Monday, November 18, 2013

Việt Nam: Hành trình bất định đến CNXH


 

Việt Nam: Hành trình bất định đến CNXH


 

Video csVN đàn áp đp phá nhà ca tài sn đng bào thiu s


 

 

Luật sư Vũ Đức Khanh

Viết từ Canada

Cập nhật: 06:40 GMT - chủ nhật, 17 tháng 11, 2013


TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri

Người ta vẫn còn chờ xem liệu các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam có hay không có một kế hoạch dài hạn cho đất nước. Tuy nhiên, nếu năm 2013 sắp qua này gợi lên điều gì thì đấy chính là con đường phía trước xem ra vẫn còn đầy bất trắc.

“… Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” – đó là tâm trạng đầy “trăn trở” của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, trong một phiên họp tổ tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII mới đây.

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan



Câu nói đó phơi bày một sự thật là các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam chẳng có lấy một kế hoạch nào cho đất nước này cả. Thay vì thế, người ta hy vọng là đến một lúc nào đó, rốt cuộc, Việt Nam cũng có thể đạt được mục tiêu mà họ mong muốn.

Nhân dân Việt Nam, đặc biệt là lớp trẻ, không bàng quan trước những thất bại của chính phủ. Tuy nhiên, những tiếng nói phản đối đảng cộng sản và/hoặc nỗ lực tập hợp lực lượng chính trị đa nguyên đối lập với Đảng Cộng sản đều nhanh chóng bị bóp nghẹt, mầm mống của bất đồng chính kiến nhanh chóng bị vùi dập trước khi kịp nên hình hài.

Hệ quả là người dân tiếp tục mòn mỏi chịu đựng những bất cập của hệ thống chính trị, khi tình thế chưa đạt tới điểm đỉnh để người dân bị dồn đến chỗ phải ra tay hành động.

Dĩ nhiên, điều này không phải là muốn nói rằng chính phủ Việt Nam đã hoàn toàn không may mắn. Những cải cách kinh tế cuối thập niên 1980 đã cứu Việt Nam khỏi đói kém và sụp đổ.

Cuộc cải cách này không chỉ là một biện pháp cần thiết trong bối cảnh Việt Nam phải đối mặt với một thảm hoạ quốc gia tiềm tàng, mà còn có thể được ghi nhận một cách chính đáng như là nguồn gốc của tăng trưởng và thịnh vượng ở Việt Nam cho đến cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu gần đây – một diễn biến giúp phơi bày năng lực quản lý kinh tế rất yếu kém của chính phủ.

Thay đổi dường như là phương sách duy nhất mà Việt Nam lựa chọn mỗi khi quốc gia này rơi vào khủng hoảng. Khi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc vạch ra một đường hướng mới, ĐCSVN đã hành xử như vậy, nếu muốn duy trì ảo tưởng về tính chính danh của họ với người dân.

Còn nếu không thì thông thường nhà cầm quyền bằng lòng với hiện trạng, khi mà quyền lực nằm trong tay Đảng và người dân thì cần mãi mãi biết ơn.

Sự cần thiết phải cải cách là điều hiển nhiên, nhưng ngay cả một sự quá độ hợp lý từ chủ nghĩa cộng sản (hay bất kỳ phương diện nào của chủ nghĩa cộng sản vẫn còn tồn tại) sang chủ nghĩa xã hội cũng sẽ không đủ – không đủ một khi cấu trúc chính trị vẫn y nguyên. Thay đổi phải diễn ra ở gốc chứ không phải ở ngọn.

Bầu cử Quốc hội

Người dân hy vọng được thực thi dân chủ

Ở Hoa Kỳ, “rào cản vô hình” (glass ceiling) là khái niệm được mô tả như một rào cản không nhìn thấy và không thể phá vỡ đối với phụ nữ và các nhóm thiểu số khi họ muốn leo lên những nấc thang cao hơn trong các tập đoàn công ty. Ở Việt Nam, rào cản vô hình này đã ngăn cản người dân khỏi nỗ lực thúc đẩy dân chủ và nhân quyền trên đất nước của mình.

Tuy nhiên, vấn đề với việc phá vỡ rào cản là người ta phải đối phó với những mảnh vỡ bắn vào mình. Thách thức chính quyền đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro bị tù đày và/hoặc bị phạt tiền.

Một đất nước trẻ trung hơn


Cấu trúc chính trị ở Việt Nam phải thay đổi nếu đất nước này muốn tiến về phía trước. Đây không phải là lời kêu gọi cho một cuộc cách mạng vũ trang mà là một cuộc cách mạng chính trị. Trên 60% trong số hơn 90 triệu dân Việt Nam ra đời sau ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam.

Nói cách khác, hơn 60% người dân Việt Nam (ít nhất là hai thế hệ) đã phải nếm trải những gian truân của cuộc thử nghiệm thất bại về chủ nghĩa cộng sản, chứng kiến nền thịnh vượng mới le lói vào thời điểm chuyển giao thiên niên kỷ, rồi lại phải gánh chịu hậu quả của một chính phủ quản lý kinh tế yếu kém.

Đa phần người dân Việt Nam không sống qua hay vẫn còn hoài niệm về chiến tranh. Đây là một thế hệ người Việt Nam mới, và họ muốn thứ gì đó khác, thứ gì đó mà họ bị khước từ bởi một đảng vốn ra đời trong một không gian và thời gian khác.

Các nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam chắc chắn đều ý thức được những nguy hiểm của một cuộc chuyển giao quyền lực không êm ả (như ở Lybia hay Ai Cập chẳng hạn). Sự chuyển tiếp từ nhà nước độc đảng sang một chính thể đa đảng phải diễn ra một cách ôn hoà và minh bạch.

"Cộng đồng quốc tế không thể tiếp tục phản ứng trước những vi phạm của Việt Nam với một cái nhún vai bàng quan, bởi như thế là họ đã làm xói mòn bất kỳ nỗ lực cải cách nào diễn ra trên đất nước này."

Vì thế, người ta chỉ có thể hy vọng rằng các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam sẽ thuận theo công luận và thực thi những bước cải cách dân chủ vốn đã trở nên rất cần thiết, bắt đầu với bản Hiến pháp của đất nước.

Thật không may, ngay cả một sự sửa đổi Hiến pháp khiêm tốn nhất thể hiện mong muốn của nhân dân cũng đã là quá nhiều để cho người ta hy vọng. Bất chấp việc cho phép công chúng tham gia vào quá trình sửa đổi, nhà cầm quyền cho thấy là họ ít quan tâm đến chuyện lắng nghe những quan ngại của người dân.

Thay vì để Việt Nam tiếp nhận chủ nghĩa đa nguyên chính trị, Quốc hội lại củng cố Điều 4 Hiến pháp, vốn khẳng định đảng cộng sản nắm độc quyền chính trị ở Việt Nam.

Với việc chủ nghĩa đa nguyên chính trị không tìm thấy chỗ đứng và đòi hỏi của công chúng về những cải cách cơ bản bị bóp nghẹt, cũng như tình trạng thiếu một tầm nhìn dài hạn cho Việt Nam, tương lai của đất nước này vẫn bất định.

Rõ ràng là người dân Việt Nam phải tiếp tục gây áp lực lên nhà cầm quyền để có thay đổi. Tuy nhiên, gánh nặng cải cách không phải chỉ dồn lên vai họ.

Cộng đồng quốc tế không thể tiếp tục phản ứng trước những vi phạm của Việt Nam với một cái nhún vai bàng quan, bởi như thế là họ đã làm xói mòn bất kỳ nỗ lực cải cách nào diễn ra trên đất nước này.

Bài phản ánh quan điểm và cách hành văn của tác giả, một luật sư sống tại Canada.

 

BẢN TRƯỜNG CA THỨ BẢY
(Gởi người anh em bên kia giới tuyến)

 

Gió thu lạnh, từng lá vàng run rẩy
Cây  trơ cành buồn bã hứng trời sương
Tôi viết tiếp bản trường ca thứ bảy
Chút lòng  người  vong quốc gởi quê hương !

 

Một quê hương bên kia bờ đại hải
Nửa địa cầu vời vợi cánh chim bay
Quê tôi đấy, dân đau thương quằn quại
Tôi xa quê, lòng nhớ qúa, đêm ngày!

 

Xưa, đẹp lắm, từng bờ sông, ngọn núi
Giặc tràn về tất cả trắng màu tang
Hăm mấy năm tôi chờ cơn gió nổi
Tôi đợi  Kinh Kha phất ngọn cờ vàng!

 

Anh hỏi chúng tôi sao yêu đất nước
Lại âm thầm rời bỏ để ra đi
Và chị hỏi vì sao yêu tổ quốc
Cần bàn tay xây dựng lại không về ???

 

Tôi thẳng thắn trả lời anh và chị
Giận cũng đành. Tôi nói thật lòng tôi
Nếu còn đó, một độc tài đảng trị
Tôi có về, về tranh đấu mà thôi !

 

Quê hương đấy nhưng tôi không ở được
Cũng không về đóng góp bởi vì saỏ
Bởi Bác Đảng qúa tham tàn, bạo ngược
Hút máu dân đen, xiết họng đồng bào !

 

Hai chúng ta ở hai bờ giới tuyến
Hai con đường, lý tưởng nghịch chiều nhau
Tôi yêu tự do, công bình, chính thiện
Chế độ do dân lựa chọn, dân bầu

 

Đường anh chị rắc gieo mầm oan nghiệt
Nào giáo điều, nào lừa mị, gian tham
Nào khủng bố, nào tù lao, tiêu diệt
Nên căm hờn đầy dẫy Bắc Trung Nam !

 

Tôi nói thế nếu anh không vui lắm
Thì xin nhìn đất nước một lần xem
Có phải dân lành đói ăn, rách mặc
Chẳng tự do, không một chút nhân quyền ?

 

Dòng Bến Hải, Đảng chia đôi  vĩ tuyến
Rồi Đảng xua quân  xâm lược miền Nam
Có phải Đảng ném thương binh xuống biển
Đoạn tôn danh người ..."mất tích"...vinh quang ?

 

Có phải Đảng đã trả thù ác độc
Dân miền Nam sau khi cướp miền Nam
Nhãn "Cải tạo", mác "khoan hồng, học tập"
Thực chất giết người quỷ quyệt, dã man ?

 

Có phải Đảng chặt cây rừng, trộm gỗ
Để lụt hàng năm nước nổi, dân chìm ?
Cứu trợ gởi về, tiền kia Đảng giữ
Hiện vật nhập khọ Dân đói, đứng nhìn ?

 

Có phải đất dân Đảng thu, Đảng lấy
Dân biểu tình đòi, Đảng trả lại chưa ?
Có phải khắp nơi lòng dân chán ngấy
Những oán hờn cao chất ngất đơn thưa ?

 

Có phải Đảng bán dân làm nô lệ
Hết hạn rồi chẳng nhận họ về không?
Nước người trả. Đảng làm ngơ, mặc kệ
Chỉ dân đen là thân phận khốn cùng!

 

Có phải trẻ thơ bao em thất học
Đêm vỉa hè, ngày bới rác tìm cơm
Trường lớp thiếu nhưng hotel vẫn mọc
Dân không nhà nhưng Đảng lắm sân golf ?

 

Có phải Đảng bôi đen dòng lịch sử
Dạy trẻ thơ thù hận, dối gian không?
Trăm năm trồng người, người thành công cụ
Luồn cúi Nga Tàu,  khinh  rẻ tổ tông

 

Có phải thiếu niên đốt đời xuân trẻ
Để tương lai không  là thoáng phân vân ?
Em gái mười hai môi tô, mắt vẽ
Ai thắp đèn hồng mời mọc thiêu thân ?

 

Có phải Đảng, đỉnh cao ngồi chễm chệ
Trên ngai vàng, lòng chẳng xót thương dân
Kiểu bạo chúa, reo cười trên máu lệ
Trên bạc vàng, trên quyền lực, phi nhân ?

 

Đảng và dân rõ ràng hai giai cấp
Đảng sang giàu, dân nghèo đói,đau thương
Đảng thống trị và người dân bị trị
Đảng tàn hung, dân khốn cực trăm đường !

 

Lệ đã thấm.  Mầm xanh từ lòng đất
Đã nẩy chồi, đang lớn giữa quê hương
Dân Việt Nam với tinh thần bất khuất
Sẽ vùng lên mà rửa mối căm hờn

 

Anh thừa biết những lời tôi nói: ĐÚNG
Nên lo buồn mà chẳng dám nghe thôi
Đừng sợ nữạ Hãy nhìn vào sự thật
Để thương thân và thương đến giống nòi

 

Thế giới ngoài kia từng ngày biến chuyển
Những Bắc Hàn, Đông Đức, những Nam Tư
Khối Cộng Sản đang đi vào cõi chết
Vì lòng người bừng tỉnh giấc hoang mơ...

 

Thì hỡi chị, hỡi anh và hỡi bạn
Cùng chúng tôi, ta bước lại từ đầu
Hãy thành thật cho tình không đơn bạc
Muốn vườn tươi, phải diệt những loài sâu!

 

Muốn đất nước kịp người trong hội mới
Muốn ta không mai một chính đời ta
Muốn dân tộc tương lai không mù tối
Muốn ấm no hạnh phúc tới muôn nhà

 

Thì ta phải đập tan đời áp bức
Phá gông xiềng đòi dân chủ, tự do
Một thể chế chính quyền dân tạo dựng
Phải không anh? dân Việt vẫn mong chờ ???

 

Tôi đang nói với anh lời chí thiết'
Bằng con tim, bằng chân thật, tình người
Anh chẳng muốn nghe như tôi vẫn biết
Trong lòng anh, nguồn thác đã ngầm khơi...

 

Dòng thác đó lớn dần, lan rộng mãi
Trong  trái tim người tiến bộ các anh
Thành những dòng sông hướng về đại hải
Cùng với muôn lòng, đốt lửa đấu tranh!

 

Ngày anh về, quê hương vui biết mấy
Cả ba miền vàng rực bóng cờ xưa
Anh  đọc  lại bản trường ca thứ bảy
Nhìn anh, tôi cười. Mắt biếc. Xinh chưa ???

 

Ngô Minh Hằng

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày26/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link