Tuesday, July 10, 2012

NỖ LỰC ĐẤU-TRANH CHỐNG CSVN: 37 NĂM NHÌN LẠI.

NỖ LỰC ĐẤU-TRANH CHỐNG CSVN: 37 NĂM NHÌN LẠI.

 

Thế Huy Paris

Xem lại hình ảnh cuộc biểu tình do Tổng-Hội sinh-viên VN tổ-chức tại Paris ngay sau khi VC tràn vào thủ-đô Sàigòn ngày 30-4-75, với nhiều ngàn người trẻ VN chít khăn tang tuần-hành tại Thủ-đô Pháp tôi đã không cầm được nước mắt, khi hồi tưởng lại những ngày ấy, tại miền Nam hàng ngàn người vừa nằm xuống vào những giờ phút sau cùng của cuộc-chiến. Hàng ngàn người lính thuộc nhiều binh-chủng khác nhau đã tự-sát.

 

Họ không phải là những sĩ-quan cao-cấp nên không được ai biết tên. Họ đã tự-sát tập-thể bằng lựu-đạn từng nhóm nhỏ năm bẩy người tại Sài gòn, Thủ-Đức, Biên-Hòa hoặc tại tư-gia như mộtsố người mà chúng ta đã đề cập đến sau ngày tang chung của đất nước. Cũng vào thời điểm ấy hàng chục triệu người trên toàn lãnh thổ miền Nam, trong đó có tôi, hoảng loạn không biết đời sống và tính-mạng của mình sẽ đi về đâu.

 

Dù làn sóng người Việt tỵ-nạn mới bắt đầu, dù nước Pháp không phải là nơi được nhiều người Việt tỵ nạn chọn làm nơi cư-trú và dù người Việt tại Paris và vùng phụ-cận chưa đông, nhưng những cuộc biểu-tình tưởng niệm ngày mất nước những năm 1976 ,77, 78 với hàng chục ngàn người tham dự làm ngạc nhiên người dân bản-xứ khi người ta theo dõi cuộc diễn-hành từ công-trường Trocadéro ở hữu-ngạn sông Seine tiến về Tòa Đại-Sứ VC tại số 62 đường Boileau thuộc quận 16, Paris với một rừng cờ vàng ba sọc đỏ và sự góp mặt của đủ mọi thành phần người Việt Quốc-gia tại Pháp.

 

Những năm sau đó, làn sóng người Việt tỵ nạn lên cao, nhưng các cuộc biểu tình chống cộng bắt đầu đi xuống và càng ngày càng vắng vẻ hơn bởi khá nhiều lý-do, trong đó nguyên-nhân chính là:

1.-VC gửi những cán bộ chính trị vào trong khối người tỵ-nạn vượt biên để nằm vùng trong hàng ngũ QG nhằm nắm vững tình hình, tâm-lý và các hoạt-động của khối người Việt tại hải ngoại ngày càng đông, hầu phác họa các kế hoạch gài bẫy và làm ung thối các hoạt động của các tổ chức chốngCộng .

 

Đâylà bước khởi đầu và quan trọng nhất trong công-tác tình báo.Vào thời điểm ấy,cộng đồng người Việt hải ngoại nói chung, còn thiếu tổ chức và rất ô hợp và là một môi-trường rất dễ dàng cho VC triển khai công tác.

 

Trong suốt chiều dài cuả cuộc chiến Quốc-Cộng tại VN,chính-phủ VNCH với tất cả các hệ thống an-ninh, tình báo và phản gián chằng chịt mà còn bị gián-điệp địch xâm nhập từ trên xuống dưới thì với tập thể người Việt hải-ngoại xô bồ và không kiểm soát được vào những năm đầu tỵ nạn, dĩ nhiên đối với chúng ta tình thế lại càng khó khăn và phức tạp hơn. Sau khi mất nước, người ta phanh- phui ra:vợ ông thủ-lãnh đảng này là CS nằmvùng, một số đảng-viên cao cấp của đảng kia là VC hoặc đảng trưởng của đảng nọ thả tên trùm gián-điệp địch vì bị mua chuộc hoặc thông-đồng với CS!

 

Các tổ chức đấu tranhvà nhiều đảng phái kỳ cựu, sau khi ra khỏi nước vì muốn mở rộng thế lực và khoa trương thanh-thế đã khuyến dụ và kết nạp bất cứ ai, bất kể thuộc thành phần và quá khứ nào vào đảng.

 

Đó là một sự thực không aicó thể chối cãi được và đó cũng là việc mở rộng cửa rước những tên gián-điệp CS vào tổ chức củamình.

 

2.-Một số tổ chức đấu tranh người Việt tại Pháp và tại Mỹ cũng như tại một vài nước khác có đông người Việt nghĩ đếnviệc khởi xướng một cuộc kháng-chiến võ trang đưa người từ hải ngoại về trong nước hoặc móc nối với các khuynh-hướng CS bất-mãn bị CSVN hất ra khỏi hệ thống quyền lực tức là nhóm kháng chiến Nam-bộ nằm trong Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTDTGPMN) hầu dựa vào lực-lượng sẵn có của thành phần này để lật ngược thế cờ.Cả hai chủ-tương ấy đều chứng tỏ rằng những người cầm đầu những tổ chức này không hiểu gì về môi trường chính trị của người Mỹ và ngây thơ trong việc đánh giá hàng ngũ cán-bộ CSVN.

 

Chính-phủ và quốc-hội Mỹ mà đằng sau là những nhóm tài phiệt Mỹ,là những người thật sự hoạch định đường lối và chính sách Mỹ trênthế giới, từ năm 1970 đã tìm cách rút quân ra khỏi Miền Nam, phủi tay, quay lưng và bán đứng VNCH cho CS Thế Giới vì lợi ích lâu dài của họ.

 

Trong bối cảnh ấy, một cuộc kháng chiến võ trang, dù có mang được người vào trong nước thì lực lượng đó được bao nhiêu,cuộc chiến chênhl ệch đó sẽ kéo dài mấy chục năm,vấn đề tiếp-liệu và đạn dược trong thời gian mấy chục năm đó tìm kiếm ở đâu? Ngân sách do sự đóng gópcủa người Việt hải ngoại hay do sự yểm trợ của thế lực nào trên thế giới?

 

Quốc gia nào trên thế giới lại ngây thơ tham-dự vào một cuộc chiến phiêu-lưu, kéo dài mà không thấy lợi-ích gì trước mắt. Người ta đã quên một điều rất căn-bản là tại các nước dân-chủTây Âu, những người lãnh-đạo như Tổng Thống, Thủ-Tướng thay đổi theo từngnhiệm kỳ qua sự tín nhiệm của người dânvà chính sách của họ cũng vì thế mà thay đổi theo.

 

Hôm nay họ yểm trợ mình, nhưng năm sau họ thay đổi chính-phủ do một đảng khác cầm quyền thì đường lối của họ cũng đương-nhiên đổi khác. Những người khởi xướng nỗ lực này hoặc là ngủ mơ hoặc chỉ nhắm mục đích lợi dụng sự bồng-bột và tinh-thần hăng-say của quần chúng trong việc đóng góp để thủ lợi riêng, phản-bội và giết chết niềm tin của những người còn nặng lòngvới Đất Nước.

 

Sự kiện này đã xảy ra và là một vết thương đang rỉ máuvới những biến chứng ngày càng trầm-trọng hơn, làm ung thối nỗ lực đấu tranh cho một nước VN thoát khỏi gông cùm CS.

 

Khuynh hướng muốn dựa vào nhóm CS bị mất quyền trong MTDTGPMN để chuyển biến tình thế còn đáng trách hơn bởi họ không có một chút kiến thức chính trị nào, dù ở mức tốit hiểu, để hiểu rằng bất cứ một liên-minh chính-trị nào cũng phải đặt trên tương-quan thế, lực và thủ-đoạn chính-trị.

 

 Cả ba lãnh-vực đó, chúng ta đều không có gì hoặc có, nhưng không đáng kể.Một liên-minh với tình trạng đó, nếu thành hình thì chỉ là cái bẫy của địch hoặc chỉ là con bài cho người ta khai-thác.

 

Trong cuộc đấu tranh chính-trị, nhiệt tâm và sự dấn-thân rất quan trọng, nhưng chưa đủ vì còn các yếu-tố căn-bản là ước tính tình thế và dự trù khả năng ứng phó trước những đột biến có thể sẽ xảy ra, nhất là đó lại là một liên-minh võ trang hoạt động trong lòng địch.

 

Quan-niệm đơn giản rằng“Kẻ thù của kẻ thù ta là bạn ta” là cách suy-nghĩ ấu-trĩ, nông-cạn và nguy-hiểm, nhưng quan-điểm đó đã có người chủ xướng và một số người đã chết một cách bẽ bàng và vô ích.

 

3.-VC mở cửa cho người Việt hải ngoại về thăm nhà:

Đây là một con dao hai lưỡi đốivới CSVN bởi nếu mạng lưới kiểm soát ở trong nước không kỹ- càng thì những tổ chức chống Cộng hải-ngoại sẽ lợi-dụng làn sóng người về thăm nhà như những người làm công tác giao liên với các tổ chức kháng chiến tại quốc nội.

 

Nhưng trước khi cho người Việt về thăm nhà, VC đã kiện toàn được mạng lưới công an để kiểm soát từ trung ương cho đến hạ tầng cơ sở để bảo đảm rằng sẽ không còn một tổ chức kháng chiến nào ở trong nước và ở hải ngoại không còn một nỗ lực nào có khả năng gây rối.

 

Người về thăm nhà ngày càng đông và trở thành một phong trào lan rộng trong cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới. Sự việc này là một trong những yếu tố chính tạo nên tình trạng suy thoái trầm trọng trong nỗ lực đấu tranh chống Cộng của người Việt Quốc-gia bởi khi đã về VN rồi thì, hầu hết người ta xal ánh mọi sinh hoạt đấu tranh nếu họ, vì một lý do nào đó, còn dự định về lại VN trong những lần tới.

 

Sau khi Hoa kỳ bỏ cấm vận đối với CSVN, nhiều người Việt ở Mỹ và các nơi khác gửi rất nhiều tiền về gọi là giúp thân nhân tại VN và con số trung bình hàng năm lên tới hàng chục tỷ mỹ kim.Một số người khác còn gửi tiền về nhờ người nhà đứng tên để mua đất, xây nhà hoặc thành lập các công-ty làm ănvới VC mà thương-vụ lên tới nhiều chục triệu đô la.Một số người làm ăn hoặc làm kinh-tài cho VC này vẫn đóng vai trò nhân sĩ hoặc đứng đầu một số sinh hoạt đấu tranh tại hải-ngoại.

 

 Có lẽ, đã đến lúc cộng-đồng người Việt hải ngoại (CĐNVHN) phải bạch hoá các nhân-vật đứng hàng hai nói trên hầu thanh lọc hàng ngũ để những thành phần này khỏi trà trộn và chui sâu hơn vào hàng-ngũ của chúng ta.

 

I.- Phong trào“cởi trói văn-học” và những người CS được gọi là phản-tỉnh:

1.- Văn học cởi trói:

Năm 1988, trong vai-tròTổng-bí-Thư Đảng CSVN, Nguyễn-văn-Linh ra lệnh“cởi trói văn-học” và sau đó là những khuôn mặt được gọi là văn-học phản-kháng ra đời như Dương-thu-Hương, Nguyễn huy-Thiệp, Trần-mạnh-Hảo…với một số tác phẩm nhằm đả kích những gì được gọi là sai trái của các cấp lãnh đạo trung gian, nghĩa là từ cấp tỉnh trở xuống.

 

Một số khá đông nhà văn, nhà báo và một số tổ chức đấu tranh tại hải-ngoại tung-hô những khuôn mặt tiêu biểu chophong trào văn học phản kháng gồm những người chủ-trương tờ Văn-học, Hợp-Lưu, Người Việt,Trăm Con…và một số nhà văn, nhà báo thuộc nhiều khuynh hướng khác.

 

Văn Bút VN Hải ngoại là tổ chức duy nhất mang tầm vóc quốc-tế còn nằm trong tay người Việt QG bị chia rẽ vì sự kiện trên bởi một số khá đông cho rằng đó là cái bẫy củaVC nhằm bào chữa cho chủ-nghĩa CS và đổ lỗi cho cấp lãnh-đạo trung-gian không chấp-hành đúng chủ-trương và đường lối của Đảng. Nội dung cuả các tác phẩm không hề dám đụng chạm tới mấu chốt cuả sự khốn cùng, tha hoá cuả xã hội là do chủ nghiã CS mà những ai đã sống trong đó, dù đần-độn đến mấy, cũng phải nhìn ra.

 

Do đó, chúng tôi cho rằng sự cởi trói ấy không thật vì nóvẫn nằm trong vòng phân giới hạn cuả đảng CSVN.

 

Cuốn “Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương” được nhóm người ca ngợi Dương-thu-Hương, Nguyễn-huy-Thiệp, Trần-mạnh-Hảo…viết và phát hành ở Mỹ.

 

Những năm kế tiếp, Viên-Linh làm Chủ-tịch VBVNHN thì chủ trương “giao-lưu văn hóa “ Quốc-Cộng được đề cập tới nhiều hơn và đó là nguyên nhân sâu xa và đích thực cho sự phân hóa kéo dài khá lâu khiến cho VBVNHN mất rất nhiều uy-tín trong Văn Bút Quốc Tế.

 

Vào thời điểm phong trào này đang là chủ đề của những cuộc tranh cãi của hai phe ủng-hộ và đả phá chủ trương củaTBT Đảng CSVN, người viết bài này đã đưa ra một số bài phân-tích để chứng minh rằng đâychỉ là nỗ lực của những người lãnh đạo đảng CSVN nhằm xì hơi một qủa bóng đã quá căng để tránh sự bùng nổ tai hại mà nhà nước không thể kiểm soát được. Cũng trong thời điểm đó, chủ trương Glasnost và Perestroika do Gorbatchev áp dụng tại Liên-Bang-Xô Viết nên CSVN theo Nga, muốn cởi mở và thoát dần ảnh hưởng cuả Tầu Cộng. Sau khi chiếm được Miền Nam, VC ký hiệp ước liên minh quân-sự với Nga, tạo nên tình trạng căng-thẳng với TC, nhất là khi VC mở cuộc tấn công Khmer Đỏ là đàn em cật ruột của TCvì TC muốn dùng Khmer Đỏ để bao vây VC ở phía Nam.

 

Đó là lý-do khiến VC bầy ra trò cởi trói văn-học, đồng thời đạo diễn và cổ động ngầm cho khuynh hướng mà sau này Bùi Tín,Vũ-thư-Hiên,Thẩm-võ-Hoàng (1) là những người trốn ra khỏi VN,tự xưng là những “người CS lương-thiện và không biến chất”. Một số nhân-sĩ và tổ chức đấu tranh người Việt tại Âu- châu ôm chầm lấy những nhân vật này và hãnh-diện là đã quen biết được những người tiếng tăm và danh-giá.

 

 Điều đó chứng tỏ rằng nhận định của những người trong hàng ngũ người QG hời hợt,ngây-thơ hoặc đầy cảm-tính. Trên lãnh-vực đấu-tranh, người ta đã trả ithảm đỏ để rước những tên gián-điệp nhị-trùng vào trong hàng ngũngười Việt QG. Một ngày nào đó, VC sẽ dùngnhững con bài được gọi là phản tỉnh, phản kháng hoặc những nhà đấu tranh cho dân chủ trong một kịch bản làm trái độn để hạ cánh an toàn trong hoàn cảnh xấu nhất có thể sẽ xảy ra.

 

Trong những năm đầu, từ 1991 đến 1995, Bùi Tín đã gây được một số ảnh-hưởng trong hàng ngũ người Việt hải-ngoại như MT Hoàng-cơ-Minh và các tổ chức thống thuộc.

 

Nhưng sau đó, dù được sự tiếp tay của nhóm Nguyễn-gia-Kiểng ở Pháp, Đoàn-viết-Hoạt ở Mỹ và một số tay chân khác ở Đông Âu, Bùi Tín cũng chỉ tạo nên được sự tranh cãi và chia rẽ giữa người QG mà không tiến xa hơn được nênVC dùng những con bài khác mới hơn để đốt cháynhững con bài “đã cháy” một cách tích cực, đưa ra những sự kiện rất ngoạn mục, với lập trường gần-gũi vớingười QG để triệt hạ những con bài không còn sử-dụng được này hầu lôi kéo sự ủng hộ của nhữngngười chống Cộng còn sót lại.

 

Mục đích của kịch bản mới này nhằm tạo hậu thuẫn cho một con bài khác, cũng do VC đạo diễn, theo kiểu “lọt nia thì cũng xuống sàng” đều nằm trong sách-lược cuả VC. Trong lãnh-vực điệp-báo, mọi việc đều không đơn-giản như người ta tưởng bởi đó là một môi-trường của đòn phép, thủ-đoạn và tráo-trở mà những người làm chính-trị phải dự-trù và suy-nghĩ. Tuy nhiên, việc xô đẩy những người thật sự chán ghét CS trở lạivới quá khứ CS của họ là một thái-độ thiếu khôn ngoan và phí-phạm hiệu năng của công cuộc chống Cộng nói chung.

 

Những người CS được gọi là thức tỉnh nên sinh hoạt chung với nhau cho cùng một mục đích giải thoát dân tộc khỏi chế độ phản quốc và bất nhân hiện nay.Việc tôn sùng, nhận lệnh, nghe lời chỉ dậy hoặc quỳ lạy họ, nhất định sẽ gây nên những tranh cãi và chia rẽ, bất lợi cho nỗ lực chung là lật đổ những người cầm quyền đã và đang bán nước này.

II.- Sự phát-triển cuả Mạng lưới Thông-tin Toàn Cầu và Nỗ Lực Chống Cộng:

 

Từ hơn ba chục năm trước, những người cầm bút chống cộng tìm mọi cách để bắt liên lạc với quốc nội, hầu gửi những tin tức liên quan đến sinh hoạt đấu tranh tại hải ngoại về trong nước với hy vọng nó sẽ là chất xúc tác để làm bùng lên ngọn lửa đối-kháng ngay tại quốcnội, và để họ hiểu rằng mọi nỗ lực cuả họ sẽ được cả thế giới yểm trợ một cách tận-tình và mạnh-mẽ.

 

Việc liên lạc giữa những người chống cộng trong và ngoài nước ấy đã là bước đầu dẫn đến vụ án“Hồ Con Rùa” khiến một số văn-hữu lâmvào vòng lao lý và nhà văn Dương-hùng-Cường đã chết trong tù.

 

Nhắc lại việc này, người viết muốn chứng minh rằng việc thông tin trước kia rất khó khăn và chúng ta đã phải trả một giá quá cao. Ngược lại, từ hơn mười nămqua, mạng lưới thông tin toàn cầu qua Internet phát triển rất nhanh, với khả năng vượt qua những bức tường lửa ngày càng tinh-vi.

 

Chuyện gì xảy ra tại VN chỉ một giờ sau cả thế giới đều biết và ngược lại. Internet đã về đến cả các vùng quê rất xa thành phố ở VN. Những bước tiến cuả khoa học về lãnh vực này là một điều thuận lợi vô cùng cho cuộc đấu tranh hỗ tương giữa trong và ngoài nước.

 

Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao từ ngày Internet phát triển đến nay, sự đối kháng cuả người Việt ở trong nước không có gì được coi là khởi sắc?Phong trào dân oan khiếu kiện, biểu tình vì bị cưỡng chế, hầu như bị cướp đoạt đất đai, nhà cửa vẫn dậm chân tại chỗ,dù đó là vấn đề sống còn, liên quan trực tiếp đến quyền lợi thiết thực và đời sống hàng ngàycuả họ?

 

Những vụ cướp đất ngày càng nhiều và xảy ra hầu như ở khắp nơi, tại sao những cuộc biểu tình không lan rộng và tiến hành đồngloạt trên toàn quốc để tạo tiếng vang và áplực cần thiết, để nhà nước không thể làm ngơ hoặc giải quyết một cách vô lý theo kiểu xã đổ cho huyện, huyện đổ cho tỉnh được?

 

Qua Internet, người ta hiểu rằng đất đai bị cướp đoạt và được bồi thường bằng một giá rẻ mạt đó được các tổ hợp nhà đất, do con của Nguyễn tấn Dũng hoặcdo thân nhân của các ông tai to mặt lớn khác đứng đầu, được bán lạivới giá cao gấp nhiều ngàn lần cho các đại gia của chế độ CS?

 

Hàng ngàn câu hỏi về các vấn đề khác được đặt ra như việc đàn áp, sách nhiễu sinh hoạt nhắm vào các nhà thờ, chuà chiền, chiếm đất của các tôn giáo là những vấn đề rất nhạy cảm, nhưng phản-ứng cuả người dân vẫn chỉ sôi nổi trong một thời gian ngắn rồi thôi? Các vụ mánh mung, tham-nhũng của mọi cấp cầm quyền được phanh-phui trên báo chí, trên Internet mỗi ngàytừ nhiều năm nay khiến mọi người nhìn rõ bộ mặt thật cuả chế độ, nhưng phản ứng cuả người dân vẫn như không có gì xảy ra?Người dân trong nước vô cảm hay bị liệt kháng?

 

Cách đây ba chục năm, một số người lạc quan cho rằng chỉ cần tìm ra sự thật để chứng minh rằng Hồ chí Minh là tay sai của Đế Quốc CS,lật mặt nạ để cho người dân hiểu được con người thật và phá vỡ huyền-thoại về HCM thì ít nhất,VC sẽ bị lung lay và khốn đốn vì VC chỉ dựa vào thần tượng HCM để tồn tại.

 

Ngày nay, qua những tài liệu được chứng minh rõ ràng trênInternet, bất cứ ai và bất cứ lúc nào, người ta cũng có thể truycập để hiểu về HCM với tất cả những bằng chứng hiển nhiên không thể chối cãi được về quá khứ qua từng giai đoạn của y và cuả đảng CSVN với thành tích làm tay sai cho Đệ Tam Quốc Tế CS, đời sống cá nhân trụy lạc,viết lách để tự ca ngợi mình… tự nhận là không có tư tưởng gì vì đã có Mao-trạch-Đông nghĩ trước và hàng trăm điều khốnnạn khác.

 

Đảng VC thời đại sau HCM bán nước cho Tầu ngay trong thời bình (hơn 20năm sau khi bị Tầu Cộng tấn công tại vùng biên giới giữa hai nước), nhượng đất, bán biển cho Tầu,hèn với giặc, ác với dân….và hàng trăm, hàng ngàn những việc hèn hạ và phản quốc khác mà người ta vẫn để chúng đè đầu cỡi cổ? Người dân trong nước thờ ơ với ngay chính đời sống của họ và tương-lai cuả con, cháu họ thì chúng ta tại hải ngoại làm được gì để cứu họ?

 

Họ chờ đợi gì: Đèn xanh, đèn đỏ cuả các thế lực quốc tế chăng?Chúng ta phải thường xuyên nhắc cho họ hiểu rằng sẽ không bao giờ có việc đó xảy ra vì môi trường chính trị thế giới không một nước nào nghĩ đến quyền lợi cuả nước khác; ở đó là cảnh cá lớn nuốt cá bé.

 

Việc lôi kéo đồng minh trong thời chiến tranh lạnh đã chấm dứt từ 40 năm qua. Thái độ há miệng chờ sung, đợi người khác dọn cỗ cho mình ăn không bao giờ có thể trở thành sự thật.

 

Đợi đám con cháu cuả các lãnh tụ CS như Nguyễn-tấn-Dũng, Trương-tấn-Sang… đi học ở ngoại quốc, thấm nhuần tư-tưởng tự do từ Mỹ và các nước Tây Âu trở về nắm quyền và ban phát tự do, dân chủ và nhân quyền cho họ chăng?Muôn đời sẽ không bao giờ có chuyện đó.

 

Hãy nhìn xem ha ingười con trai và con gái cuả Nguyễn tấn Dũng đang nắm những đặc quyền và đặc lợi gì? Con cuả bọn cán bộ trong Bộ Chính trị Trung Ương cũng đang chạy đua để bòn rút cuả cải trong một đất nước còm-cõi, cạn-kiệt và trên mồ hôi, nước mắt cuả người dân khốn cùng ở trong nước.

 

Việc đặt kỳ vọng vào con cháu cuả bọncầm quyền CS hiện nay sẽ lương-thiện và nhân đạo hơn ông cha chúng là niềm tin cuả những người mắc chứng mộng du,vì một con rắn không thể đẻ ra những con rồng. Một con cú không thể sinh ra được những con chim phượng hoàng. Trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng với CS, quan điểm này phải bị lên án, vì nó sẽ hủy-hoại tinh thần chiến đấu cuả hàng ngũ chúng ta.

 

Con cháu cuả những tên du-kích, những gã hoạn lợn được đi du học ở Mỹ, ở ThụySĩ nhất định sẽ khôn, sẽ thông minh hơn cha chúng, và dĩ nhiên, sẽ thủ đoạn hơn, sẽ tinh khôn hơn, sẽ nhiều thủ thuật để bám chặt quyền bính hơn cả ông cha cuả chúng. Trong sinh-hoạt đấu tranh và chính-trị, những tin-tưởng thiếu căn bản lý-luận theo chiều hướng ấy cần phải loại bỏ,bởi nó sẽ làm chúng ta bỏ cuộc để cho kẻ thù và con cháu chúng cai-trị hết đời này qua đời khác.

 

Từ lâu chúng tôi đã nghe một số người ngây thơ cổ súy cho chiêu bài ấy, và còn tệ hại hơn nữa, có người còn chủ trương “bất chiến tự nhiên thành”. Đó, nếu không phải là cách suy nghĩ cuả những người điên thì cũng là quan điểm cuả đám tay sai kẻ thù, ru ngủ chúng ta để quan thầy cuả chúng mặc tình thao túng.

 

III.- Kết luận:

Qua tất cả các luận điểm được phân tích ở trên, người viết muốn người dân ở trong nước hiểu rằng sẽ không có một phép lạ nào xảy ra, sẽ không một nước nào xả thân cứu vớt chúng ta,và đừng nghĩ rằng các tổ chức đấu tranh tại hải ngoại có khả năng giải phóng VN nếu chúng ta không ra tay tự cứu. Người Việt Hải ngoại sẽ chỉ đóng vai trò yểm-trợ và vận-động dư-luận và áp-lực của cộng đồng thế giới khi toàn dân cùng vùng lên tự cởi trói ./.

 

THẾ -HUY / PARIS.

Viết tại CALIFORNIA 04/07/2012 .

 

Ghi chú: (1) Bùi Tín con cuả Bùi-bằng-Đoàn.

 

Vũ-thư-Hiên con cuả Vũ-đình-Huỳnh bí thư cuả HCM.

Thẩm-võ-Hoàng con cuả Thẩm-hoàng-Tín (France Maçon)Thị Trưởng Hà Nội (thời Pháp) và Chủ-tịch Quốc-hội (thời VC). TVH đào thoát sang Pháp, nhưng sau đó VC cho vợ con cuả TVH sang Paris để“đoàn-tụ gia đình”(!).

 

----- Forwarded Message -----
From: Hoang

Sent: Friday, July 6, 2012 5:03 PM
Subject: [ChinhNghiaViet] Thư Huỳnh Thục Vy gởi chồng

 

 

Thư Huỳnh Thục Vy gởi chồng

Anh ơi,
Em xin lỗi anh.


Em biết rằng em đã làm nhiều người lo lắng cho em, em có lỗi với gia đình và tất cả những người yêu mến em.

 

Từ hôm đi biểu tình bị bắt về công an phường Cô Giang, quận 1 đến lúc lại bị bắt ở Công an phường Tân Quy, quận 7 (Sài Gòn), rồi bị đưa về Quảng Nam em hiểu rằng có nhiều người đã vì thương yêu em mà mất ăn mất ngủ, đặc biệt là những người trong gia đình mình.

 

Những tình cảm đó, những mối ưu tư đó của cô chú bác và bạn bè em không biết cuộc đời mình có dịp để đền đáp hay không?
 

Ảnh Facebook Huỳnh Thục Vy

Nhưng nếu có ai đó em phải xin lỗi trước tiên thì đó là anh. Ba và các cô lo cho em nhưng mọi người đã có nhiều kinh nghiệm khổ đau từ hai mươi năm về trước, khi ba em bị bắt; nên mọi người dễ hiểu và dễ chấp nhận. Còn anh, anh chưa từng đối mặt với cảnh huống như thế. Em xin lỗi anh.

Hôm ngày 1 tháng 7 chúng ta bị đạp, bị nắm tóc lôi lên xe khi tập trung biểu tình ở công viên 30-4, cùng với Minh Đức và Hiếu, anh bị đánh rất nhiều; anh đã hét to: “Các anh có phải người Việt Namkhông?” “Hoàng Sa- Trường Sa- Việt Nam” trong nước mắt.

Em biết từ giây phút đó, anh đã rất hụt hẫng và lần đầu tiên trong đời, tự tâm can, anh đã cảm nhận sống động về sự nhỏ bé, yếu đuối của người dân Việt Nam chúng ta trong chế độ độc tài, cũng như sự tàn ác của công an Cộng sản và sự bất công tột độ trong thể chế này.


Từ trưa ngày 4 tháng 7, sau khi em làm việc với công an phường Tân Quy xong thì em bị giằng khỏi tay anh, bị xô lên xe, chở đi mất tích cho đến khi ngồi viết những dòng này, mình vẫn chưa được gặp nhau vì anh còn ở trong Sài Gòn.

Hình ảnh cuối cùng mà em nhìn thấy khi rời khỏi đồn công an phường Tân Quy, Sài Gòn trong tức tưởi là khi anh khóc và nói: “Các anh bắt vợ tôi đi dâu? Các anh định làm gì vợ tôi?”.

Khuôn mặt anh thất sắc, xám ngắt và nước mắt chảy ròng. Em có thể cảm nhận rõ nỗi đau khổ mà anh phải chịu đựng, cả con người anh lúc đó là một khối khổ đau.
Em xin lỗi anh, anh ơi…


Cho tới hơn 9h tối ngày 5 tháng 7 (34 giờ đồng hồ sau khi bị bắt ở Tân Quy) em bị an ninh tỉnh Quảng Nam bỏ giữa đường trong đêm tối, phải đi bộ về nhà. Em đã mất tất cả chút tự do còn lại của mình, em đã bị thẩm vấn liên tục, bị đói khát, bị khủng bố tâm lý, nhưng người mà em lo nghĩ nhiều nhất vẫn là anh. Anh đã từng nói với em rằng: “Em là tất cả hạnh phúc mà anh có trong cuộc đời này.

Không có em, anh không còn gì cả”. Em hiểu anh cần có em biết bao! Em cũng biết mấy hôm nay anh như người mất hồn khi bị nhiều đe dọa từ những “kẻ lạ mặt côn đồ” rằng chuyến này Huỳnh Thục Vy sẽ hết đời. Tất cả những đau đớn đó, em thấu hiểu cả và …em xin lỗi anh.


Nhưng anh ơi, không có gì trên đời này mà không có nguyên nhân-kết quả và chúng ta biết rằng vạn vật tồn tại trong mối quan hệ tương tác.

Nỗi sợ hãi của em đã giảm đi rất nhiều khi em nghĩ về nguyên lý đó.

Với mỗi hành động mà chúng ta thực hiện, không sớm thì muộn chúng ta sẽ nhận lãnh phản lực của nó; vì thế chúng ta phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả của hành động do mình gây ra. Những người cộng sản biết rõ điều đó anh ạ.


Dù bị khủng bố tinh thần và mệt mỏi về thể xác; nhưng anh ơi, niềm tin của em , sự khao khát của em đối với tự do vẫn là cả một nỗi niềm to lớn không dứt.

Anh hiểu em mà, phải không anh? Em là đứa không chịu nổi những sự lố bịch, những bất công và sự “chướng tai gai mắt”.

Đối với những thứ đó, dù biết mình chỉ là một cá nhân nhỏ bé và bất toàn, em luôn muốn san phẳng chúng đi.


Ngồi trong đồn công an nhìn ra ô cửa kính, từ đáy lòng mình em đã tưởng nhớ và tri ân bao thế hệ người đã vì Việt Nam này mà lãnh nhận đau khổ, tù đày, thậm chí là cái chết.

Dù bị thẩm vấn liên tục, em vẫn cố tạo cho mình những giây phút nghĩ ngơi bằng cách không trả lời những câu hỏi cá nhân hoặc nhưng câu hỏi liên quan đến bạn bè.

Chỉ những gì người ta đã biết bằng cách rình rập, nghe lén điện thoại… thì em mới kể cho họ nghe.

Những lúc em ngồi nhắm mắt, im lặng và hít thở sâu, em nghĩ rất nhiều về cuộc đấu tranh hôm nay, và em nhớ đến một người anh hùng trong lịch sử : Phó Đức Chính. Ông đã bị thực dân Pháp đưa lên máy chém khi mới 23 tuổi.

 

Nhắc đến ông, chúng ta tự nhiên sẽ thấy bình an hơn, vì những đau khổ mà chúng ta đang chịu đựng làm sao có thể so sánh với sự hy sinh tính mạng của một người đang tuổi xuân xanh?


Không thể so sánh cuộc đấu tranh chống Pháp và cuộc đấu tranh hiện nay, nhưng nhìn vào lịch sử, chúng ta biết rằng “Freedom is not free”, phải không anh?

 Mọi thứ đều có cái giá của nó. Những ai hy sinh vì điều tốt đẹp, sẽ nhận được hoa quả tốt tươi. Nhưng ai hành động tàn ác, hy sinh nhân tính để bảo vệ quyền lợi của mình, sẽ nhận lấy những điều tồi tệ do chính mình tạo ra. Đó chính là Công lý anh ạ.


Vì vậy, anh ơi, anh đừng lo lắng, đừng đau khổ. Anh phải mạnh mẽ lên. Chúng ta phải mạnh mẽ lên. Mọi khó khăn còn chưa kết thúc, nhưng chúng ta cũng không đầu hàng.


Em biết rằng chỉ mới có năm ngày nhưng ông chồng 64 kg của em bây giờ đã gầy nhom. Em sẽ bồi dưỡng cho anh. Em sẽ dùng cả cuộc đời này để thương yêu anh, cũng như chúng ta sẽ dùng cả cuộc đời này để yêu thương đất nước này.


Nhiều cô chú bác, anh chị em tuy không ở bên chúng ta nhưng họ luôn giúp đỡ và ủng hộ chúng ta. Dù bị  an ninh cộng sản tịch thu nhiều thứ mà anh chị em trong gia đình chúng ta đã nhịn ăn nhịn mặt để mua như: hai điện thoại di động, hai laptop; cho đến giờ chúng ta vẫn được bình an vì có mọi người. Chúng ta phải ghi nhớ ân tình đó, anh nhé.


Anh ơi, anh cố gắng lên. Chúng ta còn một lễ cưới phải lo thu xếp. Cả anh và em hãy cùng cầu nguyện nhé. Em tin chúng ta sẽ được bình an, hạnh phúc.
Em đang ở quê  chờ anh. Hãy tha lỗi cho em vì đã làm anh phải lo lắng quá nhiều. Em yêu anh.
Vợ của anh
Huỳnh Thục Vy
Tam Kỳ ngày 6 tháng 7 năm 2012

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link