ASEAN gặt hái kết quả trong chuyến công du của Clinton tại châu Á
Daniel Ten Kate
Sự quan trọng của nền kinh tế phát triển tại Đông Nam Á châm dầu cho một cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, đã khiến Mỹ nâng cấp cam kết của Hoa Kỳ trong khu vực có dân số 600 triệu người để chống lại Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ thăm Việt Nam và Lào trong tuần này trước khi bà đến Cambodia để tham gia các phái đoàn từ 25 nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Liên minh châu Âu tại một cuộc họp về an ninh hàng năm. Bà Clinton cũng sẽ công bố “nguồn tài nguyên mới và đáng kể” cho các quốc gia dọc theo sông Cửu Long, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Kurt Campbell cho biết vào ngày 27 tháng 6.
|
Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton |
Đồng minh của Mỹ, Nhật Bản và Nam Hàn cũng đang tìm các mối quan hệ chặt chẽ hơn trong khu vực Đông Nam Á để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong một khu vực nơi có tỷ lệ phát triển kinh tế nằm trong số cao nhất thế giới. Hồi tháng Năm, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta, tuyên bố Hoa Kỳ sẽ đưa 60% lực lượng hải quân Mỹ đến Thái Bình Dương vào năm 2020 vì sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc ngày càng tăng có thể gây ra sự cọ sát với các nước láng giềng trong vùng.
“Các nước Đông Nam châu Á thực sự thích có một chút căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vì họ có thể đắc lợi ở giữa hai cực,” Ian Storey, một người nghiên cứu tu nghiệp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nói. Hội nhập kinh tế lớn hơn có nghĩa là “một cuộc xung đột lớn không thể xảy ra vì nó không có lợi cho bất kỳ nước nào và giá quá cáo,” ông nói.
ASEAN mở rộng
Năm nền kinh tế trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Việt Nam cùng với Trung Quốc và Ấn Độ sẽ vượt qua phần còn lại của thế giới trong vòng hai năm tới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết trong một báo cáo hồi tháng Tư. Năm 2013, 5 nước ASEAN sẽ tăng trưởng 6,2%, so với 2,4% ở Mỹ, 0,9% trong khu vực Euro và 1,7% ở Nhật Bản, bản báo cáo cho hay.
“Hoa Kỳ đang tăng mức đầu tư tăng đáng kể về mọi mặt, ngoại giao, kinh tế, chiến lược, và bằng những cách khác - trong khu vực này của thế giới,” bà Clinton cho biết hôm qua trong một bài phát biểu ở thủ đô Mông Cổ Ulan Bator. “Tâm điểm của chiến lược của chúng tôi, điểm hội tụ cho tất cả mọi vấn đề, là sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho dân chủ và nhân quyền.”
Mỹ đang đàm phán một thỏa hiệp thương mại gồm chín quốc gia trong đó có bốn quốc gia ASEAN, và đã nới lỏng các biện pháp trừng phạt Myanmar hồi tháng Năm, vì chính phủ tại đây đã có những bước tiến tới dân chủ sau năm mươi năm dưới chế độ quân phiệt.
“Đây là một bước ngoặt đối với Miến Điện và Hoa Kỳ sẵn sàng tạo điều kiện tham gia [phát triển] kinh tế,” David Adelman, Đại sứ Mỹ tại Singapore, người sẽ dẫn đầu một phái đoàn thương mại sang Myanmar vào tháng tới, đã viết trong một e-mail. “Đông Nam Á là một trong những điểm trọng tâm của nền kinh tế của thế giới ngay bây giờ và Miến Điện là một thị trường có cơ hội phát triển lớn.”
Sự đi lên của Trung Quốc
Mỹ quyết định tăng cường quan hệ kinh tế với ASEAN sau khi Trung Quốc thay Hoa Kỳ trong vị trí đối tác thương mại lớn nhất của khối 10 nước trong mười năm qua. Trung Quốc chiếm 11,3% tổng số thương mại của ASEAN trong năm 2010, so với 9,1% tổng số là mua bán với Mỹ, theo dữ liệu của ASEAN. Năm 2000, Mỹ chiếm 16% tổng số thương mại của ASEAN, so với 4% của Trung Quốc.
