Friday, May 4, 2012

BÙI HẰNG KỂ CHUYỆN SAU KHI RA KHỎI TRẠI PHỤC HỒI NHÂN PHẨM ..

 

BÙI HẰNG KỂ CHUYỆN SAU KHI RA KHỎI TRẠI PHỤC HỒI NHÂN PHẨM



Theo BBC

Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý thân hữu,

Bà Bùi Thị Minh Hằng, người bị chính quyền Hà Nội đưa vào Trại giáo dục Thanh Hà vì tội gây rối trật tự công cộng, bác bỏ tin tức cho rằng bà được thả vì làm đơn xin nhà nước khoan hồng.

Bà đã được chính quyền trả tự do và về đến nhà chiều Chủ nhật ngày 29/4.

Lý do bà được thả, theo báo An ninh Thủ đô một ngày trước đó, là để thực hiện “chính sách khoan hồng của Nhà nước” nhân kỷ niệm ngày 30/4.

Trong phỏng vấn với BBC từ Vũng Tàu ngày thứ Ba 1/5, bà cho hay năm tháng trong trại Thanh Hà là ‘khoảng thời gian hãi hùng’.

Bùi Thị Minh Hằng: Thực tế đó là một khoảng thời gian rất hãi hùng đối với tôi, kể ra thì nó dài vô cùng. Nhưng phải nói một điều rằng tôi xác định tôi không có tội.
Tôi vẫn tin vào pháp luật cần phải có trong một quốc gia, nhưng quả thật thời gian mà họ giam giữ tôi một cách trái phép cho đến lúc họ thả ra thì tôi mới thấy họ không làm theo luật pháp.

Việc họ thả tôi ra hôm vừa rồi thì ngay đến giờ phút cuối cùng họ vẫn đối xử với tôi hết sức nhẫn tâm.

BBC: Vậy bà được thả ra theo đơn xin khoan hồng của nhà nước?

Không đúng. Tôi nhận được Quyết định miễn thời gian chấp hành còn lại. Gần một tháng trước đó, họ vận động tôi viết đơn xin khoan hồng.

Tôi trả lời là tôi không có tội gì mà viết đơn xin khoan hồng cả. Trong những lá đơn tôi gửi chỉ có đơn khiếu nại và tố cáo thôi.

Tôi khiếu nại Quyết định của UBND thành phố Hà Nội và tôi tố cáo những hành xử sai trái pháp luật trong việc bắt cóc tôi từ Sài Gòn đưa ra và những cư xử đến mức độ tôi phải hủy hoại thân thể và phải nhịn ăn vài ngày trong trại.

Sau đó, họ tiếp tục vận động là do cơ thể tôi quá yếu, vì thời gian tôi tuyệt thực chính thức trong đó chiếm gần hết thời gian tôi ở cơ sở nên tôi sút cân nhiều quá.

Tôi cho rằng họ không coi trọng tính mạng của tôi. Mặc dù tôi tuyệt thực rất nhiều lần, nhưng họ không có động tĩnh gì.

Đến khi biết rằng từ bên ngoài, sức đấu tranh của quần chúng rất cao, cộng với không chịu được cách hành xử của họ, ở trong đó tôi đã một lần rạch chân rạch tay, do vậy họ bắt đầu có động thái.

Tuy nhiên, đây không phải là những động thái sửa sai mà là vận động tôi làm đơn xin khoan hồng.

Sau khi tôi không chấp nhận làm đơn xin khoan hồng, họ vận động tôi làm đơn xin đi chữa bệnh.

Rất nhiều đơn khiếu nại, đơn từ tố cáo tôi đã làm trong thời gian ở trong trại nhưng tôi cho rằng có lẽ họ không gửi những đơn từ đó của tôi đi đâu cả.

Vì biết tôi hay làm đơn từ, cho nên khi vào trong trại họ thu giữ hết giấy tờ, sách bút. Và cũng vì vấn đề này mà giữa tôi và cơ sở giam giữ tôi đã xảy ra rất nhiều lần đối đầu.

Tôi cũng làm đơn tố cáo việc quản giáo thu giữ giấy tờ không cho tôi viết vì đây không phải là những việc bị cấm đoán theo quy định.

BBC: Có nhiều bài viết trên báo chí chính thống về bà. Vậy bà có đọc được những bài viết đó không?

Có, tôi có đọc được những bài viết đó.

Trong chỗ chúng tôi ở thì có TV và họ nói là cho đọc báo Pháp luật, nhưng thực tế họ không bao giờ cho chúng tôi đọc một loại báo gì.

Nhưng khi có những sự kiện như thế, cách họ thông tin là các cán bộ, quản giáo cho những trại viên gần gũi với cán bộ mang vào như một cách truyền tải đến tôi.
Họ gần như dàn xếp một lịch trình để cho tôi và trại viên trong trại được xem những sự kiện như thế.

Gia đình

BBC: Nhiều bài báo đã trích dẫn nhận xét của một số ‘người thân’ của bà, vậy xin bà cho biết nhận xét của mình?

