Ai can thiệp để
Bọ Lập có triển vọng “tại ngoại hầu tra”?
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng
(VNTB) -Tin tức hết sức bất ngờ vừa được Cổng
thông tin của Công an TP.HCM tung ra vào tối khuya ngày Quốc tế nhân quyền
10/12/2014: “Ông
Lập khai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình và xin được hưởng khoan hồng,
sớm được tại ngoại. Ông Lập cam kết từ bỏ hoạt động vi phạm pháp luật để tập
trung vào lĩnh vực văn học nghệ thuật, phục vụ xã hội”
(PV11).
“Đề cao vai trò của Chủ
tịch nước”
Theo kinh nghiệm và
“thông lệ” của những trường hợp tương tự tin tức về số phận nhà văn Nguyễn
Quang Lập, người ta có thể suy ra là chủ trang Quechoa nổi tiếng này rất có thể
sẽ được phóng thích chỉ trong ít ngày tới. Nếu suy đoán này biến diễn thành
hiện thực, có thể nói đây là một trong số hiếm hoi trường hợp trí thức phản
biện được “tại ngoại hầu tra” chỉ sau ít ngày bị bắt khẩn cấp.
Vào đầu năm 2011,
blogger Cô gái Đồ Long (Hương Trà) đã được thả sau khi bị bắt và giam giữ tại
trại giam B34 nổi tiếng “10 người vào 1 kẻ ra” của Bộ Công an. Tuy nhiên, Hương
Trà đã phải “chăn kiến” ít nhất vài tháng ở nơi kín cổng cao tường ấy.
Còn lần này, lại một lần
nữa, dư luận và giới quan sát sôi trào. Rất có thể nhiều người sẽ bàng hoàng vì
trong khi còn chưa giải đáp được câu hỏi vì sao Bọ Lập bị bắt thì lại phải đối
diện với ẩn số do đâu ông có triển vọng được thả.
Cần nhắc lại, nhà văn
Nguyễn Quang Lập bị Cơ quan an ninh điều tra – Công an TP.HCM bắt vào ngày
6/12/2014 khi bị cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự về “lợi dụng các
quyền tự do dân chủ…”. Vụ bắt giữ đột ngột này xảy ra sau một tuần vụ bắt giáo
sư Hồng Lê Thọ – chủ trang blog Người Lót Gạch, cũng được thực hiện bởi PA92.
Liên tiếp hai vụ bắt giữ
trên đã khiến dư luận dậy sóng. Một số cách nhìn, phân tích và giả thiết đã
được nêu ra trên diễn đàn trong nước, hải ngoại và quốc tế về những lý do trực
tiếp như “bắt để răn đe giới đấu tranh dân chủ”, “bắt trước hội nghị trung
ương”, hoặc về nguồn cơn sâu xa hơn là “bắt vì chống Trung Quốc”…
Nhưng khác hẳn với hiện
tượng hàng loạt bài viết ồ ạt xuất hiện trên báo đảng và các tờ báo nhà nước
khác “lên án Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh” sau khi “đối tượng” này bị bắt khẩn cấp
liên quan điều 258 vào đầu tháng 5/2014, vào lần này báo chí nhà nước chỉ đưa
tin theo thông báo của Cổng thông tin Bộ Công an mà không kèm theo bình luận
nào. Thậm chí cả Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân hay Công An Nhân Dân – những tờ
báo đảng danh giá và kiên định nhất – cũng im lặng một cách đầy khó hiểu trước
“kẻ phản động” Nguyễn Quang Lập.
Trong khi đó,
nguyentandung.org – một trang tin luôn trở nên nhạy bén với những nguồn tin từ
ngành công an và đặc biệt liên quan đến các vụ bắt bớ nhân sĩ trí thức, đã
“tường thuật” một tin tức (cũng có thể hiểu như một nhận định, hoặc khái quát
hơn nữa là mang tính “báo cáo”): “Trong một thời gian dài, ông Nguyễn Quang Lập
đã viết và đăng tải lên mạng rất nhiều bài gây chia rẽ nội bộ lãnh đạo Đảng và
Nhà nước, như xúc phạm, bôi nhọ uy tín của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng, nhưng lại đề cao vai trò của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang…”.
Tuy nguyentandung.org
chưa bao giờ được thừa nhận như một cơ quan báo chí chính thống, nhưng theo
cách nhìn của VNTB, vài dòng tin tức ngắn ngủi trên rất đáng được chú ý và phân
tích trên phương diện vừa đa dạng chính trường vừa chiều sâu chính khách, không
chỉ như “căn cứ” để có thể khởi tố vụ án và dẫn đến truy tố bị can, mà còn biểu
tả một cách đầy sâu lắng nguồn cơn bắt người.
Tất cả lồng trong bối
cảnh trước hội nghị trung ương cuối năm 2014 – được dư luận đánh giá là đặc
biệt quan trọng về công tác nhân sự để chuẩn bị cho đại hội đảng 12 vào năm
2016.
Ai can thiệp?
Nếu giả thiết nhà văn
Nguyễn Quang Lập rơi vào bàn cờ chính trị là đúng, giả thiết có tính logic tiếp
theo mà có thể dẫn đến việc ông Lập được “tại ngoại hầu tra” một cách ngoạn mục
là đã có một sự can thiệp đủ “mạnh” từ một cấp lãnh đạo rất cao chỉ mới xảy ra
trong vài ngày qua.
Ai?
Và nếu quả thực sắp tới
nhà văn Nguyễn Quang Lập được phóng thích, bàn cờ chính trị vẫn giữ nguyên thế
ngang ngửa một cách kỳ quặc. Vẫn chưa một con mã nào thực sự “sang sông”. Và có
thể một số ai đó có ý muốn đưa người “muốn dùng con thuyền để chuyên chở sự
thật” ra tòa án, hoặc chí ít cũng cầm giữ ông bằng vài ba lệnh tạm giam loại 4
tháng, sẽ không thể mãn nguyện.
Chính trị không đơn giản
và hanh thông như ai đó thường muốn, nhất là khi nền chính trị đó đậm đà sắc tố
phân hóa.
Những tín hiệu ngược
dòng qua lại xung quanh vụ Bọ Lập đang hứa hẹn hội nghị trung ương cuối năm
2014 tuôn trào kịch tính.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment