06/08/12 |
Bát quái trận và cuộc chiến trên Biển Đông hôm nay
Bát quái
Bát quái theo ngôn ngữ
cổ có nghĩa là hình tám cạnh treo cao.
Từ trước đến nay, bát
quái thường cho ta liên tưởng: Bát quái là sản phẩm văn hóa của Trung Quốc và
được liệt vào chủng loại văn hóa thần bí Trung Hoa.
Những văn hóa thần bí
này chứa đựng bao nhiêu điều bí ẩn, nhưng không có gì bí ẩn hơn bát quái.
Vậy bí ẩn ở loại văn hóa
này là những gì?
Để gạn đục, khơi trong,
ta hãy loại bỏ đi các mầu sắc mê tín, những dị đoan tà thuyết, những ẩn sĩ tiên
nhân, những thiên nhân cảm ứng, những đạo sĩ luyện đơn,…thì sẽ còn trơ lại nội
dung chính, logic chính của loại văn hóa này.
Sau khi có được nội dung
chính, ý tưởng chính mà trên đó, bát quái ra đời, ta hiểu được rõ ràng tại sao
bát quái trở thành bí ẩn trong văn học Trung Quốc.
Đây là sự rời rạc, không
logic, chắp vá, cứ dường như người Trung Quốc không hiểu được bát quái là gì.
Do sự bất hiểu của mình,
họ tô vẽ tính thần bí cho bát quái.
Bát quái trở thành một
môn bí thuật, chỉ dành riêng cho những người được lụa chọn, những cao nhân,
những ẩn sĩ, mà hình như không có gì kiểm chứng về kiến thức của họ về bát
quái.
Một thí dụ đơn giản, về
nhận định trên, là trường hợp trận đồ bát quái của Khổng Minh.
Tuy Khổng Minh không
phải là ẩn sĩ trong rừng thẳm, núi cao mà là thừa tướng của nước Thục, nhưng
trận đồ bát quái, mà Tam quốc của La Quán Trung mô tả tại hồi 84, được gán cho
2 chữ : Thất truyền.
Gần đây, 1 công trình
tiên phong, năm 2006, của Trần Quang Bình đăng tại http://vietsciences.free.fr/vietnam/vanhoa/kinhdich/loinoidau.htm.
Nội dung của công trình
này cho ta 1 gợi ý rất rõ ràng, đồng thời có nhiều chứng minh: Bát quái là sản
phẩm của Việt Nam.
Hôm nay, trên kinh
nghiệm mà nhà Minh chiếm đoạt “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” của Quốc công tiết
chế Trần Hưng Đạo, trên kinh nghiệm mà Trung Quốc đang xâm chiếm Hoàng Sa,
Trường Sa của Việt Nam, với sự bịa đặt thô bỉ các bằng chứng lịch sử, ta có thể
sơ bộ kết luận rằng : Nếu ngày mai, Việt Nam không đòi ngay lại Hoàng Sa,
Trường Sa thì dăm chục năm sau, vài trăm năm sau, người Trung Quốc sẽ biến 2
quần đảo này là của Trung Quốc với các câu chuyện huyền thoại về nó có từ hơn
2000 năm về trước.
Tôi, ở đây, thêm vào 1
gợi ý để lý giải tính thần bí của các môn học thuật mà người trung quốc thích
tự nhận vơ là do họ sáng tạo ra.
Lịch sử của TQ là lịch
sử chinh phạt, cướp bóc các lãnh thổ của các bộ lạc nằm ngoài biên giới TQ cổ.
Ngoài việc cướp bóc lãnh
thổ, người trung hoa cổ đại còn biết cướp cả văn hóa của các dân tộc bị chinh
phục.
Họ không những du nhập
văn hóa đặc sắc của các dân tộc bị chinh phục, mà họ còn cướp bóc, mà còn biến
các nền văn hóa ấy trở thành của riêng mình.
Đầu tiên là họ cưỡng
chiếm, thu về TQ tất cả những gì liên quan đến đặc sắc dân tộc như các văn tự
cổ, các phát kiến văn hóa cổ như chữ viết, các cách bói toán, gieo quẻ, các
kinh nghiệm dân gian dự đoán về thời tiết…
Thứ đến là họ xóa sạch
mọi dấu vết của đặc sắc vắc văn hóa ấy, tại chính dân tộc vừa bị chinh phục.
Cuối cùng thì đội ngũ
trí thức TQ vào cuộc, và biến các đặc sắc văn hóa này trở thành của Trung Quốc.
Thế nhưng cái sự học
vẹt, cái sự không hiểu thấu đáo của người Trung Quốc đã lòi đuôi ra, khi họ
không hiểu hết bản chất, nguồn gốc của những đặc sắc văn hóa ấy.
Thế cho nên, họ không
thể gắn những hiểu biết của họ vào được trong 1 logic.
Điều này đã được Trần
Quang Bình phát hiện và tiên phong nghiên cứu.
1. Bát quái trận đồ
trong văn học Trung Quốc.
Bát quái trận đồ nổi
tiếng nhất là bát quái trận đồ của Khổng Minh.
Trận đồ này còn gọi là
bát quái trận thạch, do Khổng Minh sai quân lính đắp đá thành 8, 9 đống đá cao
mà thành thế trận. /xem Tam Quốc diễn nghĩa.La Quán Trung, hồi 84/.
Đại tướng quân Đông Ngô
Lục Tốn, khi đuổi Lưu Bị đến gần thành Bạch Đế, gặp phải bát quái trận thạch
này mà sợ hãi lui quân.
Nhà thơ Đỗ Phủ có thơ
khen Khổng Minh rằng:
“Công trùm lên Tam Quốc,
Danh nổi bát trận đồ.”
Gần đây, bát quái trận
còn được nổi tiếng thêm, bởi nhà văn chuyên viết thể loại kiếm hiệp Kim Dung.
Trong cặp chuyện kiếm
hiệp “Anh hùng xạ điêu” -”Thần điêu đại hiệp”, bát quái trận đồ nằm ở tình
tiết: Lão đảo chủ đảo Đào hoa Đông tà, Hoàng Dược Sư, đã giam Lão ngoan Đồng
Châu Bá Thông gần 10 năm trong vườn hoa, bằng trận đồ bát quái, mà những cây
hoa đào lập nên trận đồ bát quái.
2. Bát quái trận đồ và
Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Người anh hùng lỗi lạc
của lịch sử VN, 3 lần lãnh đạo quân đội nhà Trần đánh bại các tướng lừng danh
của đế quốc Nguyên-Mông, Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, là 1 người rất giỏi
về trận pháp.
Điều này ta có thể suy
đoán được. Lịch sử ghi nhận rằng, khi Người viết xong cuốn “Vạn Kiếp tông bí
truyền thư” và khi ban hành, chính Đại vương Trần Hưng Đạo căn dặn:
“Sau này, con cháu và
bồi thần của ta, ai học được bí thuật này phải sáng suốt mà thi hành, bày xếp
thế trận; không được ngu dốt mà trao chữ truyền lời. Nếu không thế thì mình
chịu tai ương mà vạ lây đến con cháu. Thế gọi là tiết lộ thiên cơ đó.’/Đại
Việt sử ký toàn thư/
Vạn Kiếp tông bí truyền
thư cùng với Hịch tướng sĩ và Binh thư yếu lược là những tác phẩm binh pháp của
Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo viết ra, truyền cho đời sau.
Tiếc thay, đến nay, binh
pháp Vạn Kiếp tông bí truyền thư đã bị thất truyền.
Tinh hoa quân sự của dân
tộc Việt Nam, do vị tướng tài vô địch Trần Hưng Đạo tổng kết đã bị giặc nhà
Minh cướp hết các quyển sách đã xuất bản và mang về Trung Quốc.
Nhờ có đoạn mở đầu của
Vạn Kiếp tông bí truyền thư do Đại tướng quân, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư
viết, lưu lại trong Đại Việt Sử ký toàn thư, mà hôm nay, ta biết: đây là một
tác phẩm của Trần Hưng Đạo về nghệ thuật quân sự, có lẽ chủ yếu là bày binh bố
trận, nhưng đến nay đã bị thất lạc. Ông sưu tập binh pháp các nhà, làm thành
bát quái cửu cung đồ, và đặt tên tác phẩm như vậy./Wikipedia- Vạn Kiếp Tông bí
truyền thư/.
“Người giỏi cầm quân
thì không cần bày trận, người giỏi bày trận thì không cần phải đánh, người giỏi
đánh thì không thua, người khéo thua thì không chết.
Ngày xưa Cao Dao làm sĩ
sư mà không ai dám trái mệnh, đến Vũ Vương, Thành Vương nhà Chu làm tướng cho
Văn Vương, Vũ Vương, ngầm lo sửa đức, để lật đổ nhà Thương mà dấy nên vương
nghiệp, thế là người giỏi cầm quân thì không cần phải bày trận vậy. Vua Thuấn
múa mộc và múa lông trĩ mà họ Hữu Miêu đến chầu, Tôn Vũ nước Ngô đem ngươi đẹp
trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở mạnh, phía bắc uy hiếp nước
Tấn, nước Tần, nổi tiếng chư hầu, thế là người khéo bày trận không cần phải
đánh vậy. Đến Mã Ngập nước Tấn theo bát trận đồ, đánh vận động hàng ngàn dặm,
phá được Thụ Cơ Năng để thu phục Lương Châu. Thế gọi là người đánh giỏi không
bao giờ thua vậy.
Cho nên trận nghĩa là “trần”,
là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, Hoàng Đế lập phép tỉnh điền để đặt binh chế.
Gia Cát xếp đá sông làm bát trận đồ, Vệ Công sửa lại làm thành Lục hoa trận.
Hoàn Ôn lập ra Xà thế trận có vẽ các thế trận hay, trình bày thứ tự, rõ ràng,
trở thành khuôn phép. Nhưng người đương thời ít ai hiểu được, thấy muôn đầu
ngàn mối, cho là rối rắm, chưa từng biến đổi. Như Lý Thuyên có soạn những điều
suy diễn của mình, những người đời sau cũng không hiểu ý nghĩa. Cho nên Quốc
công ta[2] mới hiệu đính, biên tập đồ pháp của các nhà, soạn thành một sách,
tuy ghi cả những việc nhỏ nhặt, nhưng người dùng thì nên bỏ bớt chỗ rườm rà,
tóm lược lấy chất thực.
Sách gồm đủ ngũ hành
tương ứng, cửu cung suy nhau, phối hợp cương nhu, tuần hoàn chẵn lẻ. Không lẫn
lộn âm với dương, thần với sát, phương với lợi, sao lành, hung thần, ác tướng,
tam cát, ngũ hung, đều rất rõ ràng, ngang với Tam Đại, trăm đánh trăm thắng.
Cho nên, đương thời có thể phía bắc trấn ngự Hung Nô, phía nam uy hiếp Lâm Ấp.”/Trần
Khánh Dư/
3. Trận thế là gì?
Quân đội dùng để đánh
nhau.
Ngày xưa vũ khí chủ yếu
là gươm, giáo.
Khi hai bên lâm trận,
thường là giao chiến trực tiếp mà hôm nay ta gọi là đánh giáp lá cà. Như vậy
trong trường hợp dùng binh như thế này, các yếu tố sau là quyết định trận đánh
:
- Quân phải tinh, nghĩa
là quân sĩ đã qua huấn luyện, đã thành thục các kỹ năng, hiểu biết và thực hiện
lệnh của chỉ huy.
- Sĩ khí: tinh thần binh
lính.
- Số lượng quân lính.
- Trang bị vũ khí : gươm
phải sắc, mới. Giáo phải nhọn, mới. Áo giáp đầy đủ…
- Thể lực quân sĩ: phải
khỏe, đã nghỉ ngơi đủ, không mỏi mệt.
…
Những yếu tố này thuộc
vào phụ thuộc vào người lính.
