LIÊN THÀNH: HUẾ, MẬU THÂN - TANG TÓC
Đã 43 Năm Trôi Qua,
Vết Thương Mậu Thân 1968 Vẫn Còn Rướm Máu Trong Lòng Dân Huế.
Từ Mậu Thân 1968 đến nay 2011, đã hơn 43 năm trôi qua, một quãng thời gian đã quá dài cho một đời người, nhưng đối với thân nhân nạn nhân đã bị bọn VC sát hại, những ai đã từng là chúng nhân và nạn nhân của một Mậu Thân 68 bi thưong cùng cực, thì 43 năm trôi qua quả thật thời gian còn quá ngán, quá sớm chưa dủ để cho vết thương Mậu Thân trong lòng họ có thì giờ để lành lặn, chưa đủ để hàn gắn những đau thương, chua xót ngậm ngùi trong lòng người dân Huế.
Trong 23 ngày chiếm Huế, từ 2:33 phút khuya ngày mồng 2 Tết đến ngày 25 Tết Mậu Thân 1968 đảng cộng sản Việt Nam và đám Việt gian tay sai đã tàn sát 5,327 thuờng dân vô tội và bắt đi 1,200 ngừoi khác, con số cộng chung là 6,527 sinh mạng không phải là nhỏ.
Trong thời gian những năm gần đây, vào ngày 1 tháng 2 năm 2008, trung ương đảng cộng sản Việt Nam đã có tổ chức một cuộc mít- ting tại Sài gòn ngay trước Dinh Độc Lập trước đây. Nhiều nhân vật lãnh đạo cũ và mới trong bộ chính trị trung ương đảng công sản Việt Nam đã có mặt trong buổi lễ gọi là kỷ niệm 40 năm chiến thắng Mậu Thân bọn chúng cho rằng đó là một chiến thắng lớn lao của Hồ chí Minh, của đảng cộng sản Việt Nam và đám Việt gian tay sai trong nhiệm vụ đánh thắng Ngụy quân, Ngụy quyền Miền Nam và Đế quốc Mỹ xâm lược.
Thế nhưng nếu đảng Cộng sản Việt Nam nhìn lại một cách thẳng thắn thì sẽ thấy ngay cuộc chiến Mậu Thân là một thảm bại nặng nề cho đảng Cộng sản Việt Nam trên cả 3 mặt trận: Quân Sự, Chính Trị, Tình báo.
1- Mặt trận Quân Sự.
Tất cả các mục tiêu Quân sự trong thành phố Huế mà bọn chúng mưu toan đánh chiếm đều không thể thực hiện được.
Ví dụ như:
Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn I Bộ Binh tại Quân I.
Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Thừa Thiên, Quân Trấn Huế. Cơ Quan MVC và Bộ Chỉ Huy CSQG Thừa-Thiên /Huế. (Quận III).
Điều đáng nói là số thương vong của bọn chúng quá cao, con số thiệt hại về nhân mạng cán binh của bọn chúng lên đến gần 90%.
2- Mặt trận Chính Trị.
Hồ Chí Minh, và Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam đã ước tính sai lầm, chũ quan, cho rằng khi trận đánh Mậu Thân xẫy ra tại Huế dồng bào Huế sẽ đứng dậy cùng với quân đội cộng sản và cán bộ chính trị của bôn chúng sẽ tạo ra một cuộc binh biến, một cuộc tổng nỗi dậy cướp chính quyền.
Thế nhưng, Cuộc tổng nỗi dậy tại Huế của Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị đảng CS Việt Nam tại Huế đã không xảy ra vì dân chúng Huế không theo, không hưởng ứng, không hợp tác,
Thất bại trong cuộc Tổng nỗi dậy, HCM và BCT đảng CSVN cho lệnh thi hành “Bạo lực Cách Mạng” hay “Bạo Lực Đỏ” để răn đe dân chúng Huế.
Kết quả là 5,327 thương dân vô tội bị giết, và 1,200 ngừoi bị bắt đem đi mất tích, đến nay vẫn không có vết tích gì để tim kiếm. Như vậy tổng cộng là 6,527 sinh mang đã bị thảm sát bởi lệnh “Bạo lực cách mạng“ của Hồ chí Minh và Bộ CT đảng CSVN.
Vụ Thảm sát Mậu Thân Huế đã làm rúng động thế giới về hành động dã man của Hồ Chí Minh và đảng cọng sản Việt Nam.
Như vậy thử hỏi đó là chiến thắng chính trị hay sao?
3- Mặt trận Tình Báo.
Như đã biết, hạ tầng cơ sở là một yếu tố tối quan trọng trong cuộc chiến tranh du kích. Tại Huế, vì tin tưởng rằng bọn chúng đã thắng nên hầu như tòan bộ hạ tầng cở sở bí mật của bọn chúng đều xuất đầu lộ diện. Hai mươi sáu ngày sau khi tòan bộ lực lượng chính quy, du kích tháo chạy khỏi thành phố, đa số đám hạ tầng cơ sở bí mật mà bọn chúng đã xây dựng nuôi dưỡng hằng chục năm đã bị lực lượng CSQG/TT-Huế vô hiệu hóa toàn bộ. Đó là một thất bại rất nặng nề của bon chúng.
Thưa quý vị quan khách,
Trong những năm gần đây thỉnh thỏang chúng ta lại nghe, lại thấy xuất hiện trên hệ thống truyền thanh, truyền hình quốc tế nhũng lời chối tội của những tên sát nhân Hoàng Phủ Ngoc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Văn Hảo, Hòang Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh, những kẻ đã thi hành bạo lực Cách Mạng của HCM thảm sát đồng bào Huế chối tội rằng:
“Họ Không Hề nhúng tay vào vụ thảm sát đó, và rằng khi trận đánh xảy ra họ ở tuyến sau lo cho thưong binh, hoặc nằm trên núi chứ không có mặt tại Huế.”