Đối với nền kinh tế đang phát triển của họ, các quốc gia ASEAN vẫn bị lu mờ trước Trung Quốc ở vị trí đối tác của Mỹ. Mỹ giao dịch với TQ ở mức 503 tỷ đôl-la hàng hóa trong năm 2011, hơn lần 2 rưỡi sự tổng số 194 tỷ đô-la mậu dịch với Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Việt Nam và các quốc gia khác, theo US Census Bureau.
“Khối lượng thương mại khổng lồ giữa Trung Quốc và Mỹ vượt xa bất số mậu dịch nào xảy ra trong khu vực Đông Nam Á,” Jeremy Haft, người sáng lập của BChinaB, giúp các công ty Mỹ mua và bán hàng tại Trung Quốc. “Siêu tổng công ty của chúng tôi đã dành 15 năm thu xếp chuỗi cung ứng và hậu cần.”
Không mong manh
Trung Quốc vẫn là “đầu mối quan hệ thương mại năng động” cho Mỹ, Haft, một thành viên của Hội đồng Quan hệ đối ngoại, cho biết.
“Nó không phải quá mong manh đên nỗi chúng ta không thể kinh doanh trong khu vực,” Haft cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Tôi hoan nghênh Ngoại trưởng Clinton trong những vận động gần đây của bà trong khu vực. Đó là thông điệp đúng cho Trung Quốc: Chúng tôi mạnh ở đó và chúng tôi sẽ ở lại đó [khu vực ĐNA].”
Và cũng không phải Mỹ lên kế hoạch để “cân bằng lại” chiến lược quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là dấu hiệu sẵn sàng đụng độ với Trung Quốc, một quốc gia cũng có sức mạnh hạt nhân, theo Catharin Dalpino, một học giả về Đông Nam Á học tại trường Nghiên cứu Quốc tế Cấp cao Johns Hopkins ở Washington.
“Tôi không thực sự nghĩ rằng chính sách của Mỹ nhằm tạo sự tự tin sai lạc cho các nước trong khu vực” khi có thái độ cứng rắn với Trung Quốc, Dalpino nói.
Tuyên bố Chủ quyền Lãnh thổ
Tầm quan trọng kinh tế của Trung Quốc đã ngăn chặn ASEAN hình thành một quan điểm chung về vấn đề như tranh chấp lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), theo Zhu Zhiqun, một giáo sư tại Đại học Bucknell ở Lewisburg, Pennsylvania. Hãng khai thác dầu khí quốc doanh của Việt Nam đã cảnh báo Trung Quốc hồi tháng trước phải ngưng khai thác vùng biển đang tranh chấp mà các nhà lãnh đạo của Hà Nội đã được trao cho các công ty như Exxon Mobil Corp và Gazprom.
Các quốc gia ASEAN không có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ thấy “mối quan hệ của họ với Trung Quốc có lẽ quan trọng hơn mối quan hệ của họ với Phi Luật Tân, Việt Nam, hay Brunei,” ông Zhu, người hiện đang ở Viện Đông Á tại Đại học Quốc gia Singapore. “Họ có thể không công khai ủng hộ Trung Quốc trong vụ tranh chấp này, nhưng người ta hiểu là họ không muốn xúc phạm Trung Quốc.”
Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết tuần trước ông có thể nhờ Hoa Kỳ giúp đỡ; Hoa Kỳ là một đồng minh hiệp ước, có thể giúp đỡ theo dõi sự xâm nhập ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
‘Không có mối đe dọa’
“Như mọi quốc gia, chúng tôi có một lợi ích quốc gia, trong tự do hàng hải, trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, và hoạt động thương mại không bị cản trở, hợp pháp trong vùng biển Nam Trung Hoa,” ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton, cho biết ngày 08 tháng Bảy tại Tokyo. “Vì vậy chúng tôi tin rằng các quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương nên hợp tác bằng con đường ngoại giao để giải quyết những tranh chấp không cần ép buộc, không có sự đe dọa, và không có xung đột.”
Trung Quốc sẽ làm việc với từng quốc gia liên quan đến tranh chấp, Thứ trưởng Ngoại giao TQ, Cui Tiankai, cho biết tuần trước tại Hồng Kông, và nói thêm rằng Hoa Kỳ không có chủ quyền trong vùng Biền Đông.
“Chúng tôi tôn trọng vai trò của ASEAN như là “lèo lái” trong sự hợp tác Đông Á,” Cui nói. “Trung Quốc không bao giờ có tham vọng thống trị các vấn đề của khu vực và chúng tôi không nghĩ rằng không ai nên toan tính như thế bao giờ.”
Những thành viên ASEAN đã đạt được một thỏa thuận ngày hôm qua về một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), và sẽ có các cuộc đàm phán với Trung Quốc, Kao Kim Hourn, một quan chức Bộ Ngoại giao Cambodia cho biết, tại Phnom Penh.
"Ngay bây giờ những gì chúng ta đã làm được nhất trí về các yếu tố quan trọng từ ASEAN chỉ", Kao Kim Hourn. "Từ bây giờ, họ phải bắt đầu các cuộc thảo luận với Trung Quốc."
Những quốc gia Mekong
Trung Quốc, thực hiện một hiệp định thương mại ưu đãi với ASEAN trong năm 2010, đã thành lập một quỹ cổ phần tư nhân được nhà nước hậu thuẫn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, năng lượng, và nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á nhắm có tài sản tới 10 tỷ USD. Nền kinh tế trị giá 6.000 tỉ đô-la của TQ lớn bằng khoảng 15 lần tổng hợp của những quốc gia khác trong tiểu vùng sông Mê Kông, gồm có Myanmar, Cambdia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Mỹ đã bắt đầu Dự án Hạ lưu sông Mekong trong năm 2009 để nâng cao quan hệ với Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam về y tế, giáo dục, môi trường và cơ sở hạ tầng. Sau khi triệu tập cuộc họp, bà Clinton sẽ đưa doanh gia đi gặp giới lãnh đạo kinh doanh tại một diễn đàn ở Siem Reap, Cambodia.
Nhật Bản bắt đầu các cuộc hội đàm tương tự với các quốc gia Mekong trong năm 2009 và hồi tháng tư đã cam kết đầu tư 600 tỉ ¥ (khoảng 7.5 tỉ USD) vào cơ sở hạ tầng trong vòng ba năm tới. Nam Hàn năm ngoái, lần đầu tiên, đã tổ chức các phiên họp với đại diện từ các nước dọc theo sông Cửu Long và đang muốn co hợp tác nhiều hơn nữa.
Giảm Nỗ lực
Nếu không có sự phối hợp thích hợp, các kế hoạch phát triển khác nhau có bị giảm mất nỗ lực của các nhà cho vay đa phương như Ngân hàng Phát triển châu Á để thâu được lợi nhuận cao nhất từ tiền viện trợ, theo Stephen Groff, một phó chủ tịch của Ngân hàng Phát triển châu Á. Đồng thời, lãi suất tăng là điều tự nhiên vì bất ổn kinh tế ở Mỹ và châu Âu, ông nói.
“Đây là khu vực trên thế giới có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bậc trung và dài hạn,” Groff cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Dù có nhiều vấn đề xung quanh Trung Quốc, trên thực tế đây là vùng năng động trong 50 năm tới, và các chính phủ tai đây đề biết thế.”
Nguồn: Asean Reaps Rewards as Clinton Counters China: Southeast Asia. By Daniel Ten Kate. Bloomberg News on July 09, 2012.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment