Thiện trí thức
Đông Triều
Đạo và đời, đạo là niềm tin tinh thần, là con đường dẫn đi đến '' Chân, Thiện, Mỹ ''.
Đầu trọc, áo Cà sa, miệng thì niệm Phật, lễ bái, mà chẳng hiểu được tự tánh của mình.
Cũng nói, cũng ăn, nhưng ăn chưa no, miệng chỉ giảng thuyết suông, thì muôn kiếp cũng chẳng được kiến tánh, rốt cuộc rồi, cũng vô ích thôi.
Cần phải tĩnh tâm để niệm, trong kinh Phật giáo đã dạy :-'' Thiện trí thức, trí là Bồ Ðề Bát Nhã '' của chúng sanh vốn tự sẵn có.
Chỉ vì tâm mê không thể ngộ được, nên mới có kẻ trí, người ngu, ngu đến độ mình là con người tu theo đạo Phật, học theo triết lý của Phật, mà chẳng hiểu biết chi cả.
Đức Phật nói;- Những kẻ ấy, là những kẻ tu mù, tu mê, tu sân, tu si, tu chạy theo danh vọng, vật chất, tình tiền, mà chẳng ngộ được lý tánh. Mang danh nghĩa là Thầy tu, Thiền Sư, Hòa thượng, Thưọng Tọa, Viện Chủ …Mà không ngộ được lý tánh sao? mà vẫn hành theo tà đạo, ác quỉ, chạy theo bọn tà ma ngoại đạo, gian manh, lường gạt, mà hể hả trên sự đau khổ của mọi người.
Những vị chân tu, cần phải tu tâm, dưỡng tánh, hành đạo. Chẳng phải niệm ở miệng, mà niệm ở tâm, thì mới chuyển hóa được sự đau khổ.
Miệng niệm, tâm hành, thì tâm và miệng mới tương ứng, thì bản thể, tâm tánh mới hóa giải được sầu não.
Tâm nguyện quảng đại hư không, không hình tướng, không nghe, không thấy, không màu sắc, chẳng dài, chẳng ngắn, chẳng thiện, chẳng ác. Để trở về với bản thể, diện mục của con người vốn đã có sẵn, là không. “ Không tức thị sắc, sắc tức thị không “.
Thiện trí thức, trong kinh '' Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật '' là tiếng Phạn, được dịch ra là; '' Đại trí huệ đã đến bến bờ bên kia, chân không ''.
Nếu muốn có thì phải do tâm thành, tâm hành, tánh chơn chánh thì mới đắc. Thiện trí thức không nên làm những chuyện trái với lương tâm, nghịch lại đạo lý, đạo và đời. Không nghe, không chấp và phải biết phân biệt chuyện vui, chuyện buồn, chuyện thiện, chuyện ác. Thiên đàng hay địa ngục, tất cả đều có ở trong tâm.
Từ chổ chuyện không mà có, hay đã có như; chuyện, chạy sô, thấy Micro, ống kính truyền hình là chạy tới, ăn nói ba phải, chuyện đạo và đời.
Đi tham dự yểm trợ cho bọn tà ma ngoại đạo, gian manh, lường gạt. Không không mà có, chuyện không thể tưởng, muôn pháp đều do tự tánh mà có, Tánh của các ông thích háo danh cho nên kênh kênh, ta đay là người hiểu biết hơn người, là Sư sãi,Thầy chùa, là Hòa thượng, Thượng tọa, Viện chủ. . .Vì đức Phật đã nói; trong chúng sanh, có giới Vô Tình và Hữu Tình, vì muôn pháp, ở tự tánh của con người mà có.
Tất cả đều do tự tánh mà có, chẳng chấp, chẳng nhiễm, khi tâm mê thì tọa thiền, tâm tĩnh thì trăm điều cũng tĩnh, chẳng tự xưng, tự đại mà bị rơi vào tà kiến.
Thiện trí thức là tâm của con người luôn luôn quảng đại, ứng dụng hiểu biết, để đi đến tâm thể vô ngã, tức là Bát Nhã. Trí Bát Nhã đều do tự tánh mà ra, nhất chơn, nhất thiết, việc lớn việc nhỏ đều phải do tâm.
Tâm địa, tâm độc ác, tâm địa là nơi đất nẩy mầm cho mọi công việc lớn nhỏ, khổ đau, mê muội. Không chấp chặt, ngu mê, miệng niệm chơn không mà không biết chơn không, nếu hiểu được thì gọi đó là Trí Bát Nhã.
Trong lúc niệm có trật, có sai, có vọng niệm, nếu không hành được chơn tánh, nếu không ngộ được pháp nầy, chẳng tu mà gọi là phàm phu tục tử.
Niệm chân chánh tức là ngộ, ngộ tức là mở kiến tánh, niệm trước chấp sau tức là gây ra cảnh phiền não. Không trụ, không đi không đến mà phải dùng trí huệ phá đi ngũ uẩn phiền não, trong đời sống vì quá cố chấp.
Nếu kẻ tu chân chánh thì phải mở trí huệ ra với tâm từ thiện, hành thiện do tự ở bản tánh mà có. Vì ở trong trần gian nầy biết bao nhiêu là cảnh khổ, người tu mà không ngộ, thì không thể cứu độ được chúng sanh.
Người hiểu được vô nhiễm trước cuồng vọng, phải dụng tâm tánh để bước tới, dùng trí huệ làm đèn chiếu sáng, chẳng Tôi, chẳng Ta, kiến tánh mà thành.
Nếu người tu hành mà đi vào giới Tam Muôi, chẳng hiểu biết gì về pháp tự ngộ, mà tự dẫn mình đi vào nghiệp chướng, phiền não. Cũng như một lớp mây che mặt trời, chẳng có ánh sáng, mặt trời che cho nên thầy không thấy trò, hay vì tiền tài vật chất che mờ trí thiện.
Trí của Bát Nhã vốn chẳng lớn chẳng nhỏ, chỉ vì chúng sanh tâm mê muội, chẳng đồng, tâm không mê tu, mà hướng về về danh lợi, tiền tài, vật chất, còn có tham vọng, tức là còn tham sân si.
Thì phiền não sẽ lao tới, ô nhiễm Kiến Tánh ngay, nếu con người không có tâm, thì pháp làm sao có.'' Không có lửa thì làm sao có khói ''. Trong con người, có người ngu kẻ trí, người tu mà ngu là tiểu nhơn, người mở huệ mở trí là đại nhơn, người trí thuyết pháp cho kẻ ngu, như nước đổ lá môn.
Kẻ ngu đốn từ tâm địa mới làm những việc mờ ám hảm hại kẻ khác. Người trí là tâm niệm được khai ngộ sáng suốt làm những việc có lợi ích cho con người và nhân loại.
Tâm tánh vốn thanh tịnh do tâm mà sanh ra bổn tánh, thoát thấy ngộ được là do tâm thiện tri thức.
Nếu các ông ngộ được, để hoằng dương chánh pháp thì khiến cho hàng Phật tử tu học sẽ trở lại cội Bồ Ðề, thì mọi người sẽ thấy bổn tâm, tự kiến tánh thiện,.
Nếu các ông không ngộ, cứ chấp chặt, luôn luôn cho ta là Thầy, là Hòa thượng, Thượng tọa, Viện chủ… Là thiện trí thức thì làm sao có kiến giải để giải thoát.
Vì vậy mong tự tâm của các ông, sẳn có tri thức để tự ngộ.
Nếu không, các ông sẽ không ra khỏi tà kiến, mê chấp vọng tưởng điên đảo.
Dầu cho gặp người thiện trí thức cũng không cảm hóa được, cũng chẳng cứu được. Trong lục trần nầy, mình hãy tự giải thoát, gọi là hạnh vô niệm, đừng trói buộc trước Tà Kiến, mà nên đem những Chánh Kiến, Chánh Hạnh, cùng phát nguyện để cùng tu học và cúng dường Ngôi Tam Bảo nhất định sẽ được vào Thánh vị.
Thế nào là Nhị Thừa, thế nào là Thượng Căn; sáng chẳng sáng, phạm phu thấy có nhị, người trí liễu đạt tánh bất nhị, tánh bất bất nhị là thực tánh ở phàm ngu chẳng bớt. Nơi thánh hiền mà chẳng thêm, trụ nơi não mà chẳng loạn, ở nơi thiền định mà chẳng định. Chẳng thương, chẳng tiếc, chẳng ngày, chẳng đêm, tánh là tướng nhu như, chẳng biến chẳng đổi, đó gọi là đạo.
Thiện trí thức lấy pháp môn Ðịnh Huệ làm gốc, không nên nhầm lẫn Ðịnh Huệ khác nhau, Ðịnh Huệ vốn nhất thể, chẳng phải hai. Ðịnh là thể của Huệ, thấu được nghĩa định huệ đồng nhau.
Các ông là người tu học theo đạo Phật biết rõ định, rồi mới phát sinh ra huệ, kiến giải thành pháp nhị tướng, miệng nói lành mà tâm chẳng lành.
Có định mà không có huệ thì chẳng đồng nhau, nếu tâm miệng đều lành, trong ngoài nhất thể, tức là huệ định đồng nhau.
Khi nói ra tâm và miệng đều lành tức là tự ngộ trong việc tu hành, chẳng tranh chấp chẳng hơn thua chấp ngã, chẳng mê là lia được tướng nhân ngã chúng sanh thọ giả.
Tâm là đạo, tâm được tịnh độ, chớ nên nói lanh quanh, khó hiểu, đỗ lỗi cho người khác hay mạ lỵ người khác một cách vô tội vạ, đổ thừa, tại bị bởi vì…
Thiện trí thức là dạy cho con người phải có tâm nhất quán tịnh, chứ đừng mê rồi chẳng hiểu lý lẽ hèn hạ lầm lổi. Nên trụ với bản tánh thiện của con người đối với tất cả chúng sanh, thiện ác, kẻ thù, người thân trên thế gian này.
Nếu là người tu hành, khi bị hàm oan đều tâm niệm là Mô Phật A Di Ðà Phật để tâm tịnh. Để cho mọi việc dữ qua đi, tất cả đều là không, chẳng nghĩ đến việc trả thù, niệm niệm chẳng nghĩ đến ngoại cảnh ác trượt, không chấp ngã, không trói buộc với pháp niệm Phật, mới lấy được tâm trụ làm bản gốc.
Nếu chơn như tự tánh khơi niệm, thì lục căn giác trí sẽ không bị rối loạn, ở ngoại cảnh, chọn tánh tự tại pháp tướng, khởi động thì không bị động.
Tại sao gọi là giới hương, giới hương là tự tâm chẳng làm việc ác, chẳng ganh tỵ, chẳng tham sân si, tự tu hành, tu định tâm tánh, thấy những cảnh sắc tướng thiện ác, tâm chẳng loạn, gọi là định hương. Hương là hương thơm, tự tâm vô ngã dùng trí huệ để soi sáng tâm tánh.
Không tạo nên nghiệp ác mà thương xót kẻ cô đơn, nghèo nàn, thương xót cho những người Việt vì Quốc gia Dân tộc đã bị bọn quỉ đỏ cộng sản VN hành hạ, trong trong các trại tù lao động khổ sai, đày ải đến các nơi rừng thiêng nước độc.
Các ông nên thương, cầu nguyện cho người dân Việt thoát khỏi cảnh đọa đày và những người dân đang bị đói rét ở quê nhà.
Không nên câu nệ vì bậnTu học, vào Kiết hạ hay viện lý lẻ nầy nọ, mà phải ra tay cứu độ chúng sanh, chẳng chấp ngã, tự tại vô ngại mới gọi là giải thoát hương.
Miệng thì niệm tay thì lần chuổi hạt, tâm trí không nên ngu mê mà niệm, không nên kêu căn dối trá, không nên ganh ghét người này, người kia, mà nên giác ngộ để sám hối.
Không nên tạo thêm nghiệp nữa mà nên thề nguyện mọi tâm ác phải dứt sạch.
Thường thường giới tu học theo đạo Phật, hành theo Phật, là nên phát nguyện hạnh lực, nguyện hành theo Vô tướng, Tam Qui Y Giới.
Thời kỳ chinh chiến tạm qua, ổn định được nơi định cư của người Dân Việt tỵ nạn Cộng sản ở hải ngoại, mới xây dựng lên các ngôi chùa mời Thầy về trù trì, để hướng dẫn các Phật tử tu học, chứ không thể mời những tên Sư sãi,
Thầy chùa, Hòa thượng, Thượng tọa, Viện chủ quy y theo bọn tà giáo, trá hình để thờ tên đạo tặc giặc Hồ và tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản. “ Loài lan sói không thể nuôi, kẻ ác không thể làm vua “.
Chùa là nơi che chở hồn Dân Tộc, cửa chùa là của chung, đâu phải của riêng của các thầy, những sự lớn mạnh của Phật giáo ở hải ngoại, đều do những người Phật tử Việt tỵ nạn Cộng sản xây dựng thành, ở nơi đất khách quê người. Đối với người dân Việt và dân bản xứ, chùa là nơi trang nghiêm thờ Phật, chùa là của Dân Tộc Viêt Nam tỵ nạn cộng sản, '' Có treo cờ Quốc gia VNCH, cờ vàng ba sọc đỏ và chào cờ mỗi khi có lễ lớn ''. Thì chẳng bao lâu dân chúng đến rất đông, thăm viếng cảnh chùa lễ Phật, tổ chức những ngày lễ truyền thống như: Tết Nguyên Ðán, Phật Ðản, Rằm tháng bảy…
Chẳng may bị bọn ác quỉ đỏ cộng sản tìm đến, nổi giáo với đám quỉ đỏ là Sư Sãi, Thầy chùa, Hòa Thượng, Thượng tọa, Viện chủ, quốc doanh làm tay sai cho bọn cộng sản, làm phân hóa Phật giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam do cộng sản dựng lên từ tháng 11 năm 1981, tại chùa Quan Sứ Hà Nội, giáo hội ấy là hiệp hội thành viên của Mặt trận Tổ Quốc của cộng sản để chống phá Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đã có từ lâu đời.
Sự phân hóa nầy, cũng như những phân vân suy nghĩ của những người Phật tử và những người theo đạo Phật, không biết các ông nầy là ai ?
Mà mai danh ẩn tích, mà làm các việc thật là mờ ám hay các ông bỏ chánh theo tà, bỏ kiến tánh theo quỉ đỏ. Như vậy là các ông chưa lãnh hội được triết lý tu học của đạo Phật, chúng sanh đau khổ bởi lỗi tại ai. Các ông nên tự xét lấy bản thân, không nên chấp pháp tướng ở bên ngoài. Tâm tự biết sai trái chứ đừng mượn pháp tụng niệm để lý ngộ kẻ khác, thuyết pháp ẩm ờ, tuyên truyền có lợi cho cộng sản.
Có tính cách mạ lỵ người khác, vạn pháp vô thừa, tất cả chẳng nhiễm chẳng lìa xa pháp tướng, vô sở đắc.
Người tu thì phải hành, chẳng nên tranh biện hay nhìn qua một góc độ, gia đình và hôn nhân. Nên tu hành, tự tánh như như, vẫn biết chúng sanh có thân là có khổ, có sanh có diệt, cũng có vui, có buồn, vui là có kẻ thọ dụng danh vọng, buồn vì bị mất quyền tước, thường hay biến ứng trong các căn dụng tự tánh chẳng đắc ý.
Nó hiện ra như hình với bóng hay hiển hiện trong gương luôn luôn là như vậy. Có đôi lúc các ông tự tôn cho mình là chánh thọ, chánh định.
Các ông là Sư Sãi, Thầy chùa, Hòa Thượng, Thượng tọa Viện chủ quốc doanh ra đời để làm suy đồi triết lý Phật giáo.
Các ông không nên vọng tưởng những hư danh phiền não, thương hay ghét giận hờn vu vơ mà nên tham thiền để đốn ngã những u mê hãy tự suy nghĩ lại, nên dứt ngay những phiền não chấp chặt.
Đã là một đệ tử của Phật thì nên sớm tối công phu tu niệm Phật và thực hành đúng những lời Phật dạy.
Nếu niệm đúng không đổi dời nhất tâm bất loạn, tham thiền thì có kết quả, ai ác ai thiện, ai trái, ai phải, ai chánh, ai tà, thì biết rõ, chớ nên vọng tưởng mà vướng nhiễm lục trần.
Chuyên cần tu niệm chân chánh, lấy vị tha làm trọng, biết thương xót những người đang mê nhiễm trần tục, tội lỗi, tội lỗi… Người tu hành không lấy tham sân si để hưởng thụ vật chất, vật chất là nguồn gốc gây ra khổ, mọi thứ đều do tâm để chấp ngã, giận hờn, thù oán…
Mà hảy bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham sân si, đều buông bỏ, nếu tâm tha thiết với sự thật là sự thật, nếu tâm giã thì tướng giã, tướng do tâm hành mà có, nếu niệm Phật, mà tâm không làm chủ được thì Mộng ảo sẽ hiện ra.
Đông Triều
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment