Friday, March 15, 2013

1,4 tỉ đôla để 'cứu bất động sản' VN?


 


Lấy tiền dân để cứu sân sau cuả quan Đảng.

1,4 tỉ đôla để 'cứu bất động sản' VN?

Cập nhật: 14:51 GMT - thứ năm, 14 tháng 3, 2013
Đề xuất đánh thuế vào tiền gửi tiết kiệm trên 500 triệu VNĐ đã gặp nhiều ý kiến phản đối trong nước
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuẩn bị bơm 30 nghìn tỷ đồng (1,4 tỷ đôla) vào hệ thống ngân hàng để cứu khu vực bất động sản và giải quyết khối nợ xấu, theo dự thảo "Thông tư về quy định cho vay hỗ trợ mua nhà" được cơ quan này công bố ngày 14/3.
Kế hoạch sẽ được đưa vào áp dụng từ ngày 15 tháng Tư. Số vốn này sẽ được giải ngân trong 3 năm, từ 15/4/2013 đến 15/4/2016.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Theo dự thảo, khoản hỗ trợ nhằm mục đích giúp các ngân hàng cho người thu nhập thấp, công nhân viên chức và người trong quân ngũ vay vốn ưu đãi ở lãi suất 6% một năm trong vòng 10 năm để thuê, mua nhà ở xã hội và để mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Mức lãi suất ưu đãi này cũng được áp dụng cho nhà đầu tư nhà ở giá rẻ trong 5 năm.
Chương trình vay vốn này sẽ có sự tham gia các 5 ngân hàng bao gồm: Ngân hàng nông nghiệp, BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Thị trường đóng băng

Khu vực bất động sản của Việt Nam rơi vào tình trạng đóng băng trong hai năm trở lại đây sau một thời gian dài tăng trưởng mạnh nhờ vốn vay ngân hàng.
Khu vực bất động sản trong nước nằm trong tình trạng đóng băng từ hai năm trở lại đây, gây thêm quan ngại về khối nợ xấu không ngừng tăng
Tuy nhiên, nhu cầu ảo được tạo ra bởi các nhóm đầu cơ đã đẩy các nhà đầu tư đổ tiền vào những dự án cao cấp, tạo nên một cơ cấu bất hợp lý trong thị trường bất động sản, không phản ánh đúng nhu cầu thực của đa số người dân trong nước.
Trong lúc đó, khủng hoảng kinh tế và mức lạm phát cao nhất khu vực trong năm 2011 đã khiến nhiều dự án không tìm được đầu ra và các ngân hàng bị chìm trong nợ xấu.
Bất chấp lãi suất được cắt nhiều lần trong năm 2012, nhiều doanh nghiệp bất động sản lẫn người mua nhà trong nước vẫn không thể tiếp cận vốn vay mới trong bối cảnh các ngân hàng tăng cường dự trữ tiền thay vì cho vay.
Lãi suất cho vay hiện tại ở khoảng 9% tới 16%, theo báo cáo của Ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp trong nước nói với hãng thông tấn Reuters của Anh họ phải trả tới 18%.
Tính đến tháng Tám năm ngoái, khối nợ liên quan đến khu vực bất động sản là khoảng 1 triệu tỷ đồng (47,8 tỷ đôla), theo số liệu từ Bộ Xây Dựng.

Đánh thuế tiền tiết kiệm?

Hồi đầu tháng Ba, Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh gửi kiến nghị lên Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xin đánh thuế vào các tài khoản tiết kiệm trên 500 triệu VNĐ để lấy tiền hỗ trợ các doanh nghiệp khác.
Báo trong nước lúc đó dẫn lời chủ tịch hiệp hội này, ông Lê Hoàng Châu diễn giải 5 năm trở lại đây tổng số dư tiền gửi tiết kiệm rất lớn, ước tính mỗi năm trung bình 2,5 triệu tỷ đồng gửi tiết kiệm.
"Nếu tính trung bình với lãi suất hiện nay 10% một năm thì tiền lãi thu được ước khoảng 250.000 tỷ đồng," ông Châu nói.
"Nếu trước đây lãi tiền gửi ở mức 19-20% một năm thì con số này tăng gấp đôi. Vì vậy không đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là "vô lý".
Tuy nhiên ý kiến này cũng đã chịu nhiều phản đối từ cư dân mạng trong nước.
Trong một bài viết đăng trên trang web cá nhân ngày 8/3, tiến sỹ Alan Phan cho rằng "Đây là một chiêu thức cố hữu của các nhóm lợi ích, luôn muốn kéo dòng tiền lưu thông trên thị trường về cho phe nhóm mình."
 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link