Thursday, November 21, 2013

(Phần 30) - Bằng chứng bán nước toàn diện của cộng sản Việt Nam


 

Những sự thật cần phải biết - (Phần 30) - Bằng chứng bán nước toàn diện của cộng sản Việt Nam


 


Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Cộng sản Việt Nam đã bán nước cho Tàu? Câu hỏi đó là sự thật rất nhiều người biết. Nhưng thực chất cộng sản bán nước từ bao giờ? Nhằm hệ thống lại một lần nữa cả một quá trình bán nước của cộng sản Việt Nam mà đứng đầu bắt nguồn từ Hồ Chí Minh. Để từ đó, mỗi chúng ta cần phải thấy rằng: Không còn cơ hội cho chúng ta vô cảm với dân tộc nữa. Phải đứng lên lật đổ bọn bán nước cộng sản để cứu dân tộc càng nhanh càng tốt!

 

I. Những bằng chứng thực tế:


 

1. Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh:

 

Trong chuỗi dài hành trình bán nước của mình thì cộng sản Việt Nam đã thể hiện ra bên ngoài bằng hành động có chứng cớ đầu tiên phải nói đến đó chính là công hàm 1958. Xin được tóm tắt lại một số ý chính của công hàm này (Có thể xem đầy đủ tại:

 


 

a. Tuyên bố của phía Trung cộng về chủ quyền ở HS-TS của VN:

 

Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung cộng mà đại diện là thủ tướng Chu Ân Lai tuyên bố về chủ quyền hải đảo của Trung cộng. Tuyên bố này được thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân. Bạn đọc có thể tìm hiểu tại links sau:lunwen2.com/New-190.html (Những links cũ trong “Những sự thật không thể chối bỏ” - phần 2 đã bị xóa). Nội dung của tuyên bố trên của Trung cộng được dịch ra tiếng Việt như sau:

 

b. Trước hết là bản dịch của dịch giả Trần Đồng Đức:

 

Công bố của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải ngày 4 tháng 9 năm 1958

 

Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc (Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa).

 

Đại biểu ủy viên thường vụ đại hội nhân dân toàn quốc liên quan việc phê chuẩn quyết nghị công bố lãnh hải của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

 

(Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội ủy viên thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua)

 

Quyết nghị

 

Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội ủy viên thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua quyết định phê chuẩn về tuyên bố lãnh hải của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa

 

Đính kèm: Công bố của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải

 

Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố:

 

* Một: Lãnh hải của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc.

 

* Hai: Lãnh hải của Trung Quốc đại lục và duyên hải của các đảo được tính theo đường thẳng nối liền những điểm mốc ven bờ làm đường biên cơ sở, thủy vực từ đường biên cơ sở này hướng ra ngoài 12 hải lý là lãnh hải của Trung Quốc. Phần nước thuộc đường biên cơ sở này hướng vào bên trong, bao gồm vịnh Bột Hải, phần trong hải vực Quỳnh Châu, đều là phần nội hải của Trung Quốc. Các đảo thuộc đường biên cơ sở này hướng vào trong, bao gồm đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, đảo Mã Tổ, đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khưu, đảo Kim Môn lớn nhỏ, đảo Nhị Đảm, đảo Đông Định đều thuộc về các đảo thuộc nội hải của Trung Quốc.

 

* Ba: Tất cả phi cơ và thuyền bè quân dụng của ngoại quốc, chưa được chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho phép, không được tiến nhập vào lãnh hải vào không gian trên lãnh hải. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào vận hành tại lãnh hải của Trung quốc, phải tôn trọng pháp lệnh hữu quan của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

 

* Bốn: Dựa trên nguyên tắc quy định 2, 3 áp dụng cho cả Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc. Đài Loan và Bành Hồ địa khu hiện nay đang bị Mỹ dùng vũ lực xâm chiếm. Đây là hành vi phi pháp xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đài Loan và Bành Hồ đang chờ đợi để thu hồi, chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa sử dụng tất cả những phương pháp thích đáng tại một thời điểm thích đáng để thu phục những khu vực này, đây là chuyện nội bộ của Trung Quốc, không cho phép ngoại quốc can thiệp.

 

(Chú ý ở đây: Tây Sa và Nam Sa là cách gọi của Trung Cộng về HS-TS của Việt Nam)

 


 

Tuyên bố của Trung cộng

 

c. Bản dịch của báo Đất Việt (Cộng sản Việt Nam):

 

Nội dung bản dịch này là chính xác bản thân chúng ta có thể kiểm chứng. Tôi xin nêu ra đây một minh chứng bản dịch của Trần Đông Đức là chính xác vì vấn đề chính trong tuyên bố Trung cộng tuyên bố về chủ quyền HS-TS đã được tờ Đất Việt (Báo của đảng cộng sản Việt Nam công nhận). Đây là links của bài báo đó trên tờ Báo Đất Việt (Chi nhánh của BQP cộng sản):baodatviet.vn/quoc-phong/201107/Su-that-ve-cong-ham-cua-Thu-tuong-Pham-Van-dong-2256218/

 

Trong bài viết của báo Đất Việt có đoạn: Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4/9/1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).

 

Như vậy: Trung cộng rõ ràng đã tuyên bố HS-TS là của họ trong tuyên bố 4/9/1958 của Chu Ân Lai. Cả dư luận lẫn đảng cộng sản Trung quốc, cộng sản Việt Nam công nhận.

 

d. Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng:

 

Ngay sau khi tuyên bố của Trung cộng về việc HS-TS là của họ thì Phạm Văn Đồng lúc đó là thủ tướng Việt Nam Dân Chủ cộng hòa (VNDCCH) tiến hành việc đưa ra công hàm ký ngày 14/9/1958. Công hàm này như sau:


 

 

Công hàm này ngoài ra thời điểm đó còn được các tờ báo Nhân dân thời điểm đó đưa tin (Báo nhân dân là cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Việt Nam). Đây là hình ảnh của Báo nhân dân đã đưa tin về sự kiện này:



Và ngay sau đó thì sáng ngày 21.9.1958, Nguyễn Khang, Đại sứ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Trung cộng, đã gặp Cơ Bàng-phi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đã chuyển bức công hàm của Phạm Văn Đồng đến Chu Ân Lai.

 


 

Trước đó, năm 1956, Ung Văn Khiêm, nhân tiếp phái đoàn ngoại giao Trung cộng, Thứ Trưởng bộ Ngoại Giao có tuyên bố với Lý Chí Dân (Li Zhimin), tham tán sứ quán Trung cộng tại Việt Nam: “chiếu theo tài liệu Việt Nam thì HS và TS thuộc về Trung Quốc”.

 

Lê Lộc, Chủ Tịch Châu Á Sự Vụ, nhân có mặt cũng nói vào: “Theo sử liệu VN thì HS và TS thuộc TQ từ thời nhà Tống”. Sự việc này tạp chí Beijing Review ngày 18 tháng Hai năm 1980 đã có đăng lại trong bài "Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo Tây Sa và Nam Sa".

 

Sau này, khi trả lời Xuân Hồng BBC thì bà Bảy Vân vợ Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Duẩn nói: "Phạm Văn Đồng có ký văn bản: Ngụy nó đóng ở ngoài đó. Cho nên giao cho TQ quản lý Hoàng Sa... Phạm Văn Đồng có ký tên..". Điều này càng xác nhận cho việc bán nước của Phạm Văn Đồng là không thể chối cãi. Bạn đọc có thể xem clips phỏng vấn tại:youtube.com/watch?v=z8jX8YrRiG4

 

Trong cuộc phỏng vấn GS Hà Văn Thịnh - giảng dạy môn lịch sử tại trường Đại học Huế của RFA có nói: "Hồi đó tôi học năm thứ nhất Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Nói thực là ông Hoàng Tùng khi đó, tôi không nhớ rõ thầy giới thiệu như thế nào, nhưng mà thầy giới thiệu là các em hôm nay - 180 sinh viên Khoa Sử - Đại Học Tổng Hợp Hà Nội nghe ông Hoàng Tùng - Ủy viên Trung Ương đảng, Tổng biên tập báo Nhân Dân, hay là Ban tư tưởng Trung ương gì đó, chức vụ tôi không nhớ, nhưng mà ông Hoàng Tùng nói chuyện về lịch sử thì ông có nói chuyện Hoàng Sa. Ông nói nguyên văn thế này: "Vì ta bận đánh Mỹ, không có thời gian và chưa đủ khả năng để giải phóng Hoàng Sa nên nhờ bạn Trung Quốc giải phóng. Sau này mình thống nhất đất nước rồi phía bạn sẽ trả cho mình.".

 


 

Hội nghị về COC - DOC tại Indonesia ngày 4/9/2010 với tính cách phi chính phủ về vùng biển Nam Trung Hoa. Tại các buổi hội thảo lúc có lúc không này, phía cộng sản Việt Nam một lần nữa lại thấy bối rối khi được yêu cầu giải thích về sự im lặng của họ năm 1974, khi Trung Quốc nắm giữ cái mà Việt Nam bây giờ tuyên bố là một phần của lãnh thổ họ. “Trong thời gian này”, cộng sản Việt Nam nói, “có những tình trạng rắc rối về chính trị và xã hội tại Việt Nam, cũng như trên thế giới, mà phía Trung Quốc đã lợi dụng, theo từng bước một, để dùng biện pháp quân sự chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Và Trung Quốc đã thu gọn toàn bộ Hoàng Sa vào năm 1974.”.

 

Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên Bộ Trưởng bộ Ngoại Giao, trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 2 tháng 12 năm 1992 nói như sau: "Các nhà lãnh đạo của ta lúc trước xác nhận về Hoàng Sa và Trường Sa như vậy là do theo hiệp định Genève năm 1954 về vấn đề Đông Dương thì tất cả lãnh thổ từ vĩ tuyến thứ 17 trở vào Nam là thuộc chính quyền miền Nam, kể cả hai quần đảo này."

 

Năm 1977, bản thân Phạm Văn Đồng giải thích quan điểm của ông ta về công hàm này một cách gượng gạo: "đó là thời chiến nên phải nói như vậy thôi".

 

2. Mất đất và biển khắp nơi:

 

Không chỉ mất Hoàng Sa - Trường Sa cho Trung cộng bằng công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh thì hiện trạng mất đất và mất biển cũng diễn ra khắp nơi.

 

Thứ nhất, về mất biển: Ngày 25/12/200, Trần Đức Lương đến Bắc Kinh cùng Giang Trạch Dân ký Hiệp Ước cắt 11.362 km2 trên vịnh Bắc bộ cho Trung cộng, là hành động cắt biển bán cho Trung cộng để lấy 2.000.000.000 Usd, để về chia chác cho Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải... để đổi lấy những cái gật của Khải, Kiệt v.v...

 

Sau vụ bán nước cho Trung Cộng, theo lời ông Hoàng Minh Chính cho biết thì không ai biết được ai trong bộ chính trị đã ký tên trong vụ bán nước này, Bộ chính trị cộng sản đã dấu nhẹm chuyện này và BÍ MẬT đã được BẬT MÍ và sau đây là những diễn biến về cuộc BÁN NƯỚC:

 

1) Lê Khả Phiêu bị Trung cộng gài Mỹ Nhân Kế lấy cô Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) lúc Lê Khả Phiêu sang thăm Trung Quốc năm 1988 và sinh được một bé gái. Phiêu không đem con về vì sợ tai tiếng đưa đến nhiều lần Trung Cộng gửi văn thư đòi lấn vùng biển vào tháng 1 năm 1999. Đồng thời đòi đưa ra ánh sáng vụ nầy nếu Phiêu không hợp tác. Và buộc Lê Khả Phiêu phải hạ bút ký bản hiến biển ngày 30 tháng 12 năm 1999.

 

2) Ngày 31 tháng 12 năm 1999 phái đoàn Trung Quốc cầm đầu do Tang Jiaxuan và tình báo Trung cộng sang Việt Nam, họ gặp kín Lê Khả Phiêu bàn thêm về vấn đề hiến đất.

 

3) Ngày 25 tháng 2 năm 2000, Lê Khả Phiêu phái Nguyễn Duy Niên sang Trung cộng và Nguyễn Duy Niên cho biết Lê Khả Phiêu đã đồng ý việc hiến thêm đất. Trung cộng nghe tin rất hoan hỉ mở tiệc chiêu đãi Nguyễn Duy Niên một cách nồng nhiệt với nhiều mỹ nữ ở nhà khách Diao-yu-tai ăn nhậu cùng Ngoại Trưởng Tang Jiaxuan.

 

4) Bộ Trưởng Trung cộng Tang Jiaxuan gửi thư kín nhắn tin muốn gặp Bộ Trưởng cộng sản VN tại ThaiLand khi Tang Jiaxuan viếng thăm nước này. Ngày 26 tháng 7 năm 2000. Nguyễn Duy Niên đáp chiếc Air Bus bay từ phi trường Nội Bài vào lúc 6 giờ 47 sáng sang Thailand gặp Bộ Trưởng Ngoại giao TC tại khách sạn Shangri-La Hotel Bankok phía sau phòng Ballroom 2. Cuộc gặp rất ngắn ngủi. Tang giao cho Niên một chồng hồ sơ đòi cộng sản Việt Nam hiến thêm đất, biển trong hồ sơ ghi rõ TQ đòi luôn 50/50 lãnh hải vùng Vịnh Bắc Việt, đòi Việt Nam cắt 24,000 sq Km vùng biển cho TQ. Ngày 28 tháng 7 bộ chính trị nhóm chóp bu họp kín.

 

5) Sau hai tháng họp kín và bàn bạc, Bộ Chính trị cộng sản VN cử Phan Văn Khải qua gặp mặt Lý Bằng. Phan Văn Khải bay chuyến máy bay sớm nhất rời Việt Nam ngày 26 tháng 9 năm 2000 qua Bắc Kinh và được xe Limo chở từ phi trường Bắc Kinh về Quảng Trường Nhân Dân vào trưa hôm đó. Lý Bằng cho Khải biết là hai tay Lê Khả Phiêu và Giang Trạch Dân đã gặp nhau 2 lần cho vụ hiến đất rồi.

 

Lý Bằng cho biết Nông Đức Mạnh phải được cử làm Tổng Bí Thư sau khi Lê Khả Phiêu xuống, nếu không thì sẽ bị Trung cộng “đòi nợ cũ”, Khải trước khi về vẫn khước từ vụ hiến vùng biển VN và nói với Lý Bằng là sẽ xem lại sự việc. Sau đó Lý Bằng bắt Khải ngồi chờ, nói là Chủ tịch Giang Trạch Dân muốn gặp Khải tại Zhong-nai-hai và sau đó Khải được đưa đi gặp Giang Trạch Dân và cho Zhu Rongji hù dọa Khải nói: “Trung Quốc đã nắm trong tay Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh... nếu không nghe lời TQ Khải sẽ bị tẩy chay và coi chừng bị “chích thuốc”. Khải cúi đầu và run sợ, sau đó đòi về. Trước khi Khải về, một lần nữa Giang Trạch Dân nhắn Khải gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh chứ không nhắc tới tên người khác trong Quốc Hội cộng sản VN. Khải không được khoản đãi như một vị quốc khách vì tính tình bướng bỉnh không nghe lời đàn anh...”.

 

6) Vào ngày 24 tháng 12 năm 2000, Thứ Trưởng Bộ Ngoại giao cộng sản Lê Công Phụng được Trần Đức Lương âm thầm phái đến Trung Quốc gặp quan chức tình báo của Trung cộng là Hoàng Di - cánh tay phải của Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung cộng. Di nói tiếng Việt rất rành. Hai bên đã gặp nhau ở một địa điểm X gần biên giới Việt (tỉnh Móng Cái Việt Nam). Theo bản báo cáo cho bộ chính trị cộng sản VN, Lê Công Phụng cho biết lúc đầu Hoàng Di vẫn khăn khăn đòi chia 50/50 với Việt Nam về vùng biển Vịnh Bắc Việt “Beibu Bay” đòi lấy luôn đảo Bạch Long Vĩ sau đó Phụng, được bộ chính trị dặn trước là xin lại 6% của Vùng biển gần khu vực Bạch Long Vĩ vì đã được lâu đời là của Việt Nam, Kết quả cuộc đi đêm Việt Nam còn lại 56% Vịnh Bắc Việt và mất đi 16,000 Km2 vùng vịnh cho Trung cộng.

 

7) Ngày 25 tháng 12 năm 2000, Trần Đức Lương từ Hà Nội qua Bắc Kinh gặp Giang Trạch Dân và được đưa về Thành Bắc của Quảng Trường Nhân Dân, theo tài liệu lấy được của tình báo Trung cộng. Trần Đức Lương và Lê Khả Phiêu chính thức quyết định thông qua bản hiệp ước hiến đất bất chấp lời phản đối của Khải và nhiều người trong quốc hội. Bản hiến chương hiến đất cho Trung Quốc được chính Giang Trạch Dân và đảng cs Trung Cộng trả cho số tiền là 2 tỉ USD được chuyển cho các quan chức cộng sản chia nhau.

 

8) Ngày 26 tháng 12 năm 2000 vào lúc 2 giờ trưa, Lý Bằng được cận vệ đưa tới gặp Trần Đức Lương ở Quảng Trường Nhân Dân. Lý Bằng cho Lương biết là số tiền 2 tỉ dollar để mua 16,000 km2 vùng vịnh Beibu của Việt Nam là hợp lý. Trần Đức Lương cám ơn Trung cộng về số tiền này... Sau cuộc gặp này thì Khải, Kiệt v.v... đã đồng ý với quyết định bán đất cho Trung cộng vì có phần chia chác trong số tiền này. Lý Bằng nhắc lại chuyện Trung cộng đã bán vũ khí và hổ trợ cho cộng sản VN trong thời gian chiến tranh và số nợ trên Trung cộng dùng để trao đổi mua lại vùng đất Bắc Sapa của Việt Nam, Ải Nam Quan, Bản Dốc, Cao Bằng... Sau đó Lương được mời lên xe Limo và đưa về Zhong-nan-hai để gặp Zhu Rongji, Zhu Rongji không nói gì khác hơn là nhắc lại số tiền 2 tỉ USD sẽ được giao cho Việt Nam sau khi Lương trở về nước.

 

9) Ngày 26 tháng 2 năm 2001 Nguyễn Mạnh Cầm bay sang Trung Quốc để gặp Qian Qichen tại đảo Hải Nam. Nguyễn Mạnh Cầm cám ơn Trung Quốc đã mua vùng Vịnh Bắc bộ của Việt Nam (Beibu Bay) với giá 2 tỉ USD.

 

Nếu bạn đọc chịu khó tìm hiểu lại “Những sự thật cần phải biết” từ phần 23 đến phần 28 và 16 sẽ thấy rõ những tên thủ phạm, đó là những: Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phan Văn Khải, Võ Văn Kiệt v.v...

 

Thứ hai, khi nói đến mất đất cho Trung cộng, chúng ta không thể nào quên việc mất đất tại Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Bãi Tục Lãm và những Boxit Tây Nguyên, Đông Đô Đại Phố, Đảo Gạc Ma, Đỉnh Lão Sơn v.v...

 

Không khó để thấy thêm những bằng chứng cho thấy cộng sản Việt Nam hiện nay vẫn theo gương Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng tiếp tục bán nước với những phát biểu tri ân giặc:

 

Đầu tiên là bản Tuyên bố chung 10 điểm “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam” ký kết ngày 21/06/2013 giữa Tập Cận Bình tổng bí thư đảng cộng sản Trung cộng và Trương Tấn Sang.

 

Tiếp sau đó, để đền đáp “công ơn” hiểm độc trên của Trung cộng, Phùng Quang Thanh đại tướng ủy viên BCT / TW đảng, bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt đảng, quân đội Nhân Dân Việt Nam khẳng định tại buổi họp mặt kỷ niệm ngày thành lập Giải Phóng Quân Trung Quốc tại Bộ Quốc Phòng Việt Nam ngày 28/7/2012 như sau: “...Chúng tôi luôn trân trọng, ghi nhớ và mãi biết ơn sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn có hiệu quả mà đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã dành cho Việt Nam...”

 

Tiêu biểu cho tư tưởng chiến lược của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, Trần Đăng Thanh đại tá phó giáo sư - tiến sĩ, nhà giáo ưu tú, thuộc học viện Chính trị Quốc Gia Bộ Quốc Phòng trong một buổi giảng bài tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây ngày 19/12/2012 đã phân tích: “... Trong 4 năm kháng chiến chống Pháp, 21 năm chống Mỹ, nhân dân Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc đã từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ. Như vậy ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc hai điều không được quên...”.

 

Thứ ba, những bằng chứng mất biển đảo, đất đai khắp nơi đó xin được tóm tắt như sau:

 

- Tài liệu của CSVN, "Vấn đề Biên giới giữa Vệt Nam và TC" do NXB Sự Thật Hà Nội ấn hành năm 1979 xác nhận thác Bản Giốc của Việt Nam.

 

- Còn đây là sự thật về sự mất thác Bản Giốc mà các bạn hoàn toàn có thể kiểm chứng bằng hình ảnh và luận cứ:

 



 

Xin được trích lại một lời phát biểu của ông Mai Thái Lĩnh về vấn đề này như sau: 

"Ông Mai Thái Lĩnh: Bài viết của tôi vừa rồi có nhan đề là “Sự thật về Thác Bản Giốc” (Phần 1 và phần 2). Thật ra không phải tất cả đều là ý kiến của tôi, mà đây có thể nói là một công trình tập hợp tất cả những bằng chứng mà nhiều bài viết trước đây - nhiều người đã viết trong vòng khoảng chục năm nay, để chứng minh thác Bản Giốc hoàn toàn là của Việt Nam.

 

Trong đó đáng kể nhất là một nhà nghiên cứu ở Pháp, ông Trương Nhân Tuấn, một Việt kiều sinh sống ở Pháp. Ông đã sưu tập được rất nhiều tài liệu thành văn về quá trình ký kết và cắm mốc giữa hai bên -- giữa Pháp và nhà Thanh, vào cuối thế kỷ thứ 19.

 

Còn ở trong nước, tôi xin lấy ví dụ như ông Hàn Vĩnh Diệp, một đảng viên Cộng Sản và là một cán bộ hưu trí. Ông này đã từng 7 lần đến thăm Bản Giốc, từ 1958 đến 2006, và có lần từng ở lại một ngày một đêm ở bờ bắc của sông Quây Sơn. Địa điểm này bây giờ, theo như tác giả viết, đã thuộc về lãnh thổ của Trung Quốc rồi.

 

Tất cả những luận điểm của các tác giả nói trên vẫn còn một số điểm chưa thật chính xác, vẫn còn những lỗ hổng, khiến cho toàn bộ chưa có tính chất thuyết phục. Khó khăn lớn nhất là thiếu những bản đồ chi tiết để giải thích rõ trước đây đường biên giới như thế nào và hiện nay đường biên giới thay đổi ra sao. Nhất là cột mốc số 53.

 

Vừa rồi, trong quá trình nghiên cứu, tôi tìm được một số bản đồ. Đặc biệt là qua mạng internet tôi tìm được hai tờ bản đồ, tỉ lệ 1/50,000. Một là bản đồ do Quân đội Hoa Kỳ in năm 65 và một là của Quân đội Nhân dân Việt Nam in năm 1980. Hai bản đồ này về cơ bản thì địa hình rất giống nhau. Chỉ có khác là tờ bản đồ của Việt Nam thì Việt Nam đã Việt hóa và điều chỉnh một số điểm, nhất là địa danh. Quan trọng nhất là hai tờ bản đồ này có ghi rõ tọa độ địa lý và có những vòng cao độ, và trong đó đặc biệt là có ghi rõ các cột mốc nằm ở đâu. Cho nên tôi nghĩ rằng những người có trình độ về bản đồ học có thể căn cứ vào cái này để xác định tọa độ các cột mốc một cách hết sức chính xác.

 

Ngoài ra còn có một tờ bản đồ chi tiết về đường biên giới mới. Tờ bản đồ này sở dĩ có được là vào cuối tháng 10 năm 2011 có một đoàn nhà văn quân đội đã lên thăm đồn biên phòng Đàm Thủy ở gần thác Bản Giốc và chụp ảnh lại bản đồ chi tiết về đường biên giới này.

 

So sánh mấy tờ bản đồ với nhau thì chúng ta thấy rõ ràng là cột mốc 53 đã bị dời đi, đường biên giới bị sửa đổi, và do vậy nên ta mất đi một nửa thác chính của thác Bản Giốc. Cho nên có thể nói là với những tư liệu này chúng ta có thể chứng minh được thác Bản Giốc trước hoàn toàn là của Việt Nam.

 

Và tất cả những điều này rất ăn khớp với tất cả những tư liệu về địa lý trước đây của nước ta, cũng như ăn khớp với những điều mà trong bản Bị Vong Lục ngày 15 tháng 3 năm 1979 mà Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố trong cuốn sách “Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc” do Nhà Xuất bản Sự Thật xuất bản vào năm 1979. Có thể nói là tất cả rất có hệ thống và rất chính xác và đã chứng minh rằng thác Bản Giốc là hoàn toàn thuộc về Việt Nam.”

 


 

CSVN thừa nhận mất thác Bản Giốc: Trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo chí, Thứ trưởng Ngoại giao Cộng sản Việt Nam là Vũ Dũng, cũng là trưởng đoàn đàm phán biên giới giữa Việt Nam và Trung cộng, đã tìm mọi cách để biện minh cho việc cắt đất dâng biển cho Bắc Kinh, và thú nhận đã để mất Thác Bản Giốc và Ải Nam Quan.

 

Trong cuộc phỏng vấn, Vũ Dũng cho biết hơn 7 năm sau khi cắm cột mốc đầu tiên, Việt Nam và Trung Cộng đã hoàn thành việc phân giới cắm mốc 1400 cây số biên giới. Trong cuộc đàm phán cuối cùng trong 3 ngày qua, vấn đề mấu chốt còn lại là khu vực thác Bản Giốc ở Cao Bằng và cửa sông Bắc Luân ở Quảng Ninh. Nay sau khi thương lượng, kết quả vẫn như cũ là tại thác Bản Giốc, hai bên đã thống nhất đường biên giới đi từ mốc 53 cũ. Thác Bản Giốc có hai phần, phần hoàn toàn về phía Việt Nam gọi là thác cao, nhưng lại là thác phụ vì lượng nước không lớn. Thác thấp là thác chính sẽ chia đôi, mỗi bên được một nửa.

 

Vũ Dũng nói rằng hai bên hứa hẹn sẽ không xây dựng các công trình nhân tạo trong phạm vi hẹp khu vực thác để giữ nguyên cảnh quan, vì đây là một thác đẹp có thể khai thác du lịch, và Trung cộng cũng hứa hẹn sẽ hợp tác phát triển du lịch khu vực thác Bản Giốc. Hai bên còn hai cột mốc nữa ở thác Bản Giốc chưa cắm, đó là cột mốc trên thượng lưu ở mốc 53 và cột mốc ở ngay dưới chân thác.

 


 

- Và còn đây là những sự thật về mất Lão Sơn và những Đông đô đại Phố, người Tàu ở Hà Tĩnh v.v... mà chúng ta có thể dễ dàng kiểm chứng trong muôn vàn những sự thật về một Việt Nam “Đầy ắp Trung cộng”:

 

+ Sự thật mất Lão Sơn:




 

+ Hà Tĩnh phố Tàu:



 

Còn đây là một đoạn trích trên báo Pháp Luật - TPHCM (của chính cộng sản thừa nhận): “Trải dài 30 km dọc quốc lộ 1A qua các xã Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Thịnh (Kỳ Anh) xuất hiện hàng trăm quán cắt tóc, cơm, nhà hàng, khách sạn biển hiệu Trung Quốc, Đài Loan. Ông Nguyễn Văn Hùng, một người dân Kỳ Liên, cho biết: “Lao động Trung Quốc thường gợi ý nên lắp biển hiệu chữ họ và từ chối vào quán không có tiếng Trung. Vì vậy một số cửa hàng đặt biển hiệu toàn chữ Trung không có một chữ tiếng Việt, thậm chí không tiếp người Việt. Nhiều lúc tôi tự thắc mắc sao người ta lại biến đất Việt thành đất Tàu…!”

 


 

Và đây là nguyên nhân:

 


 

+ Boxit Tây Nguyên:

 

Với dự án khai thác bauxite Tây Nguyên (2001), hợp đồng cho thuê rừng đầu nguồn của 10 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, Trung Quốc đã nghiễm nhiên trở thành chủ nhân ông của những cao điểm chiến lược để khống chế Việt Nam và Đông Dương. 



 

Và còn rất, rất nhiều bằng chứng mà chúng ta có thể dễ dàng thấy: chúng ta đã mất biển đảo, đất đai trên khắp quê hương Việt Nam cho giặc Trung cộng.

 

3. Hán hóa đàn áp lòng yêu nước:

 

Để tiến hành việc Hán hóa và đàn áp lòng yêu nước của nhân dân ta, cộng sản đã đưa rất nhiều hình thức mà trong một vài bài viết không thể lột tả hết, do đó xin điểm lại một số điểm chính để bạn đọc có thể thấy hết bản chất bán nước của cộng sản Việt Nam.

 

Thứ nhất, về sách dạy tiếng Tàu, cờ sáu sao là những biểu hiện đầu tiên của sự nghiệp Hán hóa của Trung cộng mà cộng sản Việt Nam đã áp đặt. Các bạn có thể đọc được dễ dàng từ nguồn “báo đảng”:



 


Bảng chữ cái Trung Quốc in trên bàn học sinh

 




 Cờ sáu sao bán nước

 

Thậm chí ngay cả người dùng điện thoại di động cũng được thông báo bằng tiếng Trung cộng (Bài viết từ báo đảng: giaoduc.net.vn/Kinh-te/Thi-truong/Kho-hieu-thong-bao-tieng-TQ-chen-ngang-cuoc-goi-cua-MobiFone/294406.gd ).

 


(Tổng đài mobifone: 18001090 dùng tiếng Tàu nhắn tin)

 

Thứ hai, việc mở viện Khổng tử gần đây cũng là một bằng chứng chứng tỏ cộng sản đang dần bắt người Việt chúng ta thành tộc Hán.

 



 

Nhưng nó được bắt đầu từ đây:

 

Tờ nhật báo “Tiếng Dội” số 462, năm thứ 3, 1951, Âm lịch 22 tháng Bảy năm Tân Mão, giá bán 1 đồng, của Chủ nhiệm Trần Chí Thành tự Trần Tấn Quốc, Tòa soạn, Quản lý 216 đường Gia Long Sài Gòn, có bài mang tựa đề “Việt Minh vận động cho Việt Nam làm chư hầu Trung Quốc”, cho in nguyên văn một tờ truyền đơn do Trường Chinh ký như sau:

 

“ỦY BAN HÀNH CHÍNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 

NĂM THỨ VII 

TỔNG THƯ KÝ ĐẢNG LAO ĐỘNG VN 

SỐ: 284/LĐ ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC 

 

Hỡi đồng bào thân mến!

 

Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào!

 

Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế?

 

Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối Âu Tây ấy - một cách viết rõ ràng có mau thật đấy - và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc.

 

Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta - mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế - có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không? Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! Có thế thôi!

 

Hỡi đồng bào yêu mến! Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Đế quốc phương Tây đem qua xứ ta!

 

Ta hãy bỏ nhà bảo sanh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu!!!!

 

Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa học, phát minh v.v...

 

Ta hãy quét sạch lũ “trí thức” đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân!

 

Chúc “Tổng phản công” và “Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân”.

 

Trường Chinh

 

Tổng thư ký đảng Lao Động”.

 

Đây là một văn bản cho thấy đảng cộng sản chủ trương bán nước và Hán hóa dân tộc, kêu gọi làm chư hầu rõ rệt nhất cho Trung cộng. Việc này là một sự cho thấy rõ nét âm mưu Hán hóa của đảng cộng sản trong vô vàn hành động khác. Số báo Tiếng Dội này nằm trong Thư Viện tiếng Việt thuộc Bảo Tàng Viện Anh Quốc (British Museum - London). Bạn đọc hoàn toàn có thể kiểm chứng.

 

Thứ ba, việc đàn áp các cuộc biểu tình chống Tàu cũng là một biểu hiện cho thấy cộng sản bán nước toàn diện. Nếu không bán nước thì lý do gì ngăn cấm lòng yêu nước? Nhiều lắm những Nguyễn Văn Hải, Phạm Thanh Nghiên vv.. đã phải vào tù về lòng yêu nước của mình bị đảng cộng sản bắt vì “phản động”.

 

Vụ án blogger Điếu Cày




 

Vụ án Phương Uyên – Nguyên Kha




 

Đàn áp biểu tình yêu nước:







 


Không bán nước sao đàn áp người yêu nước?

 

II. Bán nước có hệ thống:


 

Những bằng chứng thực tế bán nước của cộng sản là rõ ràng, không thể chối cãi. Tuy nhiên nó được xuất phát bằng văn bản như thế nào? Trong khuôn khổ bài viết này sẽ nói về điều đó:

 

Thứ nhất, ngày 3.12.2001 trong “Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh “cụ thể là trong điểm thứ 6: “6- Hai bên xác định trong thế kỷ mới cần tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học-kỹ thuật và các lĩnh vực khác giữa hai nước theo phương châm bình đẳng, cùng có lợi, chú trọng hiệu quả, bổ sung ưu thế cho nhau, hình thức đa dạng, cùng nhau phát triển; tích cực khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp hai bên khai thác thêm thị trường hàng hóa của hai nước, tăng cường đầu tư và hợp tác, mở rộng quy mô hợp tác kinh tế và kỹ thuật, thực hiện các dự án hợp tác đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội thiết thực.

 

Nhân dịp này, hai bên đã ký Hiệp định khung giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi và Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ; và nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông.

 

Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng Trung Quốc trở thành thành viên Tổ chức thương mại thế giới. Trung Quốc tích cực ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.”

 

(xem toàn văn tại website của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ:viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20011203000335 )

 

Tháng 11.2006, Hồ Cẩm Đào sang Việt Nam chuyến nữa. Lần này thông báo viết: “Từng bước cải thiện cơ cấu mậu dịch, cố gắng thực hiện phát triển cân bằng và tăng trưởng bền vững thương mại hai chiều. Tích cực ủng hộ và thúc đẩy doanh nghiệp hai nước hợp tác lâu dài và cùng có lợi trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, khai thác nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác. Khẩn trương bàn bạc và thực hiện các dự án lớn như bô-xít Đắc Nông…”

 

(Xem tại website của báo Sài Gòn Giải Phóng cộng sản: sggp.org.vn/apec/2006/11/71847/).

 

Qua đây chúng ta thấy điều gì? Đó là Nông Đức Mạnh và đảng cộng sản đã bán nước cho Trung cộng thông qua dự án Bô Xít Tây Nguyên. Đó là bằng chứng không thể chối cãi của kẻ đứng đầu đảng độc tài cộng sản.

 

Theo một tài liệu được tiết lộ bởi Wikileaks thì Vụ Bauxit Tây Nguyên, Nông Đức Mạnh nhận 300 triệu USD - Nguyễn Tấn Dũng 150 triệu USD: “Những chuyển ngân cho gia đình Thủ Tướng Nguyền Tấn Dũng chỉ bắt đầu vào cuối năm 2006 và đến tháng 6 năm 2009 thì tổng số cũng đã lên khoảng gần 150 triệu đô la. Kể từ cuối năm 2001 đã có những giao dịch chuyển ngân hàng chục triệu đô la từ Trung Quốc sang các tài khoản của gia đình Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh ở Thụy Sĩ và ở Cayman Islands. Vào thời điểm của điện văn này là tháng 6 năm 2009 thì tổng số đã chuyển ngân lên tới gần 300 triệu đô la...

 

Theo tin từ một thân hữu báo chí ở Norway (Na Uy), một điện văn trong số 250,000 mà WikiLeaks lấy được từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và đã giao cho tờ báo buổi chiều lớn nhất Na Uy là tờ Aftenposten thì có một điện văn liên quan về Việt Nam nói đến dự án khai thác bô-xít nhôm ở Tây Nguyên.

 

Nội dung điện văn chính yếu là yêu cầu Bộ Tài Chính Hoa Kỳ giúp điều tra và xác minh một số giao dịch ngân hàng quốc tế. Cụ thể, theo điện văn này thì một nguồn tin trong giới ngân hàng Việt Nam cho biết kể từ cuối năm 2001 đã có những giao dịch chuyển ngân hàng chục triệu đô la từ Trung Quốc sang các tài khoản của gia đình Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh ở Thụy Sĩ và ở Cayman Islands. Vào thời điểm của điện văn này là tháng 6 năm 2009 thì tổng số đã chuyển ngân lên tới gần 300 triệu đô la.

 

Cũng trong điện văn này, nguồn tin từ ngân hàng Việt Nam cho biết những chuyển ngân cho gia đình Thủ Tướng Nguyền Tấn Dũng chỉ bắt đầu vào cuối năm 2006 và đến tháng 6 năm 2009 thì tổng số cũng đã lên khoảng gần 150 triệu đô la. Các chuyển ngân trong phần của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì không đề cập đến ngân hàng nước nào”.

 


 

Mặc dù chưa kiểm chứng được bằng văn bản công khai của Wikileaks nhưng việc đàn áp biểu tình chống Trung cộng (Trong đó có chống khai thác Bo xit Tây Nguyên), lặng im xem các ý kiến phản đối của nhiều quan chức như Đặng Hùng Võ, nhóm 72 và nhiều tổ chức, cá nhân khác của cộng sản Việt Nam có thể xem là bằng chứng về việc cộng sản nhận tiền và cho giặc Tầu vào làm boxit tại Việt Nam. Một minh chứng đặc biệt cho việc này là TS Cù Huy Hà Vũ đã vào tù vì việc chống lại chủ trương cho Trung cộng khai thác Bo Xit Tây Nguyên. Người ta nếu không nhận tiền bán nước thì không thể bỏ tù một tiến sỹ Luật, con của một đại công thần cộng sản vì một lý do lãng nhách nào khác.

 

Thứ hai, theo tin từ blog “Hỏi và trả lời” có bài viết nội dung sau: “10 giờ sáng ngày 08-04-2013, Thiếu tướng Hà Thanh Châu, Chính Ủy Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng (Chủ Nhiệm Tổng Cục là Trung Tướng Nguyễn Đức Lâm) được Luật Sư William Lê hướng dẫn đến Sở Di Trú King County, Seattle, tiểu bang Washington State, nạp đơn "xin tỵ nạn chính trị", sau 2 tuần lễ ông và vợ ông đi thăm 3 người con đang là "du học sinh" ở tiểu bang này.

 

"10 giờ sáng ngày 08-04-2013, Thiếu tướng Hà Thanh Châu, Chính Ủy Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng (Chủ Nhiệm Tổng Cục là Trung Tướng Nguyễn Đức Lâm) được Luật Sư William Lê hướng dẫn đến Sở Di Trú King County, Seattle, tiểu bang Washington State, nạp đơn "xin tỵ nạn chính trị", sau 2 tuần lễ ông và vợ ông đi thăm 3 người con đang là "du học sinh" ở tiểu bang này.

 

Bốn ngày sau, qua trung gian của 1 "viên chức" cao cấp Hoa Kỳ, ông trao cho chủ bút Tạp Chí Foreign Policy Magazine một tập tài liệu "tối mật", có liên quan đến sự sống còn của nước Việt nam, dự trù sẽ đăng tải cuối năm 2013. Tập tài liệu này, do người anh vợ của ông, Thiếu Tướng H.T.T. làm Chính Ủy Tổng Cục 2, dưới thời Tổng Cục Trưởng Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, chép lại nguyên văn từ cuốn băng nhựa AKAI mang bí số ML887, ghi âm những cuộc họp bí mật của các nhà lãnh đạo Việt Nam: Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh và Trung Cộng:

 

Giang Trạch Dân (sinh năm 1926), Lý Bằng, Lương Quang Liệt, Diệp Tuyển Ninh, Dương Đắc Chí, Hứa Thế Hữu... tại Thành Đô, thảo luận các thỏa hiệp sát nhập nước Việt Nam vào lãnh thổ "Trung Quốc". Chúng tôi (tác giả bài viết này), hiện làm "bỉnh bút" cho tờ Foreign Policy Magazine, nên được phổ biến bằng Việt ngữ, giới hạn, trong vòng thân hữu.

 

Thật ra, các cam kết "giao nước Việt Nam cho Trung Quốc", đã được "ký" bằng "lời hứa danh dự " của ông Hồ Chí Minh với 2 Đại Tướng Tàu Trần Canh và Vị Quốc Thanh, thay mặt cho Mao Trạch Đông vào năm 1926. Bốn năm sau, năm 1930, thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Hồ khẳng định một lần nữa với Tổng Lý Chu Ân Lai:"Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một. Một dân tộc. Một Nền văn hóa. Một phong tục. Một tổ quốc. Nếu giúp chúng tôi thắng Pháp, thắng Nhật, thắng tất cả bọn tư bản vùng Đông Nam Á, nắm được chính quyền, thì nợ viện trợ sẽ hoàn trả dưới mọi hình thức, kể cả cắt đất, cắt đảo, lùi biên giới nhượng lại cho Trung Quốc, chúng tôi cũng làm, để đền ơn đáp nghĩa..."

 

Vấn đề là trong tài liệu Thiếu tướng Hà Thanh Châu cung cấp có đoạn:

 

Ngày 10-08-1987, ông Nguyễn Văn Linh (đang mắc bệnh ung thư) bay qua Trùng Khánh gặp Hồ Diệu Bang (1915-1989), Đặng Tiểu Bình (1904-1992= thọ 92 tuổi) bàn luận về các kế hoạch cắt đất, cắt biên giới và phác họa rõ ràng hơn. 1 chương trình "sát nhập Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc" qua chiến thuật "Hòa Bình, hữu nghị, chầm chậm, êm ả, kín đáo, không ai có quyền biết đến" với thời gian 60 năm, phân ra làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 20 năm.

 

GIAI ĐOẠN I: Ngày 15-07-2020: QUỐC GIA TỰ TRỊ.

GIAI ĐOẠN II: Ngày 05-07-2040: QUỐC GIA THUỘC TRỊ.

GIAI ĐOẠN III: Ngày 05-07-2060: Tỉnh lỵ Âu Lạc.

 

Tỉnh trưởng vẫn là người Việt, đặt dưới quyền lãnh đạo của Tổng Đốc Quảng Châu”.

 

(Bạn đọc có thể xem tại đây: 




 


 

Thứ ba, Trung cộng đã cho thấy cộng sản bán nước cho họ nên Trung cộng đã ngang nhiên thực hiện các tuyên bố và hình ảnh cho thấy Việt Nam là một tỉnh của Trung cộng.

 

Trang mạng "Tiếng Hát Hữu Nghị" của CRI Đài phát thanh quốc tế Tàu cộng đăng bài viết "Khai mạc Đại hội Thể thao Truyền thống Dân tộc Thiểu số Trung Quốc lần thứ 9".

 



 

Theo trang tin tức của Trung Cộng “world.huanqiu.com” thì Nguyễn Chí Vịnh cũng cho rằng:“Việt Nam đã quyết định tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình Quốc tế, đã đề nghị Trung Quốc đến Việt Nam để tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình và giúp đỡ”.

 


 

Thế nào là cái gọi “Đề nghị Trung Quốc vào Việt nam tham gia gìn giữ hòa bình”? Đó chính là một tuyên bố: Rước voi về giày mả tổ của cộng sản Việt Nam!

 

Thậm chí Báo chí Bắc Kinh còn loan tải. "Chiến tranh ngoại giao Trung Quốc thắng lớn, chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc", "Đã thu phục một chư hầu đời nay chỉ cần 10 văn kiện hợp tác toàn diện".

 


Nguồn: Tân Hoa Xã.

 

Thứ tư, bán nước là chủ trương của cộng sản Việt Nam. Nhưng vấn đề là nó xuất phát từ đâu? Trong khuôn khổ bài viết này xin được trình bày rõ ràng nguồn gốc xuất phát của nó.

 

Như chúng ta đã biết công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng là bề ngoài của vấn đề, nhưng có một thỏa ước khác của Hồ Chí Minh với Trung cộng mà chúng ta gần như không được biết đến từ năm 1953. Năm 1953 chính Hồ đã ký giao ước gửi Việt Nam cho Tàu. Giao ước của Hồ là lúc đó hồ chấp nhận Việt Nam là 1 quân khu ngang hàng với Quảng Châu. Thực chất là Hồ đã đích thân ký thỏa thuận giao Việt Nam dần dần bắt đầu từ HS-TS sau đó cả VN làm một bang của Trung cộng như dạng các nước nhỏ dưới thời Xô Viết nếu chiếm được toàn Việt Nam nhờ Trung cộng viện trợ quân, vũ khí... Thỏa thuận này ký năm 1953 tại Quảng Tây. Không ngạc nhiên sau đó 1958 thì giao HS-TS bằng công hàm PVĐ và tiếp sau...

 

Giao ước có tên “Ghi nhớ hợp tác Việt Trung” - số hiệu (VT/GU- 0212) ký ngày 12/06/1953 tại Quảng Tây giữa Hồ và Mao như sau:

 

“Trước tình hình quân đội thực dân Pháp đang củng cố xâm lược Việt Nam. Đảng cộng sản nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đảng Lao động Việt Nam dân chủ cộng hòa nhận thấy cần có sự tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau để giữ tình đoàn kết hai đảng, chính phủ và nhân dân hai nước như sau:

 

Điều 1: Chính phủ Trung Quốc sẽ đồng ý viện trợ vũ khí theo yêu cầu chi viện của quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra sẽ gửi các cố vấn, chuyên gia quân sự để giúp đỡ quân đội nhân dân Việt Nam.

 

Điều 2: Đảng Lao động do đồng chí Hồ Chí Minh lãnh đạo đồng ý sáp nhập đảng Lao Động Việt Nam là một bộ phận của đảng cộng sản Trung Quốc.

 

Điều 3: Hai bên thống nhất Việt Nam dân chủ cộng hòa là một bộ phận của cộng hòa nhân dân Trung Hoa với quy chế của một liên ban theo mô hình các quốc gia nằm trong Liên Bang Xô Viết (Phụ lục đính kèm).

 

Điều 4: Trước đảng và chính phủ hai nước cần tập trung đánh đuổi thực dân Pháp và giành lại chủ quyền lãnh thổ cho Việt Nam. Các bước tiếp theo của việc sáp nhập sẽ được chính thực thực thi kể từ ngày hôm nay 12/06/1953.

 

Điều 5: Chính phủ cộng hòa nhân dân Trung Hoa đồng ý cung cấp viện trợ kinh tế cho chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa theo thỏa thuận đã bàn giữa chủ tịch Mao Trạch Đông và chủ tịch Hồ Chí Minh (Phụ lục đính kèm).

 

….

 

Ký tên: Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông”

 

Vì một số lý do an ninh, tôi không in được bản in của thỏa ước tối mật bán nước của Hồ cho Trung cộng mà chỉ là phần ghi lại nội dung chính của bản thỏa ước đó. Bản in này sẽ được cung cấp trong thời gian gần nhất có thể.

 

Nhưng có một điều tôi xin lưu ý: Có lẽ Hồ bị Lê Duẩn giam giữ tại K9 không hẳn đã phải vì lý do tranh giành quyền lực mà vì công hàm Hồ ký bán nước năm 1953. Chúng ta phỉ biết Duẩn là 1 tên cộng sản độc tài nhưng không bao giờ tán thành việc sát nhập 2 nước VN-TQ của Hồ. Và cũng có lẽ vì giao ước sát nhập 2 nước năm 1953 do Hồ ký này mà cộng sản Việt Nam hiện nay vẫn đang tiếp tục con đường bán nước...!

 

III. Kết luận:


 

Cộng sản Việt Nam đã bán nước toàn diện cho Trung Cộng xuất phát từ Hồ Chí Minh cho đến nay. Chính vì vậy những hành động bỏ mặc ngư dân, đàn áp biểu tình, cho người Tàu vào Việt Nam công khai không visa là điều quá sức dễ hiểu. Chúng ta cần phải cho người dân thấy điều này để chúng ta nhanh chóng đứng lên lật đổ đảng cộng sản nếu không muốn con cháu của chúng ta trở thành nô lệ cho Trung cộng.

 

Đất nước Việt Nam chúng ta đã trải qua 4000 năm văn hiến, chúng ta cũng đã có nhiều anh hùng như Trần Hưng Đạo, Quang Trung v.v... đã lãnh đạo dân tộc ta đánh đuổi ngoại xâm. Ngày nay băng đảng cộng sản Việt Nam chính là những Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc trong thời đại mới. Đó là một sự thật không thể chối bỏ rất đau xót mà chúng ta phải vượt qua! Hãy can đảm lên hỡi những người con Việt Nam! Tương lai phải thuộc về chúng ta, chính nghĩa thuộc về chúng ta!

 

6/11/2013

 


 

On Wednesday, November 20, 2013 6:14 PM, Hung Nguyen <minhhai9612@yahoo.com> wrote:

Mã mẹ sư cha mầy Thông Đổ và lũ toà thánh Roma

 

Chửi ít ...hì..hì...nhưng đầy phép lạ để chúng bây mở mắt ra mà làm người , chớ cứ ngồi chầu tại nhà thờ nghe mấy thắng mắc dịch áo thụn đen đỏ 'Nhồi Sọ'... sau đó nhét Bánh Thánh vào mồm , đả vậy còn uống tiết canh tươi của nhón quần hồng hàng tuần...hì..hì...muôn đời ngu vá ngáo tửng tửng...

 

   ...Mả tổ chúng bây ngu và ngáo vẩn còn ngu ngáo như tổ tiên lũ bây cách đây : 4-5 đời mà trước đây do bản chất ngu dốt , nghèo mạc , nên xin vào đạo để ăn và để trốn đói. 

 

các bố khôg dạy dổ chúng bây mệt tâm ...chỉ chửi ...mà theo kinh thánh củ mới và lời Dê Xù cùng Đ.M maria phán : 

 

Chúng chửi các con là đáng vì ngu và ngu mãi do vatican chúng chỉ đường đi bố láo.amen...

 

On Wednesday, November 20, 2013 5:35 PM, Thong Do <thongdo92@yahoo.com> wrote:

 

Đù má cái thằng Kiều Giang này ngu thật thôi ,Ông Cẩn  Ông có người hầu kẻ hạ thì ông sai người hầu, kẻ hạ của ông không lẽ ông ấy đi sai thằng bố con mẹ mày à ??   Mày không nhìn thấy như!~ng thằng gác cái mả ở Ba Đình nó khổng biết chừng nàọ Ruồi muỗi đậu mào mắt,vào mép mà nó không phép  cụ cưạ đuổi những con côn trùng ấy , Thằng bộ đội nó bị ngứa  ngáy khổ biết chừng nào ???

 

On Wednesday, November 20, 2013 1:43 PM, Kieu Giang <khanhhoi639@yahoo.com> wrote:

On Monday, November 18, 2013 4:58 PM, Giác Hạnh <giachanh2012@gmail.com> wrote:

 

“Bạo chúa miền Trung


” Ngô Đình Cẩn: Chân tướng kẻ tàn độc


Ngày ngày, Cẩn vận áo bà ba lụa trắng, chân đi guốc mộc, miệng bỏm bẻm nhai trầu, luôn mồm ra lệnh để sai khiến người hầu, kẻ hạ…


  • Thú vui của "bạo chúa miền Trung" Ngô Đình Cẩn
  • Ly kỳ cây sanh 14 tỷ của Ngô Đình Cẩn

Con đường chạy ngang từ bờ sông An Cựu dẫn lối lên nhà thờ chánh tòa của họ đạo Phủ Cam đã rất nhiều năm lặng lẽ, náu mình trong tiếng chuông rung và lời cầu kinh của những con chiên ngoan của Chúa.

Bỗng một ngày trở nên nhộn nhịp đến lạ thường, ngay cả những giáo dân đi lễ nhà thờ lệ thường vẫn khép nép, nay khuôn mặt nào cũng trở nên rạng rỡ, họ nhanh chóng truyền tai nhau cái tin Hoàng đế Bảo Đại đã ban hành quyết định thuận tình đưa Ngô Đình Diệm trở về Việt Nam để làm Thủ tướng.

Người ta nhìn thấy lối vào nhà của “mệ cố” Anna Phạm Thị Thân và đứa con trai mê cờ bạc, đá gà, câu cá… trở nên tấp nập người ra, kẻ vào.

 

Những kẻ thức thời đó không ai khác là các nhân vật tham gia đảng phái chính trị, những sĩ quan quân đội, cảnh sát quốc gia và cả những kẻ từng có quá khứ theo Việt Minh để tham gia kháng chiến nay vì không vượt qua được những cám dỗ đời thường nên “dinh tê” về thành để đầu hàng theo địch… tất cả những con người “xôi thịt” ấy đều khúm núm đến gõ cửa căn nhà rường cổ để vái chào Út Cẩn.

 

Những ngày sau khi ông anh Ngô Đình Diệm được về nước nắm quyền, cũng là lúc ở miền Trung, Cẩn biểu lộ một cách rõ nét sự trịch thượng, khinh người của một gã trọc phú mang dáng dấp của một phú nông hách dịch ở một số làng quê thời phong kiến.

Ngày ngày, Cẩn vận áo bà ba lụa trắng, chân đi guốc mộc, miệng bỏm bẻm nhai trầu, luôn mồm ra lệnh để sai khiến người hầu, kẻ hạ… Cứ mỗi lúc cần đến ai đó là ngay lập tức, Cẩn cầm chiếc chuông nhỏ trên tay để rung rung làm hiệu.

Rủi cho gia nô nào mà không đáp ứng kịp yêu cầu của Cẩn là cầm chắc bị nhiếc mắng thậm tệ hoặc là đánh đập đến khi nào thấy máu chảy mới chịu buông tay…

 

Nhiều bậc cao niên am tường về gia đình họ Ngô Đình ở Huế đã nói rằng: Sở dĩ sau khi nắm quyền hành trong tay, ông Cẩn thường có lối sống ngạo mạn, khinh khi với mọi người là vì những tháng năm trước đó, ở Huế không mấy ai thiện cảm với gia đình ông. Những người sống xung quanh nhà thờ chánh tòa Phủ Cam vẫn kể với nhau rằng: Khi ông Ngô Đình Khả bị triều đình An Nam bãi chức.

Ông Khả thường mặc đồ màu nâu, quần ống cao, ống thấp, chân đi guốc gỗ và thường đến ngồi trước sân nhà thờ Phủ Cam, miệng lẩm bẩm chửi bới đích danh các vị quan lớn đương triều… Và họ cho rằng, cách hành xử của ông Khả là "thái độ hằn học một cách sống sượng với các vị đại thần, việc làm này biểu thị thái độ căm thù vì quyền lợi bị mất mát, con đường hoạn lộ bị bế tắc…".

 

Người con trai cả của gia đình ông Khả là Ngô Đình Khôi, khi đương chức Tổng đốc tỉnh Quảng Nam - một tỉnh lớn thứ hai của triều đình An Nam và của xứ Trung Kỳ cũng là một ông quan ô lại và có tác phong bê bối. Nhiều câu chuyện ông Khôi tằng tịu với vợ con của thuộc cấp và ăn hối lộ kể cả những đồng tiền rất nhỏ, cho đến bây giờ vẫn còn nhiều người nhắc đến… 

 

Thời bấy giờ, những dòng họ có người làm quan to ở Huế như họ Phạm, họ Võ, họ Thân Trọng, Hồ Đắc, Trương Như, Nguyễn Khoa, Tôn Thất… đều coi anh em nhà họ Ngô Đình như người xa lạ, nếu không muốn nói là như kẻ thù.

Sở dĩ có tình trạng đó là vì dòng họ Ngô Đình vừa theo đạo Thiên Chúa vừa không xuất thân từ hàng khoa giáp, không có trình độ học vấn cao mà chỉ dựa vào thế lực của các cố đạo và các quan cai trị Pháp để được thăng quan tiến chức một cách mau lẹ…




alt
 Anh em Ngô Đình Cẩn trong ngày mừng thọ bà Anna Phạm Thị Thân.

 

Vậy là chỉ sau một đêm ngủ dậy, từ một cậu ấm con của ông quan đại thần bị bãi chức, ngày ngày chỉ biết câu cá, đá gà, gái trai, cờ bạc, cây cảnh, chim muông… đã trở thành "ông cậu"

- một nhân vật quan trọng bậc nhất trong dòng họ Ngô Đình có mặt ở miền Trung mà hầu hết những người đang sinh sống, làm việc, kinh doanh… trên miền đất ấy đều phải nể sợ. Núp bóng dưới uy quyền của ông anh làm thủ tướng, Cẩn là một kẻ xu thời nên thay đổi khá nhanh, kiểu hống hách của một kẻ có người nhà đứng đầu thiên hạ. Tuy nhiên, cũng không dễ một sớm một chiều mà có thể lột xác được hoàn toàn cung cách và bản chất của một kẻ quê mùa, bặm trợn ấy.

Sau khi ông Diệm nắm quyền, ngôi nhà ở dốc Phủ Cam, nơi Ngô Đình Cẩn đang phụng dưỡng mẹ già được nhà cầm quyền biệt phái đến một tiểu đội lính bảo vệ do đại úy Tôn Thất Độ, người ở xã Hương Hồ, huyện Hương Trà làm chỉ huy. Những sĩ quan và hạ sĩ quan trong tiểu đội này có nhiệm vụ phục dịch trong nhà, làm công tác vệ sinh, chăm lo cây cảnh, chim chóc, đặc biệt là còn phụ trách luôn công việc đồng áng, mùa màng cho mấy mẫu ruộng ở vùng An Cựu và vùng ven của các lăng vua Nguyễn.

Sau này, có một người từng là lính trong tiểu đội biệt phái bảo vệ gia đình Ngô Đình Cẩn kể lại: Mặc dù trong nhà ông Cẩn, tiền bạc châu báu chất chồng nhưng ông Cẩn vẫn lưu cữu cái tính keo kiệt, bủn xỉn như thuở  hàn vi.

Vì lẽ đó mà những quân nhân trong tiểu đội biệt phái bảo vệ gia đình ông Cẩn hàng tháng phải chung tiền nhau lại để mua chổi, bóng đèn, vòi nước, gạch đá, dụng cụ làm vườn và rất nhiều thứ gia dụng linh tinh khác… vì đã có lần họ xin ông Cẩn cấp ngân khoản để bảo trì hàng tháng, nhưng đã bị ông ta mắng chửi rất thậm tệ và còn dọa đuổi khỏi đơn vị tác chiến…

Bên cạnh những quân nhân bị đối xử chẳng khác nào những gia nô khác, ông Cẩn còn có một văn phòng quân chính (quân sự và chính trị) do đại úy Minh (một người Công giáo di cư) làm chánh văn phòng để lo việc giấy tờ, thư tín và liên lạc với những người ở bên ngoài.

Giai đoạn này, hàng ngày Cẩn chỉ việc ngồi ở nhà ăn trầu, uống rượu, nhận quà đút lót và tiếp chuyện bọn xu nịnh, bọn đến nhỏ to hiến kế cơ hội để hoạt động, bọn chạy chức, chạy quyền, mua quan bán tước… những cuộc tiếp xúc, giao kèo ấy cũng giúp Cẩn kiếm được tiền, tuy rằng nó vẫn mang tính chất người ta đến với thế lực  hậu trường của ông anh thủ tướng.

Thông qua sự ngọt nhạt của đám chầu rìa xu nịnh, dần dần Cẩn cũng cảm thấy thích thú và cần thiết phải có thực quyền riêng. Cẩn biết, để khuynh đảo được mọi chuyện ở miền Trung, chẳng còn cách nào khác hơn là Cẩn phải có một vị trí quyền lực chính danh trong bộ máy cai trị của ông anh Ngô Đình Diệm.

Từ đó, Cẩn mới tạo dựng vây cánh xung quanh mình, để làm việc cho mình. Nghĩ là làm, Cẩn lập ngay một dự án tổ chức hoạt động của phe nhóm chính trị, mà thực chất là tổ chức mật vụ trá hình dưới một chức danh do Cẩn đứng đầu "Cố vấn chỉ đạo các đoàn thể cách mạng trong và ngoài nước: "để đệ trình lên hai ông anh trai mình là Thủ tướng Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu.

Khi hồ sơ, dự án này được gửi vào Sài Gòn để chờ đợi sự đồng ý của hai ông anh trai, thì tại Huế, Cẩn ráo riết thiết lập bộ máy hoạt động riêng không dính líu đến các tổ chức định chế của chính quyền Sài Gòn ở Thừa Thiên và Trung phần.

Bộ máy mật vụ của Cẩn gồm những tên giang hồ, dao búa, những tên sĩ quan khét tiếng gian ác, những phần tử "dinh tê" phản bội cách mạng kháng chiến và cả những kẻ môi giới chính trị… tất thảy kết thành một lực lượng vũ trang trá hình đặc biệt, liên tục tiến hành các hoạt động bắt bớ, thủ tiêu những người Cộng sản, những nhà yêu nước và bất cứ ai dám đối đầu với Ngô Đình Cẩn.

Một mặt, Cẩn cho đám tay chân thân tín rêu rao, tuyên truyền: "Ông cậu có mệnh đế vương. Triển vọng không làm được quốc trưởng thì cũng làm tổng thống sau khi ông Diệm hết nhiệm kỳ". Cẩn rất khao khát được ông anh thủ tướng thuận tình bổ nhiệm cho cái chức "Cố vấn chỉ đạo các đoàn thể chính trị trong và ngoài nước". Vì chỉ có địa vị của tổ chức ấy mới tạo cho Cẩn một hậu thuẫn vững vàng.

Quyền hành ấy cho phép Cẩn được ban ơn cho bọn tay chân, để chúng hoạt động một cách đắc lực và trung thành, gây ảnh hưởng thanh thế cho Cẩn. Hơn thế, Cẩn cũng nắm được một lực lượng hậu thuẫn đủ mạnh để đối mặt với những khó khăn có thể xảy ra, và một khi Diệm không còn nữa, thì Cẩn sẽ đủ thế lực để ra tranh cử chức vị tổng thống.

Vì Cẩn có công chăm nuôi mẹ già, hương khói cho cha và giữ nhà thờ hương hỏa nên từ giám mục Ngô Đình Thục, tổng thống Diệm, cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu và vợ là Trần Lệ Xuân cũng đều phải "nể mặt" cưng chiều đôi chút như hồi Út Cẩn còn hàn vi. Chính vì sự cưng chiều đó mà cả Diệm và Nhu đều phải giả câm, giả điếc, mặc cho đứa em ngỗ ngược của mình làm mưa, làm gió, thao túng, đọa đày dân chúng ở miền Trung…

Cẩn cậy thế nuôi mẹ và được bà Anna Phạm Thị Thân hết mực thương yêu. Sau khi ông Diệm ngồi vào ghế tổng thống VNCH… thì Phủ tổng thống nhận ngay được một bức điện tín khẩn được gửi đi từ Huế. Bức điện có nội dung: "Mợ đau thập tử nhất sinh, e không thể qua khỏi mấy ngày nữa…".

Tin điện khẩn cấp ấy đã khiến ông Diệm phải bỏ dở công việc ở Sài Gòn để bay về Huế thăm mẹ. Khi Diệm đi chuyến phi cơ đặc biệt đến sân bay Phú Bài, thằng em ma mãnh không chịu ra đón như bọn tay chân, việc này làm Diệm trên đường từ sân bay về nhà ở dốc Phủ Cam rất lo lắng. Khi xe về đến cổng nhà, Diệm lại càng lo hơn khi không thấy ai ra đón, cánh cổng chính vẫn đóng im lìm.

Trong khi Diệm chưa biết xử trí thế nào thì Cẩn đã cho người ra nói với Diệm: "Ông cậu cho hỏi, cụ về đây với tư cách tổng thống đi kinh lý, hay là con trai về thăm mẹ, nếu là con về thăm mẹ thì đừng bắt phải mở cửa chính ra đón tiếp". Nghe xong, Diệm tức đến trào nước mắt, nhưng sau khi trấn tĩnh lại, ông ta vẫn theo người nhà đi đường cửa phụ để vào bên trong, đến bên giường bà Thân đang nằm để vấn an.

Lúc đó, bà Thân đã nói với Diệm bằng những lời trách móc nhẹ nhàng: "Bấy lâu anh bôn ba, chỉ có thằng út ở nhà với mợ. Khổ sở lắm. Mợ thương thằng út thiệt thòi, mà con không nâng đỡ nó làm mợ tủi buồn". Diệm ngớ người nói với mẹ: "Thưa mợ! con có mần chi hắn mô?".

Bà Thân lại thở dài: "Con bây chừ quyền cao tột bực, con cần phải lo cho các em, mà nhất là thằng Cẩn. Nó ít học nhưng có hiếu với mợ lắm. Mợ chỉ mong con đừng làm chi cho em phải buồn phiền". Nghe mẹ trách móc những chuyện liên quan đến Cẩn.

Diệm chợt nhớ đến bức thư cùng dự án hoạt động của "Cố vấn chỉ đạo các đoàn thể chính trị trong và ngoài nước" nên thở dài thưa với bà Thân: "Con xin vâng lời mợ, con xin để Út Cẩn làm "cố vấn chỉ đạo miền Trung". Nói xong, Diệm cúi đầu chào mẹ rồi trở lại Sài Gòn ngay trong hôm ấy.

Lúc còn lép vế, suốt ngày thui thủi bên mẹ già, Cẩn hay bị người đời khinh miệt, nên găm lòng căm giận thề sẽ trả thù, thậm chí Cẩn từng tuyên bố "mai sau nếu có quyền sẽ "thịt" ngay bất cứ ai dám coi thường Cẩn". Vì lẽ đó mà chỉ một thời gian ngắn sau khi được dựa thế cầm quyền của anh trai Ngô Đình Diệm. Ở Trung phần, Cẩn đã nổi tiếng tàn bạo với các cuộc thanh trừng những người vốn trước đây có hiềm khích với Cẩn.

Khi Cẩn ra tay, tất nhiên những con người xấu số đó một là phải chết, hai là phải sụp lạy dưới chân Cẩn để quy hàng, ví như dược sĩ Nguyễn Cao Thăng, người Quảng Trị, Giám đốc Hãng thuốc O.P.V. Với lý do trước đó, Thăng là bạn thân của kẻ thù Ngô Đình Cẩn, đồng thời khi Cẩn còn lận đận, Thăng từng chê bai Cẩn là "hạng nhai trầu, dựa thế tên tuổi cha anh mà làm tàng, hàng chánh tổng cày ruộng làm sao đòi lên làm lãnh tụ…".

Thâm thù như thế, nên khi có quyền trong tay, Cẩn quyết phải trừng trị Thăng bằng mọi giá. Cẩn ra lệnh cho đám thuộc hạ gồm Lê Quang Tung, Trần Thái (Thái Đen) ném lựu đạn vào tiệm thuốc Trường Tiền nằm trên đường Trần Hưng Đạo - Huế của dược sĩ Thăng. Bị khủng bố, Thăng quá lo sợ, đành phải nhờ người có thế lực môi giới để đến yết kiến với "cậu Cẩn" nhằm mục đích xin tạ tội và quy hàng.

Lễ ra mắt là 200.000 đồng bạc, đồng thời Thăng tình nguyện lo việc kinh tài cho Ngô Đình Cẩn để chuộc lại cái tội "nhỡ hỗn láo với ông cậu trước đây". Sau buổi ra mắt ấy, nhà thuốc Trường Tiền của dược sĩ Thăng được chuyển giao cho người của Cẩn quản lý, còn Thăng thì vào Sài Gòn để tiếp xúc với vợ chồng Ngô Đình Nhu theo sự giới thiệu của Cẩn.

Sau chuyến Nam du ấy, Thăng được chỉ huy ngành xuất nhập cảng thuốc Tây để lo chuyện kinh tài cho anh em họ Ngô. Ít lâu sau, Thăng trở thành một dân biểu tích cực của chế độ Diệm. Sau này, khi gia đình trị họ Ngô bị trừng phạt, Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống chính quyền Sài Gòn, Thăng vẫn được trọng dụng làm cố vấn kinh tài và tích cực xây dựng một quốc hội bù nhìn cho Nguyễn Văn Thiệu. Tuy nhiên, trong lúc ông Thăng đang hăng hái hoạt động thì bị mắc chứng bệnh ung thư mà chết.  

Có thể nói rằng, Cẩn là một con người có máu lạnh của một tên đồ tể, vì khi đã trừng phạt thì không bao giờ khoan nhượng một ai. Cũng vì vậy mà cái hỗn danh "bạo chúa miền Trung" trong một thời gian ngắn đã vang xa đến tận nhiều nơi ở vùng Trung phần nghèo khó
.   

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày26/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link