Saturday, May 26, 2012

TRUNG CỘNG ĐÃ ĐỦ SỨC CHƯA?

TRUNG CỘNG ĐÃ ĐỦ SỨC CHƯA?

NGUYỄN KHẮP NƠI

Tầu chiến của Nhật và Trung Cộng đối mặt nhau trong vùng Bỉển Đông.

Vào ngày 12 tháng 5 năm 2012 vừa qua, ông Bob Carr đã bắt đầu chuyến công du đầu tiên của ông qua Trung Cộng với tư cách Bộ trưởng Ngoại giao Úc. Ông cho biết, ông sẽ tìm cách mở rộng quan hệ với Trung Cộng vượt ra khỏi “chương trình nghị sự kinh tế giao dịch" đã định, trong các chuyến viếng thăm đầu tiên này của ông.
Thượng nghị sĩ Carr đã đến Trung Quốc đêm qua, bắt đầu chuyến thăm năm ngày, trong đó ông sẽ gặp gỡ những viên chức cao cấp của Trung Cộng, như Bộ Trưởng Ngoại Giao Dương Khiết Trì, Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường, người được coi như là sẽ trở thành Tân Thủ Tướng, thay thế ông Ôn Gia Bảo vào cuối năm nay.

Phải nói, đây là một cuộc viếng thăm đặc biệt trong một bối cảnh chính trị và ngoại giao nghiêm trọng đang diễn ra tại vùng Biển Đông, thêm vào vụ Luật Sư Khiếm Thị Trần Quang Thành (Chen Guang cheng) đã... vượt ngục tại gia để đi tới Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Bắc Kinh, đang là những đề tài nóng bỏng thu hút sự chú ý của toàn thế giới.

Ngay khi vừa đặt chân xuống Bắc Kinh, ông Bob Carr đã được... chào đón bằng một lời phát biểu rất là kiêu căng của một nhân vật nổi tiếng của Trung Cộng, được đăng trên phần tin của báo “The Age” ngày 16 tháng Năm. Để quý độc giả tiện việc theo dõi, tôi xin tạm dịch ra tiếng Việt như sau:

““Top of Form

Canberra phải chọn chiến lược bố già
PHILIP WEN - Bắc Kinh

Ngày 16 tháng 5
năm 2012 03:00 PM

AUSTRALIA phải
tìm ra một "bố già" để bảo vệ mình và không thể áp dụng chiến thuật đi "Hàng Hai" giữa Mỹ và Trung Cộng mãi được.


Đó là lời cảnh cáo của Song Xiaojun (Sông Tiểu Quân), một cựu Sĩ Quan cao cấp của Trung Cộng, được đưa ra sau khi ông Bob Carr, Bộ trưởng Ngoại Giao Úc đến Bắc Kinh để họp với các nhà lãnh đạo Trung Cộng. Ông Carr đã được nhữngnhân viên cao cấp của Bắc Kinh nhắc nhở rằng, liên minh quân sự giữa Úc và Mỹ chỉ là một chiến lược lỗi thời, quay trở lại cái thời "Chiến Tranh Lạnh" mà thôi.
Ngày hôm qua, Thượng nghị sĩ Carr đã họp với Lý Khắc Cường (Li Keqiang), người được coi như là ​​sẽ trở thành Tân Thủ tướng của Trung Cộng. Đề tài được thảo luận bao gồm những vấn đề như trao đổi mậu dịch, đầu tư để tiến tới một thỏa hiệp về Tự Do Mậu Dịch, đánh dấu 40 năm quan hệ mật thiết giữa Úc và Trung Cộng.
Nhưng câu hỏi về các đồng minh của Australia trong khu vực Á châu -Thái Bình Dương vẫn một vấn đề quan trọng cần phải đặt ra.

Ông Song nói với tờ Herald ngày hôm qua rằng:

"Nước Úc sớm hay muộn gì cũng phải tìm cho ra một bố già, Úc luôn luôn phải lệ thuộc vào một quốc gia khác, sẽ phải trở thành hoặc là "con trai" của Mỹ hay là "con trai" của Trung Cộng.
"
Câu trả lời sẽ tùy vào quốc gianào có tiềm lực quân sự lớn hơn, đặt căn bản vào chính sách môi sinh”


Ông Song nói, Úc dựa vào quặng sắt xuất cảng sang Trung Cộng để "kiếm sống cho qua ngày" nhưng Úc chưa đủ sức để đứng giữa những thế lực lớn.

"Thành thật mà nói, đường lối chính trị của Úc rất là dở", ông Song nói.

Trước tình thế nghiêm trọng của khu vực Á Châu – Thái Bình Dương, qua quyết định cho phép Hoa Kỳ đóng quân thường trực tại Darwin, Thượng nghị sĩ Carr đã nhắc nhở rằng trong quá khứ, Úc cũng đã có nhiều hoạt động quân sự phối hợp với Trung Cộng.

Tuyên bố với các phóng viên vào hôm thứ Hai, ông nói Úc là một trong hai quốc gia đã có một cuộc hội thảo về chiến lược quốc phòng với Trung Cộng trên cấp bậc Tư Lệnh Quân Đội. Cuộc hội thảo tới đây sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh vào cuối năm nay.

Ghi chú: Tôi không phải là chuyên viên dịch thuật, chỉ tạm dịch ra để làm đề tài cho bài viết này mà thôi.

Qua những lời tuyên bố đầy sấc xược của một nhân vật có tên tuổi ở Bắc Kinh như trên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem: Trung Cộng đã đủ sức chưa mà dám lộng ngôn như vậy?

SONG XIAOJUN (SÔNG TIỂU QUÂN) LÀ AI?

Xiaojun trước đây là một Sĩ quan cao cấp trong Quân Đội Nhân Dân Trung Cộng. Ông giải ngũ để trở thành chuyên viên về nghiên cứu chiến thuật và chiến lược của Trung Cộng. Ông nổi tiếng về những lời tuyên bố rất ư là Diều Hâu. Mặc dù không phải là một nhân vật trong chính quyền nữa, nhưng dưới chế độ Cộng sản, không phải ai cũng được quyền ăn nói như ông, do đó, chúng ta phải hiểu rằng, ông đã được đảng, được chính quyền cho phép hoặc mớm cho những lời phát biểu này, với mục đích cảnh cáo những ai muốn đụng chạm tới Trung Cộng.

SÔNG TIỂU QUÂN ĐÃ NÓI GÌ?

Trong cuộc phỏng vấn của báo Herald, Sông Tiểu Quân đã tuyên bố:

* AUSTRALIA phải tìm ra một "bố già" để bảo vệ mình và không thể áp dụng chiến thuật đi "Hàng Hai" giữa Mỹ và Trung Cộng mãi được.

* Nước Úc sớm hay muộn gì cũng phải tìm cho ra một bố già, Úc luôn luôn phải lệ thuộc vào một quốc gia khác, sẽ phải trở thành hoặc là "con trai" của Mỹ hay là "con trai" của Trung Cộng.

* Úc dựa vào quặng sắt xuất cảng sang Trung Cộng để "kiếm sống cho qua ngày" nhưng Úc chưa đủ sức để đứng giữa những thế lực lớn.

Qua hai lời tuyên bố đầu tiên, Sông Tiểu Quân đã đưa Trung Cộng lên cỡ “Bố Già” có quyền ban phát mạng sống và tiền bạc cho người khác.

Lời tuyên bố cuối cùng, Sông Tiểu Quân miệt thị Úc không biết làm gì hơn ngoài việc bán quặng sắt để sống cho qua ngày.

Biểu tình chống Trung Cộng tại Nhật bản.

Trung Cộng, mặc dù là một quốc gia đã tồn tại lâu đời trên thế giới, nhưng trước đây chỉ là một nước lạc hậu, nghèo nàn, bị các Liệt Cường và Nhật Bản xâu xé chiếm đóng lãnh thổ và đặt một tấm bảng cấm trên bãi cỏ của Công viên Hoàng Phố (Huangpu Park):

“No Dogs or Chinese allowed - Cấm chó và người Trung Hoa”

Đến năm 1972, Henry Kissinger đang giữ chức Bộ Trưởng Ngoại Giao kiêm Cố Vấn An Ninh của Tổng Thống Nixon đã đến thăm Trung Cộng và ký hiệp ước bán đứng Nam Việt Nam để đổi lấy việc được buôn bán với dân Tầu, từ đó, người ta mới để ý tới Trung Cộng. Kể từ khi Mao Trạch Đông qua đời, Đặng Tiểu Bình lên kế vị vào năm 1978, mới đưa ra chính sách “Mở Cửa” cải tổ kinh tế, buôn bán làm ăn với thế giới.

TẠI SAO SONG TIỂU QUÂN LẠI TUYÊN BỐ NHƯ VẬY?

Chỉ trong vòng ba chục năm, Trung Cộng đã từ một nước lạc hậu nghèo nàn trở thành một cường quốc, không những có đủ tiền xài (không phải cho dân) mà còn cho Mỹ và các quốc gia Âu châu mượn nợ. Phát triển kinh tế đã làm cho Trung Cộng đủ sức phát triển về quân sự để đem quân đi chiếm đóng và đe dọa các quốc gia lân cận, để chiếm thị trường buôn bán và nguyên liệu. Tuy có phát triển về vũ khí và có một chiếc hàng không mẫu hạm, nhưng sức mạnh quân sự của Trung Cộng chỉ đủ để hù dọa những quốc gia nghèo nàn và kém mở mang (Việt Nam, Lào, Căm Pu Chia... ) chứ chưa đủ sức để áp đảo các quốc gia Âu châu, Mỹ và ngay cả Úc nữa.

Úc là xứ sở với rất nhiều quặng mỏ là một thiên đàng mà Trung Cộng rất thèm muốn. Mặc dù Úc chỉ là một quốc gia tiến bộ vào hạng trung bình trên thế giới, mặc dù với dân số thật là khiêm nhường (hai chục triệu dân, chỉ bằng dân cư của một thành phố ở bên Tầu), nhưng với địa thế xa xôi và sức mạnh quân sự đáng kể, lại thêm có Hoa kỳ hỗ trợ, Trung Cộng dù có thèm muốn cách mấy cũng chỉ đứng đằng xa nhìn mà thôi. Không chiếm được bằng vũ khí thì bỏ tiển ra... mua. Trung Cộng đã nhiều lần bỏ tiền tỷ ra mua cổ phần của các công ty khai thác quặng sắt thép hoặc mua cả một khu vực hầm mỏ. Tuy nhiên, những công ty khai thác khoáng sản và ngay cả chính phủ Úc cũng từ chối sang nhượng cổ phần và đất đai cho Trung Cộng. Không ăn được thì đạp đổ và bắt bớ để làm áp lực:

Vào năm 2009, công ty Chinalco của Trung Cộng đã muốn gia tang cổ phần của mình trong công ty Rio Tinto từ 9 lên 19% nhưng bị hãng này từ chối. Tức giận, Trung Cộng đã bắt ông Stern Hu (giám đốc thương mại của Rio Tinto) và đưa ra tòa xử 10 năm tù ở với tội danh ăn cắp tài liệu thương mại tối mật của Trung Cộng.

Một doanh nhân Úc, Charlotte Chou, đã bị kết án tám năm tù cho tham ô, làm cho cô trở thành công dân Úc thứ ba chỉ trong vòng hai năm, sau khi Matthew Ng và Stern Hu, bị kết án dài thời gian làm việc ở trong tù ở Trung Quốc. Tất cả các trường hợp đã thu hút mối quan tâm về sự công bằng về thủ tục.

Vào thời gian gần đây, khi Trung Cộng tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và hải giới hình lưỡi bò trong vùng biển Đông Hải, đã gây ra sự căm phẫn và chống đối của những quốc gia trong vùng. Khi nghe tin Úc ký hiệp ước quân sự đồng ý cho 2500 lính Thủy Quân Lục Chiến Hoa kỳ được phép đóng trại và tập luyện tại Darwin, làm cho Trung Cộng nghĩ rằng Úc và Hoa kỳ đã cùng nhau tạo áp lực quân sự lên Trung Cộng, nên chính quyền Cộng sản nước này mới phản đối sự hiện diện của quân đội Hoa kỳ và chính sách “kỳ thị” của Úc với Trung Cộng.

BOB CARR LÀ AI?

Bob Carr chụp hình chung với Phó Thủ Tướng Trung CộngLý Khắc Cường(Li Keqiang),

Robert John Bob Carr thành danh là nhờ đã giữ chức Thủ Hiến của Tiểu bang New South Wales liên tiếp từ tháng Tư năm 1995 tới tháng 8 năm 2005.

Do sự từ chức Bộ Trưởng Ngoại Giao của ông Kevin Rudd, vào ngày 02 03 2012, Thủ tướng Julia Gillard đã mời ông Carr vào chính trường Liên bang, bổ nhiệm ông làm Thượng Nghị Sĩ và Bộ Trưởng Ngoại Giao.

Vừa nhậm chức được vài ngày, vào ngày 15 03 2012, ông Carr đã lên tiếng chỉ trích chính quyền đảo Papua New Guinea đã chậm trễ trong việc tổ chức bầu cử ở quốc gia này, và đe dọa rằng ông sẽ kêu gọi thế giới tẩy chay và cô lập nước này. Không những bị xứ Papua phản đối, mà còn bị ngay cả đảng đối lập và đảng Lao động phản đối về lời tuyên bố không có trách nhiệm này, vào ngày 17 03 2012, ông Carr đã xin lỗi và tuyên bố lại rằng Úc sẽ giúp Papua New Guinea tổ chức bầu cử càng sớm càng tốt.

