Thursday, June 7, 2012

Nguyên tắc "tập trung dân chủ" là gì?

Nguyên tắc "tập trung dân chủ" là gì?

Phạm Anh Tuấn

-

Nguyên tắc "tập trung dân chủ" dựa trên hai khái niệm "dân chủ" và "tập trung". Hai khái niệm này độc lập với nhau và tùy cách sử dụng sẽ bổ sung cho nhau hoặc đối nghịch (nếu không nói là đối kháng). Khi bổ sung cho nhau, nguyên tắc này sẽ cho ta vừa dân chủ tương đối (tương đối thôi nhé), vừa sức mạnh. Khi đối kháng nhau, nguyên tắc này sẽ đưa đến độc tài tòan trị. Tôi sẽ viết về hai cách sử dụng này sau.


ĐCSVN khẳng định nguyên tắc này do Lenin chủ xướng, và Hồ Chí Minh đem về ứng dụng ở Việt Nam. Trong bài Tập trung dân chủ, nguyên tắc tổ chức cơ bản giúp đảng cộng sản loại bỏ mọi khuynh hướng của chủ nghĩa cơ hội đăng trên báo điện tử ĐCSVN, ông GS. Thiếu Tướng Bùi Phan Kỳ khẳng định là nguyên tắc được dịch ra từ cụm từ "Democraticheskii centralism" của Lenin, Democratic Centralism (tiếng Anh), centralisme démocratique (tiếng Pháp).

"Dân chủ tập trung" trong tiếng Anh là democratic focus, hòan tòan khác với democratic centralism. Như vậy từ nay chúng ta có thể yên tâm khẳng định là nguyên tắc "tập trung dân chủ" mà ĐCSVN sử dụng là democratic centralism.

Có một số người cho rằng nguyên tắc này không phải là sáng kiến của Lenin, nhưng đó là chuyện nội bộ của mấy đồng chí Cộng sản.


Khi Hồ Chí Minh đem về Việt Nam tôi nghĩ ông ta thừa thông minh để biết đây là cái tròng của Cộng sản Quốc tế nên ông ta cố tình sử dụng cụm từ "dân chủ tập trung". Tôi nghĩ ông Hồ có cái tâm nhưng vì cô thế nên phải phục tùng Cộng sản Quốc tế rồi sau đó phục tùng số đông trong đảng Cộng sản của ông.

 

Theo Lenin, nguyên tắc này có hai vế dân chủ và tập trung. Hai vế này cũng có thể xem là hai nguyên tắc độc lập nhưng luôn luôn đi chung với nhau. Đó là "tự do trong thảo luận" (freedom in discussion) và "thống nhất trong hành động" (unity in action). Trong đại hội đảng, mọi người có quyền tự do thảo luận và một khi các chính sách đã được thông qua trong một nghị quyết, mọi người phải tuân chỉ. Lưu ý là tự do thảo luận chỉ là một trong nhiều quyền căn bản của con người. Tôi sẽ viết về cách sử dụng nguyên tắc này của các đảng Cộng sản.

 

Lenin rất khôn khi dùng hai vế này như một khẩu hiệu (slogan) vì cái khẩu hiệu này dễ nhớ, dễ tuyên truyền. Vào thời điểm đầu thế kỷ 20 khi "dân chủ" chỉ là một khái niệm thì cái nguyên tắc này không có gì sai cả, mặc dù Trotski có phản đối. Hiện tại khi mà ở các nước dân chủ phương Tây (dân chủ tư sản theo cách nói của mấy ông Cộng sản) người dân đã hưởng đủ mọi nhân quyền và cái khái niệm dân chủ ở các nước dân chủ XHCN vẫn còn dậm chân ở thời đầu thế kỷ 20 thì cái nguyên tắc này có quá nhiều bất cập nếu không thay đổi cách sử dụng.

 

Nguyên tắc này không hạn chế sử dụng ở các nước XHCN mà còn sử dụng ở các nước dân chủ tư sản. Tôi sẽ dẫn chứng một số thí dụ dưới đây.

Dẫn chứng 1: hai vợ chồng trên đường về nhà, người vợ nói với chồng "Anh ghé vào chợ để mua một ít thức ăn nhé.". Ông chồng có một trong hai phản ứng.

 

Dân chủ: ông chồng nghe lời vợ ghé xe vào chợ mua đồ. Cả hai đều vui vẻ vì cả hai đều thực hiện quyền dân chủ của mình, và bất cứ ai cũng có quyền đề nghị và thảo luận, bất cứ lúc nào.

 

Phản dân chủ: ông chồng "tại sao khi ra đi em không bàn trước, bây giờ không ghé, chờ lần bàn bạc tới và nếu có kết luận ghé chợ thì anh mới ghé." Ở đây ông chồng sử dụng cái nguyên tắc bất di bất dịch.

Dẫn chứng 2: hiến pháp và luật pháp. Hiến pháp do toàn dân phúc quyết lập ra. Có rất nhiều mặt của vấn đề nhưng có một mặt đó là mọi người thảo luận để có một kết luận chung rồi mọi người tập trung thi hành nó. Luật pháp hơi khác một tí vì quốc hội đại diện người dân làm ra nhưng mọi người dân đều tuân thủ nó cả.

 

Dân chủ: Hiếp pháp do toàn dân phúc quyết lập ra và nếu có điều gì sai hoặc lỗi thời, điều đó sẽ được sửa với quyền phúc quyết của người dân. Bất cứ người dân nào cũng có quyền kiện lên tòa bảo hiến nếu thấy một điều lệ nào sai.

 

Phản dân chủ: Hiếp pháp do một nhóm người tự xưng là đại diện dân lập ra và vì vậy có rất nhiều điều sai trái, bất cập. Càng sửa, hiến pháp càng xa rời thực tế và không vận hành được. Tệ hại hơn nữa là không có tòa bảo hiến để sử các vụ kiện vi hiến.

Dẫn chứng 3: công đoàn.

 

Dân chủ: khi có một vấn đề, đại diện công đòan triệu tập đại hội công nhân. Một khi đại hội biểu quyết đình công, toàn bộ công nhân đình công cho đến khi vấn đề được hai bên công nhân và chủ nhân giải quyết ổn thỏa. Giữa hai lần triệu tập đại hội công nhân có tòan quyền thảo luận, quyền thông tin, v.v...

 

Phản dân chủ: khi có một vấn đề, đại diện công đòan xin ý kiến lãnh đạo đảng, và có khi còn thông đồng với giới chủ nhân để ép công nhân không được quyền phản đối, đình công hay lãng công. Ở Việt Nam, các cuộc đình công hoàn toàn không có thông qua đại hội công đòan và đều tự phát. Công nhân ở đây hòan tòan không có quyền thảo luận, quyền thông tin, v.v...

 

Để kết luận tôi xin chúc ông Hồ và ĐCSVN sống mãi trong lòng dân như vua Tự Đức (vì không nghe khát vọng canh tân của ông Nguyễn Trường Tộ).

2 comments:

  1. Chuyện nhỏ như con thỏ. Có nghĩa là "quyết định tập thể. Nếu nó sai thì không ai chịu trách nhiệm cả". Hỉu chửa?

    ReplyDelete
  2. Dân chủ kiểu CS Có biết không hỉ ...Đảng muốn nói làm chi cũng được hỉ

    ReplyDelete

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link