Saturday, May 26, 2012

CÔNG GIÁO VN HIỆP LỰC VỚI NÔNG DÂN & CÔNG NHÂN

 

CÔNG GIÁO VN HIỆP LỰC VỚI NÔNG DÂN & CÔNG NHÂN

 

 

 

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VN

HIỆP LỰC VỚI

CUỘC ĐẤU TRANH HIỆN HÀNH

CỦA NÔNG DÂN & CÔNG NHÂN

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 24.05.2012

Web: http://VietTUDAN.net

 

Nông Dân mất đất không còn phương tiện kiếm sống và Công Nhân bị bóc lột sức lao động do sự cấu kết của tà quyền Mafia đỏ với tài phiệt nước ngoài từ Nam Hàn, Nhật, Đài Loan, Hồng Kông, thậm chí từ Aâu châu, Hoa kỳ… Hai giới bị cướp giựt ấy đang bị tà quyền CSVN đẩy đến chỗ dùng bạo động để tư vệ lấy QUYỀN SỐNG của mình.

Chúng tôi xin nhắc lại cuộc đấu tranh tự vệ QUYỀN SỐNG, một nhân quyền đứng hàng đầu trong những nhân quyền khác, đang diễn ra theo ba chặng sau đây:

*          Chặng 1: Đòi TƯ HỮU phương tiện làm ăn, nhất là Đất Đai

*          Chặng 2: Đòi LUẬT LỆ rõ rệt về tư hữu Đất đai

*          Chặng 3: Đấu tranh BẢO VỆ quyền Kinh tế

Khi nhân dân có TƯ HỮU, có quyền sử dụng TƯ HỮU để làm ăn mà Nhà nước phải tôn trọng, những cá nhân sinh hoạt Kinh tế tiến tới những Luật Lệ bảo phân định quyền lợi Kinh tế giữa họ và đặt để cho Nhà nước những lãnh vực can thiệp vào đời sống Kinh tế tư nhân cho hợp lý. Kinh tế tư nhân lớn mạnh, thì tư nhân có lực để đòi hỏi Nhà nước phải tôn trọng. Gọi “Sĩ“ là Chính giới, gọi “Nông“ là lớp người làm ăn Kinh tế tư nhân. Câu nói “Nhất Sĩ nhì Nông !”, nhưng hết gạo chạy rông, thì “Nhất Nông nhì Sĩ “. Đây là chặng DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ (Démocratisation Economique) để có lực thực hiện DÂN CHỦ HÓA CHÍNH TRỊ (Démocratisation Politique).

 

Ý chí QUYẾT TỬ đấu tranh

của Nông Dân và Công Nhân mỗi ngày mỗi tăng cường

 

Cuộc đấu tranh này mỗi ngày mỗi được tăng cường vì nền Kinh tế Việt Nam mỗi ngày mỗi suy thoái trầm trọng, nghĩa là khi hai lớp người này mỗi ngày mỗi thấy DẠ DẦY mình đói ăn, thì ý chí QUYẾT TỬ đấu tranh càng được tăng cường. Thực vậy, theo Ban Tin cua Hòa Ái, phóng viên RFA 2012-05-21,  Ủy ban Kinh tế-Xã hội Châu Á-Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc (gọi tắt là ESCAP) vừa công bố bản điều tra kinh tế xã hội khu vực năm 2012 vào trung tuần tháng 5 và cho thấy tình hình đói nghèo tại Việt Nam tăng mạnh:

“Báo cáo của ESCAP về tình hình kinh tế và nghèo đói của Việt Nam là một báo cáo có căn cứ và là một báo cáo có giá trị khoa học. Ở đấy người ta nêu lên nhiều vấn đề trong đó thì có về vấn đề hiện là tượng đói nghèo đã quay trở lại.

Với tình trạng lạm phát cao nhất vào năm 2008 và trở lại hai chữ số như hiện nay khiến cho bộ phận không nhỏ người dân ở Việt Nam phải đối mặt với hoàn cảnh đói nghèo. Lực lượng lao động chủ yếu của Việt Nam là tầng lớp công nhân với mức lương thu nhập chỉ đảm bảo được hơn 50% mức sống căn bản tối thiểu.

Từ 1/5, chỉ có hơn 6 triệu người dân nhận mức lương căn bản được điều chỉnh trong khi giá cả mọi mặt hàng tăng cao. Hầu như các mặt hàng quan trọng, thiết yếu như xăng dầu, lương thực thực phẩm, thuốc men ý tế gia tăng liên tục.

Việc công ty ngưng hoạt động hoặc giảm hoạt động nhưng vẫn phải duy trì khoản chi phí cho nhân sự, cho văn phòng...thì một số doanh nghiệp sẽ ‘chết thiệt’ chứ không phải ‘chết lâm sàng’.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết bên cạnh nguyên nhân lạm phát, tình hình thiên tai trong những năm gần đây cũng tác động rất nhiều đến đời sống của người dân. Có nhiều hộ gia đình thuộc diện thoát nghèo thì nay quay trở lại diện nghèo khiến tỉ lệ hộ gia đình nghèo gia tăng một cách đáng kể. Những người nghèo nhất là ở vùng nông thôn phải chi 70%-80% thu nhập cho thực phẩm theo mức trượt giá.

Trong khi đó, Ủy ban An ninh Thực phẩm Thế giới thuộc tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc cho rằng quyền sở hữu đất đai không phù hợp và không được bảo vệ khiến đói nghèo gia tăng.

Tiến sĩ Banerjee và Tiến sĩ Phạm Lan Hương nhận định dù chỉ số tiêu dùng CPI giảm trong tháng 3 và tháng 4 nhưng đó không phải là dấu hiệu tốt. Một số nhà kinh tế cho rằng chỉ số CPI giảm nhanh dù giá cả một số loại nguyên vật liệu đầu vào chính vẫn tăng cho thấy các doanh nghiệp đang trong tình trạng rất khó khăn mà báo chí sử dụng từ ngữ “chết lâm sàng” để mô tả. Cho đến nay đã có gần 82 ngàn doanh nghiệp giải thể, chiếm gần 30%, đã phá sản hoặc ngừng hoạt động do thiếu vốn.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định tình trạng ngày càng nhiều doanh nghiệp giải thể, phá sản có tác hại rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội ở đô thị. Ông nói:

“Điều này trước hết là làm giảm thu nhập của người dân, thứ hai nữa là làm giảm cơ hội của những thanh niên tốt nghiệp năm nay có thể có được công ăn việc làm. Và thứ ba nữa là làm tăng thêm tình trạng đói nghèo ở đô thị chứ không phải chỉ có đói nghèo ở nông thôn.”

Chuyên gia Lê Đăng Doanh cho rằng từ trước đến nay thường chú ý nhiều đến hiện tượng đói nghèo ở vùng sâu vùng xa, ở vùng miền núi, ở các vùng đồng bào dân tộc mà điều kiện sản xuất kinh doanh có khó khăn. Tuy nhiên, với tình trạng nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động hoặc là đã không hoạt động nữa thì hiện tượng thiếu công ăn việc làm và giảm thu nhập ở các thành phố sẽ trở thành vấn đề không thể xem thường.”

 

Hiệp lực từ Hải ngoại cho cuộc đấu tranh

của Nông dân và Công nhân tại Quốc nội

 

Từ tiếng bom Tiên Lãng, rồi Dân Oan Văn Giang, Vụ Bản, chúng tôi đã liên tiếp viết bài kêu gọi sự Hiệp Lực của Hải ngoại đối với Quốc nội. Nông dân nghèo khổ và Công nhân bị tước đoạt sức lao động không cho phép chúng ta chỉ kêu gọi NHÂN QUYỀN ở những phạm trù lý thuyết trống cho có vẻ trí thức, mà hãy hạ trí thức trừu tượng của mình xuống hàng CỤ THỂ, đó là hiệp lực với Quốc nội đấu tranh cho quyền DẠ DẦY, tức là QUYỀN SỐNG thân xác để khỏi chết đói. Đó là hai lực lượng Hải ngoại và Quốc nội chung sức đánh vào chính TỬ HUYỆT KINH TẾ của Cơ chế CSVN.

Trong bài kêu gọi gần đây nhất viết tuần trước, ngày 17.05.2012, chúng tôi kêu gọi Hải ngoại hãy giúp cuộc đấu tranh ở Quốc nội bằng QUỐC TẾ HÓA VẤN ĐỀ DÂN OAN VIỆT NAM. Thực vậy, khi Dân Oan khiếu kiện, Nhà nước không trả lời hoặc bất lực giải quyết, mà chỉ dùng sức mạnh Công an để đàn áp và cưỡng chiếm đất đai, thì Quốc nội muốn tiếng kêu than của mình được nghe thấy bởi những Tổ chức Quốc tế. Giới Trí thức Quốc nội đã có sáng kiến đi theo hướng này:

“Giới trí thức Việt Nam trong nước đang có sáng kiến và thực hiện hành động quốc tế hóa vấn đề Dân Oan Việt Nam. Như đã biết nhà cầm quyền CS Hà nội bắt đầu từ ngày 20/04/2012, đã dùng hàng ngàn bộ đội, công an, dân phòng và côn đồ đánh đập dân, nhà báo đề cưỡng chế, cưỡng chiếm đất đai, ruộng vườn, nhà cửa của hàng trăm gia đình người dân ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên để thực hiện dự án Ecopark. Cầm đầu, đứng sau và cao nhứt của dự án này là con gái của Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng “chủ quản” một tập đòan kinh tế tài chánh dĩ công vi tư rất lớn. Và đối tác là hai cơ quan ngọai quốc, Viện Đại học Anh tại Việt Nam (British University Vietnam) và Tập đoàn Savills.

Ngày 4 tháng 5 năm 2012, hàng trăm quí vị giáo sư, chuyên gia, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã chủ trương, phổ biến trên mạng kêu gọi đồng bào ký tên bản Tuyên Bố v/v Cưỡng Chế Giải Tỏa Đất Đai Văn Giang Bằng Vũ Lực. Bản tuyên bố được rất nhiều người ủng hộ và chuyển đến cho nhà cầm quyền VNCS, như một kiến nghị thông thường. Và theo thông lệ CS Hà nội coi thường không trả lời trả vốn gì cả.

Nhứt là vụ cưỡng chiếm đất của dân này liên quan đến con gái cưng của Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng, là thủ tướng nhưng mạnh nhứt nước hiện giờ ở VN.

Hiệu quả nhãn tiền từ phía đối tác ngọai quốc trong dự án Ecopark. Sau khi nhận được bản tuyên bố của người Việt cho biết dùng quân đội, công an và du đãng đánh đập, đàn áp người dân bảo vệ tài sản của mình một cách ôn hòa ở Văn Giang là hành động phản “văn minh” không thể chấp nhận được. Hai cơ quan ngọai quốc đối tác trong dư án Ecopark là Viện Đại học Anh tại Việt Nam (British University Vietnam) và Tập đoàn Savills gởi điện thư trả lời ngay là sẽ xem xét và có thái độ sớm.

Thấy vấn đề trở thành quốc tế, nhà cầm quyền CS Hà nội chắc đã âm thâm chỉ đạo cấp huyện Văn Giang và tỉnh Hưng Yên tỏ ra mềm mỏng liền. Họ cử cán bộ có thẫm quyền đến xin “cơ quan chủ quản” của hai nhà báo bị công an, bộ đội đánh. Còn trung ương thì câm như hến. Không “báo đài” nào dám nhắc đến bản tuyên bố của số trí thức.

Thề là hành động quốc tế hóa vấn đề Dân Oan VN tiêu biểu qua vụ Dân Oan ở Văn Giang có kết quả về ngọai giao của người dân đối với giới đầu tư ngọai quốc.”

Tuần vừa rồi, một Văn Kiện từ FAO Liên Hiệp Quốc cho chúng ta từ Hải ngoại có cơ hội thuận tiện QUỐC TẾ HÓA VẤN ĐỀ DÂN OAN VIỆT NAM bị cướp đất do chính sự cấu kết của CSVN với tài phiệt nước ngoài. Bản tin về Văn Kiện như sau:

Tin Roma - Các tổ chức nhân quyền nói những vụ mua đất qui mô lớn ở Á châu và Phi châu vi phạm quyền của dân chúng địa phương và đe dọa tới an ninh lương thực của họ. Liên hiệp quốc vừa ấn hành các văn kiện hướng dẫn về vấn đề các nước giàu mua đất nông nghiệp với qui mô lớn ở các nước đang phát triển, thường được gọi là vấn đề chiếm đất. Các nước hội viên của Ủy ban Liên hiệp quốc về An ninh Lương thực Thế giới hôm qua đã chấp nhận những điều lệ hướng dẫn này tại cuộc họp ở Roma. Văn kiện hướng dẫn không có tính chất cưỡng hành pháp lý, kêu gọi các chính phủ bảo vệ quyền sử dụng đất của dân chúng địa phương, và đề ra những cách thức để giải quyết tranh chấp đất đai.

Họ cũng hối thúc các chính phủ bài trừ nạn tham nhũng và thiếu minh bạch trong những vụ mua bán đất đai, và ra sức để bảo đảm là đất đai được sử dụng một cách có trách nhiệm. Các tổ chức nhân quyền nói những vụ mua đất qui mô lớn ở Á châu và Phi châu vi phạm quyền của dân chúng địa phương và đe dọa tới an ninh lương thực của họ. Tuần này, Uganda đe dọa trục xuất tổ chức từ thiện Oxfam của Anh sau khi tổ chức này tố cáo chính phủ đuổi 20.000 người ra khỏi đất đai của họ để giành chỗ cho một công ty lâm nghiệp của Anh. Việt Nam bị chỉ trích nhiều vì hai vụ cưỡng chế nông dân tại Tiên Lãng Hải Phòng và Văn Giang Hưng Yên, thêm vụ mới nhất tại Vụ Bản Nam Định, khiến cho cả thế giới phải chú ý đến tình trạng đàn áp dân chúng để dành đất của nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội.(SBTN)

 

Giáo Hội Công Giáo VN hiệp lực với

cuộc đấu tranh hiện nay của Nông dân và Công nhân

 

Từ những cuộc đấu tranh mấy năm nay, chúng ta đã chứng kiến sự can đảm của Giáo dân Công giáo đấu tranh trong những vụ đất Tòa Khâm sứ, Giáo xứ Thái Hà, Tam Tòa… Những cuộc đấu tranh này được các Linh mục quản xứ, các Nam Nữ Tu sĩ cùng chung sức lực cụ thể tại hiện trường với Giáo dân. Báo chí nước ngoài đã lên tiếng ca tụng những vị Linh mục, những Nam Nữ Tu sĩ xả thân tại hiện trường, bị Công an CSVN đánh đập trọng thương. Như vậy về phía Giáo dân, Linh mục quản xứ, Nam Nữ Tu sĩ, sự hiệp lực đấu tranh cụ thể đã được sáng tỏ.

Riêng về hàng Giám mục Việt Nam, chúng tôi dựa trên hai tài liệu được công khai tuyên bố để khẳng định rằng hàng Lãnh đạo đang HIỆP LỰC với cuộc đấu tranh của Nông dân mất đất và Công nhân bị bóc lột sức lao động. Hai tài liệu đó là:

*          THƯ HIỆP THÔNG CỦA GM. KONTUM VỚI GM. VĨNH LONG, ngày 15.02.2012

*          GIÁO HỘI CÔNG GIÁO LÊN TIẾNG VỀ TÌNH HÌNH VN (Bản Tin tuần này)

Ngày 08.03.2012, chúng tôi đã viết về Thư Hiệp Thông của Giám mục Kontum dưới đầu đề GIÁM MUC KONTUM KHỞI XƯỚNG THẾ ĐỘNG ĐẤU TRANH CÙNG DÂN OAN CHỐNG BẤT CÔNG. Chúng tôi trích ra những câu chính trong Thư Hiệp Thông cho thấy sự hiệp lực thực sự của Gm.Kontum HOÀNG ĐỨC OANH với Phong trào Dân Oan. Những câu trích ra là nguyên văn từ lá thư HIỆP THÔNG của Giám mục HOÀNG ĐỨC OANH viết cho Giám mục Giáo phận Vĩnh Long.

Từ không gian xa xôi tận rừng vắng Kontum nhìn về Vĩnh Long, Giám mục Kontum Micae HOÀNG ĐỨC OANH đã viết thư HIỆP THÔNG với Giám mục Vĩnh Long: “chúng con rất thông cảm với Đức Cha và Giáo phận Vĩnh Long khi hay biết chính quyền có chương trình biến chất Đại chủng viện Vĩnh Long mà không quan tâm tới nguyện vọng chính đáng của phía Giáo hội. Chắc hẳn dân rất bức xúc! Nỗi bức xúc đó ngày càng tăng, vì tài sản của Giáo hội hầu như dần dần bị biến dạng vô tội vạ!”

            HIỆP THÔNG ở đây không có nghĩa Giáo dân Kontum chỉ tụ họp cầu nguyện, mà là phải hành động cùng đợt với nhau. Trong thư HIỆP THÔNG, Giám mục Kontum  đã nhắc tới Ông ĐOÀN VĂN VƯƠN: “Cụ thể và rõ ràng như vụ cưỡng chế tài sản của gia đình Ông Đoàn Văn Vươn ngày 05.01.2012 vừa qua ở Tiên Lãng. Tạ ơn Chúa cám ơn gia đình Ông Đoàn Văn Vươn. Vụ việc này đã và còn đang thu hút sự quan ngại của thế giới cũng như của những người tha thiết đến quê hương đất nước này! Vụ việc này “mở mắt” được nhiều người!”. Nhắc lại vụ việc Ông ĐOÀN VĂN VƯƠN, Giám mục lấy lập trường đấu tranh cho CÔNG LÝ phải bằng hành động cụ thể, thậm chí sẵn sàng TỰ VỆ bằng sức mạnh nếu kẻ cướp dùng võ lực đến cưỡngh chế để tước đoạt nhà đất.

Chúng ta cũng nhận thấy trong thư HIỆP THÔNG này, không chỉ là hiệp thông riêng với Giáo phận Vĩnh Long và hiệp thông chỉ hạn hẹp ở miếng đất đai vật chất, nhưng Giám Mục Kontum kêu gọi một sự HIỆP THÔNG, hay đúng hơn, đó là việc cùng nắm tay nhau đứng lên đấu tranh, ở bình diện cao hơn miếng đất và bao trùm mọi người đang bị Bất Công áp đặt lên mình từ cường quyền CSVN. Thực vậy, trong thư HIỆP THÔNG, Giám mục Kontum viết: “Chuyện tài sản của người dân, cách riêng của các giáo hội, đã và đang làm khổ bao nhiêu người. Từ mọi phía. Nếu Giáo hội có lên tiếng đòi lại các cơ sở thuần túy tôn giáo và chính yếu, thì không chỉ “vì là tài sản vật chất”, mà còn vì cái “quyền tự do tôn giáo” cũng như vì quyền lợi của những người dân thấp cổ bé miệng bị oan ức khắp nơi đã bị tước đoạt từng tấc đất tấc ruộng do mồ hôi xương máu đổ ra từ bao đời.”

Qua câu nói này, Giám mục Kontum không những kêu gọi Giáo Hội Công Giáo, mà còn kêu gọi toàn dân, những ai phải chịu Bất Công:

=>     Giáo Hội đứng lên đấu tranh, không phải chỉ vì miếng đất mà vì quyền tự do Tôn giáo: “Nếu Giáo hội có lên tiếng đòi lại các cơ sở thuần túy tôn giáo và chính yếu, thì không chỉ “vì là tài sản vật chất”, mà còn vì cái “quyền tự do tôn giáo””.

=>     Giáo Hội đứng lên tranh đấu, cũng không phải chỉ riêng cho Giáo Hội, mà còn chung của người dân oan đang chịu Bất Công: “vì quyền lợi của những người dân thấp cổ bé miệng bị oan ức khắp nơi đã bị tước đoạt từng tấc đất tấc ruộng do mồ hôi xương máu đổ ra từ bao đời.”

            Về cách thế đấu tranh, Giám mục Kontum HOÀNG ĐỨC OANH chấp nhận dùng BẠO ĐỘNG ĐỂ TỰ VỆ như qua câu chuyện sau đây mà Ngài giảng tại Dòng Chúa Cứ Thế, đường Kỳ Đồng, Sài Gòn:

“Một em bé tắm ở một cái ao với người lớn. Người lớn này dìm em xuống nước đến nỗi em gần ngạt thở. Thế rồi em lại nhô lên thở được. Lần tiếp, em cũng bị dìm xuống nước đến nghẹt thở. Em lại còn nhô đầu lên được để thở với mặt mũi tái xanh. Lần thứ ba em cũng bị dìm xuống nước đến gần ngạt thơ mà chết. Lần này thì em không còn kiên nhẫn và tôn trọng người lớn nữa. Em đã đạp thẳng cẳng vào bụng người lớn để nhoi lên mà thở để sống.”

Kết luận của tỉ dụ này là nếu CSVN dìm ta hai lần, thì ta còn kiên nhẫn. Nhưng nếu đến lần thứ ba, thì ta đạp vào bụng nó (BẠO ĐỘNG) để nhoi lên mà thở, mà sống.

Về Tài liệu thứ hai GIÁO HỘI CÔNG GIÁO LÊN TIẾNG VỀ TÌNH HÌNH VN (Bản Tin tuần này), chúng tôi thấy đây là quan điểm HIỆP LỰC chung của hàng Giám mục Việt Nam. Bản Tin viết:

Tin Hà Nội - Tại Việt Nam, Ủy ban Công lý và Hoà bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã công bố một văn kiện tựa đề Nhận định về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay.

Nhận định chung của Ủy ban là nền kinh tế Việt Nam đang mất định hướng, thiếu tính bền vững và nhân bản bởi vì đổi mới kinh tế không song hành với đổi mới chính trị.

Vào năm 2008, Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã từng công bố quan điểm về một số vấn đề trong hoàn cảnh Việt Nam, nêu lên tình trạng khiếu kiện đất đai kéo dài và xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết tranh chấp đất đai giữa Nhà nước với Giáo hội. Lúc đó Hội động Giám mục chỉ đề nghị sửa đổi Luật đất đai theo hướng công nhận quyền tư hữu của người dân, cũng như yêu cầu báo chí tôn trọng sự thật, không bóp méo hoặc cắt xén thông tin như trường hợp tranh chấp đất đai tại Tòa Khâm sứ cũ.

Lần này trong bản Nhận định năm nay, Hội đồng giám mục Việt Nam đưa ra một cái nhìn toàn hiện hơn về đất nước, từ kinh tế, xã hội, pháp luật, cho đến chủ quyền quốc gia, môi trường, giáo dục y tế, tôn giáo và vai trò của trí thức. Về kinh tế, Ủy ban nhận định là định hướng kinh tế lấy quốc doanh làm chủ đạo đã tạo ra độc quyền và lạm quyền, làm méo mó sự vận hành cần có của nền kinh tế thị trường.

Trong khi đó, Luật đất đai hiện hành, vừa đi ngược tự nhiên vừa không tôn trọng Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền và là nguyên nhân của 80% các khiếu kiện trong nước.

Ủy ban đề nghị cấp tốc sửa đổi Luật đất đai để người dân được quyền sở hữu đất và hạn chế tối đa quyền thu hồi đất của các cấp cán bộ.

Về xã hội, Ủy ban nhắc lại hai tật xấu đã được Hội đồng Giám mục Việt Nam cảnh báo từ năm 2008, đó là gian dối và bạo lực.

Theo Ủy ban, dư luận đang phẫn nộ vì hiện tượng lạ lùng là tại một số nơi, cơ quan công quyền lại sử dụng bạo lực phi pháp để giải quyết các khiếu kiện dân sự.

Uỷ ban cho rằng vụ việc ở Tiên Lãng, Hải Phòng, và Văn Giang, Hưng Yên, gây xúc động mạnh mẽ trên tất cả những người Việt Nam có tâm huyết, buộc Nhà nước phải nhìn lại cách giải quyết vấn đề, mà cốt yếu là sửa đổi Luật đất đai về mặt hạn điền, thời hạn sử dụng đất và giá đền bù, nếu chưa đi đến chỗ nhìn nhận quyền tư hữu chính đáng của công dân. (SBTN)

Theo nội dung của Bản Tin này, thì Hàng Giám mục Việt Nam hiệp lực với cuộc đấu tranh hiện hành theo ba chặng như chúng tôi đã nhắc ra ở đầu bài này:

*          Chặng 1: Đòi TƯ HỮU phương tiện làm ăn, nhất là Đất Đai

Hội động Giám mục yêu cầu Nhà Nước “công nhận quyền tư hữu của người dân”

*          Chặng 2: Đòi LUẬT LỆ rõ rệt về tư hữu Đất đai

“Hội động Giám mục chỉ đề nghị sửa đổi Luật đất đai” theo hướng công nhận quyền tư hữu của người dân,

*          Chặng 3: Đấu tranh BẢO VỆ quyền Kinh tế

“Về kinh tế, Ủy ban nhận định là định hướng kinh tế lấy quốc doanh làm chủ đạo đã tạo ra độc quyền và lạm quyền, làm méo mó sự vận hành cần có của nền kinh tế thị trường.”

Với câu này Hội đồng Giám mục đòi hỏi một nền Kinh tế Tự do và Thị trường thực sự. Nền Kinh tế này tất nhiên đòi hỏi một MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ—LUẬT PHÁP DÂN CHỦ PHÙ HỢP (Environnement Politico—Juridique Démocratique adéquat), nghĩa là phải phế bỏ Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế như Cơ chế CSVN hiện hành đang chủ trương. Nói rõ rệt và gọn gàng, đó là Hội Đồng Giám Mục Việt Nam yêu cầu DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH vậy !

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 24.05.2012

Web: http://VietTUDAN.net

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link