Tôi chưa thể một lúc mà nói hết được. Nhưng tôi tin rằng bằng những hành xử không chính danh của chính quyền thì người dân sẽ tự phân tích điều đó.

Tôi rất tin tưởng vào chính nghĩa. Tôi đã viết ra thành những bài thơ rất đau xót trong những ngày tôi ở trong tù thông qua những lá thư gửi cho con tôi.

Từ những khổ đau như thế, tôi biết phải làm gì và làm gì nhiều hơn nữa để xã hội không còn những cảnh như gia đình tôi, không còn những nỗi đau như của con trai tôi trong những ngày tháng phải bỏ học đi nuôi tôi.

Tôi đã dặn con tôi là “một kẻ làm chó thì ta phải chịu khó để làm người”.

Cho phép tôi không nói sâu hơn về những gì thuộc về cá nhân tôi vì những điều đó tôi đã chịu đựng trong rất nhiều năm qua. Đó là điều mà tôi phải rời xa gia đình để đi tìm cuộc sống ở nơi khác trong cảnh mẹ góa con côi.

Đó là những nỗi đau mà tôi không bao giờ muốn một lần trong đời bởi vì chọn bạn bè thì chúng ta chọn được, người này không tốt ta chọn người khác ta chơi, nhưng không ai chọn được nơi mình sinh ra.

‘Không phải chính trị gia’

BBC: Nhưng xin bà cho biết ý kiến riêng của bà trước sự tin cậy đằng sau những bài báo đó?

Tôi chưa nói đến độ tin cậy mà tôi nói đến độ bỉ ổi bởi vì bản thân tôi không phải là một chính trị gia cũng không phải là nhân vật trong giới kinh tế chính trị ở Việt Nam để họ làm điều đó nhắm vào tôi.

Tôi chỉ là một người rất bình thường từ những áp bức bất công trong xã hội. Những nền tảng duy nhất để chúng tôi đấu tranh là quyền của một người dân trong xã hội có luật pháp, có tôn ti trật tự.

Nhưng họ đã dùng những điều đó để trả thù tôi một cách điên cuồng đến mức tôi cho rằng họ lú lẫn. Đến bây giờ tôi nghĩ rằng họ biết là đã bị phản tác dụng. Bởi vì, từ hai hôm nay trở về đây, rất nhiều người dân từ Sài Gòn, Biên Hoà, Bà Rịa và những người xung quanh đây đến với tôi bằng tình cảm.

Có những anh xe ôm chỉ có mấy trái dừa, những lẵng hoa. Tôi tin là người dân bây giờ đã rất trưởng thành và vững vàng.

‘Sẽ làm sáng tỏ’

BBC: Có nguồn tin cho biết bà có ý định tự vẫn?

Tôi từng có quyết định tự vẫn vì những bức xúc trước hành xử sai trái của chính quyền.
Nhưng trong những cuộc biểu tình tôi đi với bạn bè và chứng kiến cảnh họ đàn áp, bản thân tôi xuất phát là một dân oan, tôi từng nói rằng tôi sẽ tự thiêu nếu nhà nước này đối xử với dân như thế.

Cho đến giờ phút này, tôi đang dồn tâm huyết để viết lá thư cho chủ tịch nước và tổng bí thư rằng người dân trong chế độ hiện nay bị quá nhiều áp bức và chịu quá nhiều bất công đến mức không thể chịu đựng nổi.

Và nếu nhà nước không có được những động thái gần dân, vì dân, hoặc khắc phục những điều này thì tôi sẽ hiến tấm thân của tôi cho dân oan nhưng duy nhất tôi chỉ giữ ý định chọn cái chết là tự thiêu. Ngoài ra, nếu như có bất cứ sự kiện gì khác xảy đến với tôi thì đấy là sự tấn công từ bên ngoài.

BBC: Xin bà cho biết ý định của bà trong thời gian tới?

Tôi sẽ dành thời gian nghỉ ngơi trong vòng 10-15 ngày để lấy lại sức khoẻ vì bản thân tôi đã sút trên 15 kg từ lúc vào trại đến lúc về, cộng với rất nhiều vấn đề xảy đến gia đình và con cái tôi.

Hiện nay, tôi vẫn còn một cháu phải bỏ học giữa chừng để đi nuôi mẹ bị bắt. Trước mắt tôi khắc phục những việc của cá nhân tôi.

Sau khi ổn định, việc đầu tiên là tôi sẽ cương quyết làm sáng tỏ về sự bắt giữ oan sai và những hành xử đối với tôi trong thời gian bị chính quyền giam giữ.

Nguồn: BBC 

KHOAN HỒNG KIỂU KHỐN NẠN

T-Rang (Danlambao)

Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý niên trưởng,
“Nữ tướng” Bùi Thị Minh Hằng được trả tự do là tin vui cho tất cả mọi người. Nhưng đối với Bùi Hằng thì chuyến trở về không mấy vui vẻ, mang nhiều phần cay đắng. Quá trình áp tải từ trại Thanh Hà (Vĩnh Phúc) về đến Vũng Tàu, Bùi Hằng gần như bị xích trên xe. Giống như trói một con gà, đám công an áp tải bẻ quặp hai tay chị ra sau trói chặt lại, hai chân bị còng cứng, rồi ném lên sàn xe. Cứ như thế, chuyến xe tù qua khỏi miền Bắc, chị vẫn nằm bẹp dí trên sàn, thân xác bị trói chặt lăn qua lăn lại trên những quãng đường nhấp nhô.

 

Dưới một mỹ từ rất đẹp là “khoan hồng”, đòn trả thù này là một “ân huệ” thường thấy của Đảng dành cho những người biểu tình yêu nước. Thế nên mới nói, trong vụ việc của Bùi Hằng, từ cách bắt người cho đến cách thả người đều thể hiện rõ sự khốn nạn.

Chiếc xe ô tô biển số xanh 80A (của Bộ CA) dùng để xích Bùi Hằng

lúc áp tải chị từ trại giam Thanh Hà (Vĩnh Phúc) về đến Vũng Tàu

 

Trước đó độ nửa tháng, một màn đấu tố sặc mùi phản động như thời cải cách ruộng đất diễn ra, cán bộ trại Thanh Hà mững rỡ phát tin ầm ĩ khắp trại. Rồi mấy ngày sau, an ninh, cán bộ, đủ các thành phần ô hợp khác kéo đến thuyết phục Bùi Hằng viết đơn nhận tội, khoan hồng… Thuyết phục, năn nỉ chán thì chuyển qua đe dọa, đe dọa không được lại bày mưu lừa Bùi Hằng viết “đơn xin chữa bệnh”. Dĩ nhiên thì tất cả đều thất bại, và đó cũng là nguyên nhân khiến chị bị trả thù bằng cách bị trói như con vật suốt chuyến đi.

 

Tổ chức Quan sát Nhân Quyền đã nhiều lần lên án về các trại lao động cưỡng bức tại Việt Nam, còn ông Lương Thanh Nghi vẫn to mồm tuyên bố các trại cải tạo là nhân đạo. Thì đây, hình ảnh một Bùi Hằng sau 6 tháng trong trại cải tạo là minh chứng rõ rệt nhất cho sự “nhân đạo” của Đảng

 

Không thể nhận ra đây là Bùi Hằng

Về đến gia đình tại Vũng Tàu trong một thân xác tiều tụy, ít ai có thể tin được đây chính là Bùi Hằng của ngày nào. Khuôn mặt gầy gò, tóc lơ phơ những sợi bạc, răng gãy, cân nặng giảm gần 15 ký so với lúc chưa bị bắt, trên người thì đầy những vết thương… Sự nhân đạo của Đảng nên hiểu là để người dân phải sống không bằng chết.

 

Vết rách còn rỉ máu trên tay Bùi Hằng là hậu quả của những cuộc đàn áp có hệ thống ở Thanh Hà. Đỉnh điểm là ngày 4/4, con trai chị Hằng là Bùi Nhân lên thăm nuôi và đưa đơn khiếu kiện cho mẹ ký. Cán bộ trại giam lập tức ngăn cản không cho chị ký đơn, ngang nhiên tước đoạt những quyền căn bản của con người. Quá uất ức, chị đã dùng một chiếc dao lam tự rạch một vết thương thật sâu trên tay để phản đối.

 

Hình ảnh này khiến chúng ta nhớ đến trường hợp bà Thụy An trong vụ án Nhân văn Giai Phẩm – người đã tự chọc mù một mắt để phản đối chế độ cộng sản.

 

Hơn nửa tháng trời, vết thương trên tay, trên người chị đến hôm nay vẫn còn chảy máu. Ơn Đảng, ơn Chính phủ đã khoan hồng cho Bùi Hằng, để chúng ta thấy được rằng trong nhà tù CS, sự chăm sóc y tế cho phạm nhân đã vượt qua trình độ thượng thừa vào thuở thiến heo huy hoàng của ngài Đỗ Mười. Có thể nói, thành quả y tế vượt bậc như hôm nay cũng nhờ nhờ sự lãnh đạo, dìu dắt của ngài cựu y tá, kiêm thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

 

Những vết thương trên người Bùi Hằng, những cay đắng mà chị đã trải qua cũng chính là nỗi đau chung mà dân tộc này đang gánh phải. 

 

Ống cống ở Việt Nam rất nhỏ và ít, đến xả nước thải còn không đủ thì lấy đâu ra chỗ trốn cho những tên độc tài ?

 

T-Rang

 

 HỘI CA

TÂM THƯ PHONG TRÀO PHỤ NỮ VIỆT NAM HÀNH ĐỘNG CỨU NƯỚC

TA SẼ TRỞ VỀ

AI TRỞ VỀ XỨ VIỆT

VIỆT NAM TÔI ĐÂU

ANH LÀ AI?

GIẶC MIỀN BẮC VÔ ĐÂY

Và cùng toàn dân Việt Nam hát vang bài ca CÙNG ĐỨNG LÊN

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link