Friday, May 4, 2012

Trần Quang Thành đổi ý từ ở sang đi

Trần Quang Thành đổi ý từ ở sang đi

Cập nhật: 04:56 GMT - thứ năm, 3 tháng 5, 2012

Ông Trần gặp vợ và hai con với hiện diện của Đại sứ Mỹ Gary Locke

Số phận ông Thành và gia đình bây giờ nằm trong tay chính quyền Trung Quốc

Nhà hoạt động Trung Quốc Trần Quang Thành bày tỏ mong muốn đến Mỹ thay vì ở lại Trung Quốc với lý do an ninh của ông sẽ không được bảo đảm theo một thỏa thuận mà hai nước vừa đạt được.

Trước đó, thỏa thuận này đã thuyết phục được ông Trần rời khỏi Tòa đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Ông đã rời khỏi Sứ quán Mỹ hôm thứ Tư ngày 2/5 nơi ông đã trú ẩn trong sáu ngày qua sau khi trốn thoát khỏi tình trạng quản thúc tại gia.

Ông đã có vẻ hài lòng với giải pháp ngoại giao mà theo đó ông và gia đình có thể ở lại Trung Quốc trong các điều kiện tốt hơn.

‘An ninh không đảm bảo’

Nhưng sau đó, hôm thứ Năm ngày 3/5 từ bệnh viện Triều Dương ở Bắc Kinh ông Trần đã nói với hãng tin Reuters qua điện thoại rằng ông đã đổi ý sau khi nói chuyện với vợ.

Chính vợ ông đã kể cho ông nghe những mối đe dọa mà gia đình đã gặp phải trong những ngày vừa qua.

“Có nhiều nguyên do và tôi cũng cân nhắc rất nhiều, nhưng nguyên do chính ở đây không đảm bảo được quyền và an ninh của tôi,” ông Trần tiết lộ.

Luật sư khiếm thị này đã thuật lại lời kể của vợ ông, bà Viên Vi Tĩnh, rằng gia đình ông đã bị các quan chức Trung Quốc bao vây. Những người này đã đe dọa gia đình và tràn vào nhà ông.

"Có nhiều nguyên do và tôi cũng cân nhắc rất nhiều, nhưng nguyên do chính ở đây không đảm bảo được quyền và an ninh của tôi."

Luật sư Trần Quang Thành

Ông Trần sống tại một ngôi làng ở tỉnh Sơn Đông cùng vợ và hai con.

“Khi tôi ở trong Sứ quán Mỹ, tôi không ở cùng với gia đình nên tôi không biết một số việc,” ông nói, “Nhưng sau khi tôi gặp được người thân, tôi đã đổi ý.”

Quyết định của ông Trần đã làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ Mỹ – Trung vào một thời điểm nhạy cảm trong quan hệ giữa hai nước.

Tổng thống Mỹ Barack Obama rất không muốn có bất cứ lời chỉ trích nào về cách ông xử lý vụ ông Trần trong quá trình vận động cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 trong khi Trung Quốc đang cố gắng để quá trình chuyển giao lãnh đạo diễn ra suôn sẻ vào cuối năm.

Mặc dù ông Trần đổi ý về về việc ở lại Trung Quốc, hiện vẫn chưa rõ liệu ông có thể đến Hoa Kỳ được hay không.

Ông Trần được các quan chức ngoại giao Mỹ hộ tống

Hiện giờ bên cạnh ông Trần không còn quan chức Mỹ nào

Ông đã rời khỏi Sứ quán Mỹ và không còn được giới chức nước này bảo vệ, số phận của ông bây giờ nằm trong tay của chính quyền Trung Quốc.

Các quan chức Mỹ dường như không còn ở bên cạnh ông Trần hôm thứ Năm 3/5 và ông này nói rằng ông không còn có cơ hội để giải thích việc thay đổi ý định với phía Mỹ.

Thỉnh cầu Obama

“Tôi hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ giúp tôi rời khỏi đây ngay lập tức. Tôi muốn đến Hoa Kỳ để trị bệnh,” ông nói.

Washington đã hy vọng thỏa thuận mà họ thương thảo với phía Trung Quốc hôm thứ Tư ngày 2/5 sẽ giúp tháo ngòi cho cuộc khủng hoảng này khi cả ngoại trưởng và bộ trưởng tài chính của họ đều có mặt ở Trung Quốc để tham dự đối thoại.

"Tôi muốn nói với Tổng thống Obama, xin hãy làm mọi thứ để đưa ra gia đình chúng tôi ra khỏi Trung Quốc."

Luật sư Trần Quang Thành

Các quan chức Mỹ tiết lộ theo thỏa thuận này thì ông Trần và gia đình sẽ được đưa đến một nơi khác trên lãnh thổ Trung Quốc để đảm bảo an toàn và ông sẽ được phép theo đuổi việc học.

Tuy nhiên phía Trung Quốc đã có thái độ cứng rắn. Bộ Ngoại giao nước này đã chỉ trích điều họ gọi là sự can thiệp của Hoa Kỳ và yêu cầu phải có lời xin lỗi.

Các nhóm nhân quyền nhận xét thỏa thuận này tiềm ẩn nguy cơ rằng phía Trung Quốc có thể không giữ đúng các cam kết của họ.

Trước đó, ông Trần đã có lời thỉnh cầu với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong thông điệp được truyền trên kênh truyền hình CNN.

“Tôi muốn nói với Tổng thống Obama, xin hãy làm mọi thứ để đưa ra gia đình chúng tôi ra khỏi Trung Quốc,” ông nói trên CNN.

Trong các cuộc phỏng vấn với các hãng thông tấn khác, ông nói ông đang lo sợ cho sinh mạng của mình sau khi biết tin vợ ông đã bị trói và đánh đập.

Cơn bão ngoại giao

Ngoại trưởng Mỹ Clinton tại phiên đối thoại ở Bắc Kinh

Bà Clinton đã kêu gọi Trung Quốc bảo vệ nhân quyền nhưng không đề cập trực tiếp đến ông Trần

Trong bối cảnh đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bị đặt vào tâm cơn bão ngoại giao Mỹ-Trung khi bà xuất hiện ở Bắc Kinh để khai mạc phiên đối thoại chiến lược thường niên giữa hai nước.

Cuộc đối thoại này đã bị phủ bóng đen với những diễn biến dồn dập trong vụ ông Trần Quang Thành.

Bà Clinton đã nhân cơ hội này để kêu gọi Trung Quốc bảo vệ nhân quyền nhưng không đề cập cụ thể đến trường hợp ông Trần. Trước đó, Clinton cũng đã nói chuyện với ông này sau khi ông rời Sứ quán Mỹ.

“Hoa Kỳ tin rằng không quốc gia nào có thể chối bỏ một cách hợp pháp những quyền cơ bản mà bất cứ ai cũng có hoặc trừng phạt những người thể hiện những quyền đó,” bà phát biểu trong phiên khai mạc của cuộc Đối thoại kinh tế chiến lược Mỹ-Trung.

“Như Tổng thống Obama đã nói trong tuần này, một nước Trung Quốc biết bảo vệ quyền của mọi người dân sẽ là một đối tác hùng mạnh hơn và thịnh vượng hơn của Hoa Kỳ,” bà nói.

Trần Quang Thành là một luật sư tự học đấu tranh chống lại việc chính quyền cưỡng bức phá thai theo chính sách một con của Trung Quốc hôm 22/4.

Ông đã đào thoát sau 19 tháng bị quản chế tại gia. Trong suốt thời gian này, ông và gia đình đã bị đe dọa và đánh đập.

"Hoa Kỳ tin rằng không quốc gia nào có thể chối bỏ một cách hợp pháp những quyền cơ bản mà bất cứ ai cũng có hoặc trừng phạt những người thể hiện những quyền đó."

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton

Giới chức Mỹ cho biết ông Trần tự nguyện rời khỏi sứ quán của họ ở Bắc Kinh vì ông muốn đoàn tụ với vợ con. Họ cũng nói ông Trần có ý định ở lại Trung Quốc và chưa bao giờ đề nghị được tỵ nạn ở Mỹ.

Tuy nhiên, việc ông Trần giờ đây thay đổi ý định không chỉ khiến tương lai của ông trở nên bất định mà còn đặt đấu hỏi về mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Diễn biến này có thể là một cái giá chính trị khá đắt đối với Tổng thống Obama vốn đã bị ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Mitt Romney chỉ trích vì đã mềm dẻo với Trung Quốc.

Thỏa thuận mà lúc đầu được xem là thành công ngoại giao của chính quyền Obama giờ đây có thể nhanh chóng trở thành trách nhiệm.

Hoa Kỳ Cập nhật Thứ Năm, 03 tháng 5 2012 RSS FeedsRSS

 Thứ Tư, 02 tháng 5 2012

Vụ Trần Quang Thành và quan hệ Hoa Kỳ, Trung Quốc

Các chuyên viên Mỹ góp ý để xem trường hợp của nhân vật bất đồng chính kiến Trần Quang Thành ảnh hưởng đến quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tương lai của Trung Quốc như thế nào.

Scott Stearns | Washington

  •  
  •  
  •  

Nhân vật bất đồng chính kiến Trần Quang Thành

Hình: AP

Nhân vật bất đồng chính kiến Trần Quang Thành

Ông Doug Bandow, thuộc viện nghiên cứu Cato cho biết:

“Các trường hợp giống như ông Trần luôn luôn là một thách thức cho Hoa Kỳ. Hoa Kỳ tượng trưng cho những vấn đề nhân quyền cơ bản nhất. Hoa Kỳ hô hào dân chủ. Khi đối phó một với quốc gia rất quan trọng như Trung Quốc, Hoa Kỳ không thể lảng tránh những vấn đề đó.”

Nhưng ông Bandow nói Hoa Kỳ không thể bắt Trung Quốc phải đối xử với nhân dân họ tốt hơn:

“Nếu Hoa Kỳ xem vấn đề này là trọng tâm các cuộc thảo luận với Trung Quốc thì các vấn đề khác sẽ chẳng bao giờ giải quyết được. Do đó, tôi nghĩ cách khả thi nhất, là các nhà đàm phán của Mỹ nói với phía Trung Quốc rằng thôi thì chúng ta tạm gác vấn đề này lại, khi nào giải quyết các vấn đề khác như Sudan, Bắc Triều Tiên, Iran, kinh tế và những vấn đề khác thì chúng ta sẽ quay lại.”

Nhưng bà Sophie Richardson, Giám đốc của Human Rights Watch nói sẽ là sai lầm khi tách biệt nhân quyền khỏi các vấn đề khác trong quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ:

“Cho dù hai bên bàn về mức an toàn của sản phẩm, cho dù nói về thương mại hoặc các hợp đồng có được giữ đúng hay không, những vấn đề đó về cơ bản cũng có tiền đề là bảo vệ nhân quyền cơ bản.”

Các giới chức Hoa Kỳ đi theo Bộ trưởng Ngoại giao Clinton và Bộ trưởng Tài chính Geithner cho rằng phản ứng của Bắc Kinh đối với vụ ông Trần Quang Thành, nhất là sau khi xảy ra vụ Bạc Hy Lai, cho thấy sự bất mãn giữa trung ương và địa phương ngày càng tăng tại Trung Quốc.

Một giới chức Mỹ nói với các nhà báo tại Bắc Kinh rằng ông Trần “chỉ muốn trung ương giúp đỡ ông giải quyết những quan tâm và khiếu nại, chủ yếu liên quan đến chuyện gia đình ông và gia đình ông bị chính quyền địa phương ngược đãi.”

Còn trung ương “nhấn mạnh thêm rằng họ sẽ điều tra các hành vi bất chấp luật pháp của chính quyền tỉnh Sơn Đông đối với ông Trần và gia đình.”

Bà Richardson của Human Rights Watch nói một số người bị truy bức một cách tàn bạo giống như ông Trần Quang Thành không đòi loại trừ đảng Cộng sản Trung Quốc, họ chỉ mong luật pháp được áp dụng giống như đã ghi trên văn bản:

“Người dân Trung Quốc xem cuộc vượt thoát của ông Trần Quang Thành và cuộc thanh trừng ông Bạc Hy Lai là một cơ hội để tạo thay đổi. Hai vụ này cũng cho người dân thấy cơ chế của Trung Quốc cũng không miễn nhiễm, và lãnh đạo cấp cao phải đáp ứng các đòi hỏi xã hội loại này, cho dù đó là tham nhũng, bất bình đẳng, kế hoạch hóa gia đình. Áp đặt các chính sách từ trên cao xuống, bất chấp hậu quả là gì, bây giờ không còn là một chọn lựa nữa.”

Chuyên viên Bandow của Cato nói lãnh đạo Trung Quốc cực kỳ bồn chồn lo âu về những cuộc nổi dậy ở Trung Đông và Bắc Phi:

“Họ giống như ngồi trên một núi lửa. Ý tôi muốn nói đảng cầm quyền Trung Quốc không có tính cách chính đáng, ngoại trừ sự phồn vinh kinh tế. Chúng ta thấy có những hoàng tử đỏ, những người ăn theo, sống nhờ di sản của đảng Cộng sản. Đây là một đảng Cộng sản hoàn toàn khác trong lúc các vấn đề như tham nhũng làm nhân dân Trung Quốc khó chịu.”

Về ngắn hạn, ông Bandow nói, đảng Cộng sản có thể truy bức những người bất đồng, nhưng về dài hạn, phong trào bất đồng có thể mang lại thay đổi:

“Ít ra cũng có một người như Thủ tướng Ôn Gia Bảo thừa nhận rằng nếu không cho phép người ta bộc lộ những bất mãn, tình hình sẽ càng nguy hiểm hơn.”

Bà Richardson cho rằng chính quyền Trung Quốc không đại diện cho nhân dân và cũng không quan tâm đến chuyện đối thoại một cách có hệ thống với nhân dân nói chung về những gì mà nhân dân muốn.

Bà tin rằng vụ Trần Quang Thành và Bạc Hy Lai là một cơ hội lớn để Hoa Kỳ và các nước khác quan tâm đến nhân quyền không những chỉ nói hoan nghênh sự tăng trưởng của Trung Quốc mà còn hoan nghênh sự trỗi dậy của nhân dân, người dân muốn chính phủ phải chịu trách nhiệm về các hành động của mình.

Bà tin rằng đây là một cơ hội lịch sử để những nước như Hoa Kỳ nghĩ đến chuyện nới rộng quan hệ với nhân dân Trung Quốc, thay vì với một chính quyền mà mọi người đều biết là không đại diện cho tâm tư, tình cảm của đa số.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link