Thưa quý vị quan khách,
Thậm chí ngay cả Bùi Tín, tên Đại Tá công sản kỳ cựu trá hàng hiện đang sống tại Pháp đã theo lệnh Bộ CT đang CSVN nói rằng: Trên 5 ngàn đồng bào Huế bị chết trong Mậu Thân là do bom đạn của VNCH và Hoa Kỳ sát hại chứ không có một ai trong lực lượng cộng sản cho lệnh giiết hại đồng bào cả.
Trong suốt 26 ngày khổ nạn của đồng bào Huế, Cá nhân tôi là Trung Úy Phó trưởng Ty CSĐB và vì nhu cầu an ninh, do tình hình cấp bách lúc đó, Trung Tá Phan V Khoa, Tỉnh Trưởng Tỉnh Thừa Thiên Và Thị Xã Huế đã bổ nhiệm tôi kiêm chức vụ Quận Trưởng Quận III Thị xã Huế vì thế tôi đã là chứng nhân của cuộc tàn sát man rợ đông bào Huế do HCM, đảng CSVN cùng đám tay sai nằm vùng gậy ra cho dân chúng Huế.
Thưa quý vị quan khách, phần trình bày của tôi ngày hôm nay gồm 3 phần:
1- Sơ lược cuộc tấn công Huế của Cộng Sản Hà Nội.
2- Điểm mặt những hung thủ đã sát hại đồng bào Huế
3- Thông báo và trình bày công việc làm của UBTTTA Đảng cộng sản Việt Nam cùng bè lũ ra Tòa án quốc tế về Tội Ác Chiến Tranh và tội diệt chủng.
Sơ lược cuộc tấn công Huế của Cộng Sản Hà Nội.
Rạng sáng mồng hai Tết Mậu Thân, đúng 2 giờ 33 phút sau lọat đạn pháo kich vào thành phố, từ rừng núi phía tây, trên 10 ngàn quân cộng sản đã tràn vào Huế, họ là “Quân Đội Nhân Dân”, là “Quân Giải Phóng”, là những tên nằm vùng, những kẻ trí thức, giáo sư, sinh viên đã một thời tham gia trong phong trào tranh đấu Phật Giáo của năm 1966. Họ đã thoát ly lên mật khu từ dạo đó, nay theo lệnh của Hồ Chí Minh, của Bộ Chính Trị trở lại Huế với guơm đao, búa liềm, mã tấu, với AK47, B40, bắn sập thành phố, thẳng tay chém giết hằng loạt dân lành vô tội nhằm trả mối hận xưa, và theo họ là để “giải phóng” đồng bào Huế.
Trong 10 ngàn quân nầy có 4,700 quân chính quy Bắc Việt, số còn lại là quân Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, du kích của các Quận, Huyện và đám cơ sở nằm vùng, lực lượng của phong trào tranh đấu chống Chánh Phủ VNCH năm 1966 đã đào thóat lên mật khu.
Mười ngàn quân nầy không phục vụ dưới ngọn cờ đỏ sao vàng, cũng chẳng phục vụ dưới bóng cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, mà phục vụ dưới ngọn cờ của Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Binh do Bộ Chính Trị ĐCSVN vừa mới thành lập, mà chủ tịch là Lê Văn Hảo, phó chủ tịch là Thích Đôn Hậu, tổng thư ký là Hoàng Phủ Ngọc Tường, và phụ trách học sinh, sinh viên, trí thức là Nguyễn Đắc Xuân.
Lực lượng LMDTDCHB nầy đã phối hợp với cộng quân để gieo rắc đau thương cho đồng bào Huế trong 624 giờ kinh hoàng.
Huế đã dìu nhau chạy trốn Việt Cộng trong buớc chân khập khiễng và nỗi sợ hải tột cùng.
Có thể nói ở Huế lúc đó mỗi thước đất là một thây người, một vũng máu tươi chưa kịp đổi màu.
Huế ngập trong xác người và biển máu, từ bờ cây bụi cỏ, đường lớn đường nhỏ, từ trong nhà ra đến sân trước, sân sau!
Sáng ngày mồng hai Tết, trời chưa sáng hẳn, một số lớn gia đình trong ba Quận của Thành phố Huế đã bị Việt Cộng cùng đám chỉ điểm xông vào từng nhà lục soát tìm kiếm “công an, cảnh sát, ngụy quân, ngụy quyền” đang ẩn trốn đâu đó.
Súng đã nổ và nhiều thây người ngã gục.
Đến khoảng 6 giờ sáng, suơng chưa tan, trời trở lạnh, Huế đã bật khóc trong nghẹn ngào, đau đớn khi trên kỳ đài Phú Văn Lâu lá Quốc kỳ VNCH không còn đó nữa. Thay vào đó là một lá cờ gồm 3 mảnh: hai mảnh hai bên màu xanh nhạt, mảnh giữa màu đỏ có ngôi sao vàng. Dân chúng Huế ngỡ đó là lá cờ của MTGPMN, thật sự không phải, cờ MTGPMN chỉ có 2 mảnh, một mảnh màu xanh nhạt, một mảnh màu đỏ giữa có ngôi sao vàng. Lá cờ treo trên Kỳ Đài Ngọ Môn là cờ của Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình.
Lá cờ nầy do tên Sinh viên Lê Hữu Dũng, một cơ sở quan trọng nội thành của VC hướng dẫn một đơn vị Đặc công VC tấn cống kỳ đài và sau đó đã treo lá cờ Liên Minh đã may sẵn lên kỳ đài trong suốt 23 ngày. Cũng cần nói thêm Lê Hữu Dũng là con trai của Lê Hữu Tý một cán bộ cộng sản tại nội thành Huế.
Ngày mồng hai Tết, dân Huế bắt đầu cuộc di tản từ 7 giờ sáng.
- Tại vùng Bến Ngự, Nam Giao, Từ Đàm, dân chúng kéo nhau chạy trốn lên vùng nhà máy nước Vạn Niên gần đồi thông Quãng Tế sát cạnh chùa Từ Hiếu. Có nhiều đoàn người chỉ đi được nửa đường thì bị Việt Cộng pháo kích chận lại, nên đành phải quay trở về.
- Tại làng Phú Cam, cộng quân đã vây kín, dân chúng kéo nhau vào trú ẩn tại nhà thờ chánh tòa Phủ Cam.
- Riêng tại Quận III vùng hữu ngạn sông Hương, từng đoàn người từ vùng cầu Kho Rèn, dọc đường Phan Đình Phùng, vùng An Cựu và xóm đạo Dòng Chúa Cứu Thế, kéo nhau chạy trốn vào nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế.
- Dân cư vùng cầu số 7, Hàng Me, Đập Đá, khu trường trung học Nguyễn Tri Phuơng chạy vào trú tại trường trung học Kiểu Mẫu nằm sát cạnh Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế và BCH Tiểu Khu.
- Tại Quận II vùng Gia Hội, một số ít dân chúng trốn vào chùa Diệu Đế, chùa Ông, chùa Áo Vàng, trường trung học Gia Hội; đa số dân chúng còn lại trốn tại nhà.
- Tại Quận I vùng Thành Nội, dân chúng về trú ẩn vùng Cầu Kho, Mang Cá nơi có Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn I Bộ Binh của Thiếu Tướng Ngô Quang Trưởng che chở.
Trời đất như báo hiệu cho biết những ngày tang tóc. Không như năm trước, năm nay trời trở lạnh nhiều và cơn mưa phùn đã bắt đầu từ ngày mồng hai Tết, kéo dài trong suốt 26 ngày chiến cuộc tại Huế.
Bầu trời u ám, mây xám phủ đặc thành phố trong cơn mưa lạnh buốt của đất trời, và trong nỗi sợ hải của người dân đang chạy giặc.
Súng nổ từ khuya đến suốt ngày mồng hai Tết và vẫn tiếp tục nổ. Lâu lâu trên bầu trời xám xuất hiện một chiếc máy bay quan sát L-19, hoặc môt chiếc trực thăng bay cao lạc lõng, lập tức hằng loạt súng của Việt Cộng từ mọi nơi trong thành phố bắn lên.
Hằng trăm, hằng ngàn loạt đạn nổ rền làm tăng thêm nỗi run sợ của mọi người.
Trong khi lực lượng quân sự của cộng quân đang tấn công vào những vị trí quan trọng trong thành phố, thì bộ phận chính trị, an ninh VC của Bộ Tư Lệnh Mặt Trận Quân Khu Trị Thiên-Huế phối hợp cùng đám Việt Cộng nằm vùng bắt đầu chuẩn bị tắm máu, tàn sát dân Huế.
Thành ủy viên Hoàng Kim Loan và Hoàng Lanh phụ trách thành lập chính quyền Cách Mạng tại Huế và phát động quần chúng thực hiện cuộc “tổng nổi dậy.”
Thành lập chính quyền cách mạng cấp Quận, Tĩnh chuẩn bị “tổng nổi dậy”
Sáng ngày mồng hai Tết, sau buổi mít tinh tại Quận I và Quận II với đám cơ sở nằm vùng, Hoàng Kim Loan và Hoàng Lanh để cử hai cơ sở nằm vùng của bọn chúng nắm giữ chức vụ Ủy ban Nhân dân Cách mạng (UBNDCM) Quận I và Quận 2 TP.Huế
1. Nguyễn Hữu Vấn, giáo sư Quốc Gia Âm nhạc và Kịch nghệ, làm Chủ Tịch UBNDCM Quận I.
2. Nguyễn Thiết, Chủ Tịch UBNDCM Quận II. Nguyễn Thiết vượt tuyến vào Nam năm 1957. Sau đó học luật, là thành viên trong ban chấp hành Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Huế và là cán bộ cộng sản nằm vùng trong Tổng Hội từ lâu.
3. Đại Tá Công An VC Nguyễn Đình Bảy tự Bảy Lanh kiêm nhiệm chức vụ Chủ Tịch ủy ban Nhân Dân Cách Mạng Quận III.
4. Chính quyền Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Tĩnh :
- Chủ tịch UBNDCM Tĩnh Thừa -Thiên/ Huế: Lê văn Hảo. Giáo sư Lê văn Hảo là một trong những thành phần tranh đấu tích cực chống Chánh Phủ của Thích Trí Quang vào năm 1966 và là cơ sở trí vận dưới sự điều khiển của Hoàng Kim Loan.
- Phó chủ tịch: Bà Đào Thị Xuân Yến, nguyên Hiệu trưởng trường Nữ trung học Đồng Khánh, cũng là cơ sở trí vận dưới quyền điều khiển của Hoàng Kim Loan.
- Đồng phó chủ tịch là thường vụ Thành ủy Hoàng Phương Thảo.
Điểm mặt thủ phạm tàn sát dân Huế.
Thi hành chỉ thị tàn sát đồng bào Huế của Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam, ngoài tướng VC Trần văn Quang, Lê Chưởng, còn có những nhân vật sau đây:
1. Đại tá VC Nguyễn Mậu Huyên, tức Bảy Lanh, tức Nguyễn Đình Bảy, Truởng ban An Ninh Tỉnh Ủy Thừa Thiên, Thị ủy Huế
2. Đại Tá VC Lê Tư Minh,Tư lệnh mặt trận Huế
3. Tống Hoàng Nguyên, Trưởng ban An Ninh Khu Ủy Trị Thiên-Huế
4. Hoàng Phương Thảo, Thường Vụ Thành Ủy Huế
5. Trung Tá điệp viên cộng sản Hoàng Kim Loan, Thành Ủy viên Thành Ủy Huế, phụ trách “tổng nổi dậy.”
6- Lê văn Hảo chủ tịch Liên Minh DCDTHB kiêm nhiệm chủ tich Ủy ban Nhân Dân thành phố Huế
7- Thích Đôn Hậu, Phó chủ tịch Lực Lượng LMDTDCHB
8- Hoàng Phủ Ngọc Tuờng, giáo sư trường trung học Quốc Học
9- Hoàng Phủ Ngọc Phan, sinh viên y khoa
10- Nguyễn Đắc Xuân, sinh viên sư phạm ban Việt Hán
11- Nguyễn Thiết, sinh viên luật khoa
12- Nguyễn Thị Đoan Trinh, nữ sinh viên dược khoa
13- Nguyễn Dũng, sinh viên
14- Nguyễn Hữu Vấn, giáo sư trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ
15- Tôn Thất Duơng Tiềm, giáo sư trường trung học Bồ Đề
16- Lê Văn Hảo, giáo sư nhân chủng học, Viện Đại Học Huế
17- Nguyễn Đóa, cựu giám thị trường Quốc Học, cũng là cha vợ của Tôn Thất Duơng Tiềm
18- Bà Đào thị Xuân Yến, thuờng đuợc gọi là Bà Tuần Chi, nguyên hiệu truởng truờng nữ trung học Đồng Khánh
19- Cha con ông Thiên Tường, chủ tiệm thuốc Bắc tại An Cựu. Ông Thiên Tường là cha nuôi Đại Tá công an Việt Cộng Nguyễn Đình Bảy, tức Bảy Lanh, từ lúc Bảy Lanh còn nhỏ
20- Nguyễn Bé, thợ nề, chủ tịch khu phố Quận II
21- Diệu Linh, thầy bói ở Gia Hội, Quận II
Nguyễn Đắc Xuân còn kiêm nhiện chức vụ Trưởng đoàn An Ninh và Bảo vệ Khu phố, còn gọi là Đội Tự vệ Thành.
Ngoài ra Nguyễn Đắc Xuân còn đứng ra tổ chức đoàn Nghĩa Binh Cảnh Sát và giao cho Nguyễn Văn Cán, cán bộ VC nằm vùng có cấp bậc Quận Trưởng CSQG nguyên là Trưởng Ty CSQG Thị xã Huế làm truởng đoàn, và đoàn Nghĩa Binh Quân-Nhân giao cho Đại úy Lợi nguyên là sĩ quan QLVNCH đã đầu hàng theo địch.
Đội Tự Vệ Thành hay đoàn thanh niên võ trang.
Theo đài phát thanh Hà Nội, trong bản tin vào ngày mồng 3 Tết thì đây là một lực lượng kết hợp nhân sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên và tôn giáo yêu nước vừa mới thành lập tại Huế nhằm đứng dậy chống “đế quốc Mỹ” và đám tay sai bọn “ngụy quân, ngụy quyền” để lùng, diệt, truy quét ác ôn, tàn binh “ngụy”, tay sai CIA.
Trực tiếp chỉ huy là Nguyễn Đắc Xuân, đoàn viên là những thành phần trong vụ tranh dấu bạo loạn chống Chánh Phủ năm 1966; một số thoát ly lên mật khu vào tháng 6, 7/1966 khi phong trào tranh đấu của chúng thất bại,
Đội tự vệ Thành của Nguyễn Đắc Xuân là lực luợng nguy hiểm nhất, bọn chúng phụ trách chỉ điểm, bắt bớ và hành quyết Dân, Quân, Cán, Chính VNCH.
Các đội Tự vệ Khu phố của Nguyễn Đắc Xuân đuợc rãi đều khắp 3 Quận nội thành Huế, đặc biệt là Quận I và Quận II. Kế hoạch thảm sát đồng bào Huế được chia làm 3 giai đọan hết sức tinh vi:
Giai đọan I: Đợt trình diện lần thứ I
Đại lực lượng nầy chia thành nhiều toán nhỏ rãi đều trong 3 Quân thành phố Huế, bọn chúng đi lục soát từng nhà, từng gia đình, kêu gọi Dân-Quân-Cán-Chính VNCH ra trình diện và giao nạp vũ khí để được khoan hồng.
Ngoài ra trong khi lục soát chúng đã bắt một số người trong danh sách đã có từ truớc.
Trong đợt trình diện lần thứ I nầy, có một số ít công chức, quân nhân, cảnh sát trốn tại nhà đã ra trinh diện. Họ được bọn chúng cấp giấy đã trình diện và có quyền đi lại trong khu vực, từng người một nhận giấy chứng nhận ra về, chẳng gặp trở ngại nào cả.
Giai đoạn II: Đợt trình diện lần thứ II
Lời kêu gọi trình diện và giao nạp vũ khí vẫn tiếp tục, những người còn trốn chưa ra trình diện thấy những kẻ đã trình diện đợt I được trở về nhà vô sự, lại còn được cấp giấy tự do đi lại, nên họ theo ra trình diện. Họ cũng đã được bọn chúng cấp giấy như vậy và cũng được yên ổn trở về nhà.
Giai Đọan III: Đợt trình diên lần thứ III
Những người còn nghi ngờ, lẩn trốn chưa ra trình diện, nay thấy sau hai đợt trình diện vừa rồi, mọi ngừời đều được tự do ra về và còn được cấp giấy đi lại trong vùng, vì vậy họ không còn nghi ngờ gì nữa quyết định ra trình diện. Cũng như hai đợt trước, họ được cấp giấy và tự do ra về.
Thế nhưng, tất cả đã lầm, tất cả đã lọt vào bẫy: Chỉ vài ngày sau, lực lượng an ninh, cơ sở VC nằm vùng đi lục xét từng nhà và yêu cầu những ai đã đi trình diện trong ba đợt vừa rồi phải trình diện tại các địa đểm trong thành phố mà chúng quy định để học tập.
Tin tuởng như ba đợt trình diện vừa rồi, đi rồi lại về, mọi người kéo nhau đi. Nhưng rồi, vợ con trông đợi, cha mẹ mong chờ, đêm qua đêm, ngày qua ngày, tháng qua tháng, những người ra đi không bao giờ trở lại.
Tất cả đã chết; tất cả đã bị chôn sống, đã bị bọn Việt Cộng không dùng súng đạn, mà dùng cuốc xẻng, vật cứng đánh vào đầu và lấp xuống hầm sâu, hố cạn tại một vài nơi trong thành phố và nhiều nơi tại các quận Huơng Trà, Phú Vang, Phú Thứ, Huơng Thủy, Nam Hòa v.v.
Họ đã chết không như tên nhạc nô Trịnh Công Sơn đã viết “nằm chết như mơ,” mà họ đã chết trong tư thế hai tay bị trói bằng dây điện thọai, bằng dây kẽm gai và gương mặt vẫn còn hằn nỗi kinh hoàng.
Xin đơn cử một vài vụ điển hinh:
1- Tại vùng Từ Đàm, Bến Ngự, hai người cháu nội của Cụ Phan-Bội-Châu là Đại Úy Quân cảnh Tư pháp Phan Thiện Cầu, và Phan Thiện Tuờng cũng bị bọn chúng chôn sống. Oái oăm thay trong khi đó anh ruột của Đại Úy Phan Thiện Cầu và Phan Thiện Tường là Đại Tá Việt Cộng Phan Thiện Cơ đang là Tư lệnh Mặt Trận ở Tây Nguyên.
2- Cũng tại vùng Từ Đàm, Ông Võ Thành Minh, một trong những huynh trưởng Huớng Đạo kỳ cựu, ngừời mà vào năm 1954, đã dựng lều bên hồ Geneve ngồi thổi sáo phản đối hiệp định chia đôi đất nuớc cũng bị Việt Cộng bắt dẫn đi chôn sống.
3- Tại vùng gần chùa Tuờng Vân, Ông Lê Hữu Bôi, chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn, là sinh viên học viện Quốc Gia Hành Chánh, ra ăn Tết ở Huế cũng bị Việt Cộng bắt đi chôn sống vì nghi Ông Bôi làm cho CIA. ông ta gọi Ngài Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết là Cậu ruột.
4- Tại vùng Cầu Lòn, thầy Lê văn Thi, nguyên giáo sư Quốc Học, sau đó du học Mỹ đậu Tiến sĩ về nguyên tử lực, về nuớc phục vụ tại lò nghiên cứu nguyên tử Đà Lạt, ra Huế ăn Tết bị VC bắt đi chôn sống vì có tội là “chuyên viên nguyên tử.” Khi bọn chúng bắt thầy Thi, phụ thân của thầy đã can thiệp cũng bị bọn chúng bắt luôn, sau đó gia đình tìm ra xác của thầy và ông cụ bị chôn sống gần xã Thủy Xuân.
Tóm lại, tại vùng Bến Ngự, Từ Đàm, Trường Cửi, Nam Giao, Thủy Xuân, Lịch Đợi, Cầu Lòn số nạn nhân bị chôn sống hơn 400 người.
5- Tại nhà thờ Phủ Cam, sau một thời gian vây kín làng Phủ Cam, cuối cùng bọn VC tấn công và xông thẳng vào nhà thờ, bắt đi khoảng 300 thanh niên dẫn lên giam giữ tại Chùa Từ Đàm. Mãi đến ngày 19 tháng 9 năm 1969 lực luợng hành quân của QLVNCH mới phát giác được 428 xác chết tại khe Đá Mài và vùng lân cận. Sau khi kiểm tra, xác nhận có 300 xác là các thanh niên Phủ Cam đã bị VC bắt và dẫn đi.
6- Tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, gần khu An Cựu thuộc Quân III, có khoảng trên 2,000 đồng bào đang lánh nạn. Các đơn vị an ninh của Đại Tá công an Bảy Lanh, các cở sở nằm vùng như cha con ông Thiên Tuờng, đoàn viên Tự vệ Khu phố của Nguyễn Đắc Xuân tràn vào khu nhà thờ, thanh lọc đồng bào, bắt và dẫn đi khoảng 300 người, trong đó có Thượng Nghị Sĩ Trần Điền. 300 người bị bắt nầy đã không bao giờ trở về với gia đình, tất cả đã bị chôn sống tại vùng Lăng Xã Bàu, Lăng Xá Cồn thuộc quận Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên, trong đó có Thượng Nghị Sĩ Trần Điền.
Tại Quận II trong những ngày đầu của “bạo lực cách mạng” khởi đi từ ngày mồng ba Tết, một số viên chức quân, cán, chính của chính phủ VNCH đã bị các đội tự vệ khu phố của Nguyễn Đắc Xuân và tên thợ nề Nguyễn Bé, chủ tịch khu phố chính quyền cách mạng mới thành lập lùng bắt tại nhà, họ bị bọn chúng hành hạ đánh đập và cuối cùng bị xử bắn, xin nêu một vài trường hợp điển hình như:
- Thiếu Tá Từ Tôn Kháng, Tĩnh đoàn trưởng Xây Dựng Nông thôn.
- Ông Trần văn Cư, Phó Giám Đốc Nha CSQG Vùng I (sau nầy đổi danh xưng là Bộ Chỉ Huy CSQG Khu 1)
- Ông Lê văn Phú Quận Trưởng Quận II
- Ông Trần văn Nớp, nguyên Trưởng Ban Nhân Viên Bộ Chỉ Huy CSQG Thừa Thiên-Huế
- Chồng bà chủ quán bún bò Mụ Rớt
- 13 nhân viên CSQG bị bắt tại nhà trong Quận II, tất cả đều bị xử bắn
Cũng cần nhắc lại ba vụ giết người tàn bạo và tán tận lương tâm nhất do Nguyễn Đắc Xuân, Tôn Thất Duơng Tiềm, Hoàng văn Giàu thực hiện tại quận I, và vụ Tòa Án Nhân Dân tại truờng Gia Hội thuộc Quận II do Hoàng Phủ Ngọc Tuờng ngồi ghế chủ tịch phiên tòa, và vụ bốn bác sĩ người Đức, giáo sư tại đại học Y khoa Huế bị Hoàng Phủ Ngọc Phan bắt và sau đó bị bọn chúng chôn sống gần chùa Tường Vân.
1. Nguyễn Đắc Xuân xử bắn Trần Mậu Tý.
Rạng sáng ngày mồng hai Tết, tại khu vực cửa Đông Ba thuộc Quân I, đội An ninh và Tự vệ của Nguyễn Đắc Xuân đã dẫn 6 nạn nhân ra sắp hàng ngang úp mặt vào tường tại thượng thành ngay cửa Đông Ba. Nhiều nhân chúng đã kể lại rằng họ nhận diện được 2 nạn nhân trong 6 người nầy là:
- Ông chồng bà Nội thuơng gia, chủ tiệm xe đạp tại gần cuối đường Phan Bội Châu
- Sinh viên Trần Mậu Tý
Nhiều nhân chứng cũng đã nhận diện được ngoài tiểu đội VC có mặt tại hiện trường còn có Nguyễn Đắc Xuân, giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm, giáo sư Hoàng Văn Giàu.
Chính Nguyễn Đắc Xuân đã đích thân xử bắn Trần Mậu Tý, còn Tôn Thất Dương Tiềm ra lệnh cho tiểu đội VC xử bắn 5 nạn nhân kia.
Vậy Trần Mậu Tý là ai?
Trong suốt cuộc tranh đấu bạo loạn chống Chánh Phủ VNCH năm 1966, Trần Mậu Tý là sinh viên Đại Học Huế, và khi Nguyễn Đắc Xuân theo lệnh Thích Trí Quang và Trung Tá VC Hoàng Kim Loan thành lập 3 đại đội Sinh viên Quyết tử thì Trần Mậu Tý là một trong 3 Đại đội trưởng. Trần Mậu Tý và Nguyễn Đắc Xuân lại là đôi bạn thân; Trần Mậu Tý cũng đã từng giúp Nguyễn Đắc Xuân thoát hiểm, khỏi bị chúng tôi bắt khi Nguyễn Đắc Xuân đang trốn tại chùa Tường Vân đợi giao liên VC đưa lên mật khu vào tháng 7/1966.
Có lẽ sau nầy Trần Mậu Tý vì bất cẩn đã để lộ là đảng viên đảng Đại Việt và cũng bị nghi là nhân viên tình báo, nên khi đột nhâp vào thành phố, Nguyễn Đắc Xuân quyết tìm bắt cho được và tận tay xử tử Trần Mậu Tý.
2. Giáo Sư Hoàng Phủ Ngọc Tường, Chủ Tịch Tòa Án Nhân Dân tại trường Gia Hội, Quận II thị xã Huế.
Trong những ngày đầu chiếm Huế, Tống Hoàng Nguyên, Trưởng ban An ninh Khu ủy Trị Thiên, cùng hai Thành ủy viên Thành ủy Huế là Hoàng Kim Loan, Hoàng Lanh thiết lập Tòa Án Nhân Dân đầu tiên tại trường học Gia Hội thuộc Quận II thị xã Huế.
Ông quan tòa là Hoàng Phủ Ngọc Tường, hiện diện có Nguyễn Đắc Xuân, Trưởng Đoàn an ninh bảo vệ Khu phố; Hoàng Phủ Ngọc Phan; Nguyễn Thiết, chủ tịch UBNDCM Quận II; Nguyễn Bé, chủ tịch khu phố, và đằng sau là Hoàng Lanh và Hoàng Kim Loan điều khiển.
Nạn nhân thuộc thành phần công chức, quân nhân, cảnh sát, trốn tại nhà, bị bắt. Những người nầy bị ông tòa Hoàng Phủ Ngọc Tường xếp vào lọai ác ôn.
Một số khác là cô nhi quả phụ, vợ con của anh em Quân Nhân, Cảnh Sát, Địa -Phương-Quân, Nghĩa Quân, Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn đã tử trận. Tất cả những người nghèo khổ nầy, đi làm tạp dịch như dọn dẹp phòng ngủ, giặt quần áo, v.v. cho lính Mỹ tại căn cứ Dạ Lê, Phú Bài hoặc ở cơ quan MACV kiếm sống. Dẫu vậy, số người nầy lại được ông tòa Hoàng Phủ Ngọc Tường xếp vào loại làm việc cho tình báo Mỹ, CIA!
“Với những tội danh nêu trên, tất cả phải bị Chính quyền Cách mạng trừng phạt đích đáng để làm gương bằng bản án tử hình.”
Kết quả có 204 nạn nhân lảnh bản án tử hình và tất cả đã bị chôn sống ngay tại chổ, trong khuôn viên trường Gia Hội.
3. Hoàng Phủ Ngọc Phan bắt và sát hại bốn giáo sư Y khoa người Đức, và bắn chết 3 người bạn sinh viên Y khoa.
Theo chương trình trợ giúp của Chính phủ Cộng Hòa Liên Ban Đức với truờng Đại học Y Khoa Huế, bốn vị bác sĩ người Đức có tên là:
Bác sĩ Raimund Discher
Bác sĩ Hort Gunther Kranick và vợ
Bác sĩ Slois Alterkoster
Họ đến Huế giảng dậy tại trường Y Khoa, đồng thời còn làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế, họ là ân nhân của hằng ngàn bệnh nhân ở Huế.
Có thể nói:
- Huế trước Tết Mậu Thân 1968:
Dân chúng sửa sọan đón Xuân trong niềm hân hoan của những ngày thành bình hưu chiến.
- Huế trong những ngày Tết Mậu Thân 1968:
Dân chúng đón Xuân trong kinh hoàng, trong máu và nuớc mắt, trong thây người và xác chết.
- Huế sau 26 ngày Tết Mậu Thân 1968:
Dân chúng đón Xuân trong hoang tàn, đổ nát, trong tang tóc ngậm ngùi, trong chờ đợi mòn mõi người thân đã bị VC bắt dẫn đi chưa trở về. Nhưng rồi ngày tháng qua, họ chợt hiểu những người thân yêu bị bắt đi sẽ vĩnh viễn không bao giờ trở lại, vì tất cả đã bị giết bằng cách chôn sống, bằng mã tấu, bằng vật cứng đập vào đầu và thân xác bị vùi lấp dưới hầm sâu, hố cạn, đó đây trên đồi núi vùng đất Thừa Thiên-Huế.
- Huế sau Mậu Thân 1968:
Huế với hàng ngàn cổ quan tài, với khăn tang áo chế đầy đường, đầy phố. Huế phủ kín một màu trắng tang tóc, một dãy khăn tang kéo dài từ thành phố lên tận Ba Đồn, nơi an nghỉ tập thể của hàng ngàn dân lành vô tội.
Đã bốn mươi ba năm trôi qua, đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn lặng thinh, dấu nhẹm vụ tàn sát diệt chủng nầy. Những tội đồ, những tay sát thủ, những quỷ dữ nhúng tay vào máu dân lành vô tội tại Huế trong Tết Mậu Thân 1968 vẫn trơ tráo chối tội sát nhân.
Lịch sử không thể bị bóp méo, sự thật không thể bị tẩy xóa.
. Liên Thành
Năm 2006 , bọn ác ôn đã mời tên giết người Nguyễn Đắc Xuân đến đại học cộng đồng Consummes River College ở Sacramento - Thủ phủ của Tiểu bang California.để thuyết trình với sinh viên Hoa Kỳ .
|
tên giết người Nguyễn Đắc Xuân nói chuyện với SV Hoa Kỳ |
Nhân Festival 2006 và kỷ niệm 700 năm (1306-2006) Thuận Hoá Phú Xuân, bạn yêu cầu tôi nói về đề tài đó. Người nghe là thầy giáo và sinh viên tiếng Việt. Đại học cộng đồng Consummes River College ở Sacramento - Thủ phủ của Tiểu bang California.
chứng minh là có những tên Mỹ Gian, việt gian sẳn sàng khen tặng mời mọc tên đồ tể giết người đến trường đại học để xuyên tạc VNCH, xóa tội ác của chúng diệt chủng đồng bào.
trích trong 1 phần của tên đồ tể Nguyễn Đắc Xuân
Nhiều câu hỏi sinh viên đặt ra đã làm các thầy giáo lo cho tôi, họ sợ tôi không trả lời được hoặc trả lời ngụy biện làm mất uy tín với sinh viên.
Tôi biết chuyện sẽ xảy ra như thế cho nên khi bắt đầu cuộc giao lưu tôi đã gài trước ý kiến: “Tôi là nhà nghiên cứu, đã viết nhiều sách về Huế, tuy nhiên không phải chuyện gì tôi cũng biết, chuyện gì cũng nhớ hết... cho nên sinh viên cứ hỏi thoải mái, câu nào tôi chưa trả lời ngay được tôi sẽ trả lời sau qua e-mail”.
Quả nhiên, sau buổi nói chuyện hai tuần, trong lúc đi chơi ở Trung tâm Nghiên cứu Không gian Nasa ở Houston, ngồi nghỉ trưa mở internet, tôi nhận được gần ba mươi câu của sinh viên Consummes River College do các thầy giáo tập hợp và dịch qua tiếng Việt.
Ở cuối những câu hỏi có ý kiến của người dịch gửi tôi “Nhiều sinh viên Hoa Kỳ rất thích diễn giả vì diễn giả biết nói - “I don’t know” (Tôi không biết). May mắn là tất cả những câu hỏi sinh viên chuyển đến tôi đều trả lời được cả và không phải dùng đến điều sinh viên rất thích tôi.
Trong lúc nói chuyện tôi có nhắc đến hồi những năm giữa thập niên sáu mươi tôi tham gia Phong trào đô thị chống Mỹ đòi hoà bình cho Việt Nam, sinh viên Đại học Berkely ở Hoa Kỳ đã bãi khoá ủng hộ chúng tôi.
Nghe thế, anh Đỗ Hữu Th( tên việt gian nằm vùng tháp tùng và dẫn đường cho tên sát nhân Nguyễn Đắc Xuân) - trên đường đưa tôi về San Jose, cho xe ghé tạt vô Đại học Berkely trong một vùng sát chân núi để cho tôi được thăm những giảng đường, những quảng trường mà thầy giáo và sinh viên Mỹ hội thảo, mít-tinh, biểu tình chống chiến tranh Mỹ xâm lược Việt Nam.
Rất tiếc, chiều hôm đó hơi tối và trời mưa quá tôi không được tiếp xúc với một người cũ nào ở đây. Tôi đứng giữa quảng trường rộng mênh mông, nghe anh Th. kể chuyện tranh đấu cũ mà tưởng tượng đến những đêm không ngủ vì chiến tranh Việt Nam của sinh viên Đại học Berkely.
Bên tai tôi nghe âm vang đâu đây tiếng hô khẩu hiệu “Peace Now ! Peace Now” (Hòa bình ngay bây giơ!) của hàng ngàn sinh viên Mỹ. Trời lạnh mà tự nhiên tôi thấy ấm áp trong lòng.
Gần một tuần sau, ở Los Angeles, tôi lại được một người họ Đỗ khác - anh Đỗ Hữu M., lái xe đón tôi ở chùa Việt Nam để vào thăm Đại học UCLA (University of California – Los Angeles) nơi M. đang làm việc.
Cũng lại trời mưa. Trường Đại học UCLA trải rộng trên một diện tích gần bằng trung tâm thành phố Huế. Riêng Parking (chỗ để xe hơi) của mỗi khoa có thể để được bốn ngàn xe con. Mà trường UCLA có hàng chục khoa.
Trường Y khoa có riêng một Bệnh viện ở bên cạnh dành cho sinh viên thực tập. Để cho sinh viên khỏi mất thì giờ đi lại, có các tuyến xe Bus UCLA miễn phí chạy lòng vòng trong trường.
Anh Đỗ Hữu M. ( việt gian nằm vùng) thu xếp cho tôi được gặp bà Barbara S.Gaerlan, Ph.D. -Phó Giám đốc TTNC Đông Á (East Asian Studies Depart - ment). Đúng 1h30 chiều bà Barbara tiếp tôi. Bà Barbara có lẽ là người Mỹ lai Nam Á, cao lớn nhưng gọn gàng. Bà giới thiệu những công trình nghiên cứu về Đông Nam Á của UCLA và nói rõ vị trí quan trọng của Đông Nam Á đối với Hoa Kỳ. Bà hỏi về các công trình nghiên cứu Huế của tôi.
Tôi trình bày tóm tắt với bà 4 chuyên đề mà tôi chưa hoàn thành...
Bà cho biết 4 đề tài đó rất mới đối với Đại học UCLA và Trung tâm của bà. Bà gọi điện thoại và viết thư giới thiệu tôi với các giáo sư hiện đang nghiên cứu Việt Nam tại UCLA để họ giúp tôi. Bà bảo tôi:
- Nếu ông muốn, UCLA có thể giúp cho ông một cái phòng ở và một máy điện toán để nghiên cứu tại UCLA trong 6 tuần...
Tôi cám ơn bà. Sự thực thì tôi còn đâu thời gian nữa để trở lại UCLA nghiên cứu. Đây là một kỷ niệm đẹp trong giao tiếp Mỹ Việt mà thôi.
Sau chuyến tham quan các Đại học Hoa Kỳ, cái không khí học sôi nổi, hăm hở của sinh viên Hoa Kỳ thấm vào tôi... Tôi ước mơ sau khi Việt Nam làm thành viên thứ 150 của WTO, cái không khí học tập đó con cháu tôi sẽ được hưởng nhưng không phải ở Hoa Kỳ mà ở tại Việt Nam, tại Huế của tôi.
Gác Thọ Lộc, cuối đông 2006!
Đồ tể Nguyễn Đắc Xuân
Đây là người Nguyễn Đắc Xuân nhắc đến, sinh viên và những người việt tị nạn việt gian cộng sản tại vùng trên có thể liên lạc và phỏng vấn bà Gaerlan về cuộc gặp gỡ của bà ta với Nguyễn Đắc Xuân và đưa cho bà xem hình ảnh , video, tài liệu thảm sát Mậu Thân ...v...v.. yêu cầu bà cho biết quan điểm của bà nếu như gia đình bà là nạn nhân thì bà sẽ có thái độ gì với tên đồ tể Nguyễn Đắc Xuân? và bà có vui vẻ chứa chấp , cung cấp văn phòng cho tên sát thủ ở lại mở các tổ nằm vùng khủng bố và tàn sát nhân dân Hoa Kỳ như bọn chúng đã tàn sát chính đồng báo của chùng không ?
Barbara Gaerlan
Assistant Director, UCLA Center for Southeast Asian Studies
11274 Bunche Hall
Box 951487
Los Angeles, CA 90095-1487
Campus mailcode: 148703
Tel: 310-206-9163
Fax: 310-206-3555
bgaerlan@international.ucla.edu
Personal Website
http://www.international.ucla.edu/cseas/
Keywords: Asia, History, Philippines, Southeast Asia
Ph.D., UCLA 1998; Founding Director, Education Abroad Program Philippines, 2001
trích của Nguyễn Đắc Xuân
nh Đỗ Hữu M. ( việt gian nằm vùng) thu xếp cho tôi được gặp bà Barbara S.Gaerlan, Ph.D. -Phó Giám đốc TTNC Đông Á (East Asian Studies Depart - ment). Đúng 1h30 chiều bà Barbara tiếp tôi. Bà Barbara có lẽ là người Mỹ lai Nam Á, cao lớn nhưng gọn gàng. Bà giới thiệu những công trình nghiên cứu về Đông Nam Á của UCLA và nói rõ vị trí quan trọng của Đông Nam Á đối với Hoa Kỳ. Bà hỏi về các công trình nghiên cứu Huế của tôi.
Tôi trình bày tóm tắt với bà 4 chuyên đề mà tôi chưa hoàn thành...
Bà cho biết 4 đề tài đó rất mới đối với Đại học UCLA và Trung tâm của bà. Bà gọi điện thoại và viết thư giới thiệu tôi với các giáo sư hiện đang nghiên cứu Việt Nam tại UCLA để họ giúp tôi. Bà bảo tôi:
- Nếu ông muốn, UCLA có thể giúp cho ông một cái phòng ở và một máy điện toán để nghiên cứu tại UCLA trong 6 tuần...
Tôi cám ơn bà...
ngưng trích
Massacre at Hue , TET 1968 (Douglas Pike)
http://www.kysales.com/massacre_at_hue.htm
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment