Wednesday, May 23, 2012

Tôn Giáo và cái ách cộng sản

Tôn Giáo và cái ách cộng sản
Bảo Giang

 

Có thể nói là, sau khi nắm vững hai sự kiện: Mọi người, mọi nhà thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đã bị nghiền nát ra thành những mảnh vụn, vỡ, rời rạc, không còn nơi nào để nương tựa, cũng không còn chút khả năng nào kết tụ lại với nhau sau mùa đấu tố. Và biết chắc mọi nơi, mọi chốn, từ khu xóm, làng mạc đến từng góc đường, khu phố đã được cài đặt bằng những đôi mắt đảng, là những đôi mắt bệnh hoạn, không nhân tính, để người bước ra khỏi cửa là bị rình rập, theo dõi và bước vào trong nhà là gặp mật báo viên, Hồ chí Minh mới chính thức phát động việc thi hành chủ tuyết thứ hai trong sách Tam vô của cộng sản là Vô Tôn giáo.

Tuy thế, Hồ vẫn không dám đồng loạt tấn công vào tất cả các tôn giáo tại miền bắc, cũng không áp dụng cùng một phương cách đối phó. Nhưng đã lựa chọn, tuỳ theo phương cách tổ chức, sinh hoạt của các tôn giáo mà đề ra những cách áp dụng khác nhau.

A. Sách lược đối phó với đạo Thờ Thần, đạo Ông Bà.


Việt Nam là quốc gia theo đa thần giáo. Ngoài những tôn giáo có tổ chức mà nhân gian thường nói đến là Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài...tuyệt đại đa số ngưòi Việt Nam theo đạo Thờ Thần, đạo thờ Ông Bà.

Theo Tác gỉa Trần văn Giang, “không có tài liệu nào ghi chép rõ ràng về thời điểm phát xuất “đạo” Thờ Thần, đạo thờ cúng Tổ tiên Ông bà ở Việt Nam. Có lẽ đạo thờ cúng Tổ tiên Ông bà bắt đầu phát triển cùng thời với đạo Thờ Thần ở Việt Nam vì tôn chỉ, nghi thức của hai “đạo” có rất nhiều điểm tương đồng”.

Điều này cũng dễ hiểu vì người Việt Nam được sinh ra trong tinh thần Đạo, nên sự khiêm cung là rất mực thước. Cha ông ta thờ thần Sông, thần Núi, thần Đất, Thần Trời…và thờ ngay chính gốc sinh ra mình là cha mẹ, ông bà tổ tiên nên truyền lại cho con cháu. Đây là một điều phúc cho đất nước vì khi thờ cúng đa thần và thờ cúng Ông Bà, Tổ Tiên đã giúp cho dân ta có một Tâm Phúc Gốc, là ăn ngay ở lành theo gương ông bà, và có tinh thần thương yêu, bao bọc lấy nhau mang trọn nghĩa đồng bào. Từ đó, rất dễ hòa đồng và chấp nhận tinh thần của các tôn giáo có hệ thống, tổ chức. Đặc biệt, ngưòi Việt Nam từ xưa không có lệ thờ thần vật, hay vọng thờ thần gian ác, gian dối, gây ra chém giết, thù oán lẫn nhau.

Đạo Thờ Thần, đạo thờ cúng Ông Bà thường theo truyền thống gia đình dòng tộc, làng xã truyền đời cho nhau giữ lấy việc tôn thờ thần linh và cúng bái ông bà, hơn là được xây dựng tổ chức thành hệ thống. Có thể nói, đây là một tôn giáo, hay “Đạo” không có giáo chủ, không có giáo quy và các giáo điều. Cũng không có các chức sắc chuyên lo về đạo lý, nhưng tinh thần đạo của người dân rất cao. Họ có niềm tin sâu sắc vào thần linh và vào cuộc sống ăn ngay ở lành. Về nơi thờ tự thì chả mấy làng, thôn xóm mà không có các Đình, Miếu để thờ thần và chả nhà nào mà không có bàn thờ Gia Tiên. Về nghi lễ trở thành đạo nghĩa thì khá đơn giản. Đó là những nén nhang, mâm hoa qủa cúng bái Ông Bà, Thần Linh. Dâng hương, nhang đèn cho người qúa cố trong lúc cư tang, hay vào những ngày đầu tháng, ngày rằm, để mong cầu cho một cuộc siêu thoát.

Với tinh thần này, Đình theo lệ làng, ngoài việc dùng để thờ vọng thần hoàng, còn là trung tâm sinh hoạt đời sống của dân làng trong các ngày hội, ngày lễ. Đình còn là nơi phân xử những tranh chấp, bất bình trong làng xã. Nơi họp hội, công bố những công việc có liên quan đến làng xã do các bậc tiên chỉ trong làng phụ trách, điều động. Đơn giản hơn, Đình ngoài việc dùng làm nơi thờ phụng, tế lễ, còn là nơi phát huy các sinh hoạt văn hóa, phong hóa trong xã hội Việt Nam. Ngôi Đình trong làng còn là biểu tượng sống, riêng biệt cho phong hoá của mỗi làng.

Khi cộng sản tràn đến, từ thập niên 30 của thế kỷ trước, nhiều ngôi Đình linh thiêng của làng đã biến thành cái đình cho Việt Minh lạm dụng với nhiều mưu toan. Có nơi, “đội” đã mở ra những cuộc đấu tố, giết người ở ngay sân Đình. Trước đó, khi còn nằm trong hang ổ ở bờ lau bụi cỏ, Việt cộng cũng đã mò về giết hại nhiều hương chức ở trong làng, thân xác hoặc bản án về những ngưòi này cũng được treo lên ở trước cổng Đình, hay sân Đình trong mục đích khủng bố dân làng.

Sau này, những cuộc họp ở sân Đình biến thành nỗi kinh hoàng cho dân làng. Đình. Miếu, không còn là nơi trang nghiêm thờ phượng dành riêng cho đời sống tinh thần của làng nữa. Trái lại, Việt cộng đưa côn đồ vào chiếm Đình, phá bỏ Miếu với những lý do như bài trừ mê tín trong dân gian. Nhưng điều mà họ gọi là mê tín dị đoan trước chưa trừ được, Việt cộng đã đưa vào một loại mê tín cuồng sát mới. Họ thay những Bài Vị, Liễn thờ ở Đình, Miếu bằng cái hình của Hồ chí Minh. Ý bảo là từ đây nhà nước Việt cộng sẽ tạo ra trong xã hội một thứ đạo vô đạo mới mà Hồ chí Minh sẽ là thần. Thần trên tất cả các thần gian ác! Từ chủ đích này, đảng và nhà nước Việt cộng đã dồn hết tâm sức, triệt hạ Thần Linh của các tôn giáo khác trong nhân gian với mục đích: Triệt hạ niềm tin Lành, Thánh của tôn gíao trong xã hội. Phá huỷ nhiều di tích có liên can đến truyền thống văn hóa và tôn giáo trong chốn nhân gian, và xây dựng một nền văn hóa vô đạo, vô tín ngưỡng theo hệ Mác- Mao.

1. Triệt hạ tôn giáo, niềm tin Lành Thánh trong nhân gian

Như trên tôi đã viết, Đạo thờ ông bà, hay truyền thống thờ cha kính mẹ trong các gia đình Việt Nam đã được chuyển hóa thành đời sống của đại gia đình và của xã hội. Tinh thần này chuyển hóa vào xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dần dần trờ thành cuộc sống và đạo lý của dân tộc. Rồi từ xã hội, tinh thần đạo thờ Thần, thờ Ông Bà, Tổ Tiên trở thành nền văn hóa, tạo thành một phong cách riêng trong lịch sử Việt. Hơn thế, trở thành một tôn giáo trong nhân gian. Người Việt Nam, dù có theo bất cứ một tôn giào nào thì tinh thần phụng thờ ông bà tổ tiên vẫn là gốc rễ trong cuộc sống của họ.

Cuộc sống có gốc rễ nhân bản, thần linh ấy, đúng hay sai?

Theo tôi, dù nén nhang, mâm hoa qủa tuy không nói lên nhiều. Nhưng do ở lòng thành, tục lệ thắp nhang đèn trong các ngày giỗ chạp, tang hôn, hiều hỷ trên bàn thờ kính nhớ gia tiên, hay cầu cho người qúa cố được siêu thoát về cõi Vĩnh Hằng, về với Thần Thánh, Trời, Phật, về với Ông Bà là một nghi lễ tốt lành. Sau này, trở thành bổn phận của con cháu đối với gia tiên. Trở thành Đạo làm người trong nền luân lý của xã hội Việt Nam. Rồi thành một nghi lễ đầy tôn nghiêm không thể nào thiếu trong cuộc sống của người có đạo. Tuyệt đối không phải là biểu hiệu của mê tín dị đoan.

Nay Hồ chí Minh, đã không biết đến đạo làm người trong lòng người dân Việt (bản thân Y không một lần đốt cho cha mẹ mình một nén nhang) còn ra lệnh đập phá các ngôi đình trong làng. Triệt hạ những Đình Chùa, Đền, Miếu thờ ỏ nông thôn. Phá đổ nhang đèn ở thành thị, rồi bạo hành các tôn giáo với những lời lẽ như là để bài trừ mê tín dị đoan thì hẳn nhiên chẳng ai dám tin rằng, đó là hành động của kẻ có đạo nghĩa. Trừ ra những kẻ vô đạo và xây dựng tổ chức vô đạo!

2. Mục đích việc phá hủy những di tích lịch sử có liên hệ đến truyèn thống văn hóa và Tôn giáo trong thời cộng sản là gì?

Sau ngày 30-4-75, nhiều ngươi di cư trước kia có dịp quay về, thăm lại nơi sinh trưởng trên đất bắc. Họ chi thấy những ngôi làng tan hoang. Tan hoang không phải vì do dấu đạn bom, nhưng là do liềm búa đã đập nát, đạp đổ các ngôi Đình làng và Đền Miếu trước kia. Đó chính là nỗi mất mát lớn nhất của dân làng, của xóm thôn. Xa hơn, là của dân tộc. Bởi lẽ, mái nhà thì được xây dựng do công sức của một gia đình với thời gian năm, mười năm. Nhưng Đình Miếu Chùa Chiền, nhà Thờ là sự đóng góp qua nhiều đời, nhiều thế hệ của dân làng và thôn xóm. Nay tất cả đã thành bình địa. Trước cảnh hoang phế này, người về thăm còn thấy cô đơn, trống vắng vì cội nguồn bị tàn phá. Người ở lại ra sao?


-- Phá bỏ Đình Miều đi có lẽ cũng…hay ông ạ?
-- Ông nói nghe còn lạ hơn.
-- Cán bộ bảo thế, nhưng dân chúng lại đóan mò là để cho vừa lòng tàu! =
-- Dân mất Đình, Miếu, Ông Bà, người mất gốc thì dễ đồng hóa ông nhỉ?

Chẳng tìm ra nỗi đau nào hơn thế. Và cũng chẳng cần có thông tin quảng bá, xem ra người dân đã đọc được cả bụng dạ của nhà nước rồi. Tuy nhiên, biết chỉ là biết vậy. Không thể có phản ứng tích cực hơn. Riêng việc cho rằng Hồ chí Minh muốn xóa bỏ những di tích lịch sử, cổ truyền, mang tính tôn giáo, hay văn hóa của Việt Nam là để đưa dân ta vào vòng Hán hóa cho gọn nhẹ, không thuộc phạm vi bài viết này. Xin hẹn bạn đọc trong dịp khác.

Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, việc đập phá các đền miếu, Đình Chùa, đốt nhà Thờ, triệt hạ niềm tin trong tôn giáo của Hồ chí Minh chính là một tai họa lớn cho dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ, gía trị của tôn giáo trong nền văn hóa của Việt Nam có một vị thế, và một chỗ đứng rất vững chắc trong xã hội, trong đời sống tinh thần của mọi cá nhân, mọi gia đình và ảnh hưởng trực tiếp vào đời sống xã hội. Nghĩa là, tôn giáo có một vị trí không thể thay thế. Nhờ tôn giáo, xã hội sẽ có được nếp sống lành mạnh, đạo nghĩa hơn. Bởi vì con người không phải chỉ sống vì miếng ăn theo lý luận của duy vật. Nhưng còn cần đến gía trị của tâm linh, tạo cho con người lối sống khác với những động vật hạ cấp theo kiểu của Mác.

Sự khác biệt này được chứng minh ngay ở trên bản thân của các cán bộ, đảng viên Việt cộng là những người trung thành với chủ nghĩa vô thần. Ai cũng biết, họ là những cán cộng suốt đời theo Hồ chí Minh sống đầy gian dối, đả phá, bài xích tôn giáo. Có rất nhiều kẻ trong số này đã đi tiên phong trong việc đập phá Chùa chiền, Đình, Miếu, nhà Thờ theo chiêu bài, bài trừ mê tín dị đoan để nên quan cán nhớn, và đẩy dân chúng vào cảnh khốn cùng. Trớ trêu thay, đến lúc chết, họ lại không dùng cái búa, cái liềm để làm vật cúng kiếng, hay làm biểu tượng trên nấm mộ. Nhưng lại dùng nhang đèn, hoa trái, là những phẩm vật trong nghi lễ của người có đạo, để cúng tế lúc ra đi. Đến lạ!

3. Xây dựng một nền văn hóa vô đạo nghĩa.

Chủ nghĩa Mác- Lê-Mao là một học thuyết duy vật, vô thần, không có điểm tới của Sự Thật, Chân Lý. Chỉ có một thực hành trong gian dối. Mác coi tôn giáo như là thuốc phiện ru ngủ nhân dân. Hồ chí Minh thì coi đó là một thứ mê tín dị đoan nên cần phải tận diệt. Tại sao cộng sản (Việt cộng) luôn luôn nhìn tôn giáo bằng ánh mắt hận thù?

Câu trả lời mà không một ai không biết là: Tôn giáo từ khởi nguyên cho đến tận cùng là sự lành thánh, chân thật. Bất cứ một tôn giáo nào thì cũng đều đặt nền tảng cho con người trong sự ăn ngay ở lành, làm việc lành, tránh việc ác. Trong khi đó, giáo điều của cộng sản là tạo ra gian trá. Sống, tuyên truyền và thực hành trong gian dối. Đó là một thứ đạo vô đạo nghĩa, vô luân lý. Đặt nền tảng trên bạo hành ác tính. Từ đó, gian dối trở thành bản ngã và ngôn ngữ của họ. Xưa hay nay đều thế cả.

Một điểm khác nữa là, những người đi theo cộng sản, rồi gia nhập đảng cộng sản, nhất là vào thời gian đầu, hầu hết bị mắc lừa hay thuộc thành phần ít học, xuất thân từ giai cấp công nông. Họ bi khích động, bị xô đẩy, dạt vào cuộc đấu tranh kiếm cơm manh áo chống lại phía chủ nhân, địa chủ hơn là có ý thức về chính trị xã hội. Trong hoàn cảnh Việt Nam lại được khóac thêm cái áo thực dân và phong kiến nữa. Sự kiện này, đẩy các đảng viên cộng sản đến hai điểm tiêu cực. Sợ hãi sự thật và thiếu sự hiểu biết về nhân bản và luân lý xã hội.

Để lấp đầy vào những điểm tiêu cực thiếu xót đó, và đi theo chủ trương xây dựng một xã hội độc tài chuyên chế, các đoàn đảng viên Việt cộng được rèn luyện lòng căm thù đối với những giai cấp của xã hội. Được đào tạo chuyên nghiệp bằng phương pháp cầm dao đấu tranh, để nên quan tước. Từ đó, cộng sản tạo cho họ một cái tâm lý hết sức tiêu cực và bi quan. Họ chỉ biết trung thành vô diều kiện đối với đảng, (để được chia cơm, bổng lộc và an toàn) trong mọi hành động cũng như ngôn từ, không có ngoại lệ, không có khoan nhượng. Từ sự kiện trung thành mù quáng vào mớ lý thuyết thuộc lòng để bảo vệ mình, cộng sản đã tạo ra những tai họa lớn, không phải cho họ. Nhưng là cho tổ quốc và dân tộc Việt Nam. Bằng chứng là:

Các đoàn đảng viên cộng sản trước kia đã lao đầu vào cuộc đấu tố thù hận để lập công, kể cả Hồ chí Minh, đã tạo ra cái chết cho hơn 170,000 ngàn người Việt Nam, và phá tan hoang rất nhiều những di tích mang tính văn hóa cổ truyền và tôn giáo như các Đình, Chùa, Miếu, nhà Thờ tại miền bắc Việt Nam trong những năm 1954-56. Nay nhìn lại, ai cũng phải kinh hãi, kể cả những quan án và những ngưòi ra lời đấu tố xưa kia. Từ cuộc đấu tố đó, cộng sản đã tạo ra sự ruồng, rỗng và giết chết sinh lực của xã hội. Tình nghĩa đồng bào, tình láng giềng trong xóm thôn, tình thương anh em, cha mẹ, vợ chồng, con cái trong gia đình… Việc làm này sẽ còn ảnh hưởng rất lâu dài trong xã hội Việt Nam.

Lớp cán bộ đi trước bị lầm lạc như thế. Lớp trẻ, trung niên ngày nay cũng không khá hơn. Không khá vì, tuy họ có học, có kiến thức xã hội hơn lớp trước. Nhưng từ lối giáo dục vô nhân bản của cộng sản, lớp cán bộ này chỉ khá hơn về những phương cách dối trá hơn là tử tế. Bằng chứng là, việc cưóp tài sản của các tôn giáo đã được tổ chức tinh vi hơn (Vụ TKS, Thái Hà, Tam Tòa…). Nhưng sức sống của xã hội ngày thêm suy đồi. Những loại tội đại ác càng lúc càng gia tăng. Chỉ trong một ngày, nếu theo dõi những bản tin pháp luật của trang điện báo
vnexpress.net, qúy vị sẽ phải rùng mình. Con giết cha mẹ, bạn trai giết ngưòi tình. Thầy đưa học sinh nữ tuổi vị thành niên vào nhà nghỉ. Và người ta giết nhau chỉ vì một cái va chạm nhỏ trên đường! Rõ ràng, chưa bao giờ nền đạo lý của dân tộc Việt, và đạo đức xã hội lại băng hoại như thời cộng sản.

Tuy nhiên, nền luân lý trong xã hội Việt Nam bị băng hoại lại không có gì lạ. Bởi lẽ, người khai sáng ra cái chế độ, hay cái đạo ấy ở Việt Nam là Hồ chí Minh đã tạo ra hai sự nghiệp vĩ đại. Việc công thì đập phá Đền Miếu, Chùa Chiền, nhà Thờ và triệt hạ niềm tin Lành Thánh của các tôn giáo, giết hại những vị chân tu, phỉ báng chân lý. Việc riêng thì hủ hóa Nông thị Xuân, hiếp em đến có bầu, sinh con rồi Hồ cho người bóp cổ chết, và quăng ra ngoài đường giả như một tai nạn lưu thông. Phạm những loại tội hình sự “vĩ đại” ấy, y đã không bị truy cứu, còn được nhà nước Việt cộng đề cao thành tích, trương biểu ngữ thành kinh tuyên truyền, “sống và học tập theo gương bác Hồ vĩ đại”. Học tập cái kiểu ấy thì cái chế độ ấy làm gì có luân lý xã hội, làm gì có đạo nghĩa? Rồi cứ thế, hết lớp này đến lớp khác theo nhau học tập những cái gương ấy để nên quan, thành lãnh đạo thì luân lý đạo đức tìm đâu ra?

4. Kết qủa của sách lược triệt tiêu Tôn Giáo trong nhân gian.

Phần người dân.

Dưới áp lực nặng nề từ chế độ, dân đã bị khủng hoảng, mất niềm tin trong cuộc sống. Đến khi Đình mất, Miếu tan, nền móng văn hóa truyền thống trong làng thôn cũng không còn. Những ngày lễ trở thành những nỗi cô đơn, trống vắng trong lòng ngưòi.Từ đó, dù không muốn, việc lễ lạc thờ cúng Ông bà, Tổ Tiên trở thành thứ yếu, lép vế. Ngưòi dân đứng trơ mắt ra để nhìn những cuộc tàn sát Đền, Miếu, gốc đa mà tưởng là chính thân mình đang bị chặt, chém.

Khi Miếu đổ, Đình tan, Việt cộng cho rằng cuộc tiêu diệt đạo Thờ Thần, thờ cúng Ông Bà trong dân chúng đã bị hạ gục và chẳng tốn mấy viên đạn của Tầu. Kết quả, Miếu đổ, Đình bị tan nhưng tinh thần của tôn giáo, của đạo Thờ Thần, đạo Ông Bà vẫn vững như đồng. Bởi vì đạo là ở trong lòng người, nên nghi lễ cúng bái tổ tiên và dâng hoa qủa, lo việc hương khói cho các ngài, dù bị ngăn cấm, cũng không bao giờ chết trong lòng người. Nghĩa là, dù ngưòi dân Việt bị áp bức, trong bản lý lịch không còn ghi là theo đạo Ông Bà, hay tên của một tôn giáo có tổ chức nào đó, họ cũng không bao giờ bỏ Đạo của mình. Trái lại, họ tiếp tục sống và giữ đạo, vẫn một lòng tin tưởng vào Thần Linh và giữ Hương Khói, Hoa Qủa cho ông bà tổ tiên trong các dịp tang môn, hiếu hỉ, giỗ chạp hay các ngày lễ. Trên mắt môi họ vẫn còn một niềm tin tồn tại.
.
2. Về phiá cán cộng, nhà nước.

Mỉa mai thay, những kẻ đập phá, bạo hành các tôn giáo tưởng rằng mình đang đứng trên đỉnh vinh quang của cái liềm, cái búa bạo tàn khi theo và truyền đạo thờ Hồ. Kết qủa là thê lương tận cùng và đúng như lời trong Kinh Thánh (Thiên Chúa giao) đã viết: “Khốn cho những kẻ giơ chân đạp mũi nhọn” ( Acts 9:5-6)

Trong bài, Phú Thọ: “Cả làng bị quả báo nhãn tiền vì đập phá Đình Chùa” có đoạn “Nhiều người cao tuổi trong làng cho biết, trước đây Phú Lạc cũng có phong trào bài trừ mê tín dị đoan, tuy nhiên việc thực hiện đã có sự "quá tay", khiến cả những công trình, kiến trúc không thuộc "mê tín dị đoan" vẫn bị phá hủy...
“Đến đầu xã Phú Lạc rẽ vào con đường dài thượt nhếch nhác, nham nhở rồi đi tiếp khoảng 1km là đến xóm "rùng rợn". Người ta gọi là xóm rùng rợn từ bao đời nay vì nơi này nổi tiếng với những câu chuyện như: Cả nhà đều điên, bốn mẹ con đều góa bụa… Những người dân ở đây cũng thừa nhận rằng đàn ông trong xóm ấy "ra đi" rất kỳ lạ. Thời đó có một người tên là Côn, làm cán bộ ở nhà xử lý giống. Sau khi phá đình chùa, một số thứ được chuyển về bếp ăn tập thể, trong đó có đầu của một pho tượng. Ông Côn vốn tính hay nghịch ngợm nên cho đầu của pho tượng vào bếp đun. Về sau ông Côn đã chết tắc tử. Hiện thế hệ con ông còn sống cũng chịu nhiều chuyện đắng cay. Người thì tâm thần, người khuyết tật, gia đình thì lưu lạc...

“Đến bây giờ, người dân Phú Lạc vẫn kể về "thời vang bóng" của vị lãnh đạo xã tên L.V.H. Đằng sau những thành tích trong việc xây dựng địa phương, ông cũng là người tiên phong trong phong trào bài trừ mê tín dị đoan của những thập niên trước. Ông đã chết vì chứng suy thận cấp tính. Điều đáng lưu tâm là hiện nay nhiều thế hệ con cháu ông vẫn đang sống trong cảnh "sống dở chết dở". Vợ ông thì nằm liệt giường, con cái thì người tâm thần người thì ly biệt”. Đức Thuận – PLXH

Đó là câu chuyện của nhân gian, tôi không mấy dám xác tin về những hậu qủa có tính cách nhãn tiền trong sự kiện cán bộ đảng viên Việt cộng đã “báng bổ thần thánh” để rước lấy hậu quả khốc hại cho chính bản thân và dòng dõi của minh như câu chuyện về cán bộ tên Côn nào đó ở Phú Lạc, Phú Thọ. Nhưng có một sự thật vẫn đang xảy ra trước mắt, trong từng ngày là, dù có tôn sùng sự gian dối của chủ nghĩa cộng sản do Hồ chí Minh lãnh đạo cách mấy, cán bộ đảng viên của nhà nước Việt cộng, từ trung ương cho đến địa phương đều rất sợ thần thánh của người có đạo. Nghĩa là, lúc gần chết đều run rẩy, chắp tay cầu đến thần linh, đều mong được hưởng hương khói, hoa trái của người còn sống cúng lễ hơn là ôm lấy cái búa cái liềm mà về với bác!.

Kể ra, đây là chuyện lạ hơn là khôi hài. Bởi lẽ, việc dâng hương và cúng hoa qủa, dù không có sách vở nào minh xác, nhưng ai cũng biết, đó là nghi lễ của những người có tín ngưỡng. Không phải là của những người vô thần. Trong khi đó, các đoàn đảng viên Việt cộng là những người theo thuyết Tam Vô. Kẻ thì đã từng tham gia vào phong trào đập Đình, phá Chùa, đốt Miếu, phá hoại tôn giáo và gọi đó là công tác đi bài trừ mê tín dị đoan. Kẻ thì điên cuồng đi cướp phà tài sản Chùa chiền, của nhà Thờ để chia nhau bổng lộc. Họ là những người sống theo bác, chết thì về với Mác Lê Mao, không về với Ông Bà, Thần Thánh. Tại sao người nhà, thân nhân, đồng chí của họ lại dùng Nhang Đèn, Hoa Quả là những phẩm vật trong lễ nghi của tôn giáo trong nhân gian mà cúng tế cho họ?

Kế đến, người cộng sản luôn cho tôn giáo là một thứ thuốc phiện ru ngủ. Họ đã theo Hồ phá bỏ đình chùa, đập miếu, đốt nhà thờ của nhân gian bằng cái búa, cắt cổ người có đạo bằng cái liềm. Rồi phá bỏ bình hương, bát nhang của người dân vì cho đó là những thứ loại thuộc về mê tín dị đoan. Nay họ chết, tại sao lại đốt nhang đèn, cúng hoa quả? Việc làm ấy thì giải thích làm sao đây? Mac - Lê chết làm gì có nhang có khói? Chỉ những người có đạo khi chết mới “mê tín” dùng đến nhang đèn hương khói cầu siêu thoát về với Ông Bà, Thần Thánh mà thôi. Chả lẽ các đoàn đảng viên cũng cần nhang khói? Cầu như thế thì họ sẽ đi đâu?

Câu hỏi này có phần mới mẻ, có làm phật lòng ai không? Tôi nghĩ rằng chẳng làm phiền lòng ai và cũng chẳng có ý phỉ báng một ai. Trái lại, sự thật phải trả về cho sự thật. Vì như tôi đây, tôi là người công giáo. Khi tôi qua đời, trên mộ bia của tôi ngoài tên thánh, tên họ gọi ra, còn có một cây Thánh Gía, mà trong suốt đời tôi tin theo. Tin theo trong niềm tin Lành Thánh. Nên trên mộ có đặt thêm một bát nhang, chân hương cho tôi thanh thoả ra đi cũng là lẽ thường. Vì tôi hằng mong muốn như thế. Phía anh em đạo hữu bên nhà Phật hay đạo Ông Bà cũng thế. Họ mang một Pháp danh, và chữ Vạn là biểu tượng trên phần mộ của họ. Và dĩ nhiên, bát nhang, hoa quả cho họ là điều phải lẽ. Nhưng đốt nhang, dâng hoa trái, câu siêu thoát cho một người cả đời phỉ báng tôn giáo, đập phá chùa chiền, triệt hạ nhà thờ, đập đổ lư hương, bát nhang ở Đình, Chùa thì rất lạ, nếu như không muốn nói là rất dị!

Ở đây tôi xin mở một dấu ngoặc là, khi viết về cách “dâng hương trái đạo” này, tôi không có ý mỉa mai những người theo cộng sản đã khuất, hay còn sống, trong việc họ thắp nhang, dâng hoa trái cho người đồng chí đã khuất, Nhưng muốn nói lên một sự thật rất thật là, việc làm này (thắp nhang dâng hoa trái) của họ trong trường hợp này, bề ngoài xem ra là không đúng. Bên trong thì hoàn toàn trái với ý nguyện của những người đã khuất. Bởi vì khi còn sống, họ theo đuổi lý tưởng Mác-Mao. Tôn thờ chủ nghĩa vô thần, chối bỏ sự hiện diện của thần linh. Nay họ chết, tại sao các đồng chí và người thân của họ lại “áp đặt” lên mình họ chuyện mê tín dị đoan, đốt nhang, cúng hoa trái như thế? Có là bất công cho họ chăng?

Tôi không biết có là bất công hay không. Nhưng khi viết về vấn đề “Tôn Giáo dưới ách cộng sản”, tôi không thể không viết rõ và phân tích về mục dâng cúng hoa trái, nhang đèn trong tang môn, hiếu hỷ, trong các dịp lễ, tết, là một trong những nghi lễ đầy tính thiêng liêng của những người có tín ngưỡng, có niềm tin sâu sắc vào thần linh. Đây không phải là một tục lệ trong nhân gian, tuy rất phổ quát trong cuộc sống của họ. Càng không bao giờ là một thứ hình thức của kẻ vô thần.


Theo đó, cái gì của tôn giáo thì nên trả về cho Tôn Giáo. Cái gì của thần linh thì trả về cho thần linh. Cái gì thuộc về bác đảng thì trả cho bác đảng. Cái gì của dân chúng thì trả về cho dân chúng. Có thế, xã hội mới được ổn định,

Kỳ sau: Hướng đối phó với các tôn giáo có tổ chức


Bảo Giang

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link