TOÀN DÂN CAM ĐẢM ĐỨNG LÊN TRANH ĐẤU CHO NHÂN QUYỀN
TNLT Trần Anh Kim: Tôi phục vụ vì nhân dân vì
tổ quốc, ngày 08.01.2015
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Gần đây, tòa án man dại cộng sản Việt
nam đã mang 2 nhà trí thức, luật sư Lê thị Công Nhân và luật sư Nguyễn văn Đài
ra xử. Tòa án quá man dại, đến nỗi nhạc sĩ Hồ Hải đã phải làm bài hát, thốt lên :
« Ôi quê hương sao quá đảo điên, để kẻ gian manh xét xử người hiền. «
Trước tòa án man dại này, cô Lê thị Công Nhân đã tuyên bố : « Vẫn
xét xử với cái lối sai lạc. Ngay cả nếu tôi được tự do hôm nay, thì cũng giống
như là được đưa từ một nhà tù nhỏ sang một nhà tù lớn hơn.
Tôi sẽ tiếp tục bày
tỏ ý kiến của tôi. « Trước đó hơn nửa năm, bị công an hỏi cung, rồi đưa
vào nhà tù nhỏ, luật sư Lê thị Công Nhân đã hiên ngang phát biểu : «
Ngày mai, dù tôi bị bỏ tù, dù chỉ còn có một mình tôi, tôi vẫn đấu tranh cho
nhân quyền của tôi và nhân quyền của dân tộc tôi. »
Nhân Ngày
Kỷ Niệm Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền, nhớ lời Lê thị Công Nhân, ôn lại nội
dung bản Tuyên Ngôn, toàn dân hãy can đảm đứng lên đấu tranh cho nhân quyền,
đập tan mọi lý luận, hành động phản lại nhân quyền.
I ) Nội
dung bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
Nhân quyền là những
quyền tự do căn bản của con người, đi từ quyền tự do đi lại, tự do sinh sống,
tự do mưu cầu hạnh phúc, đến quyền tự do tư hữu, tự do tư tưởng, tự do bầu cử,
tự do tín ngưỡng v.v…
Những quyền tự do căn
bản này đã được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ghi nhận trong bản Tuyên Ngôn Quốc
Tế Nhân Quyền và được chấp nhận vào ngày 10/12/1948. Ngày 10/12 là Ngày Quốc Tế
Nhân Quyền và đuợc kỷ niệm bởi phần lớn những quốc gia văn minh, tiến bộ, tôn
trọng tự do, nhân quyền trên thế giới. Nó là tiến bộ và di sản chung của thế
giới. Nó chỉ bị chỉ trích, coi thường, bị chà đạp bởi những con người và những
chế độ man dại.
Thật vậy,
50 nhà luật gia thế giới, khi soạn thảo ra bản Tuyên ngôn này, đã lấy 2 câu
châm ngôn Đông và Tây làm kim chỉ nam.
Đó
là : « Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân « và « Ne fais
pas à un autre ce que tu ne veux pas qu’il soit te fait « , đều cùng có
một nghĩa là « Đừng làm cho người khác cái gì mà anh không muốn người ta
làm cho anh ! «
Lời mở đầu
bản Tuyên Ngôn đã nêu rõ :
« Xét
rằng sự công nhận nhân phẩm bẩm sinh của mọi thành viên của đại gia đình nhân
loại, và sự công nhận những quyền bình đẳng bất khả nhượng của con người, là
nền tảng của tự do, công lý và của hòa bình trên thế giới. »
« Xét
rằng sự xao nhãng, khinh miệt, chà đạp những quyền căn bản của con người là
những hành động man dại, đi ngược lại lương tri và lương tâm của nhân loại ;
và một thế giới mà trong đó mọi người đều được tự do ngôn luận, tự do tín
ngưỡng, không bị đe dọa bởi nghèo đói, thế giới đó phải được coi như ước
vọng cao cả nhất của nhân loại. »
« Xét
rằng quả là cần thiết để những quyền tự do căn bản của con người phải được bảo
vệ bởi một nhà nước pháp quyền, để con người không bị áp bức, bóc lột ;
trong trường hợp ngược lại, con người có quyền nổi lên chống lại độc tài và áp
bức. «
Sau đây xin
tóm lược qua những điều khoản căn bản của bản Tuyên Ngôn quốc tế nhân quyền :
Điều 1 :
« Tất cả mọi người sinh ra đều tự do, bình đẳng về nhân cách và quyền lợi.
Họ tự nhiên có lý trí, lương tâm ; và phải hành xử với tinh thần tôn
trọng lẫn nhau và tương thân, tương trợ. «
Điều 17 :
« Tất cả mọi người dù sống một mình hay trong tập thể đều có quyền tư
hữu. Không ai có thể bị cấm đoán quyền tự do tư hữu. «
Điều 18 :
« Tất cả mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, ý thức và tín ngưỡng.. «
Điều 19 :
« Tất cả mọi người đều có quyền tự do ngôn luận. «
Điều 20 :
« Tất cả mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội… Không ai bị bắt
buộc phải tham dự một hội nào mà họ không muốn. »
Ngày hôm
nay những con người, những quốc gia tiến bô, văn minh, dân chủ đều coi bản
Tuyên Ngôn Quốc tế nhân quyền như kim chỉ nam, như bó đuốc soi đường cho nhân
loại. Chỉ có những con người, chính quyền man rợ mới chà đạp nhân quyền (1).
I I
) Đập tan mọi lý luận, hành động man dại phản lại nhân quyền
Có người
nói : « Tự do, nhân quyền là sản phẩm của Tây phương ; chúng tôi
những người Đông phương không cần ». Đây là một lý luận hoàn toàn sai. Như
chúng ta đã nói ở trên, những nhà soạn thảo ra bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân
quyền đã lấy 2 câu châm ngôn Đông và Tây làm kim chỉ nam. Thử hỏi những con
người đưa ra lập luận này có thích bị người ta tước quyền tự do, bị đánh đập
hành hạ hay không.
Tinh thần của 2 câu : « Kỷ sở bất dục vật thi ư
nhân « và « Ne fais pas à un autre ce que tu ne veux pas qu‘il soit
te fait « để ở đâu. Con người, dầu là da vàng, da đỏ, da trắng hay da đen,
dầu sống ở bất cứ nơi nào, đều muốn có tự do, nhân quyền được bảo đảm. Ngay dù
con chim là con vật kia ; nếu chúng ta nhốt nó vào lồng, dù là lồng son,
lồng vàng ; dù chúng ta cho nó ăn đủ mọi thứ ngon ; nó vẫn muốn bay
ra khỏi lồng, kiếm tự do. Huống chi là con người.
Con người,
bất cứ là ai, ở đâu chăng nữa, khi nghe một điệu nhạc hay thì đều thích thú ;
khi nghe một tiếng động mạnh, thì đều chói tai ; khi nhận ra sự thật thì
đều cảm thông ; thấy một hành động nhân đạo, thì đều tán thưởng.
Chỉ có
những con người bất bình thường, man dại, mới ngược lại. Hơn thế nữa, những
người đưa ra lập luận trên họ lại không từ chối xử dụng những phát minh sáng
kiến của nhân loại như thuốc men, y tế, địa bàn, chữ viết, điện, xe ô tô, không
viện lẽ là do người khác, nước khác phát minh. Địa bàn, chữ viết, máy nổ, điện,
máy điện toán, thuốc trụ sinh và nhiều thuốc khác v.v.. là những phát minh sáng
kiến của nhân loại. Đó là những tiến bộ về khoa học. Cũng như tôn trọng nhân
quyền là tiến bộ về lãnh vực tinh thần, tư tưởng, không phân biệt mầu da, chủng
tộc, địa phương.
Nhân Ngày Quốc tế Nhân
Quyền 10/12, nhớ lời của luật sư Lê thị Công Nhân « Dù chỉ còn mình tôi,
tôi vẫn tiếp tục đấu tranh nho nhân quyền của tôi và cho dân tộc tôi« ,
dân Việt hãy can đảm đứng lên đấu tranh cho nhân quyền của mình để bắt kịp tiến
bộ, văn minh nhân loại ; nhất là giới trí thức, hãy hành động như ông Elie
Wiesel, con người không ngừng nghỉ đấu tranh nho nhân quyền, được giải Nobel
Hòa bình năm 1986 : « Tôi thề sẽ không bao giờ im tiếng, nếu ở đâu
và khi nào con người còn bị đau khổ, hành hạ, đọa đày.
Chúng ta phải nhập cuộc.
Trung lập chỉ có lợi cho kẻ đàn áp. Im lặng là khuyến khích kẻ áp bức. Do đó
chúng ta phải can thiệp. Khi đời sống con người bị đe dọa, phẩm giá con người
bị chà đạp, biên giới quốc gia không còn quan trọng nữa. Nơi nào con người bị
hành hạ vì lý do tôn giáo, chính trị hay chủng tộc, nơi đó lập tức trở thành
trung tâm của tranh đấu . Nếu chỉ còn một tù nhân lương tâm bị giam giữ, quyền
tự do của chính chúng ta cũng bị đe dọa. Các nạn nhân này chỉ đòi hỏi có một
điều là họ biết rằng họ không bị cô đơn, không bị quên lãng ; rằng họ
không còn quyền được nói ; và chúng ta nói thay họ. Nếu tự do của họ tùy
thuộc vào chúng ta, thì ngược lại, tự do của chúng ta cũng tùy thuộc vào
số phận của họ. «
Paris ngày 2/12/2007
Chu
chi Nam
TRÍ TUỆ, DŨNG CẢM VÀ CHIẾN
THẮNG
« Năm đồng đổi lấy một xu,
Người khôn đi học, thằng ngu làm thầy. »
( Ca dao Việt Nam )
Nhìn vào dòng dài của lịch
sử nhân loại, người ta nhận thấy rằng bất cứ cuộc tranh hùng nào cũng là tranh
hùng của trí tuệ và dũng cảm. Kẻ chiến thắng thường là kẻ có trí tuệ và can đảm
vượt hơn đối phương. Sự ưu việt của trí tuệ thường thấy trong lãnh vực tư
tưởng, triết lý, văn hóa, văn chương, khoa học, sau được cụ thể trong lãnh vực
kỹ thuật, áp dụng.
Trong khuôn
khổ bài này, tôi chỉ nói một cách tổng quát, khái lược đến cuộc chiến giữa nước
ta và quân Mông Cổ vào thế kỷ thứ 13, để rút tỉa kinh nghiệm, và xét đóan đúng
mức chính sách bành trướng của Trung Cộng cùng sự khiếp nhược, hèn yếu của tập
đoàn cộng sản, bắt đầu từ Hồ chí Minh cho tới ngày nay.
Nhìn xa,
rồi lại nhìn gần. Xa ra thế giới, để rút tỉa kinh nghiệm. Gần tới Việt nam, để
vững lòng tin rằng cuộc tranh hùng quốc cộng sớm muộn sẽ đi đến kết thúc, mang
phần thắng về người quốc gia, không phải chỉ vì lẽ đế quốc cộng sản Liên sô đã
sụp đổ, mà còn vì trí tuệ cộng sản Việt Nam quả thật là vô trí tuệ, kiểu những
câu vè Việt Nam đã nói rõ :
« Năm
đồng đổi lấy một xu ; người khôn đi học ; thằng ngu làm thầy. »
hay :
« Nói
theo, nói leo, nói dở, nói dài, nói dai, nói ngang, nói bướng. », để ám
chỉ sĩ phu, trí thức cộng sản.
I) Cuộc
chinh phục thế giới của quân Mông Cổ cầm đầu bởi Thành cát tư Hãn
Thành cát tư Hãn, có
nhiều nguồn sử về năm sinh của ông, có người cho rằng ông sinh năm 1155, người
khác lại cho rằng ông sinh năm 1165 hay 1167, ngày chết thì rõ, đó là ngày
18/8/1227, là người sáng lập ra đế quốc Mông cổ, có thể nói là đế quốc rộng lớn
nhất từ xưa đến giờ, với 39 triệu cây số vuông vào thời đó.
Có người
cho rằng Thành cát tư hãn và dân Mông cổ là những người vô học, vô trí tuệ. Dân
Mông Cổ là loại người hung ác, qua sự kiện họ đi đến đâu cũng chỉ biết chém
giết và tàn phá, qua câu nói nổi tiếng của Thành cát tư Hãn : « Thú
vui duy nhất của đời ta là đi lấy nhà người làm nhà của mình, lấy vợ người làm
vợ mình và lấy con người làm nô lệ cho mình « , qua sự kiện quân lính Mông
Cổ đến chiếm thành Smarkan, thủ phủ của một nước Trung Á thời bấy giờ, có một
thư viện được coi là một trong những thư viện lớn nhất thế giới, đã dùng sách
vở để thổi cơm, nấu nước tắm ; những sự kiện đó làm cho một số người đi
đến kết luận là Thành cát tư Hãn và dân Mông cổ là người vô trí tuệ, thiếu văn
hóa, thiếu văn minh, man dại. Điều này không phải là hoàn toàn sai. Tuy nhiên,
một con người và một dân tộc đã tạo dựng lên một đế quốc được coi là lớn nhất
thế giới từ xưa đến giờ, con người này, dân tộc ấy, vào thời đó, so với những
dân tộc họ đánh chiếm được, không phải là họ thua về trí tuệ đối với những dân
tộc này.
Thật vậy,
những nước dưới sự thống trị của đế quốc Mông Cổ vào lúc bấy giời là Tàu, các
nước Trung Á, Ả Rập và một phần Âu châu gồm miền nam nước Nga, nước Ba
lan và Hung gia lợi.
Nước Tàu
dưới thời nhà Tống, theo Tống Nho, như người Việt chúng ta gọi một cách mỉa
mai, có ý ám chỉ là quá hủ lậu, phẩm trật, kiêu căng, tự mãn, cho mình là nhất,
quá khinh thường phụ nữ, và những giai tầng cấp dưới. Các nước Ả rập, thì đi
theo đạo Hồi, nhưng cũng là một thứ đạo Hồi thoái trào, hủ lậu.
Chính vì
vậy mà Thành cát tư Hãn đã tuyên bố : « Trời đất đã nổi giận trước
những tính kiêu hãnh quá độ và tính xa phí cùng cực của người Tàu. Tôi sống ở
một vùng hoang dã phía bắc, không có việc pha phí quá độ, tôi trở về sự đơn
thuần, mộc mạc và sự tinh khiết. » Ông đã biết kêu gọi sự hợp tác của
những trí thức Phật giáo ở Tàu, và những trí thức theo Trường phái nestorien,
chống lại sự thoái trào của đạo Hồi.
Ngay ở điểm
này, chúng ta thấy Thành cát tư Hãn không phải là con người không có trí tuệ.
Ngày hôm nay, một số sử gia Mông cổ đã tìm thấy chứng tích chứng tỏ ông là
người có học thức cao, biết đọc những bài thuyết pháp về đạo Lão.
Ông mồ côi
cha sớm, do mẹ nuôi nấng, dạy giỗ. Thời thơ ấu, ông sống một cuộc sống cơ hàn,
cực khổ, khó nhọc. Chính mẹ ông đã dạy ông lòng can đảm, can trường, nhẫn nại,
biết học hỏi ở người khác, ngay ở kẻ thù, biết tiến, biết lui. Ông rất kính
trọng mẹ ông và những người phụ nữ nói chung. Điểm này chúng ta đã thấy ông hơn
những vua quan đời nhà Tống ở bên Tàu và vua quan thời đạo Hồi suy vi ở những
nước Ả rập, coi thường phụ nữ, tự kiêu, tự đại, cho mình là trung tâm vũ trụ
một cách vô lý.
Ông đã biết
hết sức dụng nhân tài, ủy quyền cho những người xứng đáng và trung thành, chứ
không hoàn toàn dựa trên quan hệ gia đình ; ban bố luật thành văn và ra
lệnh cho mọi người phải theo ; cam kết giành cho thần dân và binh lính sự
giàu có do những chiến lợi phẩm có được, không phải chỉ giành cho ông và tướng
tá, mà còn chia xuống cho cả lính và vợ con. Mẹ ông là người nuôi rất nhiều trẻ
mồ côi, những cô nhi quả phụ, không riêng gì của lính mà cả địch thù, nếu họ
biết qui thuận ; và đây đồng thời cũng là một cơ quan tình báo lấy tin tức
từ phía địch.
Chiến thắng
của người Mông Cổ không phải chỉ vì họ đi ngựa giỏi, bắn cung hay, kiếm cung
của họ là một loại tốt nhất thời bấy giờ ; mà còn là tài tổ chức quân đội
kỷ luật, có tinh thần tranh đua, có một hệ thống tình báo tinh vi ; và một
bộ phận hậu cần đến từ chính gia đình vợ con đi theo đoàn quân lúc ban đầu.
I I
) Cuộc chiến giữa vua quan nhà Trần và quân Mông
Cổ
Có người
cho rằng dân Việt và vua quan nhà Trần chiến thắng quân Mông Cổ là tình cờ, vì
lúc đó Thành cát tư Hãn đã chết, đã truyền đến đời cháu. Điều này sai lầm,
không tình cờ, vì không phải chiến thắng một lần, mà là 3 lần, đế quốc Mông Cổ
lúc đó mặc dầu đã đến đời cháu, nhưng là đang ở thời kỳ cực thịnh, vừa mới
chiến thắng nhà Tống, cai trị cả nước Tàu, và đang sửa soạn đánh Nhật, sau hoãn
lại, rồi baĩ bỏ vì thua ở Việt Nam và Hốt tất liệt chết.
Thật vậy,
cuộc kháng chiến chống quân Mông cổ của dân Việt và vua quan nhà Trần diễn ra 3
lần khác nhau.
Mông cổ là
một dân tộc ở phía bắc nước Tàu, ở vào thượng lưu sông Hắc giang ( Amour).
Người Mông Cổ hung tợn, hiếu chiến, cỡi ngựa bắn cung từ thuở nhỏ, lại dưới sự
cai trị, chỉ huy của Thành cát tư Hãn, một con người giỏi về tổ chức, nên cả
dân tộc đã trở thành một đội quân hùng mạnh nhất thế giới.
Thêm vào đó, dân
Mông cổ vào thời đó còn là một giống dân du mục, đi đâu cũng mang gia đình vợ
con, dê, ngựa, bò, cừu, một nguồn tiếp vận sẵn có, một trong những vấn đề nan
giải vào thời đó cũng như thời nay, khi một quốc gia gửi quân đi đánh nước
ngoài. Không những gia đình đi theo để tiếp vận, mà còn là một hãng xưởng luyện
võ khí, đúc gươm, làm tên cung, và một nguồn an ủi cho người lính về tinh thần.
Thành cát tư Hãn đã biết khai thác tối đa việc này, cũng như chấp nhận hàng
quân, cho nhập vào đoàn, vừa để làm yếu địch, vừa khai thác thông tin, tình
báo.
Thành cát
tư Hãn chết năm 1227, truyền ngôi lại cho người con thứ 3 là A loa đài (
Ogotai). Sau A loa đài truyền
ngôi cho con là Quí Do ( Gouyouk). Quí do làm vua được 3 năm thì mất, ngôi vua
Mông Cổ về chi khác. Người em, con nhà chú là Mông Kha lên.
Ở điểm này chúng ta
đã thấy hoàng gia Mông Cổ tân tiến hơn hoàng gia nhà Tống bên Tàu lúc bấy giời,
đó là ngôi vua không nhất định truyền cho con và phải con trưởng, mà có thể
truyền cho em, cho anh, cho một giòng khác, và hội đồng hoàng tộc bầu lên vua,
không chỉ có những người hoàng gia, mà con có những công thần, tướng lãnh giỏi.
Mông Kha chết, ngôi về tay người em là Hốt tất Liệt. Chính Hốt tất liệt tiêu
diệt nhà Tống, đưa đế quốc Mông Cổ đến chỗ cực thịnh.
Khi Mông Kha còn sống, Hốt tất liệt có mang quân sang đánh
nhà Tống, có cử một viên tướng đi đánh tỉnh Vân Nam bây giờ, viên tướng này có
gửi một sứ giả sang nước An Nam ta, bảo vua Trần thái Tôn thần phục Mông Cổ.
Thái Tôn lúc bấy giờ không những không chịu, mà còn sai
Trần quốc Tuấn đem quân lên trấn giữ ở phía bắc. Đó là vào năm 1257.
Vào năm 1282, vua Mông cổ cho sứ sang nước ta dụ rằng :
« Nếu vua nước Nam không sang chầu được thì phải đưa vàng ngọc sang thay,
và phải nộp hiền sĩ, thầy âm dương, bói toán, thợ khéo mỗi hạng 2 người. »
Vua Trần Nhân Tông sai người chú họ là Trần di
Ái và Lê Tuân, Lê Mục sang thay cho mình. Nhưng vua Mông cổ không bằng lòng,
quyết định chiếm giữ quyền cai trị của nước ta, bèn xuống chỉ lập Tuyên phủ ti,
đặt quan để sang giám thị các châu huyện, coi nước ta chỉ là một huyện của nước
Tàu, như những lần bị đô hộ trước. Quan Mông cổ sang tới nơi, Nhân Tông không nhận,
đuổi về Tàu.
Cái trí và
dũng của vua quan nhà Trần , nhất là vua Trần nhân Tông, đó là nhất định không
nhận, như Trần bình Trọng, mặc dầu bị địch bắt, được chiêu dụ, nhưng vẫn khẳng
khái tuyên bố : « Ta thà làm quỉ nước Nam, chứ không thèm làm vương
đất Bắc. »
Quyết định
của vua Trần nhân Tôn và câu nói của Trần bình Trọng đáng được giới lãnh đạo
cộng sản hiện nay và hậu thế suy ngẫm.
Vua Mông cổ
thấy sứ mình bị đuổi về nước, giận lắm, bèn lập Trần di Ái làm An Nam quốc
vương, phong cho Lê Mục làm Hàn lâm học sĩ, Lê Tuân làm Thượng thư lệnh, và Sài
Thung dẫn 1000 quân đưa bọn phản quốc đó về nước.
Trần di Ái
thấy vua Mông phong cho cũng nhận, đưa cũng về, trong bụng nghĩ rằng chuyến
này, nhờ sức ngoại bang, thì được làm vua, nếu không thì đổ tội cho quân Mông
cổ bắt ép. Sài Thung đưa bọn Trần di Ái tới gần ải Bắc quan, có tin báo về kinh
đô. Vua Trần nhân Tông liền sai một tướng dẫn một đội quân đi đánh Sài Thung và
bọn nghịch thần. Sài Thung bị tên bắn mù một mắt, chạy trốn về Tàu. Còn lũ Việt
gian Trần di Ái bị bắt, bị giáng xuống làm lính, mặc dầu là chú vua.
Vua
Mông cổ thấy Sài Thung bị mù chạy về nước, túc giận lắm, sai con là Thoát Hoan
làm Trấn Nam vương, cùng với 2 tướng là Ô Ma Nhi và Toa Đô dẫn 50 chục vạn
quân, giả tiếng mượn đường nước Nam sang đánh Chiêm thành.
Quan trấn
thủ vùng Lạng sơn do thám được tin ấy, cho người về báo với triều đình.
Hành động
trí tuệ đầu tiên của vua quan nhà Trần đó là họp hội nghị Bình than (1) hội các
vương hầu để bàn kế chống giặc, có thể nói như bộ tham mưu bây giờ.
Hành động
trí tuệ thứ nhì đó là họp các bô lão, dân gian ở điện Diên Hồng để bàn xem nên
hòa hay nên đánh. Đây là một hành động vừa sáng suốt, vừa dân chủ, mặc dầu vào
thời bấy giờ.
Quân Mông
cổ lúc đầu rất là mạnh, mặc dầu Trần hưng Đạo đã điều quân trấn giữ ở những nơi
hiểm yếu, nhưng lúc đầu phải thua chạy về Vạn kiếp. Vua Trần nhân Tông, nghe
Hưng đạo đại Vương thua chạy về Vạn Kiếp, liền dùng một chiếc thuyền nhỏ tới
Hải đông tức Hải dương ngày hôm nay, rồi cho vời Trần hưng Đạo đến bàn việc,
nói với Hưng đạo Vương rằng :
« Thế
giặc to như vậy mà chống với nó thì dân sự tàn hại, hay là Trẫm chịu hàng đi để
cứu muôn dân ? » Hưng đạo Đại Vương liền trả lời :
« Bệ
hạ nói câu ấy thì thật là lời nhân đức, nhưng mà Tôn miếu xã tắc thì sao ?
Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng. »
Chúng ta
chỉ cần nghe 2 câu đối đáp ngắn gọn trên, chúng ta cũng đã thấy rõ trí tuệ và
dũng cảm của vua quan nhà Trần. Vua nói vậy để vừa thử lòng, vừa khuyến khích
quyết chí, dũng cảm của bề tôi. Bề tôi trả lời rất lễ phép, nhưng rất là đanh
thép.
Như trên đã
nói, thế giặc lúc đầu rất mạnh, không những Vạn kiếp bị mất, mà thành Thăng
long cũng thất thủ, Toa Đô lấy Nghệ An, Trần hưng Đạo phải đưa vua về Thanh
Hóa. Mặc dầu vậy, đức Trần Hưng Đạo vẫn trèo non, vượt bể, dãi gió dầm sương,
cương quyết một lòng vì nước, tìm kế đánh giặc, cứu nước, không một lúc nào rối
sợ. Trong khi đó thì có nhiều người, trong đó có cả hoàng tộc như bọn Trần ích
Tắc, Trần Tú Viễn đều ra đầu hàng Thoát Hoan.
Đạo quân
của Toa Đô ở Chiêm Thành kéo ra đánh đất Nghệ An. Trần quang Khải đem quân lùi
ra mặt ngoài để giữ những đường hiểm yếu. Toa Đô đánh mãi không được, mà lương
thảo thì mỗi ngày một cạn, bèn cùng với Ô Mã Nhi dẫn quân xuống thuyền, định
vượt bể, ra ngoài bắc hợp với quân của Thoát Hoan.
Trần quang
Khải được tin ấy, cho người về Thanh Hóa phi báo. Vua Trần nhân Tông hội các
quần thần hỏi kế. Trần Hưng Đạo tâu :
« Toa
Đô tự Chiêm Thành trở ra, qua vùng Ô lý (tức Thuận hóa ngày nay), Hoan ( Nghệ
an), Ái (Thanh hóa), đường sá gập gềnh, quân sĩ vất vả, nay lại vượt bể ra
ngoài bắc, thì sức lực cũng đã mõi mệt. Vậy nay nên sai một tướng đem quân ra
đón đường mà đánh thì chắc phá được. »
Nhân Tông
nghe lời, sai Trần nhật Duật mang 5 vạn quân ra đón đường đánh Toa Đô ở mặt Hải
dương. Toa Đô phải lui ra cửa Thiên Tường. Sau đó Toa Đô bị trúng tên, chết ở
trận Tây Kết, còn Ô Mã Nhi thì lẻn lên một chiếc thuyền nhỏ, chạy về Tàu.
Trần nhật
Duật thắng trận. Trần hưng Đạo được tin ấy, vào tâu với vua rằng :
« Quân
ta mới thắng, khí lực đang hăng, mà quân Mông mới thua, tất chột dạ. Vậy nên
nhân dịp này mà tiến quân đánh Thoát Hoan, để khôi phục kinh thành. »
Vua nghe
lời, liền ra lệnh sắp sửa tiến binh.Bỗng có Trần quang Khải ở Nghệ An ra, xin
đi đánh Thoát Hoan. Vua liền sai Quang Khải thu xếp quân sĩ để ra đánh Thăng
Long và truyền lệnh cho Trần nhật Duật đóng quân, giữ chặn đường, không cho bọn
Toa Đô kéo về hợp với Thoát Hoan.
Trần quang
Khải, với Trần quốc Toản và Phạm ngũ Lão đem quân từ Thanh Hóa, đi vòng đường
bể, đến bến Chương Dương, sấn vào đánh chiến thuyền của quân Mông cổ. Quân ta
đánh hăng quá, quân Mông địch không nổi, phải bỏ chạy. Quân ta tiến lên bộ đuổi
đánh đến tận chân thành Thăng Long, rồi hạ trại. Thoát Hoan mang đại binh ra
cự, nhưng bi phục binh của Trần quang Khải đánh úp lại, quân Mông phải bỏ thành
Thăng Long, chạy qua sông Hồng Hà, sang giữ mặt phía Bắc, vùng Kinh bắc,
tức Bắc Ninh ngày hôm nay.
Thoát Hoan
đóng quân ở Bắc giang, nghe tin Toa Đô tử trận, Ô Mã Nhi trốn về Tàu, quân lính
ai nấy cũng đều ngã lòng, trời lại nóng nực, chướng khí bốc lên, quân sĩ bị
dịch, chết hại cũng nhiều ; bởi thế nên có bụng rút quân về Tàu.
Hưng đạo
đại vương biết Thoát Hoan tất phải chạy, liền sai Nguyễn Khoái, Phạm ngũ Lão
mang 3 vạn quân phục sẵn hai bên rừng sậy ở bên sông Vạn Kiếp, để chờ quân Mông
đến thì đổ ra đánh ; lại sai 2 con là Hưng Võ vương Nghiễn và Hưng hiếu
vương Úy dẫn 3 vạn quân đi đường Hải dương ra mặt Quảng Yên, giữ chặn đường về
châu Tư Minh. Còn Hưng đạo đại Vương tự dẫn đại quân lên Bắc giang đánh quân
Mông.
Quân Mông thua chạy đến bến Vạn Kiếp, gặp bọn Nguyễn Khoái ra đánh,
quân Mông 10 phần tổn thất mất 5. Tướng Mông là Lý Hằng bị tên bắn chết. Còn
Thoát Hoan cố đánh lấy đường mà chạy. Sau thấy quan ta đuổi đánh rát quá, phải
chui vào ống đồng mà chạy. Về đến gần châu Tư Minh, lại gặp Hưng võ vương
Nghiễn và Hưng hiếu vương Úy đánh đuổi một trận nữa. Thoát Hoan, A bát xích,
Phàn Tiếp chạy thoát về Tàu.
Thế là Đại
quân của Thoát Hoan, lúc đầu thì hùng hổ bao nhiêu, bây giờ thì tan nát bấy
nhiêu. Trong 6 tháng trời, từ tháng chạp năm 1284 đến tháng sáu năm 1285, quân
ta đuổi 50 vạn quân Mông Cổ ra khỏi bờ cõi.
Vua Mông cổ
thấy bọn Thoát Hoan bại trận trở về, giận lắm, muốn bắt chém cả ; quần
thần can mãi, mới thôi, bèn ra lệnh ngưng việc sang đánh Nhật và sửa soạn quân
sang đánh nước ta để báo thù.
Vua Trần
nhân Tông được tin quân Mông đang sửa sọan sang đánh nước ta, bèn vời Hưng đạo
Vương vào hỏi kế và Ngài trả lời :
« Nước
ta xưa kia, quân dân hưởng thái bình đã lâu, không tập đến việc chiến trận, cho
nên năm trước, quân Mông vào cướp, còn có kẻ trốn tránh theo hàng giặc. May nhờ
oai linh của tổ tông, và thần võ của bệ hạ, đi đến đâu đánh được đấy, cho nên
quét sạch được bờ cõi. Còn như bây giờ quân ta quen việc chinh chiến, mà quân
địch thì đi xa mỏi mệt. Vả lại thấy Toa Đô, Lý Hằng, Lý Quản tử trận, tất cũng
chột dạ, quân tình đã sinh nghi sợ, hẳn không dám hết sức mà đánh. Cứ như tôi,
thì chuyến này, dù có quân Mông sang đây, ta phá cũng dễ hơn phen trước, xin bệ
hạ đừng lo. »
Quả thật
như vậy, quân Mông sang đánh nước ta lần thứ 3 vào năm 1287, nếu chúng ta kể
lần thứ nhất vào năm 1258 ; lần thứ 2 từ năm 1284 đến 1285 ; lần thứ ba
này quân Mông cũng đại bại trở về. (2)
Có người nói với tôi
rằng tại sao nói đến chiến thắng của nước Việt dưới vua quan nhà Trần mà không
nói đến chiến thắng cộng sản thời chống Pháp, chống Mỹ. Tôi xin trả lời rằng
cuộc chiến tranh 1946-1954, rồi cuộc chiến 1954-1975, cả 2 phía đều có ngoại
quốc đứng đằng sau, trí tuệ là trí tuệ của ngoại quốc, hơn thế nữa nó là chiến
tranh cục bộ nằm trong cuộc chiến toàn bộ là chiến tranh lạnh. Những lời tuyên
bố của Hồ chí Minh : « Tôi không có tư tưởng gì cả. Tư tưởng của tôi
đã có Staline và Mao nghĩ hộ. » Còn Lê Duẫn thì thản nhiên tuyên bố :
« Chúng tôi đánh đây là đánh cho Liên sô và Trung cộng. » Điều này
chứng tỏ cộng sản Việt Nam bị xúi dục làm một con cờ trong bàn cờ thế giới, thế
giới bảo sao nghe vậy ; nếu nói nặng, như các cụ ngày xưa, thì chỉ là một
« Thằng con nít bị xúi ăn cứt gà « Không thể nói là trí tuệ được.
Trí tuệ của
đảng Cộng sản , của Chính quyền cộng sản Việt Nam hiện nay được tiêu biểu qua
câu nói của nhà văn Dương thu Hương: “ Dân tộc Việt Nam dầu có mù chữ chăng nữa
cũng thấy mặt cái giới lãnh đạo vừa tối tăm ngu dốt, vừa ác ôn, côn đồ và hèn
hạ »; giới trí thức tiêu biểu bởi 700 tờ báo và gần 70 đài phát thanh,
truyền hình, thì được gói gém trong câu vè của dân gian: “ Nói leo, nói theo,
nói dở, nói dài, nói dai, nói ngang, nói bướng “, vì họ chỉ biết lập lại cái gì
Bộ Chính trị và Trung Ương đảng ra lệnh, nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu
lần, theo kiểu tuyên truyền nhồi sọ của Phát xít Hitler; và vì từ “ tối
tăm, ngu dốt”, nên không có một tý gì là lý luận hợp lý, ngoài việc nói ngang
bướng: “ Ta cứ như vậy thì mày làm gì được tao “ , “ Tao cứ vi phạm nhân quyền,
không giữ lời hứa, thì thế giới làm gì được.”
Thử hỏi một
chính quyền như vậy, một giai tầng trí thức sĩ phu như thế, thì làm sao mà có
thể lèo lái con thuyền Việt Nam qua những cơn sống gió, để có thể theo kịp
những nước chung quanh, ngõ hầu có thể theo kịp đà tiến bộ của văn minh nhân
loại, hỏi giai tầng lãnh đạo tối tăm ngu dốt, giới báo chí truyền thông, theo
nguyên tắc là thầy của dân, mà nay chỉ biết nói theo, nói leo, nói dở, nói dai,
thì làm sao nâng cao dân trí.
Tình trạng
tụt hậu của Việt Nam hiện nay, nhiều người tìm cách đổ lỗi cho tư tưởng Khổng
giáo hay cho dân trí.
- Không
phải thế. Khổng giáo thì đã quá xa xôi. Thử hỏi những nước như Nam Hàn, Đài
loan, Tân gia ba, họ cũng bị ảnh hưởng Khổng giáo không kém gì Việt Nam, thế mà
Nam Hàn hiện nay là cường quốc kinh tế thứ 10 trên thế giới, trong khi Bắc Hàn
thì bị chết đói. Điều
này chứng tỏ không phải tại Khổng giáo mà lỗi tại thể chế chính trị .
- Lỗi tại dân trí thấp chăng ? - Cũng
thưa không, vì dân trí thấp chỉ là hậu quả của một chính thể độc tài, với những
người lãnh đạo ngu dốt và ác ôn côn đồ, đã kìm hãm tất cả những sức bật của
người dân. Người nào có trí tuệ cao thì bị bịt miệng, bỏ tù như cha Nguyễn văn
Lý, luật sư Lê thị công Nhân, bị quản thúc như Hoà thượng Thích quảng Độ, và
nhiều người khác nữa.
Xét lịch sử, nhìn vào quá khứ để biết đâu là những vết xe
đã đổ, để tránh cho tương lai, đâu là những trí tuệ, dũng cảm trong quá khứ và
hiện tại, để học hỏi.
Trí tuệ và dũng cảm của giới lãnh đạo cộng sản hiện nay
được thể hiện qua câu nói của Hồ chí Minh: “ Tôi không có tư tưởng gì cả; tư tưởng
của tôi đã có Staline và Mao nghĩ hộ.” Đây là câu trả lời của họ Hồ cho một ký
giả ngoại quốc nhân dịp Đại hội đảng Lao động, tức đảng Cộng sản bây giờ, vào
năm 1951 ở vùng Cao Bắc Lạng. Ở điểm này, có những người trí thức cộng sản bênh
vực cho Hồ chí Minh, đã nói: “ Bác nói như vậy là vì bác khiêm tốn.” Không, họ
Hồ không khiêm tốn một tý gì, vì khi viếng thăm đền thờ đức Trần hưng Đạo, mà
dân Việt đã tôn lên thành thánh, ông có đọc một bài thơ, trong đó có câu:
“ Bác đưa một sứ qua nô lệ, Tôi dẫn 5 châu tới đại đồng.”
Con người này không những không khiêm nhượng, mà còn vô
cùng vọng ngoại, trên thì đội ngoại quốc, dưới thì đạp dân, coi thường những vị
anh hùng liệt sĩ Việt Nam, đã gọi Karl Marx, Lénine là cụ, như trong Di chúc
của ông, trong khi gọi Trần hưng Đạo là bác. Mặc dầu đức thánh Trần sống cách
Marx và Lénine cả hàng 600 năm.
Trí tuệ của giới lãnh đạo cộng sản hiện nay được thể hiện
qua anh Đỗ Mười là thợ thiến heo, Lê đức Anh là anh cai phu đồn điền, Phan văn
Khải, Nguyễn tấn Dũng, mới ngày nào là anh chăn trâu, chăn bò, liên lạc viên,
du kích, thế mà ngày nay ai cũng là trình độ cao học, đại học, tiến sĩ đại học
này, cao đẳng đại học kia. Theo bản tường trình của Ủy ban Giáo dục và Đào tạo
của quốc hội cộng sản Việt Nam khóa IX, thì từ năm 1976 cho tới 2007, cộng
sản Việt Nam cấp ra 8 400 bằng tiến sĩ, trong đó có 2 700 bằng tiến
sĩ giả, mà phần đông là các ông lớn trong Trung ương đảng, công chức cao cấp và
con ông cháu cha.
Trí tuệ đó còn được truyền tới cho giới sĩ phu, trí thức
cộng sản, tiêu biểu là 700 tờ báo và gần 70 đài phát thanh, truyền hình, mà
người dân đã chế riễu qua câu vè:
“ Nói leo, nói theo, nói dở, nói dài và nói dai.”
Còn dũng cảm của cộng sản Việt Nam thì như thế nào ?
Dũng cảm của cộng sản Việt Nam là hoàn toàn đi theo ngoại
bang. Trước kia thì theo Liên Sô, lớn tiếng chủi Trung Cộng. Sau này khi đế
quốc cộng sản Liên sô sụp đổ, thì lại muối mặt đi theo Trung cộng, tiêu biểu là
cuộc họp ở Thành đô năm 1991, được phơi bày qua quyển nhật ký của Thứ trưởng Bộ
Ngoại giao cộng sản Trần quang Cơ. Trung cộng đã coi khinh, coi thường cộng sản
Việt Nam, đó là không tiếp ở thủ đô, mà tiếp ở một tỉnh nhỏ, không cho phái
đoàn cộng sản Việt Nam đi đường hàng không, mà phải đi bộ qua ải Bắc Quan. Đặng
tiểu Bình hứa đến gặp; nhưng sau đó không gặp, mà còn tuyên bố: “ Cộng sản Việt
Nam là phường ăn cháo, đái bát. Tôi không muốn gặp những phường ăn cháo, đái
bát đó.”
Nhớ lại khi xưa, Trần bình Trọng bị quân Mông Cổ bắt, dụ
chiêu hàng, thì ông đã khẳng khái trả lời: “ Ta thà làm quỉ nước Nam, còn hơn
làm vương đất Bắc.”
Đất nước Việt, dân Việt với những giới lãnh đạo, sĩ phu như
vậy, thì không thể nào tiến được, có tiến thì cũng ì ạch, thua xa những nước
chung quanh. Theo bản tường trình của Ngân hàng quốc tế vào đầu năm 2009, với
sản lượng hàng năm tính theo đầu người là 1080$, để theo kịp Nam dương với sản
lượng 2130$, Việt Nam phải mất 51 năm; theo kịp Thái Lan, với sản lượng 4280$,
phải mất 95 năm; theo kịp Tân gia ba, với sản lượng 45 430$, phải mất 158
năm. Mặc dầu những nuớc này xưa kia là thua Việt Nam.
Để nước Việt,
dân Việt có thể theo kịp những nước chung quanh, bắt buộc phải có một giai tầng
lãnh đạo và sĩ phu mới, theo đúng truyền thống Đinh Lê, Lý Trần, và theo kịp đà
tiến bộ của văn minh nhân loại là đi đến tự do, dân chủ; giai tầng lãnh đạo này
phải phát xuất từ những cuộc bầu cử tự do thực sự, chứ không phải theo kiểu bầu
cử giả dối, “Đảng cử, dân bầu.”
Paris ngày 29/05/2009
Chu chi Nam
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment