"...thế mà tại hải ngoại giờ đầy rẫy từng nhúm người mang danh trí thức, nhà văn chưa can đảm,
không can đảm dấn thân đối đầu với kẻ thù đã đành lại ngớ ngẩn xin xỏ, thoả hiệp, xu nịnh, bắt tay, mời mọc,
đón rước kẻ thù mà quên rằng: Chúng ta còn tồn tại hôm nay, đang sống bằng máu của những người đã chết!...”
Đừng làm những điều bất xứng ấy nữa!!! TV
" Mỗi năm cứ đến ngày oan trái
Ta thắp hương lòng để nhớ thương."
Thanh Nam
CÒN LẠI CHÚT NÀY
Tháng Tư năm ngoái, cô Lê thị Công Nhân nói “ Tôi chỉ làm được bổn phận của tôi, tôi không thể làm được cái phần của 90 mươi triệu người Việt Nam…” Lời của cô ngoài một lời than nhưng trên hết là một sự thống trách, khiến tôi xốn xang, có chút mắc cỡ, và thầm xét để tự so sánh: Sao người ta là phụ nữ, lại là một người trẻ tuổi đầy tài năng, mặc dù đang sống trong nanh hùm nọc rắn* mà can đảm đương đầu với đám độc tài man rợ một cách bất khuất lẫm liệt. Còn tôi, một người tỵ nạn Cộng Sản - một người đang sống trong một thế giới Tự Do nhưng tư cách lại khiếp nhược cầu an?
Năm nay, ngay tháng Tư, cậu em trai bà con cô cậu của tôi vừa qua đời. Ở tuổi này, chúng tôi, sống, chết, đi trước đi sau không phải là điều đáng nói…Điều đáng nói về cậu em tôi ở chỗ…Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, với suy nghĩ : Thấy lẽ phải mà không nói, thấy điều phải mà không làm, thấy điều trái mà không chống thì cái dũng ở đâu? Để hành xử đúng với một kẻ sĩ, cậu em tôi đã hăm hở tham gia sư đoàn Phục Quốc - Một hành động, ngay thời điểm đó không khác gì tìm đến cái chết trong khi cậu ấy có thể có những lựa chọn khác.. như an nhiên sống với chức vị Phó Hiệu Trưởng một trường Tiểu Học danh tiếng tại Mỹ Tho như từ bấy lâu nay!
Mặc dù sự dấn thân chưa đi tới đâu bị thất bại. Tổ chức bị tan vỡ. Tất cả những người tham gia lớp bị bắt, lớp bị giết. Dĩ nhiên cậu em tôi cùng chung số phận bị giam cầm như một số đồng đội của mình. Hình ảnh những dũng sĩ Phục Quốc thầm lặng ngã xuống bi tráng như khoảnh khắc Hector ngã xuống dưới ngọn lao của Achilles nơi chân thành Troy ngày xưa. Tuy nhiên, cuộc đời họ bất hạnh không phải là những đòn thù do vc tra tấn mà bất hạnh chính là những cách trù dập khủng khiếp dai dẳng đổ ập xuống gia đình khi các con của cậu ấy còn quá nhỏ và người vợ thật ốm yếu.
Mặc cho số phận bị trù giập, mặc cho có lúc gia đình không đủ cơm ăn, kể cả thằng con trai út thắt cổ tự vẫn vì bị phân biệt đối xử, nhưng cậu ấy nhất định không thoả hiệp dù được mua chuộc hứa hẹn. Không ai ngoài gia đình có thể hình dung nỗi trong căn nhà cũ kỹ, u ám hàng ngày cậu ấy nghĩ gì? Chỉ có người thân mới biết trong ánh mắt sâu thẵm của một thân thể còi cọc là một hy vọng chờ đợi để thấy chế độ Cộng Sản Việt Nam cáo chung đổ sụp hơn là cầu mong hay đòi hỏi một điều gì có lợi cho gia đình hoặc cho riêng mình.
Mấy hôm nay nhìn lại những tấm hình dân chúng hoảng kinh tháo chạy khi giặc Cộng chiếm Miền Nam đang chuyền nhau xem trên Internet bỗng nhiên tôi giận ngang. Có gì đó như phẫn hận như uất ức ngăn nơi ngực. Tư hỏi: Những người Việt Nam nơi hải ngoại không phải từng có một thời cùng khốn nhất? Một thời thất kinh lận đận nhất? Một thời đối diện với cái chết nhất?
Một thời bị tù đày nhục nhã nhất ?” Và, sau 37 năm, nhìn qua quê hương cũ, thật tâm chúng ta thấy gì? Có phải tới giờ phút này dân chúng vẫn còn triền miên thống khổ bởi sự rún ép bất công của bọn độc tài? Đạo đức học đường trong xã hội đó suy đồi đến tận cùng? Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam vẫn còn hả hê cướp giựt ? Bọn chúng vẫn tiếp tục ngông cuồng trên bạo lực? Bọn chúng vẫn ngạo mạn trên sự giàu sang phú quý ngất ngưỡng do tham nhũng công khai?
Câu hỏi chính là câu trả lời xoáy vào tim vào óc, thế mà tại hải ngoại giờ đầy rẫy từng nhúm người mang danh trí thức, nhà văn chưa can đảm, không can đảm dấn thân đối đầu với kẻ thù đã đành lại ngớ ngẩn xin xỏ, thoả hiệp, xu nịnh, bắt tay, mời mọc, đón rước kẻ thù mà quên rằng: “ Chúng ta còn tồn tại hôm nay, đang sống bằng máu của những người đã chết!...”* Cũng như tại sao giờ này còn có những kẻ, loại “ Dấn thân trình diễn” nhơn nhởn khắp nơi trên diển đàn kèn cựa nhau, sĩ nhục nhau, đâm chém nhau bằng ngòi bút, thanh toán nhau vô lối, làm mất thì giờ…Không đem lại những lợi ích thiết thực cho đồng bào, cho những người đang tranh đấu đối đầu, trái lại còn gây hoang mang thất vọng cho những người chung quanh.
Đừng làm những điều bất xứng ấy nữa: Điều bất xứng ấy là phản bội miền Nam, phản bội chính mình.
Thế hệ chúng ta cuối đời rồi. Ai cũng sắp ra đi. Hãy để lại lòng kính trọng cho gia đình, con cháu cùng hậu thế.
. thụyvi
( Hầm Nắng, ngày, tháng cậu em tôi qua đời – 2012 )
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment