bao năm gì gì đấy, nhưng bây giờ 35 năm rồi, 40 năm rồi làm sao còn cái chuyện đất nước nông nghiệp lạc hậu, yếu kém nữa. Nó là do chúng ta, do cơ chế chính sách chúng ta làm cho cái nền kinh tế này yếu kém. Chứ đừng nói nó vốn có, cái vốn có này nó xa xưa lắm rồi. Cho nên cái nhận định này tôi cho là không đúng.

Thế rồi nhận định nữa là do ‘sự chống phá của các thế lực thù địch’. Tôi thấy chưa tìm đâu thấy cái chống phá bên ngoài, nhưng cái niềm tin của dân đã giảm, thì còn nguy hiểm hơn cả thế lực bên ngoài. Cái điều đó là cái mà tôi cho rằng cần phải đánh giá như thế, chứ còn ba cái thằng Việt kiều nó về lọ mọ vớ vẩn, không thèm chấp. Tất nhiên chúng ta vẫn cảnh giác nhưng chưa thấy ai chống phá chúng ta những cái gì mà gọi là để cho đất nước này đổ cả. Mà tôi chỉ sợ cái lòng dân này làm cho chúng ta sụp đổ. Nó như là một toà nhà mà bị mối, mặt bên ngoài toà nhà vẫn rất đẹp nhưng mà nó bị mối hết rồi".

Mời nghe toàn bộ audio tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=qmXieC4EVvE&feature=youtu.be

 


 

Tòa án Tây Ban Nha đưa lệnh bắt giữ đối với ông Giang Trạch Dân, cựu chủ Tịch Trung Quốc

Các viên chức Tòa Đại Sứ Trung Quốc ở Madrid đã không bình luận gì về tuyên bố của tòa án Tây Ban Nha và cũng không trả lời các câu hỏi được báo chí gửi đến.

Cali Today News – Tòa án National Court của Tây Ban Nha hôm thứ ba 19/11 đã ra trát lệnh bắt giữ đối với cựu Chủ Tịch Giang Trạch Dân và 4 viên chức TQ khác về tội diệt chủng đối với người Tây Tạng.

 

Tòa án này cho hay đã nhận và chấp thuận xem xét đơn tố cáo của các nhóm nhân quyền Tây Ban Nha ủng hộ Tây Tạng theo đó 5 bị cáo kể trên có thể đã đóng vai trò trong cáo trạng diệt chủng và cần phải được thẩm vấn.

 

Trong số các viên chức trong trát lệnh bắt giữ có cả cựu Thủ Tướng Lý Bằng, cựu giám đốc công an Qiao Shi, cựu bí thư đảng CSTQ ở Tây Tạng là Chen Kuiyan và cựu Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch Pen Pelyun.

 

http://www.baocalitoday.com/userfiles/image/News_Pictures/2013/11-19-13_Cali_Wed/China.jpg

Ông Giang Trạch Dân, cựu chủ Tịch Trung Quốc. Photo Courtesy:AP

 

Chính phủ Trung Quốc trước đây từng tuyên bố vụ điều tra Tây Ban Nha này là “bước xâm phạm vào nội bộ TQ và các cáo trạng là hoàn toàn bịa đặt”. 

  

Các viên chức Tòa Đại Sứ Trung Quốc ở Madrid đã không bình luận gì về tuyên bố của tòa án Tây Ban Nha và cũng không trả lời các câu hỏi được báo chí gửi đến.

 

Cựu Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào cũng đang bị điều tra nhưng không có lệnh bắt giữ ông này từ tòa án. Hệ thống pháp lý của Tây Ban Nha thừa nhận tính chất phổ quát của công lý, vì thế các nghi can tội diệt chủng có thể bị xử tại các tòa án bên ngoài lãnh thổ của họ. 

 

Đào Nguyên source AP

 

NHÀ THƠ NGUYỄN XUÂN NGHĨA ĐƯỢC VINH DANH VỚI GIẢI NOBEL HÒA BÌNH LƯU HIỂU BA CAN ĐẢM VIẾT năm 2013

 

Bn Tin Liên Hi Nhân Quyn Vit Nam  Thy Sĩ

 

Nhà thơ Việt Nam lưu vong Nguyên Hoàng Bảo Việt (Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại) vừa báo tin : nhà thơ Việt Nam NGUYỄN XUÂN NGHĨA và nhà văn Trung Hoa TAN ZUOREN được Trung Tâm Văn Bút Trung Hoa Độc Lập vinh danh là tân khôi nguyên Giải LIU XIAO BO Courage to Write Award (Giải Nobel Hòa Bình LƯU HIỄU BA Can Đảm Viết) năm 2013Cả hai văn thi hữu Việt Nam và Trung Hoa hiện đang bị cộng sản giam nhốt, đày đọa nghiệt ngã ngay trên quê hương thân yêu của mình.

 

Đây mới thật là biểu hiệu của tình bạn hữu trân quý giữa những người cầm bút, những tác giả, những nhà tranh đấu cho Nhân Ái và Nhân Phẩm, cho Công Bằng Xã Hội, và một nền Văn Học Nhân Bản và Tự Do Sáng Tạo trên hai đất nước láng diềng Trung Hoa và Việt Nam.

Chúng tôi hân hạnh được chuyển đến quý bạn đọc và diễn đàn Bản Tuyên bố và Thông cáo của Trung Tâm Văn Bút Trung Hoa Độc Lập

mới phổ biến cho các văn thi hữu và báo chí quốc tế sáng hôm nay :

 

Genève ngày 18 tháng 11 năm 2013

 


 

For Press Release

15 November 2013

 

ICPC Statement on PEN International Day of Imprisoned Writers

 

Two Writers Honoured the Liu Xiaobo Courage to Write Award

 

The Independent Chinese PEN Centre (ICPC) has honoured two imprisoned writers, TAN Zuoren and Nguyen Xuan Nghia (Vietnam) the ICPC's 2013 Liu Xiaobo Courage to Write Award for their long-term tenacity and courage in writing despite the threat of imprisonment. In addition, ICPC have named four writers as new honorary members, including LIU Benqi, XU ZhiYong, LIU Hu and YANG Maodong.

 

As of the present, six ICPC members are still in jail, including YANG Tongyan, LIU Xiaobo, ZHU Yufu, ZHAO Changqing, ZHANG Lin, and LI Huaping. In addition, 24 of ICPC's former imprisoned honorary members are still in prison  in China, including KONG Youping, Nurmuhemmet YASIN, QI Chonghuai, XU Wanping, LU Jianhua, GUO Quan, TAN Zuoren, Hailaite Niyazi, LIU Xianbin, CHEN Wei, LI Tie, Memetjan Abdulla, Jangtse Donkho, Buddha, Dokru Tsultrim, WEN Yan, CHEN Xi, GAO Zhisheng, Tashi Rabten, Kunchok Tsephel Gopey Tsang, Kunga Tseyang, Gangkye Drubpa Kyab, RAO Wenwei and LI Bifeng. 62 such former imprisoned honorary members have already been released.

 

The ICPC’s "Liu Xiaobo Courage to Write Award" was created in 2006 and was previously known as the “Writers in Prison Award”. The laureates from 2006 to 2009 were YANG Tongyan, ZHANG Lin, Lü Gengsong, DU Daobin and XU Zerong. In March 2010, it was renamed after Dr. Liu Xiaobo, the ICPC’s honorary president and former president, to mark his courage in writing manifested over the last 20 years as well as his constant support for this award. Dr. Liu was detained in 8 December 2008 and has been serving a harsh 11 year sentence since 2009. From 2010 to 2012 the laureates of the award were LIU Xianbin, Zarganar (Burma), Hada, QIN Yongmin, CHEN Wei, Dolma Kyab and WU Yilong.

 

TAN Zuoren, 59, is an environmentalist, writer and former editor of Literati magazine. After the 2008 Sichuan earthquake, he questioned why so many schools collapsed in the quake - in many cases when other buildings around them remained standing. He asked netizens and people who had lost their children in the quake to help compile a detailed database of the victims. He also asked volunteers to help him detail evidence of shoddy construction at the schools. On 28 March 2009, he was detained on allegations of inciting subversion of state power because of an online article published in 2007 entitled “1989: A Witness to the Last Beauty: An Eyewitness’ Tiananmen Square Diary”, in which he criticized the government for its bloody crackdown on pro-democracy protests in Tiananmen Square in June 1989. On 12 August 2009, he was tried by the Intermediate People’s Court of Chengdu City. Tan Zuoren said in his final statement at the court, "Everything I do is simply to fulfill my obligations as a citizen and to adhere to common sense and tell the truth." Tan's lawyer, Pu Zhiqiang, believes that by exposing the extent of the destruction, he would have embarrassed the government. "They took out any mention of the earthquake from the verdict because they are afraid of referring to it," said Mr Pu. Tan's wife, who was not allowed to attend court, described the trial as "ridiculous" and a perversion of justice. On 9 February 2010, he was sentenced to 5 years in prison and 3 years deprivation of political rights. On 9 June 2010, the High People’s Court of Sichuan Province rejected the appeal and upheld Tan Zuoren’s sentence. Tan Zuoren is now held in Ya’an Prison in Sichuan Province and is scheduled for release on 27 March 2014.

 

Nguyen Xuan Nghia is a Vietnamese poet, journalist, essayist and novelist, a member of the Hai Phong Association of Writers and a founding member of the banned democracy movement known as Bloc 8406. He is the editor of the underground democracy journal To Quoc (Fatherland). As a journalist, he wrote for all the main government papers until 2003, when the government banned him because of his pro-democracy activities. On 9 October 2009, after a trial that reportedly lasted just a few hours, Nguyen Xuan Nghia was convicted of conducting anti-government propaganda under Article 88 of Vietnam’s penal code and sentenced to six years in prison. Article 88 forbids “all propaganda against the Communist system of government” as well as “slanderous allegations undermining national security, the social order and the people’s trust in the Party.” The indictment against him, which was dated 3 July 2009, cited 57 pieces written by Nguyen Xuan Nghia from 2007 until his arrest in 2008, including poetry, literature, short stories and articles that allegedly sought to “insult the Communist Party of Vietnam, misrepresent the situation in the country, slander and disgrace the country’s leaders, demand a pluralistic and multiparty system…and incite and attract other people into the opposition movement.” He is amongst dozens of activists to have been arrested since September 2008 as part of an ongoing crackdown on peaceful dissent. On 21 January 2010, an appeals court in the northern port city of Haiphong upheld Nguyen Xuan Nghia’s sentence. Foreign journalists were not permitted to attend the proceedings, which lasted a day. Nguyen Xuan Nghia was initially held at the B14 labour camp in Ha Dong province, south of Hanoi, reportedly in solitary confinement. According to his wife, he was also denied the right to see his family in retaliation for peaceful protests against prison conditions. In March 2012, his family went to visit him, only to discover that he had been transferred to a new detention facility near to the Vietnamese border with Laos, more than 400km from their family home, meaning that his wife’s visits became more difficult and costly. Later that month, his wife was allowed to visit him, but had to travel for two days in order to do so. Returning home from this first visit to the new camp, his wife reported that he was suffering from a number of health complaints, that his morale had been seriously affected and that he had contemplated suicide on a number of occasions. In July 2013, the international community learnt that blogger Nguyen Van Hai (aka Dieu Cay) had been on hunger strike in prison for the past 30 days in protest against the adverse conditions and treatment he and his fellow inmates were receiving from the jail guards and officers. It was reported that Nguyen Van Hai’s family and the outside world had only learned of this hunger strike because Nguyen Xuan Nghia had selflessly put himself at further risk by informing his wife about the strike during her most recent visit to the prison where the two writers are held. According to reports, the prison guards immediately muffled Nguyen Xuan Nghia and used excessive force to drag him across the floor and out of the visiting area. It was later reported that he had been moved into solitary confinement, and that he was likely to remain there for at least three months. Just a few weeks later, it was reported that this ‘disciplinary punishment’ had been temporarily suspended. However, when his wife visited him briefly she learned that although he was no longer in solitary confinement, he was now in an even more dangerous situation – sharing a cell with a criminal prisoner who is serving a life sentence for spying on China. In September 2013, it was reported that Nguyen Xuan Nghia had been physically attacked by his cell mate. There is now widespread concern for his health and safety.

 

Each year on 15 November, members of PEN international all over the world commemorate the  “Day of Imprisoned Writers” and honor the courage of our imprisoned colleagues in order to protest against repression and defend freedom of expression. ICPC reiterates that freedom of expression, including the freedom to write and publish, are inalienable and fundamental human rights. ICPC will continue to urge the release of Liu Xiaobo, Tan Zuoren, Yang Tongyan and all those imprisoned for their writings.

 

PEN International is the world's oldest human rights organization and international literary organization. ICPC is one of Pen International's 146 members and aims to protect writers’ freedom of expression and freedom to write worldwide and advocates for the rights of writers and journalists who are imprisoned, threatened, persecuted or harassed in China particularly.

 

For more information, please contact

 

Yu Zhang, Dr.

Executive Secretary and Coordinator of Press & Translation Committee


 

Cuộc họp bí mật (16 & 17 tháng 11 – 2013) tại Đà Nẵng bàn chuyện gì mà có cả bà Au Sang Suu Ky, đương kim đại sứ đặc biệt của Anh là cựu thủ tướng TONY BLAIR và 120 tài phiệt tư bản gộc tham dự ????????

tđantâm

*************************

Tỷ phú thế giới họp kín ở Đà Nẵng

Có tổng cộng hơn 120 khách là các nhà đầu tư, kinh doanh, tài chính... quốc tế đến Đà Nẵng bằng 19 máy bay riêng đắt tiền (giá trị lên đến hàng chục triệu USD) và một chuyến bay charter (thuê nguyên chuyến) bay từ Singapore sang tham gia hội nghị quốc tế mang tên Creative connection (Kết nối sáng tạo).

Siêu VIP đổ bộ đến Đà Nẵng
Sáng 17.11.2013, hành khách đến sân bay quốc tế Đà Nẵng tập trung sự chú ý vào chiếc chuyên cơ “Blair Force One” tại khu vực bãi đỗ máy bay quân sự sân bay Đà Nẵng. Trước đó, cùng nhiều chuyên cơ khác, chuyên cơ mang số hiệu G-CEYL của cựu Thủ trướng Anh Tony Blair đã đáp xuống sân bay Đà Nẵng để dự một hội nghị được tổ chức tại một khu nghỉ dưỡng cao cấp Việt Nam (bán đảo Sơn Trà, TP.Đà Nẵng).

Được biết, sự kiện này đã mời được cựu thủ tướng Anh Tony Blair đến tham gia diễn thuyết. Ông Tony Blair đến Đà Nẵng vào ngày 16/11 trên chuyên cơ màu đen mang tên Blair Force One trị giá hàng chục triệu USD. Chuyên cơ có thể chở 15-19 người, có phòng khách, bếp, phòng ngủ cùng nội thất và tiện nghi sang trọng. Khác biệt với các chuyên cơ đến trước, chuyên cơ của ông Tony Blair được bố trí đỗ tại sân quân sự thuộc Sư đoàn không quân 372 với sự kiểm soát an ninh nghiêm ngặt.

Trước đó, họ đã chuyển nhiều container vật dụng đến để phục vụ khách của mình. Toàn bộ khu nghỉ dưỡng cao cấp này gồm 119 phòng ở và biệt thự sang trọng đã được thuê bao, không cho bất kỳ khách nào lưu lại. Theo dự kiến ban đầu, các tỉ phú và chính khách sẽ tham dự đêm Gala Dinner tại Hội An vào ngày 15.11. Tuy nhiên, do Hội An bị lũ nên đêm gala đã bị hủy bỏ. Được biết, hội nghị đã làm việc đến 12 giờ đêm qua. Cũng theo nguồn tin này, chuyên cơ “Blair Force One” sẽ rời Đà Nẵng đi Jordan ngay trong đêm sau khi kết thúc hội nghị.

Suốt thời gian các tỉ phú ở Đà Nẵng, mọi hoạt động của họ từ việc dự hội nghị, nghỉ ngơi, ăn ngủ đều diễn ra trong khuôn viên rộng hàng chục hecta của khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort. Theo kế hoạch, tối 16-11 các cử tọa tham gia một bữa tiệc tối tại Hội An nhưng do TP này ngập lũ nên kế hoạch đã bị hủy, chuyển tổ chức bên trong khuôn viên resort và sử dụng đầu bếp của nhà hàng La Maison 1888 bên trong khu nghỉ dưỡng cao cấp.

Một nguồn tin cho biết, ngoài ông Tony Blair, còn có chính trị gia Myanmar Aung San Suu Kyi và cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell cũng tham gia sự kiện trên.

Ảnh Vũ Trung
Họp kín thường niên?

Trong khi đó, báo điện tử phiên bản tiếng Anh chỉ đưa tin ngắn gọn về một hội nghị có sự tham gia của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh. Theo đó, vào ngày 15.11, lãnh đạo cao cấp của các doanh nghiệp nước ngoài đã tập trung tại Đà Nẵng để tham gia một hội nghị bàn về “những kết nối sáng tạo” (creative connections - NV) do SCB tổ chức.

Ngày 17-11, tại khi resort này, mọi hoạt động ở đây được giám sát rất kỹ lưỡng. Nếu ngày bình thường người dân có thể bỏ ra 700.000 đồng mua một vé vào tham quan chụp ảnh thì tại thời điểm diễn ra hội nghị, khu nghỉ dưỡng dừng hoạt động bán vé, không cho khách vào tham quan.

Được biết, phía tổ chức sự kiện đã bỏ tiền mua hết số phòng suốt thời gian tổ chức hội nghị này. Giá phòng một ngày ở đây cao nhất khoảng 120 triệu đồng (6.000 USD) và thấp nhất là 7 triệu đồng. Khu nghỉ dưỡng chỉ có một phòng Royal Residence giá 6.000 USD/đêm được một tổng giám đốc thuê trọn trong ba đêm 15, 16 và 17-11. Phòng này từng được công chúa Ả Rập thuê trong một tuần hồi đầu năm khi đến resort này nghỉ ngơi.

Mặt khác, trên trang mạng cá nhân của nữ ca sĩ Hayley Dee Westenra, người New Zealand và là đại sứ của Tổ chức UNICEF, tiết lộ cô cũng tham gia hội nghị “Creative Connections” tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, cô cũng khẳng định đây là một sự kiện không công bố rộng rãi và rất “riêng tư”. Đến ngày 15.11, trang cá nhân của Hayley Dee Westenra có cập nhật một số hình ảnh tại Đà Nẵng nhưng tuyệt nhiên không hé lộ gì thêm liên quan đến “Creative Connections”.

Được biết, trước đây một hội nghị tài chính mang tên “Creative Connections” vào năm 2012 tại thành phố Livingstone (Zambia). Đến nay, trang mạng của “Creative Connections 2012” vẫn còn hiện hữu, nhưng những ai muốn xem thông tin chi tiết đều phải đăng nhập bằng mật mã.

Ảnh Vũ Trung
Theo một số thông tin có thể truy cập, “Creative Connections 2012 Livingstone” có sự tham gia của Giáo sư Joseph Stiglitz (Mỹ), người từng đoạt giải Nobel Kinh tế vào năm 2001. Vào tháng 4.2012, kênh Q-FM (Zambia) dẫn lời Tổng giám đốc SCB Zambia Mizinga Melu tiết lộ SCB sẽ tổ chức một hội nghị về đầu tư mang tên “Creative Connections” ở Livingstone, quy tụ 50 khách mời là những người nổi bật hàng đầu trên thế giới.

Một số thông tin hạn chế trên internet cho thấy đã có một sự kiện mang tên “Creative Connections” tổ chức vào năm 2010. Tại đây có sự hiện diện của cựu TTK LHQ Kofi Annan cùng nhiều chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp thế giới.

Nhanh chóng rời Việt Nam
Đến chiều 17-11, hơn 100 khách theo chuyến bay thuê chuyến đã làm thủ tục trả phòng tại resort ở bãi Bắc, bán đảo Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Riêng các tỉ phú, chủ tịch tập đoàn đa quốc gia đến Đà Nẵng bằng máy bay riêng cũng sẽ trả phòng trong tối 17-11.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, phó cục trưởng Cục Hàng không VN Võ Huy Cường cho biết các máy bay đã xin phép đậu ở sân bay quốc tế Đà Nẵng từ ngày 14 đến hết 17-11. 19 máy bay xuất phát từ nhiều trung tâm tài chính, du lịch trên thế giới như Ả Rập, Hong Kong, Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia...được cấp phép đậu ở đây với mức phí dịch vụ điều hành đi/đến, đậu máy bay, hỗ trợ đảm bảo hoạt động bay, soi chiếu an ninh, phí cất/hạ cánh, bơm nhiên liệu, làm vệ sinh... theo quyết định về mức giá, khung giá một số dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay VN do Bộ Tài chính công bố.

++++++++++++


 

(Tinmoi.vn) Nhiều doanh nhân tỉ phú, siêu sao bóng đá, điện ảnh, âm nhạc từng đến Việt Nam trên những chuyên cơ riêng đắt tiền và tất nhiên là đều ở những khách sạn vào hạng sang trong nhất Việt Nam.

 

Hàng loạt tỉ phú thế giới đến tụ họp tại Đà Nẵng bằng chuyên cơ riêng

Mấy ngày gần đây, Việt Nam xôn xao về “cuộc họp kín” của các tỉ phú thế giới tại Việt Nam.

Có tổng cộng hơn 120 khách là các nhà đầu tư, kinh doanh, tài chính... quốc tế đến Đà Nẵng bằng 19 máy bay riêng đắt tiền (giá trị lên đến hàng chục triệu USD) và một chuyến bay charter (thuê nguyên chuyến) bay từ Singapore sang tham gia hội nghị quốc tế mang tên Creative connection (Kết nối sáng tạo).

Đại diện Cục Hàng không VN cho biết 15 máy bay xuất phát từ nhiều trung tâm tài chính, du lịchtrên thế giới như Ả Rập, Hong Kong, Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia... mang các số hiệu N383AJ, VPBJT, TPJ57DP, JJA095, AJ 601... đã được cấp phép đậu ở đây từ ngày 14 đến ngày 17/11.

SNSD, CLB Arsenal,CEO Facebook,Facebook,tỉ phú đến Việt Nam,chuyên cơ,máy bay riêng
Dàn chuyên cơ riêng của các tỉ phú thế giới tại Đà Nẵng

Suốt thời gian các tỉ phú ở Đà Nẵng, mọi hoạt động của họ từ việc dự hội nghị, nghỉ ngơi, ăn ngủ đều diễn ra trong khuôn viên rộng hàng chục hecta của khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort. Toàn bộ khu nghỉ dưỡng cao cấp này gồm 119 phòng ở và biệt thự sang trọng đã được thuê bao, không cho bất kỳ khách nào lưu lại.

Một nguồn tin cho biết, ngoài ông Tony Blair, còn có chính trị gia Myanmar Aung San Suu Kyi và cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell cũng tham gia sự kiện trên.

*******************


 

Toàn cảnh tỷ phú thế giới đổ bộ, họp kín ở Đà Nẵng


 THEO VIETNAMNET

Thứ hai 18/11/2013 10:24

Có tổng cộng hơn 120 khách là các nhà đầu tư, kinh doanh, tài chính... quốc tế đến Đà Nẵng bằng 19 máy bay riêng đắt tiền (giá trị lên đến hàng chục triệu USD) và một chuyến bay charter (thuê nguyên chuyến) bay từ Singapore sang tham gia hội nghị quốc tế mang tên Creative connection (Kết nối sáng tạo).


Siêu VIP đổ bộ đến Đà Nẵng

Sáng 17/11, hành khách đến sân bay quốc tế Đà Nẵng tập trung sự chú ý vào chiếc chuyên cơ “Blair Force One” tại khu vực bãi đỗ máy bay quân sự sân bay Đà Nẵng. Trước đó, cùng nhiều chuyên cơ khác, chuyên cơ mang số hiệu G-CEYL của cựu Thủ trướng Anh Tony Blair đã đáp xuống sân bay Đà Nẵng để dự một hội nghị được tổ chức tại một khu nghỉ dưỡng cao cấp Việt Nam (bán đảo Sơn Trà, TP.Đà Nẵng).

Được biết, sự kiện này đã mời được cựu thủ tướng Anh Tony Blair đến tham gia diễn thuyết. Ông Tony Blair đến Đà Nẵng vào ngày 16/11 trên chuyên cơ màu đen mang tên Blair Force One trị giá hàng chục triệu USD. Chuyên cơ có thể chở 15-19 người, có phòng khách, bếp, phòng ngủ cùng nội thất và tiện nghi sang trọng. Khác biệt với các chuyên cơ đến trước, chuyên cơ của ông Tony Blair được bố trí đỗ tại sân quân sự thuộc Sư đoàn không quân 372 với sự kiểm soát an ninh nghiêm ngặt.



Trước đó, họ đã chuyển nhiều container vật dụng đến để phục vụ khách của mình. Toàn bộ khu nghỉ dưỡng cao cấp này gồm 119 phòng ở và biệt thự sang trọng đã được thuê bao, không cho bất kỳ khách nào lưu lại. Theo dự kiến ban đầu, các tỉ phú và chính khách sẽ tham dự đêm Gala Dinner tại Hội An vào ngày 15/11. Tuy nhiên, do Hội An bị lũ nên đêm gala đã bị hủy bỏ. Được biết, hội nghị đã làm việc đến 12 giờ đêm qua. Cũng theo nguồn tin này, chuyên cơ “Blair Force One” sẽ rời Đà Nẵng đi Jordan ngay trong đêm sau khi kết thúc hội nghị.

Suốt thời gian các tỉ phú ở Đà Nẵng, mọi hoạt động của họ từ việc dự hội nghị, nghỉ ngơi, ăn ngủ đều diễn ra trong khuôn viên rộng hàng chục hecta của khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort. Theo kế hoạch, tối 16-11 các cử tọa tham gia một bữa tiệc tối tại Hội An nhưng do TP này ngập lũ nên kế hoạch đã bị hủy, chuyển tổ chức bên trong khuôn viên resort và sử dụng đầu bếp của nhà hàng La Maison 1888 bên trong khu nghỉ dưỡng cao cấp.

Một nguồn tin cho biết, ngoài ông Tony Blair, còn có chính trị gia Myanmar Aung San Suu Kyi và cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell cũng tham gia sự kiện trên.

Ảnh Vũ Trung


>> Cận cảnh hàng chục phi cơ hạng sang của tỷ phú thế giới tại Đà Nẵng

Họp kín thường niên?

Trong khi đó, báo điện tử Chinhphu.vn phiên bản tiếng Anh chỉ đưa tin ngắn gọn về một hội nghị có sự tham gia của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh. Theo đó, vào ngày 15/11, lãnh đạo cao cấp của các doanh nghiệp nước ngoài đã tập trung tại Đà Nẵng để tham gia một hội nghị bàn về “những kết nối sáng tạo” (creative connections - NV) do SCB tổ chức.

Ngày 17/11, tại khi resort này, mọi hoạt động ở đây được giám sát rất kỹ lưỡng. Nếu ngày bình thường người dân có thể bỏ ra 700.000 đồng mua một vé vào tham quan chụp ảnh thì tại thời điểm diễn ra hội nghị, khu nghỉ dưỡng dừng hoạt động bán vé, không cho khách vào tham quan.

Được biết, phía tổ chức sự kiện đã bỏ tiền mua hết số phòng suốt thời gian tổ chức hội nghị này. Giá phòng một ngày ở đây cao nhất khoảng 120 triệu đồng (6.000 USD) và thấp nhất là 7 triệu đồng. Khu nghỉ dưỡng chỉ có một phòng Royal Residence giá 6.000 USD/đêm được một tổng giám đốc thuê trọn trong ba đêm 15, 16 và 17/11. Phòng này từng được công chúa Ả Rập thuê trong một tuần hồi đầu năm khi đến resort này nghỉ ngơi.

Mặt khác, trên trang mạng cá nhân của nữ ca sĩ Hayley Dee Westenra, người New Zealand và là đại sứ của Tổ chức UNICEF, tiết lộ cô cũng tham gia hội nghị “Creative Connections” tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, cô cũng khẳng định đây là một sự kiện không công bố rộng rãi và rất “riêng tư”. Đến ngày 15.11, trang cá nhân của Hayley Dee Westenra có cập nhật một số hình ảnh tại Đà Nẵng nhưng tuyệt nhiên không hé lộ gì thêm liên quan đến “Creative Connections”.

Được biết, trước đây một hội nghị tài chính mang tên “Creative Connections” vào năm 2012 tại thành phố Livingstone (Zambia). Đến nay, trang mạng của “Creative Connections 2012” vẫn còn hiện hữu, nhưng những ai muốn xem thông tin chi tiết đều phải đăng nhập bằng mật mã.

Ảnh Vũ Trung


Theo một số thông tin có thể truy cập, “Creative Connections 2012 Livingstone” có sự tham gia của Giáo sư Joseph Stiglitz (Mỹ), người từng đoạt giải Nobel Kinh tế vào năm 2001. Vào tháng 4.2012, kênh Q-FM (Zambia) dẫn lời Tổng giám đốc SCB Zambia Mizinga Melu tiết lộ SCB sẽ tổ chức một hội nghị về đầu tư mang tên “Creative Connections” ở Livingstone, quy tụ 50 khách mời là những người nổi bật hàng đầu trên thế giới.

Một số thông tin hạn chế trên internet cho thấy đã có một sự kiện mang tên “Creative Connections” tổ chức vào năm 2010. Tại đây có sự hiện diện của cựu TTK LHQ Kofi Annan cùng nhiều chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp thế giới.

Nhanh chóng rời Việt Nam

Đến chiều 17/11, hơn 100 khách theo chuyến bay thuê chuyến đã làm thủ tục trả phòng tại resort ở bãi Bắc, bán đảo Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Riêng các tỉ phú, chủ tịch tập đoàn đa quốc gia đến Đà Nẵng bằng máy bay riêng cũng sẽ trả phòng trong tối 17/11.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, phó cục trưởng Cục Hàng không VN Võ Huy Cường cho biết các máy bay đã xin phép đậu ở sân bay quốc tế Đà Nẵng từ ngày 14 đến hết 17/11. 19 máy bay xuất phát từ nhiều trung tâm tài chính, du lịch trên thế giới như Ả Rập, Hong Kong, Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia...được cấp phép đậu ở đây với mức phí dịch vụ điều hành đi/đến, đậu máy bay, hỗ trợ đảm bảo hoạt động bay, soi chiếu an ninh, phí cất/hạ cánh, bơm nhiên liệu, làm vệ sinh... theo quyết định về mức giá, khung giá một số dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay VN do Bộ Tài chính công bố.

Suốt thời gian lưu lại ở sân bay Đà Nẵng, đội chuyên cơ này được kiểm soát nghiêm ngặt của an ninh.

 

***************


Hé lộ chuyện tỷ phú TG 'họp kín' ở Đà Nẵng


Thứ ba 19/11/2013 16:46

Dù rất thu hút dư luận nhưng mọi tin tức về cuộc họp này vẫn rất bí mật.

Hé lộ chuyện tỷ phú TG 'họp kín' ở Đà Nẵng

Có thể nói trong bốn ngày qua, việc hàng chục tỷ phú thế giới, các chính khách, giám đốc ngân hàng tầm cỡ quốc tế cùng về Đà Nẵng để tham gia hội nghị quốc tế là sự kiện khiến người dân tò mò, thắc mắc. Nhất là khi những vị khách tầm cỡ thế giới này lại đến và đi một cách lặng lẽ, không ồn ào bởi trước khi hội nghị này diễn ra, gần như không có bất kỳ phương tiện truyền thông nào hay biết, đưa tin về sự kiện này.


Chuyên cơ Blair Foce One của cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đậu ở sân quân sự. Ảnh: Đình Thiên


Được biết, trong các ngày từ 14 đến 17.11, có ít nhất 120 khách quốc tế đến Đà Nẵng và ở tại resort InterContinental Danang Sun Peninsula (bãi Bắc, bán đảo Sơn Trà). Họ đều là những tỷ phú từ khắp nơi trên thế giới, các nhà đầu tư, kinh doanh, tài chính tầm cỡ...

Đến tối 17.11, đã có hơn 2/3 khách đã trả phòng và rời TP.Đà Nẵng. Vẫn còn một tốp ở lại – đây là nhóm chuyên trách công tác hậu cần cho sự kiện này. Đến trưa 18.11, khu vực này vẫn hạn chế người lạ, khách du lịch ra vào.

Theo nguồn tin của Dân Việt, những vị khách VIP này đến Đà Nẵng hết sức bí mật. Công tác tổ chức, chuẩn bị nơi ăn ở đều lên kế hoạch cả năm trời. Những chiếc xe hạng sang như Ranger Rover, Mercedes hay Limousine đưa đón khách đều được công ty tổ chức thuê riêng, hay vật dụng tổ chức hội nghị, đến cả những bọc đệm ghế ngồi… đều được công ty tổ chức sự kiện ở Singapore trực tiếp mang sang trong 7 container. Và theo ghi nhận của Dân Việt, đến trưa 18.11, đội ngũ nhân viên ở khu resort InterContinental vẫn rất tất bật dọn dẹp và bố trí lại toàn bộ không gian.

Một nhân viên phụ trách bảo vệ của resort này cho biết, đây có thể xem như những vị khách lớn nhất, VIP nhất mà họ được đón tiếp từ trước đến nay. Và những ngày qua là ngày vô cùng áp lực, căng thẳng. Mọi công việc, từng việc làm dù nhỏ nhất đều không được để xảy ra một sơ suất nhỏ cũng như không được để một vị khách lạ lọt vào… Ngoài lực lượng bảo vệ của resort, đoàn khách còn có đội ngũ bảo vệ riêng. Với những chính khách như cựu Thủ tướng Anh Tony Blair thì còn có đội vệ sĩ riêng, chưa kể lực lượng công an, quân đội….


Hai chuyên cơ của tỷ phú được bảo vệ nghiêm ngặt ở sân bay Đà Nẵng. Ảnh: Đình Thiên


Theo nguồn tin mà chúng tôi có được, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đến Đà Nẵng lần này đã có bài diễn thuyết trước các nhà tài chính quốc tế vào chiều 17.11.

Chuyện ăn uống của các vị khách trong ba ngày ở đây cũng được giám sát rất kỹ lưỡng. Đặc biệt, công ty đứng ra tổ chức sự kiện này cũng chuẩn bị từ trước đó thiết kế những ngôi nhà tranh nhỏ trên bãi cỏ gần biển để tổ chức bữa ăn mang đậm nét làng quê Việt. Thực phẩm sử dụng trong ba ngày qua, trừ các món ăn Việt, đa phần các nguyên liệu đều được nhập và kiểm tra cẩn thận.

Theo Dân Việt

**************


Đã có rất nhiều tỷ phú, doanh nhân, ca sĩ, diễn viên nổi tiếng, ngôi sao bóng đá thế giới... đến Việt Nam bằng những chiếc chuyên cơ đắt tiền.

Chuyên cơ của các tỷ phú tụ hội ở Đà Nẵng


Tổng cộng hơn 120 khách là các nhà đầu tư, kinh doanh, tài chính... quốc tế đã đến Đà Nẵng bằng máy bay riêng đắt tiền để tham dự một hội nghị quốc tế mang tên Creative connection (Kết nối sáng tạo). Cuộc họp này được tổ chức tại một khu nghỉ dưỡng cao cấp ở bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, các máy bay đã xin phép đậu ở sân bay quốc tế Đà Nẵng từ ngày 14 đến hết 17/11. 15 máy bay xuất phát từ nhiều trung tâm tài chính, du lịch trên thế giới như Ả Rập, Hong Kong, Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia... mang các số hiệu N383AJ, VPBJT, TPJ57DP, JJA095, AJ 601... được cấp phép đậu ở đây. Suốt thời gian lưu lại tại sân bay Đà Nẵng, đội chuyên cơ này được an ninh kiểm soát nghiêm ngặt.


Dàn "chuyên cơ tỷ phú" xuất hiện tại Đà Nẵng gây chú ý những ngày qua.

Chuyên cơ N551VL (giữa) tại sân bay Đà Nẵng.



Giá của những chiếc chuyên cơ này từ vài chục triệu USD trở lên. Cơ quan hàng không cho biết đây là lần đầu tiên có đông đảo chuyên cơ cùng một lúc đậu ở sân bay Đà Nẵng như thế.

*********************


Hàng loạt tỷ phú thế giới đến tụ họp tại Đà Nẵng bằng chuyên cơ riêng.

Mấy ngày gần đây, Việt Nam xôn xao về “cuộc họp kín” của các tỷ phú thế giới tại Việt Nam.

Có tổng cộng hơn 120 khách là các nhà đầu tư, kinh doanh, tài chính... quốc tế đến Đà Nẵng bằng 19 máy bay riêng đắt tiền (giá trị lên đến hàng chục triệu USD) và một chuyến bay charter (thuê nguyên chuyến) bay từ Singapore sang tham gia hội nghị quốc tế mang tên Creative connection (Kết nối sáng tạo).

Đại diện Cục Hàng không VN cho biết 15 máy bay xuất phát từ nhiều trung tâm tài chính, du lịch trên thế giới như Ả Rập, Hong Kong, Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia... mang các số hiệu N383AJ, VPBJT, TPJ57DP, JJA095, AJ 601... đã được cấp phép đậu ở đây từ ngày 14 đến ngày 17/11.

Độ 'chịu chơi' của tỷ phú thế giới khi đến VN - 1

Dàn chuyên cơ riêng của các tỉ phú thế giới tại Đà Nẵng

Suốt thời gian các tỷ phú ở Đà Nẵng, mọi hoạt động của họ từ việc dự hội nghị, nghỉ ngơi, ăn ngủ đều diễn ra trong khuôn viên rộng hàng chục hecta của khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort. Toàn bộ khu nghỉ dưỡng cao cấp này gồm 119 phòng ở và biệt thự sang trọng đã được thuê bao, không cho bất kỳ khách nào lưu lại.

Một nguồn tin cho biết, ngoài ông Tony Blair, còn có chính trị gia Myanmar Aung San Suu Kyi và cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell cũng tham gia sự kiện trên.

“Đối thủ” của bầu Đức – tỉ phú danh tiếng George Soros

Ngày 30-12, tỉ phú người Mỹ gốc Do Thái George Soros, người đứng thứ 22 những người giàu nhất thế giới theo tạp chí Forbes (tháng 9.2012) với tài sản hơn 19 tỉ USD, đã chọn TP.Đà Nẵng là nơi nghỉ dưỡng mừng năm mới 2013.

Độ 'chịu chơi' của tỷ phú thế giới khi đến VN - 2

Chuyên cơ riêng của tỉ phú George Soros tại Việt Nam

Tỷ phú George Soros và vợ trên chiếc máy bay riêng đáp xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng cùng bạn bè và đoàn tùy tùng 8 người. Ngài George Soros năm nay 83 tuổi, hiện điều hành Quỹ đầu tư Soros Fund Management và được mệnh danh là "nhà tỉ phú thông thái nhất nước Mỹ", quỹ đầu tư mang tên ông đã có mặt ở VN từ năm 2010.

CEO facebook thuê máy bay riêng đến Việt Nam

Ngày 22/12/2011, Mark Zuckerberg đã bay chuyến thuê riêng từ Bangkok tới sân bay Nội Bài vào 14h38 chiều 22/12

Tại Việt Nam, Mark Zuckerberg và các thành viên khác đã thuê 2 chiếc máy bay trực thăng của một công ty bay Việt Nam để cùng với đội vệ sĩ chuyên nghiệp thân cận gồm 4 đi thăm Sapa. 

Độ 'chịu chơi' của tỷ phú thế giới khi đến VN - 3

Chiếc trực thăng CEO Facbook thuê riêng để đưa đoàn du lịch Sapa

Tại Hà Nội, cặp đôi tỉ phủ trẻ trú tại một khách sạn 5 sao. Và tại Sapa, họ cũng ở tại những khách sạn lớn trong trung tâm thị trấn Sapa.

***********************************

 

http://news.zing.vn/Lanh-dao-Da-Nang-khong-biet-ty-phu-the-gioi-hop-kin-post370225.html
Ông Trần Chí Cường, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đà Nẵng cho biết: "Qua chỗ quản lý xuất nhập cảnh thì chúng tôi biết là vừa có khoảng 14 - 15 chuyên cơ của nước ngoài ngoài hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng, nhưng cụ thể là chuyên cơ của những ai thì chúng tôi không rõ.

"Chúng tôi cũng chỉ có thông tin chung, một số nhà quản lý tài chính của một số tập đoàn, công ty ở một số nước đến họp tại một khu nghỉ dưỡng cao cấp trên bán đảo Sơn Trà nhưng họ họp kín, chúng tôi không có chi tiết cụ thể họ họp thế nào. Khu nghỉ dưỡng cao cấp đó không có báo cáo cho chúng tôi mà chúng tôi chỉ nắm qua các kênh khác, và đây là việc đón khách bình thường của họ", Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đà Nẵng nói.


Dàn "chuyên cơ tỷ phú" xuất hiện tại Đà Nẵng gây chú ý những ngày qua.

Ông Trần Chí Cường cũng chia sẻ, việc các nhà quản lý tài chính này đến họp tại khu nghỉ dưỡng kể trên cũng không liên quan gì đến các hoạt động thu hút đầu tư vào du lịch của Đà Nẵng. "Đó dường như chỉ là cuộc họp nội bộ về vấn đề tài chính của họ là chính, chứ chúng tôi chưa nghe có bất cứ thông tin gì về việc họ tính có chuyện đầu tư vào Đà Nẵng hay không. Kể cả hình như không liên quan gì đến hoạt động quan hệ đối ngoại của chính quyền thành phố, vì đây là hoạt động mang tính chất nội bộ của các công ty, tập đoàn đó với nhau, và họ chỉ chọn Đà Nẵng làm địa điểm để họp thôi".

Ông Phùng Tấn Viết, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Đà Nẵng, nói "chỉ biết về việc có một số nhà quản lý tài chính quốc tế đi chuyên cơ đến họp tại một khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ở bán đảo Sơn Trà thông qua một số thông tin trên báo chí".

Theo thông tin trên các phương tiện thông tin mấy ngày qua, sự kiện hàng chục tỷ phú thế giới cùng các chính khách, giám đốc ngân hàng tầm cỡ quốc tế cùng về Đà Nẵng dự một hội nghị "tuyệt mật" khiến cho nhiều người dân cực kỳ tò mò...

Bắt đầu từ ngày 14/11, sân bay Đà Nẵng khác lạ hơn ngày thường khi có 16 chuyên cơ triệu đô của cá nhân cập cảng hàng không. Nổi bật nhất trong các chuyên cơ triệu đô là chiếc "Blair Force One" sơn màu đen bóng của cựu Thủ tướng Anh Tony Blair được bố trí đỗ tại sân quân sự, thuộc Sư đoàn không quân 372 với kiểm soát an ninh nghiêm ngặt.

Chuyên cơ Blair Foce One của cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đậu ở sân quân sự.

Theo một nhân viên an ninh sân bay Đà Nẵng, những chiếc chuyên cơ này đến từ Ả Rập Xê Út, Philippines, Thái Lan, Anh, Singapore... Những chuyên cơ này đã xin giấy phép lưu lại sân bay quốc tế Đà Nẵng từ ngày 14 đến hết ngày 17/11.

Trong thời gian lưu lại sân bay Đà Nẵng, những chuyên cơ này đã thuê các dịch vụ bay bình thường, tuy nhiên dịch vụ an ninh thì được tăng cường khác thường. Nhân viên an ninh này cho biết thêm, trong số 16 chuyên cơ lưu lại Đà Nẵng thì có một chuyên cơ đã di chuyển qua lại từ Thái Lan đến Đà Nẵng hơn 2 lần trong 3 ngày qua.

 

 

 

-

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link