Friday, May 4, 2012

Thiên đường xả hội chủ nghỉa của thằng heo nọc

 

Trộm cắp lan tràn ký túc xá đại học Sài Gòn, Hà Nội
Sunday, April 08, 2012 2:08:46 PM 

Nín tiểu cả ngày vì... sợ trộm

HÀ NỘI (NV) - Nạn trộm cắp lan tràn trong trường học nay hoành hành ở các ký túc xá đến nỗi nhiều sinh viên nhịn cả tiểu để “bảo vệ an toàn” cái ví tiền.

Một trong những khổ chủ kể chuyện bị mất cắp. (Hình: Bee.net.vn)

Một trong những ổ trộm nổi tiếng hiện nay là khu ký túc xá của sinh viên trường đại học Công Ðoàn ở Sài Gòn.

Theo Bee.net.vn, sáng ngày 8 tháng 4, Trương Thị Hanh, sinh viên năm thứ hai trường đại học Công Ðoàn mếu máo cho biết đi ra ngoài vài phút trở vào thì xấp tiền 3 triệu đồng, tương đương 150 đô gồm 6 tờ giấy 500,000 đồng đã “biến” hết một tờ.

Hanh cho biết, trước đó một nữ sinh viên khác cùng phòng bị mất 700,000 đồng để trong túi xách treo ở đầu giường trong giờ ngủ trưa.

Hanh nói: “Chuyện mất cắp xảy ra như cơm bữa. Người mất 50,000, kẻ bị ‘rút’ 100,000 lai rai mỗi ngày. Thật khủng khiếp khi phải sống trong nỗi bất an, phập phồng.”

Các nữ sinh viên này đều khẳng định thủ phạm chính là người ngụ cùng phòng ở ký túc xá. Tuy nhiên, không ai nỡ làm lớn chuyện vì ngại làm hỗ mặt nhau. Hanh còn kể, có hôm phải nín tiểu nếu chẳng may trong phòng chỉ có hai người. Phải chờ thêm một người nữa để họ “canh chừng” nhau thì Hanh mới dám đi vào phòng vệ sinh, dù chỉ trong vài phút ngắn ngủi.

Cũng theo Bee.net, việc trộm cắp ở ký túc xá xảy ra ngày càng táo tợn. Kẻ gian không ai khác hơn là sinh viên cùng trọ trong ký túc xá thường lẻn sang phòng bạn, thấy bạn “trưng bày” của cải lung tung thì lập tức “cầm nhầm”.

Hầu như không ký túc xá trường đại học và cao đẳng nào không xảy ra nạn trộm cắp.

Ký túc xá Mễ Trì thuộc trường Ðại Học Quốc Gia Hà Nội cũng đầy trộm vặt từ lâu kéo dài cho đến nay. Người thức móc túi người ngủ để lấy tiền mặt, điện thoại, laptop... là chuyện xảy ra nhan nhản vào ban đêm kể cả giữa trưa.

Sinh viên Trần Mạnh Dũng thuộc khóa 55 công nghệ sinh học trường Ðại Học Khoa Học Tự Nhiên của trường Ðại Học Quốc Gia Hà Nội cho biết: “Mỗi phòng ký túc xá của chúng tôi có khoảng 8 đến 10 sinh viên. Vì người ra kẻ vào nườm nượp nên cứ sơ hở thì bị mất trộm. Có khi sang phòng bên cạnh tán dóc với nhau quên khóa cửa phòng. Khi trở lại thì y như là... bị mất đồ mất đạc.”

Tại ký túc xá Mễ Trì, mỗi tháng có ít nhất 10 vụ trộm được ghi nhận. Có sinh viên bị mất trộm đến ba lần trong một tháng, từ tiền mặt, điện thoại cho đến laptop. Sinh viên Lê Văn Hiếu, năm thứ ba trường Ðại Học Giao Thông-Vận Tải Hà Nội kể: “Ði ăn cơm bỏ điện thoại di động lại phòng, thế là mất toi.”

Nạn trộm cắp thường xuyên cho tới nỗi nhiều sinh viên phải thốt lên: “Vào nhà vệ sinh ra là mất tiêu gói mì tôm; ngủ trưa dậy thì laptop mọc cánh bay đi mất; ngủ dậy sau một đêm thì tất cả ‘quần bò’ bị ‘khoắng sạch’. Trời ơi, bọn trộm đông như... quân Nguyên xâm lược.”

Nữ Sinh Bạo Lực

(04/10/2012) (Xem: 13)

Bạn thân
Nữ sinh áo trắng bước đi e ấp là hình ảnh tuyệt vời nơi các sân trường trung học, là nguồn thơ mộng cho văn học nghệ thuật. Nhưng các bản tin trong tuần này đã cho thấy những hình ảnh khác bên lề: bạo lực đáng sợ giữa các em.

Hai bản tin ghi nhận: tại Thái Bình, nữ sinh lấy ghế phang nhau; và tại Hà Nội, nữ sinh vác điếu cày đánh nhau.

Tại sao lấy ghế phang, và tại sao vác điếu cày đánh nhau? Nghe y hệt nhu phim võ hiệp, khi các cao thủ ngồi trong quán rượu và biểu diễn công phu, kình lực.

Thông tấn VietnamNet có bản tin, trích:

“Thái Bình: Nữ sinh dùng ghế “phang” nhau trong lớp học.

Vì mâu thuẫn cá nhân, một nữ sinh trường THPT Đông Thụy Anh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã dùng ghế vụt liên tiếp vào đầu một bạn học trong sự thờ ơ của các học sinh khác.

Clip trên được đăng tải lên trang youtobe bởi thành viên VietNamTodayNews2 vào ngày 9/4/2012. Bối cảnh của vụ việc là một lớp học với các học sinh còn mặc đồng phục trên người. Vào thời điểm trên, nữ sinh Nguyễn Thị Thúy, lớp 10A9, trường THPT Đông Thụy Anh, đã dùng ghế nhựa màu xanh vụt liên tiếp vào đầu nữ sinh Hoàng Thị Toan, bạn học cùng lớp, khi Toan đang ngồi trên bàn học.

Thúy liên tục dùng ghế đánh vào đầu, mặt của Toan. Thậm chí nữ sinh này còn đứng hẳn lên bàn để đánh Toan. Chứng kiến vụ việc trên rất nhiều học sinh chỉ thản nhiên đứng nhìn, có nữ sinh quá hoảng sợ phải dùng tay che mặt nhưng không một ai dám đứng ra can ngăn vụ việc....” (hết trích)
Bản tin còn kể chi tiết về cô Thúy tới gần, dùng tay tát, kéo tóc, đạp... trong khi các bạn khác lấy điện thoại quay clip.

Bản tin báo Phunutoday kể về chuyện ngay ở thủ đô:

“Nữ sinh Hà Nội vác điếu cày đánh nhau.

Chiều 8/4, trên đoạn đường đầu cầu Phùng (Sơn Tây, Hà Nội) đã xảy ra vụ ẩu đả của một nhóm nữ sinh.

Nhóm nữ sinh này còn rất trẻ, được xác định là học khoảng lớp 10-11 tại trường THPT trên địa bàn.

Thấy nhóm nữ sinh này dùng điếu cày, gậy cùng xông vào nhau, túm tóc, đánh túi bụi nhiều người đi đường hiếu kỳ dừng lại xem, nhưng không một ai can thiệp ngăn cản...” (hết trích)

Tại sao như thế? Chúng ta không thấy chuyện ban giám hiệu can thiệp, kể cả chuyện nữ sinh đánh nhau trong lớp. Có kỷ luật, có cấm lớp vài ngày, hay có trục xuất khoỏ trường, hay có truy tố ra tòa án thiếu niên hay không?

Và phụ huynh của nữ sinh bị đánh có thưa kiện ban giám hiệu vì không bảo đảm an toàn cho học trò hay không? Rồi có Hiệu Trưởng lên truyền hình xin lỗi vì để cho nữ sinh đan1h nahu hay không?

Nhiều câu hỏi quá, mà không thấy câu trả lời ở đâu.

50% SV Ra Trường Chưa Việc, Hãng Sụp, Ngân Hàng Vẫn Lời

(04/09/2012)

HANOI - Kinh tế VN đang gặp nguy, trong khi chỉ còn tư bản ngân hàng là hốt bạc...

Thông tấn chuyên về kinh doanh VEF với bài “Bão thất nghiệp sắp đổ bộ?” của kinh tế gia Cảnh Thái đưa ra những con số đáng lo, trong đó cho thấy khoảng 1/2 sinh viên ra trường không tìm việc được, và VN mất trung bình 75 triệu đô/tháng vì 79.000 doanh nghiệp phá sản dẫn tới nửa triệu công nhân bị sa thải vừa qua, và hại dây chuyền là cả tỷ đô.

Trong khi đó, báo Tầm Nhìn qua bài viết “Ai đã gây ra nguy cơ thiểu phát?” của tác giả Viết Lê Quân cho biết thế lực của tư bản ngân hàng tại VN đang hưởng lợi và kềm chế sức tăng trưởng của doanh nghiệp Việt.

Báo VEF cho biết:

“...Thông tin về con số thống kê với 79 ngàn doanh nghiệp giải thể và phá sản, và có thể tiếp tục có thêm rất nhiều doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc giải thể trong năm nay, trong đó có cả các doanh nghiệp lớn bên cạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) làm tăng nguy cơ thất nghiệp cho người lao động trên diện rộng với phạm vi cả nước.

Chỉ ước tính riêng con số mỗi doanh nghiệp có thể có ít nhất 5-10 lao động thì con số người lao động mất việc đã có thể là hơn nửa triệu người!

Nếu tạm tính thu nhập bình quân tại các doanh nghiệp này là 3 triệu đồng/người/tháng thì con số thu nhập mất đi của nửa triệu lao động sẽ là 1.500 tỷ đồng/tháng; tức khoảng 75 triệu USD thu nhập hàng tháng của nửa triệu người lao động đã và đang bị mất đi.

Những người này vẫn phải ăn uống, tiêu dùng khoảng chừng đó tiền cho các chi tiêu tối thiểu hàng tháng, mặc dù đang thất nghiệp, thì số tiền chi phí cơ hội mất đi hay số lượng của cải vật chất không được làm ra thêm mà phải tiêu tán đi, sẽ còn tăng thêm nữa. Nói cách khác, thiệt hại có thể lên tới hàng trăm triệu USD mỗi tháng và đạt con số tỷ USD một năm...

...Nghe đâu hiện nay, có con số thống kê mới thì có hơn 50% sinh viên tốt nghiệp chưa tìm được việc làm so với con số 73% sinh viên ra trường kiếm được việc làm ngay vào cuối năm 2011.”

Trong khi đó, bài viết nhan đề “Ai đã gây ra nguy cơ thiểu phát?” của nhà bình luận Viết Lê Quân trên Tầm Nhìn cho thấynhà nước sẵn sàng cứu ngân hàng nhưng đang bỏ mặc doanh nghiệp:

“... Vào thời điểm tháng 11/2011, khi lần đầu tiên người đứng đầu ngành ngân hàng tuyên bố trước Quốc hội là sẽ không một ngân hàng nào phải phá sản, con số doanh nghiệp phải giải thể hoặc lâm vào tình cảnh tương tự đã lên đến 50.000...

...từ tháng 9/2011 đến nay lại đã trôi qua hơn nửa năm mà không có bất kỳ một dấu hiệu cải thiện nào của nền kinh tế, nếu không nói là tình hình còn tệ hơn khá nhiều. Suốt 7 tháng qua, trong ít nhất sáu lần người đứng đầu Chính phủ đích thân yêu cầu “giảm ngay lãi suất” thì đã có đến năm lần yêu cầu này bị người đứng đầu NHNN cố tình trì hoãn.

Cũng trong 7 tháng qua, bất chấp tình trạng chết dở sống dở của doanh nghiệp ở một đầu cân, đầu cân bên kia vẫn nhịp nhàng tung hứng hoạt động của các nhóm lợi ích vàng và ngân hàng...”

Vì sao cứu ngân hàng mà không cứu doanh nghiệp? Vì sao ghìm lãi suất ở mức cao để ngân hàng hưởng lợi, trong khi buộc doanh nghiệp sập tiệm? Vì sao 5 lần Thủ Tướng đòi giảm lãi suất mà các tư bản ngân hàng chưa chịu?

Tận cùng bằng số của tham

Nhu cầu phòng thân của người dân bị tước đoạt
8:04:44 PM 

Nhà nước Việt Nam độc quyền vàng

Phan Chánh/Người Việt

SÀI GÒN - Sau cơn bão bất thường giữa mùa Hè, sự việc làm choáng váng dư luận Việt Nam là chuyện Ngân Hàng Nhà Nước chế độ cộng sản tuyên bố độc quyền sản xuất và kinh doanh vàng miếng.

Vàng miếng trên thị trường Việt Nam kể từ tháng 5, 2012 sẽ do nhà nước độc quyền sản xuất và kinh doanh. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Gettty Images)

Khác với chuyện thường xuyên dự báo bão trật lất, chuyện đại sự vàng miếng đã được các quan lớn ngân hàng dọn đường dư luận từ trước và không thay đổi chính sách.

Ở một quán cà phê thuộc quận 1, Sài Gòn. Nhà báo TC nói: “Ở đất nước này, chế độ cầm quyền không còn lắng nghe ý dân nữa. Họ khinh dân. Họ chỉ nghe đảng của họ và các băng nhóm lợi ích bu quanh đảng cộng sản.”

Bà V., một nhà báo kinh tế khác góp chuyện rằng, “Ðây là lần đầu tiên trong suốt lịch sử Việt Nam, một chế độ cầm quyền độc quyền vàng miếng.”

Bây giờ chuyện khai thác khoáng sản vàng có giấy phép hoặc cấp giấy phép bằng miệng để nhận tiền lót tay đã không còn là món béo bở với các tầng lớp cán bộ tham nhũng.

Cái mỏ vàng được đánh giá có trữ lượng hàng ngàn tấn đang nằm trong tủ để phòng thân của hàng triệu người Việt mới là cái họ quyết chiếm đoạt và trục lợi cho bằng được.

Nhiều người nhớ lại rằng từ sau biến cố 1975 đến nay, chế độ này đã tìm cách thâu tóm nhiều lần cái mỏ vàng của lương dân. Ðánh tư sản 3 đợt. Những câu chuyện dân giấu vàng trong hũ chôn cạnh cầu tiêu cũng bị moi lên, sơn đen vàng làm khung thờ tổ tiên cũng bị tước đoạt... Ðau đớn nhất là hốt vàng của những lương dân mong cầu tự do quyết tìm đường vượt biển.

Ngày 5 tháng 4, Thống Ðốc Ngân Hàng Nguyễn Văn Bình nói trên tivi với phóng viên kinh tế của kênh truyền hình chính thống rằng: “Nhà nước chỉ độc quyền vàng miếng, như độc quyền phát hành tiền. Hiện nay, thị trường vàng miếng Việt Nam hơn 90% là vàng miếng nhãn hiệu SJC. Thế nên việc ngân hàng độc quyền vàng miếng nhãn hiệu SJC, những nhãn vàng khác không có thị phần đáng kể.”

Tuyên bố này của ông thống đốc lập tức gây ra cảnh hỗn loạn ở thị trường vàng Hà Nội. Người ta đổ xô đi bán rẻ vàng miếng có nhãn hiệu quen thuộc để mua mắc vàng miếng của SJC. Như vậy chỉ riêng ở Hà Nội những lương dân lâm cảnh bán rẻ mua mắc đã mất trắng số tiền khổng lồ từ mồ hôi nước mắt. Không giống như ở Hà Nội, lương dân có vàng miếng ở các tỉnh phía Nam và Sài Gòn bình tĩnh hơn. Họ chửi rủa chuyện độc quyền vàng nhưng ít cầm vàng miếng có nhãn hiệu quen thuộc đi bán rẻ.

Hỏi một ông chủ cho thuê nhà trọ ở quận Tân Bình. Ông nói: “Lo chi cho mệt, vài bữa là thị trường vàng chợ đen mọc lên như nấm. Cấm, tịch thu hả! Ðừng có mà mơ. Có việc cần, thà bán rẻ cho chợ đen còn hơn là làm giàu cho mấy thằng đó.”

So với thị trường chợ đen các loại thì Sài Gòn không tinh vi bằng Hà Nội, nhưng riêng cái chuyện chữ tín của thị trường chợ đen thì Hà Nội không thể sánh bằng Sài Gòn. Một bà bán quán nhậu nói: “Ông có vàng bán tôi kêu giùm cho. Tới tận nhà mua luôn nghe, bảo mật, uy tín, không ép giá.”

Với từng gia đình, việc chuẩn bị mọi phương cách để tự vệ trước bàn tay tham lam muốn khai thác vàng phòng thân đã bắt đầu. Nhiều người tin rằng bóng ma quản lý kinh tế thời bao cấp đã quay trở lại. Nhiều người còn nhìn thấu đáo hơn khi lướt qua một số chuyện cho thấy sự cùng quẫn của chính quyền tham nhũng hiện nay. Những bộ trưởng cộm cán của chính quyền Hà Nội đã bắt đầu “tham lam sinh đạo tặc.” Bộ trưởng Giao Thông thì thèm thuồng nguồn thu phí từ hàng chục triệu xe gắn máy. Bộ trưởng Y Tế thì ngớ ngẩn đòi tăng giá viện phí để giảm tải bệnh viện. Cục Thuế thì tha hồ hốt tiền lót tay khi gia hạn thuế cho các tổng công ty nhà nước và các đại gia máu mặt...

Trở lại chuyện thống đốc ngân hàng đang hăm hở độc quyền nguồn vàng phòng thân của hàng triệu gia đình. Một chuyên gia kinh tế muốn giấu tên nói, đây là một chính sách động chạm trực tiếp đến tầng lớp trung lưu Việt Nam. Nếu giới trung lưu trước đây an phận làm ăn, hưởng thụ thì chính sách độc quyền vàng sẽ làm họ hiểu là ngay cả của để dành cũng không an toàn. Ðe dọa đến nguồn vàng tư hữu phòng thân là đánh thức sự chống trả của tầng lớp công dân đông đảo.

Những ngày tới, chuyện gì sẽ xảy ra khi nhà nước tuyên bố độc quyền kinh doang vàng miếng. Người dân, nhất là giới trung lưu Việt Nam sau những thoáng mất bình tĩnh thì xuất hiện một bầu không khí im lắng bất thường và chính sự im lắng này là giai đoạn họ chuẩn bị sẵn sàng gây bão lớn.

Tràn Lan Sách Ôn Thi Dỏm, Mạo Danh NXB Giáo Dục

(04/08/2012)

SAIGON (VB) -- Sách dỏm nhưng tiền thật... Điều này làm đau đầu, kể cả đau túi tiền cho phụ huynh và sinh viên.

Phải có đến hàng trăm đầu sách ôn thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ và sách thông tin tuyển sinh đang được tung ra thị trường, thậm chí còn được tiếp thị đến từng trường học, khiến giới phụ huynh và học sinh trong nước rất lúng túng.

Về các sách ôn thi THPT thì thực chất là mạo danh hoặc có kiểu giới thiệu mập mờ để học sinh lầm tưởng mà mua, vì năm nay Bộ GD-ĐT không chủ trương biên soạn tài liệu hướng dẫn ôn thi như các năm trước.

Điển hình là về bộ "Hướng dẫn tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT" của nhà xuất bản (NXB) Giáo Dục, mặc dù ông Ngô Trần Ái, giám đốc NXB này, khẳng định với báo TT là không phải được biên soạn theo chủ trương của Bộ GD-ĐT, nhưng lãnh đạo nhiều sở GD-ĐT các nơi cho biết đã nhận được công văn của các công ty con trực thuộc NXB Giáo Dục thông báo là Bộ GD-ĐT chỉ đạo NXB Giáo Dục biên soạn bộ sách này để hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT, có cả chuyên viên của Bộ GD-ĐT tham gia biên soạn.

Như công văn của một công ty con là Công ty Sách tỉnh Nghệ An ghi rõ: "NXB Giáo Dục được Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ tiếp tục phối hợp với các vụ chức năng, Cục Khảo thí & kiểm định chất lượng giáo dục, các tác giả sách giáo khoa biên soạn tài liệu phục vụ giáo viên, học sinh ôn tập". Tương tự ở nhiều địa phương khác, từ khoảng ngày 15 đến 30-2 cũng nhận được công văn như trên của một số công ty con của NXB Giáo Dục thông báo "đặt mua sách theo chủ trương của Bộ GD-ĐT".

Giải thích về việc "có công văn gửi các sở GD-ĐT", ông Ngô Trần Ái cho biết: "Công văn gửi từ trước, sau khi Bộ GD-ĐT thông báo không chủ trương biên soạn tài liệu, NXB Giáo Dục đã đề nghị rút công văn về". Việc "rút công văn về" chưa rõ thực hư thế nào, nhưng hiện các sở GD-ĐT, các nhà trường vẫn đang chỉ đạo học sinh mua sách theo đúng nội dung công văn.

 

Sách tham khảo (còn gọi là sách đọc thêm, ăn theo sách giáo khoa chính thức) ế ẩm, hạ giá đến 70% trong Hội sách TP Sài Gòn 2012. (Photo VB)

Chị Nguyễn Thị Hà, một phụ huynh ở Hà Nội, nói: "Tôi đã mua 3 cuốn toán, văn, ngoại ngữ nhưng so với bộ tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp phát hành năm trước thì 3 cuốn vừa mua không khác mấy về nội dung. Ví dụ môn văn, gần như y chang cuốn tài liệu ôn thi phát hành năm trước. Nhưng theo thông báo gởi về trường con tôi học thì tài liệu năm nay có điều chỉnh, bổ sung theo hướng giảm tải, hướng dẫn ôn tập của Bộ GD-ĐT".

Nhiều giáo viên THPT ở Hà Nội nhận xét "tài liệu ôn thi" năm nào cũng phát hành theo con đường rót từ sở GD-ĐT xuống nhưng thật sự không cần thiết cho việc ôn tập của học sinh. Giáo viên thì thông báo cho học sinh theo chỉ đạo, còn học sinh mua để yên tâm. Không cần thiềt, không bổ ích…, cũng là thực chất của loại sách tham khảo, sách đọc thêm - đi kèm các bộ sách giáo khoa chính thức - của các lớp, lâu nay vẫn được các nhóm tác giả đua nhau soạn một cách cẩu thả, hời hợt như dạng “mì ăn liền” để móc túi phụ huynh và học sinh.

ANH LÀ AI? = CSCĐ = CỘNG SẢN CÔN ĐỒ


Mặt khác, còn bát nháo hơn là những tài liệu được rao nhằm "phục vụ kỳ thi tuyển sinh năm 2012". Như nhà sách Hồng Ân (quận 1 Sài Gòn) đã treo những tờ quảng cáo khổ lớn về bộ sách "Tìm hiểu các trường ĐH qua những số liệu tuyển sinh" gồm 6 cuốn của nhóm tác giả Nguyễn Văn Thân, Phạm Thị Yến, Thanh Tiến Thọ... Tự xưng là "tài liệu phục vụ kỳ thi tuyển sinh năm 2012", giá bán đến 180,000 đồng nhưng những thông tin trong bộ sách nói trên lại hướng dẫn cho... kỳ thi năm trước.

Một trung tâm luyện thi cũng nhanh chân “góp mặt” tài liệu “Giới thiệu những điều cần biết” (liên kết với Nhà xuất bản T.), bán với giá 30,000 đồng/cuốn. Tài liệu này hầu như chỉ tổng hợp các thông tin từ các trường ĐH, CĐ nhưng “chưa kịp” cập nhật các thông tin về khối thi A1, mã ngành mới...

Tài liệu thông tin tuyển sinh ĐH, CĐ các loại năm nào cũng bán rất chạy. Trong hai ngày 28 và 29-3, nhiều nhà sách ở Sài Gòn đều thông báo “hết hàng”. Thậm chí, do hết hàng, một nhà sách trên đường Nguyễn Tất Thành (quận 4) bày bán cả “Tài liệu phục vụ kỳ thi tuyển sinh năm... 2011”

Nhiều Siêu Thị Điện Máy VN Đóng Cửa, Đầy Kho, Cạn Tiền

(04/10/2012) (Xem: 77)

Kinh tế Việt Nam đang tới những ngã rẽ bi thảm, theo các chuyên gia lên tiếng trên nhiều báo VN.

Báo Tuổi Trẻ hôm 9-4-2012 ghi lời ông Đỗ Duy Thái - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thép Việt, Pomina - nhận xét: “Năm nay có lẽ là năm bi kịch nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nặng, khi mọi thứ dường như đã nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, đặc biệt là kênh tiêu thụ ở thị trường nội địa."

Trong khi đó, thông tấn VEF có bản tin nhan đề “Siêu thị điện máy liên tiếp đóng cửa” ghi nhận tình hình ảm đảm của ngành này.

Bản tin nói, theo tin từ các DN kinh doanh siêu thị điện máy cho biết, siêu thị điện máy Best Carings tại Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP Sài Gòn vừa phải đóng cửa do khách hàng quá vắng.

Đảng chuột chù


Và trường hợp Best Carings chỉ là “một ví dụ nhỏ trong vô số siêu thị điện máy đã đóng cửa từ đầu năm đến nay,” theo báo VEF.

Bản tin cho biết, chuỗi cửa hàng điện máy Thế giới số 24g của Nguyễn Kim tại Tp Sài Gòn “cũng đã đóng cửa. Chuỗi cửa hàng này mới mở cửa cách đây không lâu bỗng dưng lại đóng cửa làm nhiều người không khỏi bất ngờ.”

Tình hình ở nhiều thành phô khác cũng thê thảm.

Một DN kinh doanh điện máy cho biết hiện nay có không ít các siêu thị tại Cần Thơ, Tp Sài Gòn, Hà Nội “lâm vào cảnh tài chính rất khó khăn, không có tiền trả tiền thuê mặt bằng, nợ lương, nợ bảo hiểm nhân viên, giảm bớt nhân viên...”

Trong khi đó, báo Pháp Luật kể chuyện “Đại gia“ nhìn “két tiền“ mà... khóc.

Báo này kể:

“...“Kho đầy hàng mà quỹ thì rỗng" – tình trạng mà doanh nghiệp Việt Nam đang lâm phải, theo các chuyên gia, nếu bị kéo dài thêm sẽ dẫn tới sự phá sản hàng loạt.”

Báo PL ghi lời ông Nguyễn Nam Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương công bố một con số hết sức đáng ngại, chỉ số sản xuất công nghiệp đến thời điểm hiện tại chỉ tăng 4,1%, trong khi tồn kho - thậm chí có ngành tăng đến gần 63%.

Và “Sản xuất đình trệ, vì bức tranh kim ngạch xuất nhập khẩu cũng kém sắc. Tổng kim ngạch xuất khẩu quý I/2012 ước đạt 24,5 tỷ USD, tăng gần 24% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng hàng hoá không được lợi về giá; nhiều mặt hàng nông sản giảm cả về lượng và giá so với cùng kỳ, trong đó gạo giảm đến 42,5% về lượng và 42,5% về giá.”

Tương tự, báo Tuổi Trẻ trong bản tin hôm Thứ Hai 9-4-2012 kể về tình hình “Gục ngã” trên đống tài sản...

Báo TT viết: “...nhiều doanh nghiệp co cụm, phá sản không chỉ do lãi suất quá cao mà còn do sức mua của thị trường quá thấp. Hàng làm ra không bán được khiến doanh nghiệp “gục ngã” trên đống tài sản.
Đảng cầm quần



Tình trạng này xảy ra ở nhiều lĩnh vực và dắt dây từ nhà sản xuất đến phân phối, bán lẻ...

Hiện doanh nghiệp thép chỉ chạy 50-60% công suất thiết kế, thậm chí có ít nhất sáu doanh nghiệp đã ngừng sản xuất do hàng bán không được.”

 

Nhiều Tàu TQ Vào Gần Bờ VN, Hàng Đêm Thắp Đèn, Vét Cá

(04/09/2012) (Xem: 1259)

HANOI - Tàu cá Trung Quốc liên tục vào biển Bắc Bộ của Việt Nam để công khai vét cá.... đó là báo động của báo Đại Đoàn Kết hôm 7-4-2012.

Báó này đăng bài của nhà bình luận Thiện Dân nhan đề “Tàu Lạ,” trong đó noí thẳng rằng đó chính là taà Trung Quốc.

Bài viết cho biết ngư dân VN đã biết từ lâu, nhưng chính phủ vẫn im lặng.

Trong đó, nêuc ụ thể:

“Lâu nay trên các phương tiện thông tin đại chúng thỉnh thoảng lại có tin tàu cá của ngư dân bị tàu lạ đâm chìm, hoặc tàu lạ gây tai nạn rồi bỏ chạy. Sự việc làm nhiều người dân hoang mang.
0086
Hiện tượng tàu lạ gây rối, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất của ngư dân đã không còn là một chuyện hiếm, là một vấn đề cấp thiết đặt ra. Tàu lạ- có nhiều giả thiết đặt ra: Tàu của cướp biển, tàu của ngư dân, tàu quân sự, an ninh của nước ngoài…tất cả đều xâm phạm lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo phản ánh của các ngư dân bờ biển Bắc bộ, hàng đêm, chỉ cần chạy tàu ra khỏi đất liền mấy km đã thấy hàng đoàn tàu Trung Quốc, trang bị hiện đại đánh bắt trên ngư trường của Việt Nam. Tàu nhỏ, người ít, nhiều khi các ngư dân Việt Nam đành phải tránh...”

 

Việt Nam Leo Thang Hăm Doạ Chứng Nhân Buôn Người; Mẹ của cô Vũ Phương Anh bị côn đồ CSVN đâm trọng thương tại VN

(04/07/2012) (Xem: 2481)

(LTS. Bản tin này từ trang Mạch Sống, ngày 6/4/2012, cho thấy CSVN trả thù tàn bạo thân nhân của những người làm chứng hồ sơ buôn người của nhà nước Hà Nội.)

Trước tin mẹ của Cô Vũ Phương-Anh bị đâm trọng thương, tổ chức BPSOS đã nhanh chóng vận động để gia tăng sự bảo vệ cho nạn nhân và chứng nhân này của tình trạng buôn người ở Việt Nam.

Văn phòng cuả DB Christopher Smith (Cộng Hoà, NJ) cho biết là họ đã bày tỏ với giới chức của Toà Đại Sứ Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn mối quan tâm về các hành động hăm doạ nhắm vào Cô Phương-Anh ở ngay tại Hoa Kỳ và thân nhân ruột thịt của Cô ở Việt Nam.

Trong thời gian gần đây các hành vi hăm doạ và khủng bố tinh thần gia tăng ngay khi giới truyền thông đưa tin về buổi điều trần ngày 24 tháng 1 trước Tiểu Ban Nhân Quyền của Hạ Viện với sự tham dự của Cô Phương-Anh trong tư cách nạn nhân và nhân chứng.

Tại buổi điều trần, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS, trưng dẫn nhiều bằng chứng về tình trạng buôn người trong chương trình xuất khẩu lao động do Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội quản lý. Ông cũng dẫn chứng rằng chính quyền Việt Nam luôn luôn đe doạ, khủng bố và trừng trị các nạn nhân khi họ đứng lên đòi công lý.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-16/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link