Saturday, August 18, 2012

DTPH Lên tiếng về Những bài viết rất Sai Lệch về chủ thuyết của Karl Marx


Ngày 19 tháng 11 năm 2011



Dương Thị Phương Hằng và Đại Tá Vũ Lăng

Eastbay California



            Hôm nay chúng tôi đọc được rất nhiều bài viết rất Sai Lệch về chủ thuyết của Karl Marx khi  cho rằng đó là một chủ thuyết Duy Tâm, Duy Ác và Hoang tưởng của nhiều tác giả: Đỗ Trọng ( Danlambao), Đinh Thạch Bích .....)

            Hiện nay thế giới đã trở nên toàn cầu hóa chúng tôi muốn khai triển đề tài Toàn Cầu Hóa, Thế Giới Đại Đồng hay Chủ thuyết của Karl Marx: có sự khác biệt giữa ba cụm từ này hay không?

            Câu trả lời của chúng tôi là Toàn Cầu Hóa, Thế Giới Đại Đồng hay Chủ thuyết của Karl Marx không có gì khác biệt. Cách gọi tên cho ý tưởng trên có khác biệt nhưng ý nghĩa căn bản của ba cụm từ trên chỉ là một. Chúng tôi xin chứng minh một cách rất cụ thể.

            Từ những ngày rất xa xưa của những thập niên 1950-1960 chúng tôi đã học về triết thuyết của Karl Marx trong ban Triết của chương trình Pháp và phải đọc hai quyển sách nổi tiếng của Karl Marx là The Communist Manifesto (1848) và Das  Capital (1867). Trường học của chúng tôi là một trường Nữ có tên là Notre Dame du Langbiang của các nữ tu công giáo dòng Chanoiness de Saint Augustin do Hoàng Hậu Nam Phương mời sang Việt Nam để xây dựng ngôi trường đó tại Thị xã lâm Viên, Đà Lạt và lớp học của chúng tôi chỉ có 30 học sinh cả Pháp lẫn Việt. Đa số các học sinh như chúng tôi đều đã hiểu rất rành rọt khái niệm hay ý tưởng về “ class conflict hay class struggle ” của Karl Marx mà mọi người cộng sản trên thế giới trong đó có người cộng sản Việt Nam đã hiểu rất sai và dịch rất sai là Đấu Tranh Giai Cấp theo nghĩa tiêu diệt giai cấp. 

            Theo cái nhìn của Karl Marx về xã hội của ông thời bấy giờ thì mọi xã hội đều do con người tạo dựng và luôn có hai giai cấp. Đó là giai cấp của những người giàu có, những chủ nhân của những cơ sở tài chánh, tài nguyên đất đai, hệ thống hảng xưởng và máy móc và giai cấp của những người thợ nghèo khổ luôn bị giai cấp chủ nhân bóc lột do đó tất cả mọi cội rễ  của những đau khổ mà xã hội loài người phải gánh chịu nằm ngay trong sự tranh chấp không ngừng của những giai cấp đó trong xã hội, giữa những người thợ nghèo khổ bị những người chủ giàu có bóc lột sức lao động để sản xuất ra những sản phẩm cho những người chủ giàu có đó hưởng thụ. Ông đã tin  rằng sự thay đổi của xã hội là tất nhiên dưới hình thức một cuộc nổi dậy của giai cấp thợ thuyền nghèo khổ bị trị và bị bóc lột nhằm lật đổ giai cấp chủ nhân tham lam. Giai cấp nầy đã thống trị và nắm giữ hầu bao hay đời sống kinh tế của những tầng lớp thợ thuyền nghèo khổ từ rất lâu đời, cả hàng nghìn năm qua. 

            Như vậy, muốn thay đổi xã hội thì giai cấp bị trị và bị bóc lột phải đứng lên làm một cuộc cách mạng và cuộc cách mạng nầy sẽ phải đổ máu để phá tan xích xiềng nô lệ và sẽ kiến tạo một xã hội không còn giai cấp có nghĩa là không còn những bóc lột. Khi đó những người công dân sẽ làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu. ( People will work according to their abilities and receive goods and services according to their needs. Marx and Engels 1848/1967 ). Chủ thuyết của Karl Marx không  giống như chủ thuyết của cộng sản. Mặc dù Karl Marx đã đề nghị một cuộc cách mạng như là con đường giúp cho giai cấp thợ thuyền nghèo khổ dành lại được quyền kiểm soát đời sống kinh tế của họ trong xã hội, nhưng ông không hề kiến tạo hay phát triển một hệ thống chính trị gọi là chủ nghĩa cộng sản. Như vậy, chủ nghĩa cộng sản là một hệ thống chính trị do Lenin thết lập dựa trên ý tưởng đã bị bóp méo của Karl Marx. ( Marxism is not the same as communism. Although Marx proposed revolution as the way for workers to gain control of society, he did not develop the political system called communism. Vladimir Y. Lenin applied communism from Marx ideas. The Esentials of  Sociology - A Down to Earth by  James M. Henslin)

            Tóm lại,  mọi người chỉ thích thảo luận, tranh luận về khái niệm hay ý tưởng Đấu Tranh Giai Cấp dựa trên nhu cầu Kinh Tế của Karl Marx theo nghĩa sai lầm của họ là tiêu diệt giai cấp mà không một ai chú trọng đến cái mục đích duy nhất trong triết thuyết của Karl Marx là gì. Những người học trước chúng tôi cũng thế và những người học sau chúng tôi cũng thế. 

            Chúng tôi thật sự không hiểu tại sao người ta có thể bỏ qua cái mục đích duy nhất và tốt đẹp trong triết thuyết của Karl Marx. Karl Marx viết rất nhiều về những bất công trong xã hội Âu châu trong suốt chiều dài của thời Trung cổ cho tới cuối thế kỷ XVIII. Mơ ước của Karl Marx là được sống trong một thế giới đại đồng hay trong một xã hội mà trong đó không còn người bóc lột người và mỗi người khi trưởng thành có thể làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu. Muốn đạt được mục đích cao đẹp đó thì phải đấu tranh và Marx đã dương cao khẩu hiệu: Ở Đâu Có Áp Bức, Ở Đó Có Vùng Dậy Đấu Tranh. Như vậy: đấu tranh là phương tiện và mục đích là thế giới đại đồng. Trong ý niệm cũng như ý tưởng của Karl Marx thế giới đại đồng có nghĩa là một thế giới mà trong đó chủ thuyết của Karl Marx phải được phát huy một cách toàn diện và trọn vẹn, có nghĩa là phải san bằng mọi bất công, mọi trấn lột, mọi ác tâm giữa người với người nói chung và giữa chủ với thợ cũng như giữa vua quan với dân giả nói riêng bằng phương tiện đấu tranh. Nói một cách nôm na là làm thế nào để có thể phân phối một cách công bằng tất cả của cải cũng như tài sản của một quốc gia nhằm giải quyết những cách biệt quá lớn giữa những giai cấp trong xã hội, giữa chủ, những người giàu có và thợ, những người nghèo khổ.

            Phải nhớ rằng Karl Marx thuộc thành phần giàu có và trí thức của giai cấp trung lưu ở Nga, cho nên ông mới có lòng thương xót đến những người nghèo khi nhìn thấy họ bị giai cấp quý tộc bóc lột và áp bức. Trên thế giới lúc bấy giờ có rất nhiều người tâm đắc với ý tưởng của Karl Marx và  Hoa kỳ cũng đã áp dụng chủ thuyết của Karl Marx và đã thành công. Nhưng cũng có những người đã mang ý tưởng tốt đẹp của Karl Marx áp dụng vào tham vọng và mục tiêu bá quyền của họ. Sau khi Karl Marx chết vào năm 1883,  Quốc Tế Vô Sản ra đời và các đảng Cộng Sản sinh sôi nẩy nở bằng cách cào bằng toàn diện và thế giới chia thành hai khối đối đầu với nhau: khối dân chủ tự do theo  Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và khối độc tài toàn trị theo Liên Bang Xô Viết. Cả hai khối cùng áp dụng triết thuyết của Karl Marx và một cuộc cách mạng xã hội đã bắt đầu tại nhiều nơi trên thế giới tùy thuộc vào tầm mức hiểu biết nông, sâu, thấu đáo hay không thấu đáo của những người lãnh đạo về tư tưởng của Karl Marx. 

            Vào đầu thế kỷ 19 có rất nhiều triết gia có tư tưởng đã đưa ra nhiều học thuyết về xã hội xuất hiện. Hai triết gia có chủ thuyết nổi tiếng mà chúng tôi thích nghiên cứu: Max Weber và Karl Marx.  Cả hai đều chú trọng vào một lãnh vực chính của xã hội là đời sống của con người trong xã hội. Hai lãnh vực quan trọng nhất trong đời sống của con người trong bất cứ xã hội nào cũng là tôn giáo và kinh tế. Chúng tôi đã trình bày chủ thuyết của Karl Marx và bây giờ chúng tôi muốn triển khai tư tưởng của Max Weber về nguồn gốc của chủ nghĩa tư bản.  Chính cái nguồn gốc nầy đã thay đổi toàn diện bộ mặt của xã hội.

Max Weber ( 1864-1920) đã nghiên cứu về Thiên Chúa Giáo La Mã hay còn được gọi là Công Giáo la Mã vào thời đó. Ông đã nhận thấy những thay đổi của tôn giáo nầy đã sản sinh ra chủ nghĩa tư bản. Cũng như Karl Marx tư tưởng của Weber  là: chỉ có đời sống kinh tế  mới thay đổi xã hội. Như vậy, tại sao những thay đổi của Thiên Chúa giáo La Mã  hay còn được gọi là Công Giáo La Mã lại có thể sản sinh ra chủ nghĩa tư bản?

            Theo ông Weber, những thay đổi của Công Giáo La Mã bắt đầu từ những người công giáo chống đối  lại giáo hội của họ vào thế kỷ 16 . Người cầm đầu của nhóm chống đối nầy là giáo sĩ Calvin ( 1509 -1564 ) lập ra một giáo hội mới và tự xưng là giáo hội của nhóm Protestants tại Anh quốc mà người Việt đã dịch ra là giáo hội Tin Lành. Theo tín lý của giáo hội Công giáo La Mã thì đời sống của con người ở trần gian là tạm bợ và đời sống vĩnh cửu là nước trời hay còn được gọi là thiên đàng. Cho nên tất cả mọi tín đồ Công giáo La Mã  đều được răn dạy và khuyên nhủ phải  sống theo truyền thống của xã hội để được về nước trời, có nghĩa là phải từ bỏ những của cải của thế gian để được vào nước trời. Trái ngược với tín lý của Công Giáo La Mã, những tín đồ Protestants theo giáo sĩ Calvin đều được dạy rằng họ phải đợi đến Ngày Phán Xét của Thiên Chúa mới biết được là họ có được cứu rỗi hay không? Do đó mà họ cảm thấy hơi bất an trong đời sống và bắt đầu đi tìm những dấu hiệu mà họ cho rằng đó là sự an bài của Thiên chúa ( they were in God’s will ). Từ những ý tưởng đó, những tín đồ Tin lành đi theo giáo sĩ Calvin đã kết luận như thế nào về  sự an bài của Thiên chúa? Những tín đồ nầy tin rằng sự thành công trên lãnh vực tài chính là ơn sủng của Thiên chúa và như vậy Thiên chúa đã ở cùng với họ và cũng là dấu hiệu làm cho tâm linh của họ được an lành. Những tín đồ nầy bắt đầu một đời sống cần kiệm, để dành tiền bạc và tìm cách đầu tư những số tiền tiết kiệm đó với ý muốn làm gia tăng số lãi trên những số tiền tiết kiệm đó nhiều hơn. Cuối cùng, kết quả của  giáo lý Tin Lành đã hình thành nên sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa nầy đã thay đổi toàn diện xã hội và đã tạo dựng lên những bất công trong xã hội với hai giai cấp chủ nô, giàu nghèo, thống trị và bị trị. 

            Kết luận, theo tín lý của những người Tin Lành thì những người nghèo khổ phải chấp nhận sự nghèo khổ bởi vì họ không nhận được ân sủng của Thiên chúa và đã được Thiên chúa an bài như thế. Theo tín lý của những người Công giáo La Mã thì muốn được vào nước trời họ phải từ bỏ mọi của cải vật chất ở thế gian. Đó là nguyên nhân mà Karl Marx đã kêu lên: tôn giáo là á phiện ru ngủ những người nghèo khổ để họ không cảm thấy cần thiết phải đứng lên dành lấy quyền sống cho chính họ và con cháu của họ. Tất cả mọi cái Tốt Xấu, Thiện Ác, Chân Giả đều do con người kiến tạo ra cho nên muốn thay đổi xã hội thì trước nhất phải thay đổi con người bằng sự giáo dục đúng đắn, khai sáng trí tuệ và tâm linh hướng tới Chân, Thiện, Mỹ toàn diện. Chúng tôi xin chấm dứt bài viết # 1 nầy từ năm 2011 và trong bài viết  # 2  sắp tới chúng tôi sẽ triển khai thêm về thuyết tiến hóa của Darwin trong tư tưởng về xã hội của những nhà xã hội học vào thế kỷ 19 mà rất nhiều người đã hiểu rất sai lệch.



Duong Thi Phuong Hang 1476

__________________________

                       






Chủ nghĩa Marx và thực tiễn

Posted on 16/11/2011




Đỗ Trọng (danlambao) - Đã một thời mỗi lần học chính trị cánh bộ đội, đảng viên chúng tôi thường được nghe kể về “Liên Xô vĩ đại là thành trì vững chắc của phe XHCN, bất khả xâm phạm. Với hàng triệu đảng viên trung kiên, lực lượng quân sự hùng mạnh bách chiến bách thắng, lại có vũ khí tối tân chỉ cần ấn nút tên lửa đạn đạo của Liên Xô có thể chui vào cửa sổ của tòa nhà trắng… Với ba dòng thác cách mạng như vũ bão, phong trào cách mạng trên thế giới đã trở thành xu thế tất yếu không thể đảo ngược”, “tư bản giãy chết” là cái chắc. Rồi “Ai thắng ai” đầy thách thức. Trong lòng cứ thấy lâng lâng khó tả, ngỡ bọn đế quốc và bè lũ sắp tới ngày cáo chung, chẳng mấy nữa chủ nghĩa Marx – Lenin sẽ ngự trị trên toàn thế giới.



Qua chiến tranh sang hòa bình, mọi người lại được phổ biến: khó khăn chỉ tạm thời, đế quốc Mỹ hung hãn thế ta còn đánh thắng. Nay độc lập rồi, lịch sử đã sang trang, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của đảng quyết tâm “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH”, với mấy chục triệu nhân dân cần cù và thông minh, có rừng vàng biển bạc, lại được Liên Xô và các nước XHCN anh em giúp đỡ, v.v... kinh tế nước nhà hồi phục mấy chốc. Tương lai đầy hứa hẹn, trên trái đất này dễ nước nào sánh kịp, Việt Nam sẽ là tấm gương cho cả thế giới noi theo! 



Ôi sướng thật, các cụ xưa có sống lại chắc không thể tưởng tượng nổi! 




Ở nông thôn, từ các tổ đổi công hợp nhất lại thành hợp tác xã nông nghiệp. Lúc đầu mỗi thôn một HTX là cấp thấp, một công lao động mười điểm còn được một ki lô gam thóc, đến khi cả xã nhập lại gọi là HTX cấp cao mỗi công vẻn vẹn chỉ còn hai đến ba trăm gam thóc lép. Kẻng đi làm, kẻng nghỉ làm, kẻng chia thóc, kẻng đi họp, kẻng cháy nhà, kẻng hộ đê, v.v... sớm tối tiếng kẻng vang lên khắp hang cùng ngõ hẻm. Mỗi xã có ba ông: Bí thư, Chủ tịch, Chủ nhiệm HTX quyền hành ngang ngửa. Trâu chết đói hoặc chết rét người lo thiếu sức kéo thì ít, người mừng có thịt trâu ăn thì nhiều. Không có trâu mọi người càng có thêm việc đi cuốc ruộng để lấy điểm. Không có phân, lấy bèo tây ủ bón ruộng. Vì nghị quyết, để lấy thành tích cây lúa phải đèo thêm hạt giả, năng suất ảo nhưng thóc đem nộp thuế và phải bán cho nhà nước là thật. Kẻ làm ra lúa mà suốt đời thiếu ăn. Làng xóm tiêu điều, không mấy đứa trẻ không suy dinh dưỡng, người lớn hốc hác, quần áo vá chằng vá đụp. 



Cán bộ vất va vất vưởng, chạy đôn chạy đáo kiếm việc làm thêm từ cuốn thuốc lá, làm pháo, đan len thuê, nuôi lợn, nuôi gà công nghiệp, v.v... để “tự cứu mình”. Công nhân không tìm cách ăn cắp vật tư bán thì cũng trốn việc hoặc xin nghỉ không lương để đi làm ngoài. Chưa hết, suốt ngày còn phải tính chuyện lo xếp sổ mua hàng. Cha chết không lo bằng mất sổ gạo. Gạo sổ đã mọt lại ẩm, rồi cũng không đủ bán, phải thay bằng ngô, khoai, hạt bo bo. Tiêu chuẩn thịt được thay bằng đậu phụ, mắm tôm hoặc có nơi quy ra phân đạm. Giá cả tăng chóng mặt. Người bệnh không có thuốc bị chết oan là chuyện thường tình. Trong giao dịch người ta đã xem việc phải lo lót là lẽ đương nhiên, dây thần kinh xấu hổ cứ thế bị tê liệt đến giờ. 



Mấy chục năm ngày một khốn khó, con đường tươi sáng phía trước chẳng thấy đâu, mỗi lúc mờ mịt dần! 




Vào các năm 1989, 1990 đối lập với khối quân sự Vacxava hùng mạnh gồm Liên Xô và các nước XHCN đông Âu là khối quân sự Bắc Đại Tây Dương. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương chẳng tốn một viên đạn, một người tử trận mà như dây chuyền Domino toàn phe XHCN lần lượt tan rã, chế độ XHCN ở Liên Xô và hàng loạt các nước khác xụp đổ tan tành. Đến lúc ấy mọi người mới vỡ lẽ ra tất cả những điều tuyên truyền xưa nay như trên chỉ là giả dối; bấy nhiêu năm, bao thế hệ, cả dân tộc này đã bị lừa bịp. Các nhà chính trị đáng kính câm bặt, chẳng còn mặt mũi nào mà nhắc lại cái “thành trì vững chắc” rồi “xu thế tất yếu không thể đảo ngược”, thật tội nghiệp, thực ra nhiều người chỉ là những kẻ bán phổi mưu sinh, họ đâu có khác gì con vẹt! 



Trong bốn nước XHCN còn lại, Trung Quốc vốn đã xây dựng XHCN theo màu sắc riêng của họ lâu rồi, Việt Nam nay chỉ còn cái tên XHCN thôi, Bắc Triều Tiên đã trở thành một xã hội độc tài quái gở, còn Cu Ba cũng đang di căn biến tướng theo kiểu Việt Nam. Trên hội trường đại hội đảng của các nước này cũng dần dần vắng bóng ông tổ của mình là Karl Marx, Angels và Lenin. Tóm lại chủ nghĩa tư bản chưa “giãy chết” mà ngược lại vẫn tỉnh queo, khỏe như vâm; còn khối cộng sản nay như những kẻ lập dị, mạnh ai nấy lo, thoi thóp như kẻ đang bị ung thư chỉ đợi ngày tận số! 



Từ ngày có Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, kể cả triết gia nổi tiếng Trần Đức Thảo hỏi mấy ai đã đọc hết 53 quyển của Karl Marx, mà đọc để làm gì, có chăng chỉ là tuyển tập hoặc khi cần thì “tầm chương, trích cú” vài câu cần thiết cho oai, nó đã trở thành cái mốt của những kẻ cơ hội. 



Gần đây nhiều nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước như Đại tá Tân Tử Lăng nguyên là Nhà nghiên cứu, giảng viên Học viện Quân sự cấp cao Bắc Kinh, Trung Quốc viết trong cuốn “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội”, Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ viết trong “Thư gửi người con trai út”, Nhà văn Đại tá Phạm Đình Trọng trong “Thưa chuyện với công cụ bạo lực chuyên chính vô sản”, Nhà phê bình văn học, nhà thơ Trần Mạnh Hảo viết trong bài “Karl Marx ông là ai mà đày đọa dân tộc tôi mãi thế?”v.v... đó là những sĩ quan trung cao cấp của đảng cộng sản, từng trải nghiệm trong chiến tranh… giữa thuở lý luận đã được kiểm chứng một cách thấu đáo, khi viết những tác phẩm này họ đều trên sáu mươi tuổi, đủ chín chứ không phải mới hai bẩy, hai tám tuổi như Marx - Angels xây dựng lên một học thuyết mà trong đó chứa đầy những yếu tố phản khoa học. 



Thực tiễn đã được minh chứng, khi cao trào của những kẻ bần cùng bị lợi dụng hùa nhau đi phá phách đã hết người ta mới nhận thấy chủ nghĩa Marx không phải như những điều đã được tuyên truyền, cụ thể như sau: 



1) Chủ nghĩa Marx là sản phẩm của người Đức nhưng người Đức không dùng: 



Sau Do Thái, người Đức được coi là những tộc người thông minh nhất. Bản thân hai ông Marx và Angels đều là người Đức. Nếu chủ nghĩa Marx là ưu việt thì trước tiên chính dân tộc Đức và những nước phát triển khác đã nhanh chóng áp dụng thành tựu ấy, đâu đến lượt vài nước chậm phát triển, chưa hội đủ điều kiện để thực hiện như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên và Cu Ba (đó là chưa nói chính bốn nước này đâu có làm đúng như Marx). Rõ ràng chủ nghĩa Marx có vấn đề, hay nói cách khác chủ nghĩa Marx cũng chỉ là một học thuyết và cũng chẳng tốt đẹp gì. 



2) Chủ nghĩa Marx – Lenin là phản khoa học, lừa bịp và là cái nôi của chế độ độc tài: 



- Trong nhiều thập kỷ qua, tại các trường lý luận cũng như các trường đại học người ta thường truyền đạt cho nhau là: “Lí luận chủ nghĩa Marx – Lenin là một môn khoa học…” Nhưng thuộc tính của khoa học là phải được phản biện, tranh luận, mổ xẻ trong khi môn học này không bao giờ được phản biện. Cho nên không thể coi lí luận chủ nghĩa Marx – Lenin là một môn khoa học. Chỉ có kinh thánh mới không có phản biện mà thôi. 



- Biết trí thức hay hoài nghi, Marx đã chọn thợ thuyền vừa đông, trình độ học vấn thấp, cả tin dễ bị kích động để tuyên truyền cho học thuyết của mình. Với khẩu hiệu “nếu mất chỉ mất xiềng xích còn được sẽ được tất cả” nên sẵn sàng “hy sinh đến giọt máu cuối cùng”, cứ động viên nhau thí thân... khiến kẻ thù nào cũng phải chùn tay. 



Hệ quả của sự hoang tưởng này là hàng chục triệu đồng chí của họ và những người dân vô tội ở Liên Xô cũ, Trung Quốc và một số nước trong khối cộng sản trước đây bị giết oan hoặc bị đọa đày, chết một cách thê thảm! 



- Theo Marx “chính trị là thủ đoạn”, còn thủ đoạn là tốt hay xấu thì chưa biết nhưng đảng cộng sản nào cũng có Bộ chính trị để thực hiện sứ mệnh như Marx nói. Hệ quả tại những nước cộng sản này là tình trạng cha truyền con nối như Bắc Triều Tiên, anh nhường ngôi cho em như Cu Ba hoặc đóng kịch dân chủ, biến trung ương như sân chơi riêng của mình, tự dàn xếp trong nội bộ, phe cánh để bảo vệ ngôi báu, quyền lợi của mình. Quyền lực thuộc về đảng, đâu có thuộc về nhân dân, ngỡ được giải phóng ai ngờ người dân lại bị mất nước ngay trên tổ quốc của mình! 



3) Chủ nghĩa Marx chưa có trong thực tế: 



Sinh thời nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng nói: Trong các đảng cộng sản anh em, đảng nào cũng tự cho mình đi đúng đường lối chủ nghĩa Marx. Thế rồi chính các đảng cộng sản ấy lại chống nhau. Vậy chủ nghĩa Marx đích thực như thế nào? Không ai dám khẳng định. Rõ ràng chưa có đảng cộng sản nào tiếp cận đúng đường lối của chủ nghĩa Marx. 



4) Chủ nghĩa Marx chỉ là một sự hoang tưởng: 



Trong công nghiệp, dù máy móc có hoàn hảo, hiện đại mấy cũng có sản phẩm không đạt chất lượng. Có sản phẩm còn dùng tạm, có cái phải sửa chữa thêm mới dùng được, có cái phải vứt bỏ. Huống hồ con người lại là sản phẩm của tự nhiên. Khuyết tật về thể xác nhiều khi khoa học còn phải bó tay, khuyết tật về tư duy cũng vậy. Tuyệt đối hóa là phản lô gích. Những kẻ chưa hoàn hảo đâu cứ dạy dỗ, giáo dục thêm là được, có kẻ phải cưỡng bức, thậm chí phải loại bỏ khỏi cộng đồng, đó là một thực tế. 



Vậy mà theo Marx khi xã hội loài người phát triển đến tột đỉnh là chủ nghĩa cộng sản, lúc ấy tất cả mọi người dù lười biếng hay chăm chỉ, đần độn hay thông minh đều được hưởng thụ như nhau; không còn đấu tranh giữa các mặt đối lập..v..v. Toàn thế giới sẽ không còn nhà nước (có nghĩa không còn chính quyền) và đương nhiên không còn nhà tù nữa… Quả là một bánh vẽ tuyệt vời, ngỡ như ta đã nghe thấy đâu đó trong kinh thánh. 



Tóm lại Chủ nghĩa Marx là duy tâm chứ không phải duy vật, rất phản khoa học và cũng chính học thuyết này đã để lại cho nhân loại một thế kỷ đầy tai họa! 







Sài Gòn, 10/2011 




Đỗ Trọng (danlambao)

danlambaovn.blogspot.com


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official26/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link