Rau Mồng
Tơi (Malabar Spinach)
Mồng tơi (mùng tơi, tầm tơi) tên Hán là lạc quỳ, chung quỳ, yên chi thái, đằng thái, có danh pháp khoa học Basella alba L., thuộc họ mồng tơi (Basellaceae).
Có hai loại mồng tơi thường trồng:
thứ hoa trắng tím, quả đen nhánh và thứ hoa trắng, quả trắng.
Đông y ghi nhận toàn cây mồng tơi
có vị ngọt nhạt, tính hàn, tán nhiệt, mát máu, lợi tiểu, giải độc, tiếp cốt
chống đau, làm nhuận da, hoạt trường, không độc.
Theo Nam dược thần hiệu của Tuệ
Tĩnh, mồng tơi còn có tác dụng hoạt thai giúp dễ sinh. Riêng lá mồng tơi có
vị chua, ngọt, tính mát; có tác dụng hoạt trường, thông đại tiểu tiện.
Tây y cho biết mồng tơi chứa nhiều
vitamin (chủ yếu là vitamin A3 và B3), chất saponin, protein, canxi, sắt...
Đặc biệt chất nhầy (pectin) trong
mồng tơi rất quý để phòng chữa nhiều bệnh: có
tác dụng nhuận tràng, thải chất béo, thích hợp cho người có mỡ và đường cao
trong máu.
Mồng tơi thường được dùng làm thức
ăn như rau cho người bị táo bón, người đi tiểu ít và đỏ, phụ nữ đẻ xong ít
sữa. Dùng tươi giã đắp chữa được sưng đau vú.
Hạt dùng sắc lấy nước
rửa chữa đau mắt. Tán bột hoà với mật ong bôi lên mặt giúp da mặt mịn màng, hoặc
dùng thoa trị rôm sảy.
Nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ,
Thái Lan còn dùng mồng tơi làm thuốc trị lỵ, đại tiện bí kết, viêm bàng
quang, viêm ruột thừa; trị ngoại thương, xuất huyết, bỏng lửa; điều trị bệnh lậu
và viêm quy đầu; trị nấm lang ben, gàu...
Chú ý phải rửa sạch
mồng tơi trước khi ăn.
Rau mồng tơi có
tính mát lạnh, người hay bị lạnh bụng đi ngoài cần cẩn thận khi dùng.
Để bớt lạnh, nên nấu kỹ hoặc phối
hợp với các thức ăn có nguồn gốc động vật
. - Nói đến mồng tơi, người ta nghĩ ngay đến tác dụng nhuận tràng "trơn ruột" để chữa táo bón thường ngày khỏi phải vội dùng những thuốc nhuận tràng của Tây y vốn không tránh khỏi những tác dụng phụ, nhất là đối với người già, trẻ em.
Nhưng còn nhiều công
dụng của rau mồng tơi mà ta cần biết để tận dụng.Rau mồng tơi còn có các tên
mùng tơi, tầm tơi, tên Hán là lạc quỳ, chung quỳ, yên chi thái, đằng thái.
Tên khoa học Basella rubra Lin, họ mồng tơi. Mồng tơi tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mát máu, lợi tiểu, giải độc, làm nhuận da, hoạt trường, không độc. Theo Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh còn có tác dụng hoạt thai làm dễ đẻ.
Trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý
để phòng chữa nhiều bệnh, làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải
chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu.
Tác dụng trừ thấp nhiệt, làm cho người lao động ngoài trời
nắng nóng duy trì được sức khỏe, phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát,
bứt rứt.
Sau đây là một số cách dùng rau mồng tơi:
Thanh nhiệt giải độc:
Có nhiều cách từ đơn giản đến phức tạp.
Ta đã có những cách thông dụng như canh rau mồng tơi, hoặc kèm
rau đay, mướp, cua, tôm... ăn với cà pháo muối giòn thì ngon tuyệt, lại mát
ruột ngon miệng, ăn được nhiều cơm mặc cho trời nóng bức...
Hoạt trường thanh nhiệt dưỡng âm giúp da tươi nhuận: Rau mồng
tơi luộc chấm hoặc trộn vừng đen đã rang tán bột.
Chữa đầy bụng:
Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ (bóc vỏ thái nhỏ) nấu canh ăn vài ba ngày.
Hoặc dùng 4 loại rau sau đây với lượng bằng nhau nấu canh:
mồng tơi, đay, rau khoai, rau má.
Chữa táo bón lâu ngày gây thoát giang:
Lá mồng tơi, lá vông non mỗi thứ 30g, rễ đinh lăng 20g, củ mài
12g (thái mỏng sao vàng), vừng đen 30g (rang nổ) sắc với 600ml nước còn
300ml.
Người lớn chia 2 lần, trẻ em tùy tuổi dùng ít hơn.
Chữa khí hư, suy nhược:
Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái.
Tuần ăn 1-2 lần cách nhau 3-6 ngày. Khi thấy có kết quả cho
thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc.
Món này giúp chị em bồi dưỡng sau đẻ và làm cho da hồng hào,
tóc đen mượt.
Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn món này cũng tốt.Để da tươi
nhuận hồng hào:
Dùng rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn 1 lần.
Chữa tiểu tiện buốt nóng:
Lá mồng tơi 1 nắm, giã nhuyễn, lấy nước cốt pha thêm nước,
chắt lấy nước, uống nóng với ít hạt muối.
Bã đắp vùng bàng quang
.
Nhức đầu do đi nắng:
Lá mồng tơi giã nhuyễn lấy nước uống, bã đắp vào 2 bên thái
dương băng lại.
Tráng dương, trị "yếu sinh lý": Rau mồng tơi, rau ngót, rau má. Mỗi thứ 1 nắm, 1 bộ lòng gà hay vịt, đủ cho 1 người lớn ăn 1 bữa.
Nấu canh, ăn vã hoặc ăn với cơm.
Tuần ăn vài lần. Nếu uống kèm nước cơm rượu, hiệu quả càng
lớn.
Canh rau mồng tơi phối hợp với tôm:
Tôm tươi bóc vỏ bỏ đầu ướp hành muối xào săn, chế nước dùng
sôi cho rau mồng tơi sôi lại.
Tác dụng bổ dương cường thận.
Chữa di mộng tinh:
Rau mồng tơi, đậu nành, lạc.
Mỗi thứ 1 nắm, nấu với 1-2kg xương lợn (xương ống tốt hơn),
hầm kỹ xương lợn trong nồi áp suất rồi mới cho đậu lạc và cuối cùng cho rau mồng tơi.
Có thể cho thêm tiêu bột, nước tương, nước mắm.
Ăn nóng, ăn xong uống nước nóng.
Chữa hoạt tinh:
Trường hợp tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao.
Rau mồng tơi 1 nắm, rau dền tía 1 nắm nấu với 1 đôi bầu dục để
nguyên lớp mỡ và vỏ bọc (không bóc vỏ) cho gia vị. Ăn nóng. Ăn xong uống nước
trà gừng nóng sẽ tăng hiệu quả.
Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen (đã rang thơm) nhai kỹ
nhuyễn rồi nuốt.
Xong uống 1 chén nước cơm rượu, càng có hiệu quả cao hơn.
Chữa đầu vú sưng, nứt, trĩ, mụn nhọt, bỏng:
Lá mồng tơi rửa sạch giã nhuyễn với ít muối đắp lên chỗ tổn
thương.
Da mặt khô nhăn nẻ, tay chân bị cước cũng có thể dùng lá mồng
tơi như vậy.
Chú ý rau mồng tơi phải rửa sạch.
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment