Saturday, May 5, 2012

Bắc Kinh điên đầu với thế hệ tranh đấu bằng truyền thông điện tử

TRUNG QUỐC - Bài đăng : Thứ sáu 04 Tháng Năm 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 04 Tháng Năm 2012

Bắc Kinh điên đầu với thế hệ tranh đấu bằng truyền thông điện tử

Công an Trung Quốc chận chiếc xe chở Robert S. Wang, phó trưởng phái đoàn ở đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, không cho vào bệnh viện Chiêu Dương nơi ông Trần Quang Thành điều trị ngày 04/05/2012.

Công an Trung Quốc chận chiếc xe chở Robert S. Wang, phó trưởng phái đoàn ở đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, không cho vào bệnh viện Chiêu Dương nơi ông Trần Quang Thành điều trị ngày 04/05/2012.

REUTERS/Carlos Barria

Tú Anh  RFI

Chính sách áp bức tại Hoa lục đang đụng phải một phong trào tranh đấu mới với những Trần Quang Thành, Ngải Vị Vị, Hồ Giai.Thế hệ mới này là những cao thủ về thông tin điện tử, bảo vệ chính nghĩa bằng phương tiện truyền thông hiện đại làm cho chính quyền phải mất mặt và điên đầu vì không thể ngăn chận được thông tin đa chiều.

Hơn 20 năm về trước, những sinh viên lãnh đạo phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh như Vương Đan, Thái Linh, Ngô Nhĩ Khai Hy kêu gọi biểu tình, loan tải thông điệp tại quảng trường Thiên An Môn bằng loa cầm tay và báo tường. Ngọn lửa đấu tranh tại thủ đô Bắc Kinh không lan rộng đến mọi tầng lớp dân chúng.

Ngày nay, những nhà tranh đấu có trong tay những vũ khí truyền thông mà chỉ cần bấm nút là đưa thông tin tỏa khắp địa cầu, kể cả bên trong cơ quan quyền lực cao nhất của siêu cường số một.

Trong đêm thứ Năm rạng thứ Sáu hôm nay, nhờ vào điện thoại di động mà từ một giường bệnh trên lầu 9 bệnh viện Chiêu Dương ở Bắc Kinh, trong ngoài có công an canh chừng, luật sư mù Trần Quang Thành đã báo động trực tiếp với các dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ ngay trong buổi điều trần về nhân quyền tại Trung Quốc.

Theo tường thuật của AFP, lời nói qua điện thoại của ông Trần Quang Thành đã được một người bạn vừa ghi lại vừa thông dịch trực tiếp trước mặt các dân biểu Mỹ, phóng viên quốc tế và công chúng, một điều chưa từng xảy ra trong lịch sử tranh đấu nhân quyền.

Giáo sư chính trị Willy Lam, đại học Hồng Kông, nhận định là sau vụ việc « bất hủ » này , từ nay về sau sẽ có nhiều nhà ly khai sử dụng phương thức trên để kêu gọi các nhà chính trị Hoa Kỳ và Âu châu can thiệp.

Trong khi đó tại Bắc Kinh, cảnh sát và công an chìm tỏ ra lúng túng rõ rệt trước một đoàn phóng viên quốc tế, trong đó có thông tín viên của RFI tới bệnh viện Chiêu Dương để gặp luật sư mù.

Thứ Sáu tuần trước, trong lúc bộ máy an ninh Trung Quốc không biết Trần Quang Thành đang ở đâu sau vụ « vượt thoát » vòng vây quản chế, thì vị luật sư mù này, bằng vidéo, gửi thông điệp đến Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Trong đó ông trình bày hoàn cảnh gia đình bị áp bức cụ thể ra sao và cảnh báo rằng nếu đảng Cộng sản muốn tồn tại thì phải diệt trừ cán bộ tham nhũng. Thông điệp dài 15 phút được trang web Boxun và YouTube chuyển tải khắp địa cầu. Giới phân tích cho rằng sự kiện một công dân tranh đấu cho dân quyền trực tiếp trình bày với người lãnh đạo những oan khiên của mình do cán bộ nhà nước gây ra chắc chắn sẽ có tác động mạnh.

Phelim Kine, thành viên của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nhận định Trần Quang Thành là « biểu tượng của thế hệ công dân tranh đấu cho nhân quyền có năng khiếu sử dụng kỹ thuật thông tin hiện đại ».

Tấm ảnh nhà luật sư mù bước ra khỏi Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh đã được đăng trên trang nhất của báo chí quốc tế.

Trước Trần Quang Thành, nghệ sĩ Ngải Vị Vị, con của một vị « khai quốc công thần » của Mao đã làm cho chế độ bối rối, qua những thông điệp bằng internet vô hiệu hóa những biện pháp kiểm duyệt thô bạo hoặc tinh vi nhất. Bằng hệ thống webcam từ nơi quản chế , Ngải Vị Vị « xuyên qua » hàng rào an ninh, liên lạc với bạn hữu bốn phương suốt 46 tiêng đồng hồ. Hồ Giai và vợ là Tăng Kim Yến có thể thông tin với bên ngoài mỗi khi bị công an sách nhiễu.

Theo Human Rights Watch thì Ngải Vị Vị là người đi « tiên phong » trong lối tranh đấu bằng kỹ thuật số. Ông chứng minh rằng một người dấn thân cho nhân quyền, trong một số điều kiện, có thể thách thức chế độ kiểm duyệt hà khắc. Nhờ internet, một người hô vạn kẻ đáp, ông huy động được hơn 30.000 người Trung Hoa quyên góp một số tiền khổng lồ giúp ông trả món tiền truy thuế mà thực chất là « đòn thù » của chính quyền trừng phạt ông tội sử dụng tự do ngôn luận.

Chuyên gia Phelim Kine khâm phục cư dân mạng ở Trung Quốc càng ngày càng linh động và sáng tạo. Những mạng lưới xã hội Weibo là chiến trường nơi đó thế hệ đấu tranh hiện nay trổ tài chơi « mèo đuổi chuột » với bộ máy kiểm duyệt.

Giáo sư Willy Lâm dự báo rằng, do bị mất mặt vì vụ Trần Quang Thành, nhà cầm quyền sẽ gia tăng các biện pháp mới chống các nhà ly khai.

Nhưng tình thế ở Trung Quốc đã đổi thay. Trong quyển sách « Triết lý của loài lợn » nhà ly khai Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa bình 2010, phân tích : « Bạo quyền thì vẫn thế nhưng người dân ngày nay đã hết u mê tăm tối như là cục đất. Họ ý thức được quyền công dân và đoàn kết với nhau đối đầu với bất công mà cội nguồn là nạn lạm quyền và tham ô ».

Nói cách khác, dù chế độ Cộng sản sợ đa nguyên, đa đảng nhưng không thể ngăn chận được một « đảng đối lập » đang hình thành, gồm những con người thực sự đồng tâm đồng chí, mỗi ngày mỗi đông đảo : cộng đồng mạng internet.

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link