Wednesday, May 23, 2012

Bắc Kinh hung hăng làm Hoa kiều gặp khó

Bắc Kinh hung hăng làm Hoa kiều gặp khó

Cập nhật: 14:41 GMT - thứ ba, 22 tháng 5, 2012

Biểu tình chống Trung Quốc ở Manila

Trong khi đang có các tranh cãi và đối đầu về chủ quyền ở Biển Đông, một số nhà quan sát lên tiếng cảnh báo hiện tượng người Hoa ở hải ngoại, nhất là các nước Á châu, có thể phải hứng chịu làn sóng dân tộc chủ nghĩa không lường trước được.

Philip Bowring, cựu chủ biên tạp chí Far Eastern Economic Review chuyên các vấn đề khu vực (nay đã đình bản), vừa có bài phân tích về khía cạnh này. BBCVietnamese.com mời quý vị tham khảo.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Cây bút kỳ cựu này cho rằng người Trung Quốc ở nước ngoài, nhất là các nước Đông Nam Á, cần quan ngại về thái độ hung hăng của chính quyền trong nước họ tại Biển Đông và cẩn trọng khi có bất cứ biểu hiện gì về ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.

Một điều mà người nào cũng hiểu là "Ăn cây nào rào cây ấy" - người sinh sống ở nước nào không kể sắc tộc đều được trông đợi trung thành với quốc gia sở tại.

So sánh với các nước khác trong khu vực, người gốc Hoa ở Philippines được cho là hội nhập tương đối tốt.

Người Hoa bắt đầu vào Philippines số lượng lớn từ nhiều thễ́ kỷ nay và thông qua hôn nhân với người bản địa họ dần dần thâm nhập vào trong xã hội, tới nỗi ngày nay nhiều khi khó có thể phân biệt được đâu là người gốc Hoa, chí ít là qua tên gọi.

Thí dụ cựu tổng thống Cory Aquino, thân mẫu tổng thống hiện tại, là người gốc Hoa với họ là Cojuangco, nhưng nghe tên không thì khó có ai biết điều này.

Không bỏ nguồn gốc

Một điều đáng chú ý là thế hệ người Hoa mới sang định cư ở các quốc gia khác trong chừng mực nào đó vẫn còn gắn bó chặt chễ với mẫu quốc.

Lý do thì có nhiều, như để làm ăn, hay để giữ trung lập trong các chủ đề gây tranh cãi có liên quan Trung Quốc. Một doanh nhân Philippines gốc Hoa mới đây được dẫn lời nói:

"Cha tôi là Trung Hoa còn cha dượng là Philippines. Hai ông hiện đang có cãi cọ. Việc của chúng tôi là tìm cách hàn gắn bất đồng".

Tổng thống Phippines Benigno Aquino

Thân mẫu tổng thống Aquino là người gốc Hoa

Cộng đồng người Hoa đối diện nhiều đe dọa, nếu như Bắc Kinh bị cho là có thái độ hằn thù với quốc gia sở tại hay sử dụng người Hoa ở nước ngoài để chống lại quốc gia đó.

Người ta còn nhớ tình hình những năm 1965-1966, khi người gốc Hoa thiệt mạng nhiều nhất trong các vụ thanh trừng các nhóm thân cộng sản ở Indonesia.

Tương tự, ở Malaysia năm 1969, làn sóng bạo động của phe cộng sản một thập niên trước đó đã khiến người dân quay sang tấn công người gốc Hoa.

Liệu những gì xảy ra với người Hoa ở Việt Nam sau khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979 có nằm trong trào lưu này hay không?

Philip Bowring cho là có, và viết thêm rằng nhiều người Hoa buộc phải ra đi lúc đó.

Trung Quốc và sự trỗi dậ́y về kinh tế của quốc gia này khiến tình hình trở nên phức tạp tại các nơi mà dân nhập cư gốc Hoa đã hội nhập đáng kể.

Nếu như ai đó bị ảnh hưởng bởi làn sóng bài Trung Quốc, thì đó trước hết sẽ là các doanh nghiệp bản địa nhỏ, gốc Hoa.

Sử sách

Trong một bài viết khác, phân tích gia Philip Bowring nhận định rằng cách thức dạy sử của Trung Quốc, nhất là trong các trường học, đã gây khó khăn cho việc giải quyết bất đồng về biển đảo.

Sách lịch sử của Trung Quốc, theo ông, đang có xu hướng bị thay đổi để biện minh cho các hoạt động bành trướng của nước này.

Vụ liên quan Bãi cạn Scarborough là một ví dụ. Bãi này nằm cách Luzon của Philippines 135 hải lý, nhưng cách Hoa Lục tới 350 hải lý.

"Cả hai luồng chứng cứ mà Trung Quốc đưa ra - "người Trung Quốc đã đặt chân tới đó đầu tiên" và "Trung Quốc có bằng chứng lịch sử" - đối với nhiều vùng biển đảo đều không thực sự thuyết phục."

Nó còn nằm trong khu vực Đặc quyền kinh tế của Philippines.

Để minh chứng cho tuyên bố chủ quyền của mình, bất chấp các chi tiết địa lý rành rành ở trên, Trung Quốc quay sang sử dụng cái mà nước này gọi là "bằng chứng lịch sử".

Bằng chứng mà Bắc Kinh đưa ra là bãi cạn, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham đảo, cùng vùng biển xung quanh, đã được mô tả trong một bản đồ Trung Quốc có từ thế kỷ 13.

Chi tiết một tàu thủy của người Trung Quốc đã cập vào Hoàng Nham và ghi nhận sự tồn tại của bãi đá này trở thành một trong các chứng cứ về chủ quyền.

Trung Quốc cũng chứng minh chủ quyền đối với nhiều hòn đảo bằng cách thức như vậy. Bắc Kinh cũng lớn tiếng tuyên truyền về nhà hàng hải Trịnh Hòa thế kỷ 15, mà Trung Quốc coi là người khai phá nhiều vùng biển mới.

Tuy nhiên, cây viết Bowring chỉ ra rằng lịch sử cho thấy người Trung Quốc thực ra tới Biển Đông muộn hơn so với người nhiều dân tộc khác như người Indonesia, người Mã Lai, Philippines, và cả người Việt.

Người Indonesia có lịch sử viễn dương vượt xa người Trung Quốc: họ đã tới chiếm cứ hòn đảo lớn thứ ba thế giới là Madagascar, cách Indonesia 4.000 dặm cả nghìn năm trước các chuyến đi của đô đốc Trịnh Hòa.

Nay ngôn ngữ và dòng nhân chủng của Madagascar có tới 50% là gốc gác Malay.

Tóm lại cả hai luồng chứng cứ mà Trung Quốc đưa ra - "người Trung Quốc đã đặt chân tới đó đầu tiên" và "Trung Quốc có bằng chứng lịch sử" - đối với nhiều vùng biển đảo đều không thực sự thuyết phục.

Philip Bowring cho rằng Trung Quốc có sức mạnh để ép buộc các quốc gia khác phải lắng nghe tuyên bố chủ quyền của mình.

Thế nhưng Bắc Kinh cần dừng lại để lắng nghe phản ứng của các nước khác trước khi quá muộn.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/05/120522_chinese_claims.shtml


2 comments:

  1. Thời 79/80 là thời Ròm đi vượt biên .Trong khoảng thời gian này không hề biết về chiện tàu đánh Việt (có thể vì cuộc sống ,chả có để ý gì cả) .Ở đâu Ròm không biết ,nhưng ở Vũng Tàu thì Ròm biết .Dân đi bán chính thức là người Hoa đóng vàng và tài sản phải giao lại cho việt cộng ,họ được công khai đi và họ cũng đã bị việt cộng giết bằng cách này .

    Ghe do việt cộng đóng để cho dân Hoa đi vượt biên bán chính thức .Loại ghe này đi ra biển lớn khoảng một đoạn nào đó thôi là bể ra từng mảnh ,chết hết hổng còn một mạng .Cái thời đó bải biển VT xách chết trôi vào bờ ngập bải biển là thường xuyên .Phần đông là những người Hoa đi bán chính thức .

    Cũng vì cái chiện này mà những ngày sau khi Ròm vượt biên ,má của Ròm ngày ngày ra bờ biển xem xác chết trôi ,coi có Ròm hay không , cho tới khi nhận được lá thư đầu tiên của Ròm gởi về từ trại tị nạn Palawan mới hết ra bờ biển tìm xác chết trôi để nhận Ròm .(Má của Ròm đã cho Ròm biết như vậy )

    ReplyDelete
  2. Nhìn chung thì thật ra người nào cũng có cái khổ riêng như nhau.
    Họ cũng tìm đất sống như người việt ,nhưng mỗi dân tộc có cách sống khác nhau..
    Dân Việt kỳ thị chúa chổm...Còn ai kỳ thị mình ?...Cũng bởi tại mấy anh độc tài tham lam hung hăng mà làm khổ dân.

    ReplyDelete

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link