Wednesday, May 9, 2012

Kinh tế Việt Nam đang khốn đốn ....Hà Nội sẽ 'bơm' 29 ngàn tỉ đồng cứu các doanh nghiệp .

Hà Nội sẽ 'bơm' 29 ngàn tỉ đồng cứu các doanh nghiệp .

 
"Nguyên tắc kinh tế thị trường càng bơm tiền thì càng sập".Nghĩa địa Hoa Kỳ hằng năm cũng "chôn cất" hàng vạn công ty" trong khu nghĩa địa kinh tế !!!


 

Kinh tế Việt Nam đang khốn đốn

 

HÀ NỘI  - Cửa hàng quần áo, điện tử chỉ có người bán ngồi ngáp vặt hay chơi game điện tử. Xí nghiệp sản xuất thì lớp đóng cửa, lớp hoạt động cầm chừng. Rất nhiều dự án xây dựng nhà ở, chung cư cao ốc làm dở dang rồi ngưng lại.

Hai nhân viên bán hàng ở siêu thị điện máy Phan Khang chiều cuối tuần.
(Hình: Tuổi Trẻ
)

Ðây là hình ảnh ảm đạm của nền kinh tế Việt Nam được nhiều báo miêu tả mấy ngày vừa qua. Và cũng chính vì vậy Hà Nội đã phải vội vã đưa ra kế hoạch 29,000 tỉ đồng để cứu các doanh nghiệp.

Hôm Chủ Nhật, báo Tuổi Trẻ đưa ra một số hình ảnh cho người ta nhìn thấy hoạt động thương mại ở Sài Gòn “đìu hiu vắng khách,” chỉ có người bán, không có người mua. Các cô gái bán hàng “túm tụm chải tóc cho nhau” hay chơi game điện tử hoặc ngáp vặt. Thỉnh thoảng mới có một vài người khách.

Ðinh Lê Huân, tổng giám đốc hệ thống bán lẻ dienmay.com, nói trên báo Tuổi Trẻ là “từ cuối năm 2011 cũng như đầu năm 2012, do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế vĩ mô, thị trường điện máy đã tuột dốc không phanh.”

Một xí nghiệp chế biến cá ba sa tại cụm công nghiệp Thốt Nốt (Cần Thơ)
đóng cửa từ năm ngoái. (Hình: Tuổi Trẻ)

Ngay siêu thị là nơi có lợi thế hơn các ngành thương mại khác mà “sức mua cũng sụt giảm.” Tờ Tuổi Trẻ dẫn lời bà Nguyễn Phương Thảo, giám đốc siêu thị Maximark Cộng Hòa ở quận Tân Bình kêu rằng “người dân cân nhắc chi tiêu mua hàng chỉ chọn những hàng hóa thật thiết yếu.”

Theo một báo cáo của Bộ Tài Chính CSVN viết trong bản tin (www.mof.gov.vn/) ngày 5 tháng 5, 2012, trong quý một năm nay, có hơn 10,350 xí nghiệp giải thể hay phá sản, tăng 14.8% so với cùng kỳ này năm ngoái. Trong số đó, 65% là những xí nghiệp mới mở trong vòng 2 năm qua, chứng tỏ họ sai lầm khi khởi nghiệp vào lúc kinh tế không sáng sủa.

Theo Hiệp Hội Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ, cả nước có khoảng 600,000 công ty lớn nhỏ thì “chỉ có 36% là hoạt động bình thường, 39% doanh nghiệp khó khăn và có tới 25% số doanh nghiệp đã phá sản, giải thể.”

“Cứ với đà này thì doanh nghiệp chúng tôi không thể chịu đựng thêm được nữa,” “Ðáng buồn là nhiều doanh nghiệp đã ‘chết’ cũng không dám công bố danh tính vì sợ ngân hàng phát mãi tài sản.” Ðây là lời than từ các hiệp hội doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay được báo điện tử Infonet.vn của Bộ Thông Tin và Truyền Thông CSVN kể lại hôm Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012.

Nguồn tin dẫn báo cáo của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) trong phiên họp thường lệ của chính phủ CSVN tháng 4 cho thấy các xí quốc doanh lớn trong ngành xi măng, thép, xây dựng đều rất khốn đốn.

Một tòa cao ốc xây dựng dở dang rồi bỏ hoang. Thống kê nói từ đầu năm đến nay
có 2,400 doanh nghiệp địa ốc ngừng hoạt động. Dù nhà nước cho giảm lãi suất
và kêu gọi cho mượn tiền cũng không có tác dụng. (Hình: VTC)

“Hiện tại gần 100 doanh nghiệp của ngành xi măng đang rơi vào tình trạng sản xuất cầm chừng, thậm chí có doanh nghiệp phải đóng cửa, do không có tiền chi trả chi phí sản xuất (nhân công, tiền điện, than v.v...)”

Công ty xi măng Cẩm Phả sau 3 năm hoạt động lỗ “lũy kế” gần 1,300 tỉ đồng. Công ty Xi măng Ðồng Bành ngừng sản xuất và ôm số lỗ 149 tỉ đồng chỉ sau 9 tháng hoạt động. Xi măng Hạ Long (công ty con của Tập Ðoàn Sông Ðà) sau 2 năm hoạt động lỗ 982 tỉ đồng và đang ngắc ngoải.

Phạm Chí Cường, tổng thư ký Hiệp Hội Thép Việt Nam, than thở về thực trạng của ngành này: “Trong Hiệp Hội Thép ước tính có 10% doanh nghiệp mấp mé cái chết nhưng không dám công bố vì sợ ngân hàng sẽ xiết tài sản. Còn trên thực tế, có những doanh nghiệp không còn sản xuất, không còn cả tiền duy trì bảo vệ bỏ mặc cho kẻ gian vào phá. Còn chuyện ngừng sản xuất 1-3 tháng, giảm sản xuất từ 3 ca xuống 2 hay 1 ca là chuyện quá bình thường.” Infonet.vn thuật lại như thế.

Vì đình đốn từ tiêu thụ tới sản xuất và xuất cảng, nguyên liệu nhập cảng giảm, hệ quả là “việc thu thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu quý rồi đều giảm,” báo cáo của Bộ Tài Chính Hà Nội cho hay.

Trước tình thế nguy ngập đình đốn khắp nơi, chế độ Hà Nội dự trù bơm một gói “kích cầu” 29,000 tỉ đồng dưới các hình thức từ “giãn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế trị giá gia tăng (VAT), giảm tiền thuê đất, miễn thuế môn bài cho các doanh nghiệp.”

Mới đây, nhà cầm quyền hạ lãi suất nhưng có vẻ không bao nhiêu tác dụng.

“Ngân hàng hạ lãi suất nhưng doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng, khó tiếp cận vốn nên chết vẫn nhiều,” theo bản tin VNExpress ngày 4 tháng 5, 2012.

Trang mạng của nhà cầm quyền trung ương Hà Nội (chinhphu.vn) ngày 7 tháng 5, 2012 loan tin “chính phủ sẽ ban hành nghị quyết riêng về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.”

Kinh tế khốn đốn là thế nhưng sáng ngày 7 tháng 5, 2012, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN đọc diễn văn tại “Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng khóa XI” nói là:

“...kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến tích cực... Sản xuất, kinh doanh vẫn có tăng trưởng. Hoạt động du lịch khá sôi động. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm, các vấn đề xã hội bức xúc được quan tâm giải quyết...,” theo chinhphu.vn

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link