Thursday, March 26, 2015

Sinh viên Miến Điện trở lại quan tâm đến chính trị trong nước


Đăng ngày 25-03-2015

Sinh viên Miến Điện trở lại quan tâm đến chính trị trong nước

media
Sinh viên tuần hành kỷ niệm 25 năm phong trào dân chủ 1988, còn gọi là phong trào "8888", Rangoon, 08/08/2013.REUTERS/Soe Zeya Tun

Phong trào sinh viên Miến Điện đòi dân chủ hóa giáo dục vấp phải một số đụng độ với cảnh sát trong những tuần qua, hơn một trăm người bị bắt, hàng chục người bị đưa ra xét xử hôm nay 25/03/2015. 

Tuy nhiên, chính quyền ngày càng phải lắng nghe các yêu sách của sinh viên. AFP có bài phóng sự mô tả sự thức tỉnh của ý thức chính trị ở sinh viên Miến Điện trong thời gian gần đây, khi đất nước tiếp tục các cải cách dân chủ trong trong bối cảnh bạo lực chưa được kiểm soát tại nhiều nơi.
Phóng sự của AFP đưa độc giả đến với khuôn viên Đại học Rangon, từng có tiếng là một đại học hàng đầu Châu Á cách nay hai thập niên. Hàng chục năm dưới chế độ độc tài quân sự đã biến trung tâm giáo dục này trở thành một ốc đảo hoang tàn, rêu phong xâm chiếm các tòa nhà xây từ thời Miến Điện còn là thuộc địa của Anh Quốc. Đại học Rangon được mở cửa lại từ năm 2013.

Từng là lực lượng tiên phong trong nhiều cuộc nổi dậy chống độc tài trước đây, các sinh viên vẫn luôn bị giới cựu tướng lãnh nghi ngờ. Cho dù họ không trực tiếp nắm quyền, nhưng theo những người am hiểu, chính quyền Miến Điện vẫn chịu chi phối rất lớn của giới lãnh đạo độc tài trước đây.

Su Wai Phyo, một nữ sinh viên 23 tuổi, trả lời một cách hồ hởi phóng viên AFP sau khi ra khỏi lớp học. Cô nói : « Giới trẻ hiện nay cần hiểu về chính trị… Chúng tôi cần biết được ai lãnh đạo chúng tôi, những người cầm quyền là những điều tốt hay điều xấu cho chúng tôi ». Su Wai Phyo, làm việc cho một tổ chức phi chính phủ, theo học mỗi ngày hai tiếng tại Đại học Rangoon, theo chương trình « Khoa học chính trị » dành cho lứa sinh viên sắp ra trường.

Cách nay ít lâu, đào tạo về khoa học chính trị là điều không thể tưởng tượng nổi tại Miến Điện. Việc chấm dứt chế độ độc tài quân sự đã mở cửa cho các cuộc tranh luận chính trị chưa từng có, cho dù có những dấu hiệu đàn áp gây lo ngại trong vài tháng gần đây.

Nữ sinh Su Wai Phyo cho biết cha mẹ cô từng rất lo ngại cô sẽ bị bỏ tù, nếu cô tìm hiểu về chính trị trước năm 2011. Giờ thì Su Wai Phyo sẽ là một trong số hàng triệu cử tri Miến Điện lần đầu tiên đi bầu Quốc hội, trong kỳ bầu cử cuối 2015, một cuộc bầu cử mà ngày hôm qua, 24/03, chính quyền đã thông báo mời quốc tế quan sát .

Không khí bạo lực trong các đàn áp nhắm vào biểu tình hồi đầu tháng ba, khi sinh viên tuần hành tiến về Rangoon, dường như xa lạ với không khí lạc quan tại Đại học Rangoon.

Một sinh viên đồng môn khác, Ko Ko Aung, 28 tuổi, rất phấn khởi với không khí tự do mới. Anh giải thích, trước đây « chúng tôi rất sợ chính quyền quân sự. Chúng tôi đã nghĩ rằng khắp nơi đều có gián điệp, do đó chúng tôi không dám nói chuyện về chính trị ».

Theo giảng viên Chaw Chaw Sei, lãnh đạo khoa quan hệ quốc tế, phụ trách khóa học này, các sinh viên thực sự ham học. Bà nhận xét : « Chúng tôi có thể trao đổi về chính trị, không chỉ chính trị quốc tế mà cả trong nước ». Người giảng viên khoa chính trị học này tự hào đã tham gia lớp người được mệnh danh « thế hệ 88 », một phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài quân sự đã dẫn đến sự nổi lên của các nhà tranh đấu có tên tuổi như Aung San Suu Kyi. Quan điểm của người giảng viên này là một « sự thay đổi từ từ sẽ tốt hơn cho nền văn hóa chính trị của Miến Điện », bởi bà rất chú ý đến « những bài học từ sự tan vỡ của Liên Xô » trước đây.

Tuy nhiên, vẫn theo AFP, đông đảo thanh niên Miến Điện hiện nay lại muốn thay đổi nhanh chóng.

Trong một tòa nhà bằng gỗ tại trung tâm thành phố Rangon, trước đợt đàn áp mới đây, các nhà tranh đấu thuộc Liên đoàn sinh viên Miến Điện đã tập họp, chơi đàn và lên các phương án hành động. Lãnh đạo nghiệp đoàn sinh viên Min Thawe Thit khẳng định chủ trương đòi hỏi tự trị cho đại học, các đại học độc lập với chính phủ.

Theo báo Myanmar Times, một tờ báo tư nhân độc lập có uy tín tại Miến Điện (ngày 23/03/2015), Bộ trưởng Giáo dục Miến Điện Daw Khin San Yee ngày 20/03 đã đề nghị thảo luận tiếp về dự luật cải tổ giáo dục tại Amyotha Hluttaw, tức Thượng viện trong Quốc hội Miến Điện. Theo Chủ tịch Ủy ban soạn thảo luật của Quốc hội Miến Điện U Khin Maung Yee, toàn bộ 11 đề nghị của giới sinh viên sẽ được xem xét.

Đăng ngày 25-03-2015

Miến Điện : 11 đề nghị cải cách của sinh viên sẽ được Quốc hội thảo luận

media
Quốc hội Miến Điện, ngày 01/03/2012, trước diễn văn của Tổng thống cải cách Thein Sein.Reuters/Soe Zeya Tun

Theo báo Myanmar Times, một tờ báo tư nhân độc lập có uy tín, có trụ sở tại Miến Điện (ngày 23/03/2015), Bộ trưởng Giáo dục Miến Điện Daw Khin San Yee, ngày 20/03, đã đề nghị thảo luận tiếp về dự luật cải tổ giáo dục tại Amyotha Hluttaw, tức Thượng viện trong Quốc hội Miến Điện. Theo Chủ tịch Ủy ban soạn thảo luật của Quốc hội Miến Điện U Khin Maung Yee, toàn bộ 11 đề nghị của giới sinh viên sẽ được xem xét.

Sau nhiều tháng phản đối của sinh viên, giữa tháng 2/2015, chính quyền Miến Điện đã chấp thuận thương thuyết với sinh viên về 11 đề nghị của họ. Tuy nhiên, việc chính quyền đưa ra hai dự luật song song, một của các sinh viên và một của Bộ Giáo dục, đã khiến giới sinh viên nổi giận.

Sinh viên tiếp tục biểu tình để gây áp lực lên chính quyền cho đến biến cố cảnh sát ngăn chặn và đàn áp cuộc tuần hành tại Letpadan, cách Rangon khoảng 140 km về phía bắc. Nhiều « lãnh đạo tranh đấu » thuộc Liên đoàn sinh viên Miến Điện bị câu lưu.

Tiếp theo biến cố này, một số đại diện « sinh viên thuộc cánh ôn hòa » của Liên minh các sinh viên đại học đã trở lại đàm phán với các dân biểu vào ngày 16/03. Tiếp theo đó, Mạng lưới quốc gia vì cải cách giáo dục (National Network for Education Reform/NNER), cơ sở hỗ trợ các sinh viên trong việc thảo ra 11 đề nghị, đã môi giới cho các đối thoại giữa sinh viên với các nghị sĩ.

Mười một đề nghị cải cách luật giáo dục của các sinh viên và các giảng viên đại học bao gồm các nội dung như : tự do lập nghiệp đoàn sinh viên và giáo viên ; giáo dục và quản trị đại học độc lập hơn, sử dụng tiếng mẹ đẻ làm ngôn ngữ giảng dạy, giáo dục bắt buộc và miễn phí đến cấp tiểu học và 20% ngân sách quốc gia giành cho giáo dục.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link