Monday, July 9, 2012

ĐẠI ANH THƯ XỨ MIẾN ĐƯỢC NƯỚC PHÁP NGHÊNH ĐÓN NHƯ QUỐC THŨ và BIỄU TƯỢNG Của TỪ BI, TRÍ TUỆ và DŨNG CẢM !

 

ĐẠI ANH THƯ XỨ MIẾN  ĐƯỢC NƯỚC PHÁP NGHÊNH ĐÓN NHƯ QUỐC THỦ và BIỂU TƯỢNG Của TỪ BI, TRÍ TUỆ và DŨNG CẢM ! Daw AUNG San Suu Kyi ( Dì Hồng Sơn Thu Chí) Không  thù hận nhưng không hề sợ hãi và kiên quyết chống độc tài vì dân chủ, nhân quyền và phát triển cho nhân dân và xứ sở Myanmar !  Hoa Sen đang nở rộ nơi xứ chùa Tháp vàng /// TS

 

 

Prof. Jacques NGUYEN Thai Son

Diplomate (ret)

Président d'Interface Francophone ONG,Paris France

Conseiller scientifique et diplomatique de l'Académie de Géopolitique de Paris (AGP) www.strategicsinternational.com

Comité de Rédaction de la Revue STRATEGIQUES

01 45 85 96 35  &  06 48 97 28 86

jthaison.nguyen@gmail.com 

 

 

 

 

Chuyến viếng thăm của Nobel Hòa Bình Aung San Suu Kyi tại Paris

http://www.tinparis.net/tinparis12/2012_06_30_AungSangSKyParis.html

 

 


Aung San nhận lãnh giải Hòa Bình Nobel ngày 16.06.2012
Bà Augn San Suu Kyi, sau khi đến OSLO (Na Uy) ngày 16.06.2012 nhận giải Hòa Bình Nobel đã trao cho bà cách đây 21 năm, và viếng các quốc gia khác (Thụy Sĩ,Anh, Ái Nhĩ Lan), đã tới Paris ngày thứ ba 26.06. trong chuyến viếng thăm 3 ngày tại Pháp. Bà sẽ kết thức chuyến Âu du ngày 29.6.

Từ Anh Quốc sang với chuyến xe lửa Eurodif, bà được  thứ trưởng Bộ Phát Triển , Pascal Canfin , đến đón tại Gare du Nord với vòng hoa màu xanh của hy vọng như một thượng khách. Một số đồng hương của Bà, cũng như những Phong Trào, Hội Đoàn Miến Điện tranh đấu chống Quân Phiệt Miến đã nhiệt liệt chào mừng bà.


Từ trái sang : Thứ trưởng Pascal Canfin - Aung San

Đồng hương đón mừng Bà  tại  Paris
Về khách sạn  với bà phụ tá  Miến ( mặc áo xanh dương)

Tối đến, Bà được Tổng Thống Pháp François Hollande cho  hội kiến và họp báo chung như một nhà lãnh đạo Quốc Gia. Sau đó Bà dự dạ tiệc tại Elysée với nhiều quan khách chọn lọc đã từng tranh đấu ủng hộ bà  lúc bà bị giam cầm tại Miến trong vòng 15 năm.

Từ trái sang : thủ tướng Jean Marc Ayrault - Aung San - tổng thống François Hollande

Về phiá chánh quyền có rất nhiều bà tổng trưởng Xã Hội và Y tế Marisol Touraine, Văn Hóa Aurélie Filipetti, phát ngôn viên Najat Vallaud-Belkacem, chủ tịch Hạ Viện Pháp Claude Bartolone, Laurent Fabius, Stéphane Hessel người đã soạn thảo Tuyên Ngôn Nhân Quyền năm 1948 cho Liên Hiệp Quốc, nữ đạo diễn xi nê Agnès Varda, và Nobel Y Khoa Bà Bs Monique Barré-Sinoussi. Nữ tài tử Jane Birkin vắng mặt vì bệnh.

Họp báo với TT Pháp François Hollande

Khi F.Hollande giới thiệu từng bà bộ trưởng, Aung San Suu Kyi sau khi khen ngợi F. Hollande đã có nhiều phụ nữ tổng trưởng, vui đùa dịu dàng theo kiểu phớt tỉnh Ăng lê :" Có phải là ông đã chọn lựa các Bà, hay chính các Bà đã làm áp lực để ông chọn?". Mọi người đều cười vì biết bà nầy " chọc khéo" Hollande. Bà cho biết, khi bị quản thúc tại gia, bà bắt đầu học tiếng Pháp qua sách vở và băng audio với Victor Hugo và chấm dứt với món 'Soupe oignon / Xúp hành tây'..

Nhiều quan khách đến dự dạ tiệc trong dinh Elysées


Từ trái sang: Aung San -  Marisol Touraine- Stéphane Hessel - Simone Weil- Largerie ( Giám đốc Total)


Trong dịp nầy, F. Hollande xác nhận :" Pháp sẽ ủng hộ những tác viên cho sự chuyển tiếp".  Tuy nhiên , theo ông còn rất nhiều vấn đề tồn đọng : " tù nhân chánh trị còn bị tù", "quyền nghiệp đoàn không được công nhận", "quyền dân tộc thiểu số" v.v. Pháp và Âu Châu sẽ tạo áp lực cần thiết, nhưng cũng giúp đỡ, cộng tác cho sự tiến triển đó. Khác với thủ tướng Anh David Cameron ngõ lời mời chanh thức tổng thống Miến Thein Sein thăm viếng nước Anh, F. Hollande chỉ nói : " Nếu ông ấy muốn đến, thì cứ đến". F. Hollande sẽ cảnh giác nhất về " sự chuyển tiền một cách trong suốt". Khi bàn đến hảng xăng dầu Total, " Nếu Total không có tôn trọng môi trường , và nhân công lao động, Bà Augn San Suu Kyi có thể gọi tôi để chấn chĩnh lại các sự việc".

Đáp lại, Bà Aung San Suu Kyi cho biết "còn rất nhiều khó khăn, vì có quá nhiều năm nước Miến Điện sống dưới một chế độ độc tài". Bà nhấn mạnh : " Sự phát triển Kinh tế không  thay thế được Dân Chủ". Bà kêu gọi thiết lập " nền tảng thật sự cho Dân Chủ " nhằm "tự chủ hóa nhân dân Miến", và diều cốt yếu là " giáo dục", để tạo " cách mạng trong tư tưởng". Bà kết luận : " Những người nào chưa dấn thân vào sụ THAY ĐỔI phải hiểu lấy"
     
Bertrand Delanoe - Augn san Suu Kyi

Sáng ngày thứ tư 27.6, Bertrand Delanoë, thị trưởng Paris, trao bằng " Công Dân danh dự cho Aung San Suu Kyi" đã cấp cho bà vào năm 2004. Với giọng nói hơi rụt rè, nụ cười nở trên môi, bà đáp lời bằng tiếng Pháp. Bà tâm sự :"tôi rất thích nghe nói tiếng Pháp, nhưng khi phát âm là cả một vấn đề ". Nhắc lại là trong nhưng năm bị quản thúc, bà tự học tiếng Pháp.

Trước một số đông quan khách trong đó có nhiều đồng hương người Miến của bà, Ang San Suu Kyi ca ngợi " Paris gắn chặt xâu xa với công lý và tự do. Đó không phải là sản phẩm của những ý kiến trừu tượng"

" Năm 2009, khi tôi còn ở tù, người ta nói là Paris sôi sục, tôi rất ngạc nhiên và vui mừng vì Paris ủng hộ mục tiêu tranh đấu của tôi nhiệt liệt như vậy". Bà rất " vui mừng và hãnh diện" được làm công dân danh dự của Paris từ năm 2004 đến nay.

Cùng với những người cộng tác thân cận, Bertrand Delanoë nhấn mạnh "sự cam kết trung thành của Paris đối với Aung San Suu Kyi", và ca ngợi "sự kháng cự, sự quyết tâm và sự tin tưởng vững chắc tranh đấu cho tự do" của bà.

Ông nói tiếp :"Bà là một người của Hòa Bình  và tình thương,  vì thế Paris yêu bà ".
 
Sau đó, Aung San Suu Kyi dùng bửa ăn trưa với Bertrand Delanoë, và phái đoàn trong đó có các hội đoàn bảo vệ "Nhân Quyền "
Yevguina Timochenko - Pavel Khodorkovsky
Buổi trưa, Aung San Suu Kyi (67 tuổi) nói chuyện cùng với các ONG, trên chiêc tàu ờ sông Seine và nhắn với họ :
" Quý bạn không nên vứt bỏ các nguyên tắc của quý bạn. Nếu quý bạn biết tự trọng, quý bạn không nên bỏ cuộc tranh đấu ".


Trong những thính giả có Pavel Khodorkovski, con trai của Mikhaïl Khodorkovsky , tỷ phú dầu khí bị Poutine bỏ tù từ năm 2003, và Yevgenia Timochenko, con gái của Toulia Timochenko cựu thủ tướng Ukraine bị chánh quyền đương thời bỏ tù từ năm 2009.


Đến tối, Bộ Ngoại Giao Pháp thết đãi bà , nơi mà bà trồng " Cây Tự Do " vào lúc sáng nay. Laurent Fabius, tổng trưởng Ngoại Giao Pháp nói: " Đối với chúng tôi, Bà là người "Phụ nữ của Nhân Quyền".
Laurent Fabius - Aung San trồng cây TỰ DO
Hiện diện, có rất nhiều dân biểu, khoa học gia, tài tử xi nê như Alain Delon, giới truyền thông như giám đốc AFP, Emmanuel Hoog có Tổng Giám Đốc hảng dầu Total, Christophe Margerie, người bị các hội thiện nguyện làm giàu cho quân phiệt Miến từ năm 1992. Gần đây, Aung San Suu Kyi có lên tiếng rằng " Total là một công ty có trách nhiệm"..

Bà nhắc nhở: " Tiến trình dân chủ không phải 'bất phục hoàn', khi giới quân nhân chưa có thực hiện những bằng chứng cam kết của họ bởi lẻ họ rất mạnh, nhưng cuối cùng chính nhân dân Miến Điện sẽ quyết định hướng đi cho đất nước".

Tại Miến Điện, tổng thống Thein sein, cựu tướng lãnh, hy vọng Liên Âu  bãi bỏ những trừng phạt, (ngày hôm nay chỉ tạm treo thôi).
Nhưng theo Aung San Suu Kyi : " Tôi thích tạm treo thôi thay vì hủy bỏ tất cả những trừng phạt. Đó là một phương tiện cho thấy là Liên Âu muốn ủng hộ tiến trình dân chủ, nhưng ý thức rằng có thể có một sự thoái lùi " 
Cựu TT Nicolas Sarkozy- Carla Sarkozy
Ngày thứ năm 28.6, cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Carla Sarkozy đã dùng điểm tâm chung với Aung San Suu Kyi kúc 8g45 tại khách sạn Regina và chấm dứt lúc 9g30. Theo tin hành lang, chính Aung San Suu Kyi đã tỏ ý muốn gặp Sarkozy vì trước đây cựu Ngoại Trưởng Alain Juppé đã đến tận Rangoon (cựu kinh đô của Miến Điện nay là Myanmar) trao huy chương " Légion d'honneur" , và Sarkozy đã có lời mời bà đến Pháp.





Sau đó, bà được chủ tịch Quốc Hội Claude Bartolone và chủ tịch Thượng viện Pháp Jean-Pierre Bel tiếp đón long trọng và bà đã gợi ý " mọt sự hợp tác quốc Hội ".

Jean Pierre Bel - Aung San    /  Augn San - Claude Bartolone



Trả lời cho Thông Tấn Xã Pháp tại Thượng viện, bà cho biết sẳn sàng điều khiển Miến Điện nếu đảng Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ thắng cử trong kỳ bầu cử Dân Biểu 2015.

" Mọi lãnh tụ chính đảng phải sẵn sàng nghĩ đến trường hợp nầy nếu tin tưởng vào tiến trình dân chủ ".
" Nhưng đó không phải là điều tôi thường nghỉ đến. Phải tập trung trong công việc hiện tại, chuẩn bị tốt cho tương lai. Hiện tại phải gắn liền với hy vọng cho tương lai"
" Không thể chờ đợi đến năm 2015  để thấy những gì sẽ xảy ra. Bây giờ đây, mới thật là quan trọng, và đó là thông điệp mà tôi muốn gởi đến cho thế giới, ba năm tới đây sẽ định đoạt cho năm 2015"

"Tôi rất quý trọng sự nhiệt tình của mọi người ở mọi nơi trên thế giới...Có rất nhiều người hình như biết rõ cuộc tranh đấu của chúng tôi ở Miến Điện. Tôi cảm thấy một sự liên đới nhiệt tình đối với chúng tôi. Đó là một điều bất ngờ " 

Trả lời câu hỏi "Sau 24 năm không ra khỏi Miến Điện, bà nghỉ gì về thế giới hiện nay ?".  Bà cảm nhận mình như là thế giới trở nên nhỏ  bé hơn, nhưng mọi người gần nhau hơn là trong quá khứ. "

Vừa nói vừa mỉm cười, bà đùa: " Tôi nhận rất nhiều hoa hồng. Nhưng có một điều mà các người bạn Âu Châu cần biết là nhánh hoa hồng quá lớn , rất khó để tôi cài lên tóc. Tôi thích các loài hoa nhỏ hơn và mềm dịu hơn "
Gilles Bouleau
Được ký giả Gilles Bouleau, đài truyền hình TF1, phỏng vấn trong khu vườn Mùa Đông của Thượng Viện Pháp, bà cho biết là bà đọc truyện của văn sĩ Bỉ Georges Simenon (ông cò Maigret) " để trau dồi Pháp ngữ, vì các tác phẩm của Simenon chan chứa tình người.

Bà cho biết cũng không thích người ta tôn sùng bà như một"thần tượng " vì thần tượng là "thụ động", khác hẳn với con người. Mặt khác , người ta không có coi bà như một "thần tượng " mà như một con người, cần sự giúp đỡ của người khác".

Bà còn nhấn mạnh đến sự "làm việc" và " sức mạnh nội tâm" và cũng nhờ đó mà bà còn chịu đựng được đến ngày hôm nay.  

 Đến chiều, theo lời yêu cầu của bà, một cuộc hội thảo với sinh viên đại học La Sorbonne lúc 17h dưới sự chủ tọa của Geneviève Fioraso tổng trường Đại Học và Nghiên Cứu.

Sinh viên La Sorbonne

   Aung San trả lời nữ ký giả Elise Lucet đài truyền hình FR2 

 

Aung San  trả lời nữ ký giả Elise Lucet đài truyền hình FR2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ sáu 29.06.2012, bà lên đường trở lại Miến Điện, và tiếp tục cuộc  đấu tranh cho dân Chủ và Nhân Quyền còn rất nhiều chông gai cạm bẫy.

Về tới Rangoon thứ bảy  30.06 lúc 6g45 ( giờ Paris)

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link