Tuesday, May 22, 2012

TC Biến Biển Đông Thành Chuyện Đã Rồi

TC Biến Biển Đông Thành Chuyện Đã Rồi

 

 Vi Anh

 

Thời gian và nguyên trạng do Trung Cộng dàn dựng đang có lợi cho Trung Cộng, nên Trung Cộng đang dùng chiến lược chuyện đã rồi trong vấn đề Biển Đông, biến Biển Đông thành chuyện đã rồi đối với các nước trong vùng và cộng đồng thế giới.

Một, chiến thuật chuyện đã rồi của TC đối với các nước có tranh chấp về đảo và biển. Trung Cộng đơn phương lấn chiếm nhiều đảo, nhiều vùng lãnh hải của các nước, tuyên bố thuộc chủ quyền của TC dù không có những chứng cớ lịch sử, pháp lý. Các nước phản dối biến những nơi đó thành vùng tranh chấp, thế là TC dược coi coi là một thành phần trong nội vụ. TC khăng khăng tự tuyên bố đó thuộc chủ quyền bất khả tranh cãi và nếu có giải quyết thì theo nguyên tắc song phương. Mà song phương giữa một nước nhỏ và một nước lớn thì “lý của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng” như bài thơ ngụ ngôn Con Cừu và Con Sói của La Fontaine.

Tiêu biểu như hai nước nhỏ tranh chấp với TC là Phi luật tân và Việt Nam. Bước một Phi luật tân cương quyết hơn, dùng cả phi cơ chiến đấu, tàu chiến ra ngăn chận tàu hải giám và đánh cá của TC. Kỳ đó TC như chỉ để thăm dò phản ứng của Mỹ xem coi Mỹ có vận dụng hiệp ước phòng thủ chung của Mỹ ký với Phi vào năm 1951 hay không. TC thấy Phi kêu gọi Mỹ áp dụng hiệp ước và Mỹ xác nhận có hiệp ước phòng thủ chung với Phi nhưng tuyên bố không đứng bên nào trong cuộc tranh chấp biển đảo. Sau khi nghe thấy Mỹ tuyên bố chỉ bảo vệ hải lộ cho tự do thương thuyền, chớ không đứng vào phía bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo trong vùng, TC làm một cú mạnh hơn. TC chứng tỏ với các nước nhỏ trong vùng, rằng “Trung Quốc là một một nước lớn. Và các nước khác là những nước nhỏ. Đó là một sự thật.” Lời này là lời của Ngọai Trưởng TC Dương khiết Trì nói dằn mặt các nước trong hiệp hội các nước Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN, có tranh chấp biển đảo với TC. Ông tuyên bố khi nghe Ngọai Trưởng Mỹ tuyên bố trở lại Á châu và các nước ASEAN đa số ủng hộ, Ông bỏ ra ngòai và tuyên bố bên lề hội nghị ASEAN hồi tháng Bảy năm 2010, tại Hà nội.

Trong kỳ hai trở lại vùng biển đảo của Phi, TC chứng tỏ mình là một nước lớn. Từ đầu tháng Tư năm nay, TC tràn ngập vùng bãi cạn Scarborough của Phi. TC liên tục điều ra vùng này ngày càng nhiều vừa tàu hải giám, vừa tàu đánh cá xuất hiện dần dần lên hơn 33 chiếc. Trong khi Phi chỉ có hai tàu tuần cận duyên và hải quân quanh quẩn ở xa xa thôi.

Nhưng đặc biệt, TC không điều tàu hải quân ra, mà dùng tòan tàu dân sự có thể ngụy trang làm tàu đánh cá và bán quân sự hải giám mà thôi. Nhưng những tàu này kiên trì bám trụ, có tăng, chớ không có giảm, để,tuần tiểu, di chuyển theo đội hình tác chiến.

Thêm vào đó TC còn ra lịnh cấm đánh cá vào mùa hè, lịnh kỳ này không những chi phối tòan bộ Biển Đông VN mà chi phối cả vùng Scarborough đang căng thẳng với Phi nữa.

Phi phản đối mặc phi. Phi tuyên bố đưa vấn đề ra tòa án quốc tế, mặc Phi. Phi gởi Bộ Trưởng Quốc Phòng, Ngọai Giao sang Mỹ cầu viện, mặc Phi, TC coi như không có. Báo chí bán chánh thức của TC còn khích động tinh thần quốc gia cực đoan của người Trung Quốc, đổ tội cho Phi giành vùng đảo và biển thuộc chủ quyền bất khả tranh cãi của TQ và khích động quân đội TC tấn công, đánh đuổi Phi.

Ngọại Trưởng Mỹ xác nhận có hiệp ước phòng thủ chung với Phi nhưng vẫn giữ lập trường không dứng về phía bên nào trong tranh chấp biển đảo trong vùng. Bộ Trưởng Quốc Phòng Phi sau một tuần vận động với Mỹ tuyên bố Mỹ sẽ tuân thủ hiệp ước phòng thủ chung nhưng Bộ Quốc Phòng Mỹ không thấy xác nhận.

Nhưng giả sử TC có tấn công quân sự Phi, Mỹ muốn chiếu hiệp ước phòng thủ chung để can thiệp cũng khó trên phương diện công luận. Như đã thấy ở phần trên có cả hơn 33 tàu của TC tràn ngập vùng biển và đảo Scarborough, nhưng đó là là tàu dân sự và bán quân sự mà thôi. Nói cho cùng tận nếu có thì chỉ có tranh chấp dân sự, bán quân sự, chớ không có giao tranh quân sự, Mỹ không có lý do chánh đáng, Phi không có lý do chánh đáng để vận dụng hiệp ước phòng thủ hổ tương.

Tình hình càng kéo dài, thời gian có lợi cho TC. Các nước trong vùng sẽ quen sự có mặt của TC trên vùng chiếm đóng, quen lý luận của TC và nhứt là e ngại ảnh hưởng kinh tế của TC đối với công cuộc giao thương của nước mình. Kể cả Phi đang tranh chấp mà TC tỏ vẻ không mua chuối của Phi là Phi phải gởi bộ trưởng qua Bắc Kinh thương lượng liền.

Nguyên trạng củng cố lời tuyên bố chủ quyền bất khả tranh cãi của TC dù đứng về phía chứng lý lịch sử, đia lý, luật biển những vùng TC cưỡng chiếm, TC rất yều lý. Trừ cái “Lý của kẻ mạnh bao giờ thắng của con sói dối với con cừu của La Fontaine...”

Hai, chiến thuật biến việc cưỡng chiếm thành chuyện đã rồi, thời gian và nguyên trạng có lợi cho TC, TC cũng áp dụng cho nước láng giềng, như VN là nước bị TC lấn chiếm biển đảo nhiều nhứt. TC lấy hai đảo Hòang sa và Trường sa của VN làm huyện Tam sa trực thuộc tỉnh Hải Nam của TC. TC đơn phương tung ra một bản đồ hình lưỡi bò liếm mất 80% Biển Đông của VN. TC dùng căn cứ hải quân lớn nhứt của TC ở Hải Nam gần như khóa chặt Vịnh Bắc Việt của VN.

Thời cơ lại thuận lợi cho TC. Thời CS Hà nội, Trung Cộng xâm lăng biển đảo VN dễ dàng như móc khăn mu soa trong túi ra vậy. Không cần đưa người ngựa, gươm đao qua chiếm VN như trong ba thời kỳ Bắc Thuộc VN, lúc đó đô hộ công lại 1000 năm. TC lợi dụng tình đồng chí, cấy sinh tử phù tiền, gái và quyền để biến một số cán bộ, đảng viên của đảng CS Việt Nam thành gia nô, thái thú theo kiểu thực dân mới. TC dán lên trán của những người mặt mày là VN nhưng đầu óc là Tàu sẵn sàng mãi quốc cầu an, cầu vinh này, lá bùa mưới mấy chữ vàng và bốn cái tốt.

Nhưng người VN với dã tâm gia nô, thái thú của quân Tàu này biến chế độ CSVN thành chế độ nhà cầm quyền ra tay, thẳng tay cấm đóan dân xuống đường bày tỏ lòng yêu nước, chống quân xâm lược Tàu và cúc cung tận tụy thi hành lịnh của Thiên Triều “định hướng dư luận”, bất cứ người Việt nào có hành động hay lời nói đụng đến quan thầy TC là bị thẳng tay trừng trị.

Ngư dân VN bị quân Tàu Cộng bắn, bắt, đánh, tịch thu tàu, đòi tiền chuộc, thì phát ngôn viên ngọai giao như con két tuyên bố vùng biển ngư dân VN đánh cá là thuộc chủ quyền VN. Ngòai lời nói suông đó, người ta không thấy một cảnh sát biển, một hải quân nào có mặt để bảo vệ ngư dân và ngư trường VN do dất nước ông bà VN ngàn năm để lại.

Ba và sau cùng, TC cứ lấn, cứ chiếm, cứ giữ, cứ khai thác, cứ tuyên bố mọi tranh chấp sẽ giải quyết trên căn bản song phương. Tranh chấp và đàm phán giữa một người không lồ và một người bé nhỏ, một đại cường và một nhược tiểu, một con sói và một con cừu, cái thắng sẽ thuộc về ai, ai cũng biết.

TC bất cần Mỹ dù Mỹ hướng về Á châu. TT Obama, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ cứ thúc hối Quốc Hội phê chuẩn hiệp ước về luật biển. Quốc Hội Mỹ đã không phê chuẩn luật này suốt ba mươi năm rồi. Mỹ là nước duy nhứt trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp không tham gia về hiệp ước luật biển.

Mà Mỹ có phê chuẩn thì cũng không làm gì được TC dù TC đã ký rồi. TC không đi dự khi tòa án hay tổ chức luật biển triệu tập, thì cũng không có tổ chức nào hay luật gì chế tài được TC. Một nước nhỏ như CS Bắc Hàn vi phạm luật quốc tế cấm phổ biến nguyên tử kia, cả thế giới cũng chẳng làm gì được chỉ vì có “ô dù” của TC thôi. Huống hồ gì “bản thân” người Khổng Lồ TC.

Có một số nhà phân tích chiến lược Tây Phương do cái tật chẻ sợi tóc ra làm đôi, theo thói quen ăn học Tây Phương coi trọng vai trò cá nhân, cá tính của những lãnh tụ CS trong việc điều hành quốc sự. Quí vị làm chánh trị trong phòng lạnh này sợ một cuộc chiến có thể xảy ra trong vùng Á châu Thái bình Dương lôi kéo Mỹ nhảy vào có thể thành thế chiến ở Á châu. Quí vị này phân tích TC có quá nhiều cơ quan của TC can dư vào hồ sơ tranh chấp Biển Đông. Có cả năm cơ quan của TC, Cục Hải Giám, Cục Ngư Nghiệp, Cục Hải Quan, Nha Cảnh Sát Biển, Cục An Ninh Đường Biển. Mỗi cục và nha trực thuộc một bộ khác nhau. Con khác cha, nhà lắm chủ, dễ tranh quyền, dễ hành động tùy tiện, chánh quyền trung ương khó kiểm sóat. Một sơ hở bé với các nước tranh chấp sẽ xé ra to thành nguyên nhân gần của chiến tranh.

Nhưng có một điều quí vị ăn học trong chế độ dân chủ, tự do, trọng cá tính, cá nhân của Tây Phương quên Đông vẫn là Đông, Tây vẫn là Tây và CS không phải là tư do, là cá nhân. Chế độ CS không dành vai trò “chủ đạo” cho cá nhân, cá tính; con người chỉ là một bánh xe của guồng máy, đảng CS là trên hết, tòan quyền.

Đường lối chính sách của Đảng, Nhà Nước TC về Biển Đông là khai thác thời gian, nguyên trạng đang có lợi cho họ, biến sự xâm lấn Biển Đông của TC thành chuyện đã rồi. Đó là đường lối của Đảng CS Trung Quốc, không cá nhân lãnh tụ nào, không cơ quan nào của nhà nước, quân đội có thể đi ngược, đi chệch hướng của cái máy cái là Đảng CS Trung Quốc được cả.

Vi Anh

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link