BOB CARR ĐÃ PHẢN ỨNG RA SAO VỚI NHỮNG CHỈ TRÍCH CỦA TRUNG CỘNG?

Rút kinh nghiệm qua lần tuyên bố trước, lần này, ông Carr có vẻ thận trọng hơn. Ông bỏ qua lời chỉ trích của Sông Tiểu Quân và đã cho giới lãnh đạo của Trung Cộng biết rằng, đâu phải Úc chỉ giao thiệp trên bình diện quân sự với Mỹ mà thôi, Úc còn giao tiếp quân sự với Trung Cộng nhiều hơn thế, qua một cuộc thao diễn Hải quân hỗn hợp giữa Úc và Trung Cộng mới vài tháng trước đây tại vùng biển Thái Bình Dương, không những thế, Úc còn có những cuộc hội thảo về quân sự trên cấp bậc Tư lệnh Quân Sự giữa hai quốc gia nữa, và kỳ họp quân sự tới sẽ được tổ chức vào cuối năm nay tại Bắc Kinh.

Để phản công lại, ông Carr đã chỉ trích trên báo chí Trung Cộng về những vấn đề liên quan đến Tây Tạng và người dân nước này sau khi một loạt vụ tự thiêu xảy ra ở đây vào đầu năm nay.

Thượng nghị sĩ Carr cho biết ông sẽ nêu vấn đề nhân quyền, nhưng
đó không phải là "then chốt" của buổi họp.

CÓ KHI NÀO ÚC PHẢI THẦN PHỤC TRUNG CỘNG HAY KHÔNG?

Xét về quân sự, Trung Cộng tuy có một quân đội đông đảo, nhưng ít khi hoặc hiếm khi nào tham gia chiến trận, nên khả năng tác chiến sẽ rất là hạn hẹp. Chiến tranh trong thời đại này dùng nhiều đến Không quân để oanh tạc và Hải quân để đổ quân. Với Đài Loan ở ngay sát nách, chưa chắc máy bay Trung Cộng có đủ khả năng xâm nhập vùng trời nước này một cách bất ngờ, huống chi bay đến xứ Úc xa xôi này? Việc tập trung đông đảo quân lực ở vùng bờ biển càng dễ bị khám phá hơn nữa, không cách gì mà Trung Cộng đe dọa Úc về mặt quân sự được.

Nước Úc, tuy dân số ít ỏi, binh lính không bao nhiêu, nhưng đa số đều có tham dự những trận chiến trên thế giới cùng với các quốc gia đồng minh, nên kinh nghiệm chiến đấu rất nhiều. Hơn nữa, vũ khí và số lượng máy bay, tầu chiến của Úc rất tối tân và đông đảo, sẽ phòng thủ đất nước rất hữu hiệu.

Thêm vào đó, giữa Úc, Hoa Kỳ và Tân Tây Lan có một hiệp ước phòng thủ chung, gọi là ANZUS (The Australia, New Zealand and United States Security Treaty), chắc chắn Hoa kỳ sẽ phản ứng ngay khi biết tin có cuộc tấn công vào Úc. Máy bay và tầu chiến Trung Cộng chưa ra khỏi không phận và hải phận đã bị tiêu diệt rồi, nói chi tới việc tiến tới không phận hải phận của Úc.

Nói về địa thế, xứ Úc xa xôi quá, đi biết chừng nào mới tói? Giả dụ lính Trung Cộng có tới được nước Úc, dân Úc sẽ có dư đất để rút đi mang theo lương thực, làm sao lính Trung Cộng có nước để uống, có bánh mì mà ăn?

Nói về kinh tế và tài chánh, Úc không phải là một quốc gia Nghèo để Trung Cộng có thể dùng tiền để mua chuộc hoặc chèn ép nền kinh tế. Nếu chiến tranh kéo dài, Úc vẫn dư sức tự lực cánh sinh.

Tóm lại, chó sủa mặc chó, dân Úc không phải quan tâm đến Trung Cộng mà chi, càng không quan tâm tới những lời nói hỗn xược đầy kiêu ngạo của một tướng quân bị thất xủng như Sông Tiểu Quân.

NGUYỄN KHẮP NƠI.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link