Người làm tướng giỏi,
ngoài nắm thiên văn, địa lý, nhân hòa, còn phải biết điều quân, điều khiển các
tướng dưới quyền, thông thạo binh pháp.
Một trong các kỹ năng
điều khiển trận chiến là cách bầy và phá các trận thế.
Trận thế, nói đơn giản,
là các bố trí 1 nhóm quân sĩ theo 1 mô hình nhất định, khác với bố trí hàng ngũ
thông thường. Cách dịch chuyển của những nhóm nhỏ của nhóm này phải tuân thủ
ngặt nghèo theo những qui luật đã định của trận pháp.
Thí dụ sau là 1 mô tả
đơn giản nhất của điều binh, khiển tướng trong trận pháp đơn giản.
Giả sử có 2 đội quân
kình địch nhau, cùng có số lượng quân sĩ là 50 người, và quân sĩ cùng khỏe như
nhau.
Đội A đi từ bắc xuống
nam theo 1 con hẻm chứa đủ để 10 người lính dàn hàng ngang và có thể tác chiến.
Bất ngờ đội B xuất hiện,
hướng hành quân của B là nam lên bắc.
Tướng của B là 1 tướng
giỏi, ông ta đã tập luyện cho binh sĩ biết nghe hiệu lệnh trong trận pháp này.
Ta giả sử thêm rằng 1
người lính của cả 2 đội chỉ thua trận khi gặp 1 đối thủ sung sức hơn, khỏe hơn
mà thôi.
Nếu tướng của đội quân A
không biết trận thế, chỉ cậy khỏe mà đánh tràn đi, thì sẽ thua đội quân B sau
vài chục phút.
Ta mô tả trận này như sau:
Đầu tiên, 10 người lính của đội A chiến đấu với 10 người lính của đội B.
Lúc này 2 bên tương
đương nhau.
Sau 10 phút giao đấu, vị
tướng của đội B hạ lệnh 10 người lính đang chiến đấu ở hàng đầu rút xuống và
thay vào các vị trí chiến đấu là các binh sĩ thuộc hàng số 2.
Vị tướng đội A do không
biết binh pháp, vẫn xua 10 người lính của hàng 1 xông vào trận.
Rõ ràng 10 người lính
của B là sung sức do chưa phải chiến đấu. Theo điều kiện cuộc chiến, 10 người
lính của đội A thua trận, bị phạt mất đầu.
Tướng của A tức khí, xua
10 người của hàng thứ 2 lên.
Vị tướng đội B lại thay
hàng 2 bằng hàng 3.
Từ bây giờ tình huống
trở lại như ban đầu: 10 người lính sung sức của đội A chiến đấu với 10 người
lính sung sức của đội B.
Nhưng lúc này, đã có 1
sự khác biệt cơ bản: đội A chỉ còn 40 quân sĩ, trong khi đội B vẫn còn nguyên
50 quân sĩ. Các quân sĩ ở hàng 1 bây giờ xuống hàng dưới cùng tranh thủ nghỉ
ngơi trước khi lại trở lại vị trí tác chiến.
Ở đội A sĩ khí đã nao
núng, do quân số sụt giảm. Đội B thì sĩ khí tăng cao do thành công ban đầu chém
được nhiều địch.
Rõ ràng kết quả cuộc
chiến đã được định đoạt.
Đội B sẽ thắng, tiêu
diệt hoàn toàn đội A.
Như vậy, từ tương quan
lực lượng như nhau, do nắm vững thế trận và cách điều binh của trận thế mà đội
B thắng.
Thí dụ đơn giản trên cho
ta 1 chân lý: Trận thế là 1 bộ phận tri thức quan trọng của binh pháp, người
làm tướng không thể không nắm vững tri thức này.
4. Một vài trận Bát quái
đơn giản.
Giả sử hôm nay, trên
vùng lãnh hải của Việt Nam tại Trường Sa, Biển Đông, có 45 thuyền đánh cá VN
đang đánh bắt cá.
Bất ngờ xuất hiện 1 số
đông các thuyền đánh cá TQ, không rõ số lượng, có vẻ đông hơn số thuyền VN.
Chiến thuật hôm nay của
các thuyền cá VN là thế thủ, bảo toàn lực lượng.
Ta mô tả một số trận đồ
bát quái đơn giản, thích hợp cho trường hợp này.
Dẫy số tự nhiên từ 1 đến
9, sắp xếp thứ tự như sau: 1,2,3,4,5,6,7,8,9.
Có tổng 1+2+3+..+9= 45.
Dãy số tự nhiên trên, ta
có thể sắp lại theo hình vẽ sau:
|4 | 9 | 2|
|3 | 5 |7 | (4.1)
|8 | 1 |6 | .
Cách xắp xếp theo hàng
ngang và hàng dọc thế này, cho ta 1 tính chất đặc biệt:
“Tổng tất cả các số
thuộc cùng 1 hàng ngang, hay cùng 1 hàng dọc, hay cùng trên 1 đường chéo đều
cho 1 tổng như nhau và bằng 15″.
Dựa trên tính chất này,
ta có thể sắp 45 quân thành 1 trận đồ bát quái đơn giản, nhằm thủ thế, giữ vững
trân địa, với sức mạnh mọi phương, mọi hướng như nhau và bằng sức mạnh của ít
nhất 15 quân.
Các cửa của các số vòng
quanh trung tâm/số 5/ được gọi theo các tên đặt là Hưu, Sinh, Thương, Đỗ, Cảnh,
Tử, Kinh, Khai.
Như vậy ta đã có 1 cách
bố trân bát quái đơn giản.
Nếu coi đây là 1 kiểu
sắp quân và đặt ra luật lệ di chuyển là: bao giờ cũng chỉ di chuyển cả hàng hay
cả cột không chứa số 5. Nghĩa là số 5 luôn là trung tâm.
Cũng có thể đặt thêm
luật lệ là: các quân sĩ đứng im, trung tâm chỉ huy ở số 5. Số lượng 5 quân sĩ
của trung tâm có thể di chuyển, bổ xung cho quân lính ở 8 ô số kia.
Cách dich chuyển quân
theo hàng:
| 8 | 1 | 6 |
| 3 | 5 | 7 | (4.2)
| 4 | 9 | 2 |
hay theo cột :
| 2 | 9 | 4 |
| 7 | 5 | 3 | (4.3)
| 6 | 1 | 8 |
sẽ cho ta thêm 2 cách bố
trận đơn giản khác của bát quấi trận đồ.
Các trân này vẫn đảm bảo
đặc tính thế thủ: Tại các hướng, lực lượng phòng thủ vẫn không thay đổi, có
tổng bằng 15.
Thêm vào cách điều quân
linh động, các nhà quân sự cổ đã nói: thế trận của trận đồ bát quái là linh
hoạt, ảo diệu vô cùng, là như vậy.
Cũng như đã mô tả ở
trên, số lượng các ô số không trung tâm là 8. Các ô này còn gọi là 8 cửa, có
tên là Hưu, Sinh, Thương, Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh, Khai.
Thế là ta đã có những
trận đồ bát quái đơn giản.
Một tướng giỏi, khi quan
sát trận đồ này, phải nhận ra cửa nào là cửa Sinh, cửa Khai, cửa Tủ…
Nếu đánh vào cửa Tử, coi
như thất bại.
Nếu vào cửa Khai, thì an
toàn tính mệnh.
Nhưng phải tìm được cửa
Sinh mà ra thì mới gọi là biết phá trận.
5. Một giải thích cho Hà
đồ và Lạc thư.
Lạc thư là xắp xếp các
số tự nhiên từ 1 đến 9 theo ma trận (4.1). Ta viết lại:
|4 | 9 | 2|
|3 | 5 | 7|
|8 | 1 |6 | .
Bây giờ, ở vị trí người
Lạc Việt cổ đại, ta chọn vị trí khi mặt trời đứng trên đỉnh đầu là vị trí đặc
biệt( hôm nay, đây là vị trí của giờ thứ 12 trong ngày).
Nghĩa là, từ số 9, ta có
thể chọn các cặp đôi gồm 2 số, sao cho không cặp đôi nào có 2 số tự nhiên liên
tiếp.
Ta sẽ thu được các cặp
đôi sau: (9,4)-(3.8)-(1,6)-(7,2). Xắp xếp lại các cặp đôi này sao cho số bé
đứng trước, số to đứng sau, ta có các căp đôi :(4,9)-(3,8)-(1,6)-(2,7).
Lấy 1 ô làm trung tâm,
trong ô này ta viết số 5/10. Tức là: ô này là ô kép, biểu thị bằng số 5 và 10.
Phía trên ô này, ta viết
số 1 và đóng nó vào 1 ô vuông.
Trên ô vuông này ta viết
số 6 và cũng đóng trong ô vuông.
Phía dưới ô 5/10, ta
viết số 2, đóng ô vuông. Dưới ô số 2, ta đóng ô vuông cho số 7.
Phía bên phải ô 5/10, ta
đóng ô số 3 và ô số 8.
Phía bên trái ô 5/10, ta
lần lượt đóng các ô vuông cho số 4 rồi số 9.
Ta thu được kết quả:
| 6 |
| 1 |
|9|4|5,10|3|8|
| 2 |
| 7 |
Hình đồ trên chính là bố
trí các số từ 1 đến 10 nổi tiếng có tên gọi là Hà đồ.
Nó được các nhà “bác
học” TQ gắn với 1 truyện hoang đường là năm nọ, năm kia, xuất hiện trâu trắng
có các xoáy bố trí như Hà đồ.
Mối liên hệ giữa Hà đồ
và Lạc thư trong các sách cổ là không có.
Tác giả Trần Quang Bình
trong nghiên cứu mô tả ở mở đầu bài này, cũng không nêu ra mối liên hệ giữa Hà
đồ và Lạc thư.
Thậm chí Trần Quang Bình
còn cho rằng Hà đồ khó giải thích hơn Lạc thư.
Hôm nay, tôi đã chỉ ra 1
biến đổi đơn giản từ Lạc thư sang Hà đồ.
Như vậy Lạc thư là gốc,
biểu diễn các số từ 1 đến 9, còn Hà đồ là 1 biểu diễn các số từ 1 đến 10.
Cho đến hôm nay, ứng
dụng của Lạc thư nhiều hơn Hà đồ.
Có phải chăng: Lạc thư
là văn thư của dân tộc Lạc Việt. Một nhận biết về qui luật của dãy số từ 1 đến
9.
6. Kết luận.
Cái gì của Cezar sẽ phải
trả cho Cezar.
Để khẳng định bát quái
có nguồn gốc từ Việt Nam, chắc chắn còn phải có đóng góp của nhiều trí thức
Việt Nam hơn nữa.
Thế nhưng cái gì của
Việt Nam sẽ phải trả lại cho Việt Nam.
Tri thức là của chung
nhân loại.
Ai cũng có thể dùng định
lý: “Trong 1 tam giác vuông, tổng bình phương 2 cạnh kề góc vuống bằng bình
phương cạnh huyền”.
Nhưng mỗi khi dùng, xin
bạn nhắc rõ: đây là định lý Pitago.
Kinh nghiệm trên đây cho
ta 1 bài học: Hôm nay, lúc này phải giữ cho được Hoàng Sa, Trường Sa.
Để lâu, Hoàng Sa, Trương
Sa sẽ bị TQ đồng hóa.
Bài học Vạn Kiếp tông bí
truyền thư sẽ lặp lại, bài học bát quái sẽ lại lặp lại.
Vài chục, vài trăm năm
nữa, con cháu VN sẽ phải học lịch sử rằng HS, TS là của TQ, do TQ phát hiện từ
thời nhà Hán.
Nắm vững kiến thức số
học của bát quái, sẽ giúp ích cho cuộc chiến trên Biển Đông, khi Trung Quốc
đang dùng chiến thuật “mộc ngư dân”.
© Nguyễn Nghĩa.
© Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment