Tuesday, March 12, 2013

Chó Má và Thuế Má


 

 

Chắc chắn, không ở nơi đâu (từ hơn nửa thế kỷ qua) mà người dân bị thôi thúc và ép buộc đóng góp công sức, cũng như xương máu, cho hết cuộc chiến này đến cuộc chiến khác – như ở Việt Nam. Cũng không nơi đâu mà giới cầm quyền hoàn toàn vô trách nhiệm như ở xứ sở này.

 

   

 

 

 

 

 


 

BA CAY TRUC


Bảng quảng cáo

  • Tăng kích thước chữ

 

  • Kích thước chữ mặc định

 

  • Giảm kích thước chữ

tìm kiếm...

Thứ Hai 11/03/2013

Chào Mừng Bạn Đến Với Trang Báo Điện Tử­ Ba Cây Trúc **** Mọi bài vở và thư từ xin gởi về bacaytruc@gmail.com**** Có hiểu mới biết thương, có thương thì mới trọng, có trọng thì mới biết giữ gìn ****

Chó Má & Thuế Má


Tưởng Năng Tiến

EmailIn

 

Chó Má và Thuế Má

 

Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
Tố Hữu

 

Khi đề cập đến cái chết của nhạc sĩ Trúc Phương, có nhà văn đã viết đôi dòng (chắc) bằng nước mắt:

Đã có một thời, sống ở trong nước, người ta sợ cả gặp nhau vì không muốn nhìn thấy nhau trong cảnh quá đỗi tang thương. Đôi khi nghe tin ai đó chết, người ta có thể chảy nước mắt khóc nhưng cũng có phần mừng cho người ấy không phải sống nữa.”  (Nguyễn Đình Toàn.Bông Hồng Tạ Ơn, 2nd ed. Westminster: T &T, 2012. Vol.1).

Trúc Phương trút hơi thở cuối cùng vào năm 1996, ở bến xe xa cảng miền Tây,  trên một manh chiếu rách – theo như tường thuật của nhà phê bình âm nhạc Hoài Nam:” Tất cả gia tài để lại chỉ là một đôi dép nhựa dưới chân.”

Và cái thời “quá đỗi tang thương” mà chúng ta “có phần mừng” khi nghe một người nào đó qua đời (vì họ “không phải sống nữa”) dường như vẫn chưa qua. Hay nói chính xác hơn là nó đang quay trở lại. Điều này có thể cảm nghiệm được sau cái chết của một công dân Việt Nam, tại vườn hoa Lý Tự Trọng (Hà Nội) theo như tin loan của RFA – nghe được vào hôm 17 tháng 11 năm 2012:

“Công An TP. Hà Nội cho báo giới biết nguyên nhân tử vong của cụ bà Hà Thị Nhung hôm tối 12/11 là do tai biến mạch máu não. Vì vậy Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội sẽ không mở rộng điều tra hay khởi tố hình sự vụ án do không có căn cứ và dấu hiệu tội phạm hoặc sai phạm của cá nhân hay tổ chức nào.

 Bà Hà Thị Nhung, 75 tuổi, ở Thanh Hóa ra Hà Nội từ ngày mùng 10/11 để căng biểu ngữ khiếu kiện về chế độ lương hưu của bà. Nhiều người chứng kiến kể lại là sau khi hai dân quân xốc nách và đẩy bà cụ Hà Thị Nhung, bà cụ ngồi xuống và từ từ ngã ra và sau đó tử vong.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, bản tin của Thông tấn xã Việt Nam bác bỏ tin nói cụ bà Hà Thị Nhung bị tử vong sau khi có xô xát với lực lượng công an bảo vệ. Thông tấn xã Việt Nam trích lời của công an Hà Nội khẳng định cái chết của cụ bà Hà Thị Nhung là vì tuổi cao và bà này bị cảm.”

 

Bà Hà Thị Nhung. Ảnh Facebook

Bà Hà Thị Nhung. Ảnh Facebook

 

Sống (thường) không dễ, dù ở nơi đâu và thời nào cũng thế. Tuy thế, cuộc đời (hình như) luôn luôn chỉ là một cơn mộng dữ đối với rất nhiều người cao tuổi ở Việt Nam – nơi mà Nhà Nước không hề có một chương trình phúc lợi cụ thể nào dành cho những công nhân lão hạng hay phế tật, kể cả giới thương binh/liệt sĩ và thân nhân của họ.

Cho đến nay (có lẽ) chưa hề có một một quan chức, hay giới chức dân cử nào đặt vấn đề xem giới người già ở Việt Nam đang sống ra sao – dù những hình ảnh quá đỗi thương tâm của họ vẫn xuất hiện đều đặn hàng ngày trên những cơ quan truyền thông, từ nhiều năm qua:

Ảnh và bài Hà Long – Nguyễn Sáng: Báo Đất Việt

Ảnh Hà Long – Nguyễn Sáng: Báo Đất Việt

Cụ Đinh Thị Hạnh, 82 tuổi, lưng còng, tóc bạc trắng, đôi mắt sâu hoắm đục mờ, hằng ngày cụ ngồi bên chiếc cân nhỏ trước tiệm bách hóa Thanh Xuân, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân (Hà Nội), đợi khách. Đêm xuống, vỉa hè, công viên, chân cầu là “nhà”, miếng bạt, tấm giấy là “chiếu”. Cứ thế, 24 năm nay cụ đã sống lay lắt qua ngày…

Hỏi một mai cụ đi về đâu? Ánh mắt của cụ thoáng buồn nhìn xa xăm vô định: “Trời cho sống ngày nào hay ngày đó, trước lúc nhắm mắt tôi muốn hiến xác cho y học để cứu người”.

Ảnh và bài Kiều Minh: phapluattp.

Ảnh và bài Kiều Minh: phapluattp.

 Cụ Đình 91 tuổi. Bà đi bằng chân đất, trong khi cái rét mùa đông vẫn còn dùng dằng xói vào da thịt dù trời đã sang xuân, hỏi bà sao không đi giày cho ấm chân, bà bảo ”đi chân đất thôi, đi giày chân yếu ngã chúi mũi chết”. “Nhà cháu ngã mấy lần rồi, có hôm đi bán bị ngã đổ hết cả rau, đi chân đất tuy lạnh nhưng chắc chân”, bà kể…

 Hỏi bà “ông nhà đâu?”, bà kể, “ông cháu” (tức chồng của bà – PV) mất lâu rồi, bà ở vậy nuôi con từ năm 26 tuổi, lúc đó, con lớn lên 3, đứa bé nhất mới đẻ. Hỏi bà sao bà không đi bước nữa, bà bảo, khổ lắm, chồng mất bà gồng gánh nuôi “5 cái mồm” (4 mẹ con và bà mẹ chồng – PV) nên phải làm đủ việc, phải đi hót phân trâu, nuôi bò, cấy thuê rất giỏi…

Nowy obraz (5)

Cụ Vũ Văn Chanh 93 tuổi, ở làng Xa Vệ, xã Hoằng Trung (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) mài dao kiếm sống. Ông Đào Minh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Hoằng Trung cho biết, hoàn cảnh cụ Chanh rất thương tâm. Con cháu đều rất khó khăn nên đã gần trăm tuổi, lưng còng sát đất mà cụ vẫn phải đi mài dao mưu sinh. Hiện cụ Chanh được nhà nước hỗ trợ 180.000 đồng một tháng theo chính sách dành cho người cao tuổi.

“Cả đời cụ không biết đến căn nhà cố định. Địa phương đã lập danh sách hỗ trợ cụ làm nhà, nhưng năm 2011 chính sách hỗ trợ hộ nghèo làm nhà lại bị tạm dừng nên chưa giải quyết được. Chúng tôi đang lên kế hoạch, sắp tới sẽ dành một phần ngân sách và kêu gọi nhân dân, các nhà hảo tâm chung tay xây nhà cho cụ”, ông Tuấn nói.

 

Ảnh và bài: Tiến Tâm – Cẩm Lệ: vtc.vn

Ảnh và bài: Tiến Tâm – Cẩm Lệ: vtc.vn

Cụ Nậy 93 tuổi. Đã sống cùng cô đơn, khổ đau và bệnh tật qua hai thế kỷ, từng nếm trải đủ sự khốc liệt của chiến tranh, sự hà khắc của tư tưởng phong kiến, sự đau đớn của một người mẹ mất con, giờ đây khi đã vào cái tuổi 93 tưởng như mệ (bà) Nậy đã bị thời gian làm cho quên lãng bao đau khổ của một kiếp người nhưng giờ mệ vẫn sống, vẫn miệt mài lao động bằng chính sức của mình và vẫn nhớ những chuyện đã qua.

Một ngày từ nhà mệ ra đến chợ người bình thường đi không quá 15 phút nhưng mệ đi có khi hơn 2 tiếng. “Trời nắng cũng như trời mưa chẳng ai dám chở mệ cả, tuổi già sức yếu lỡ may ngã ai chịu”, mệ tỏ ra rất minh mẫn.

Như ngày hôm nay, mệ xin được 14.000 đồng và về nhà dù còn khá sớm. Mệ bảo chỉ xin chừng ấy là đủ rồi, mệ không muốn xin nhiều hơn. Mệ giải thích: “14.000 đồng này, mệ ăn 3.000 đồng, 1.000 đồng để mua nước, còn 10.000 đồng mệ để dành lại… mua hòm (tức quan tài). Mệ đã gửi bên Hội bảo thọ một triệu tiền hòm rồi. Hiện mệ phải để dành thêm 2 triệu nữa là 3 triệu cộng với thuê một chuyến xe 500 nghìn là đủ đưa mệ… đi. Mệ không muốn phiền ai cả”.

(*) Mọi sự giúp đỡ về vật chất cho cụ Nậy xin gửi về:
Trung tâm Truyền thông VTC (VTC Media)
Tài khoản 0651100107008
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, Chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội

Ảnh và bài: Dương Lãng Hoàng: vtc.vn.

Ảnh và bài: Dương Lãng Hoàng: vtc.vn.

Cụ Phan Thị Yến 88 tuổi. Gần 30 năm, từ cái thời Hà Nội còn ầm ầm tiếng súng và đinh tai những đợt bom Mĩ rền, trên con phố Bảo Khánh đối diện ngay Hồ Gươm, có một cụ bà chung thủy với quán nước chè, hằng ngày mò mẫm mưu sinh cho mình và cả gia đình.

(*)Mọi sự giúp đỡ về vật chất cho cụ Yến xin gửi về:
Trung tâm Truyền thông VTC (VTC Media)
Tài khoản 0651100107008
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, Chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội.

-  Cụ Nguyễn Thị Đắp 94 tuổi, sinh năm 1917 tại Hà Nam, 17 tuổi cụ Đắp theo chồng về làm dâu cùng xã. Rồi lần lượt sinh hạ được 3 người con. “Thằng Bản con trai cả năm đó 18 tuổi, cao lớn và khỏe lắm. Nó xin mẹ tòng quân vào chiến trường Quảng Trị đánh giặc, bao giờ chiến thắng nó mới trở về. Những ngày đầu nó còn viết thư kể cho mẹ nghe ở trong này vui lắm. Lập được nhiều chiến công, bắn rơi được nhiều máy bay địch. Nhưng nó đi biệt không về nữa”, cụ Đắp ngậm ngùi nhớ lại…

Năm 1957, người con trai út – anh Nguyễn Văn Hậu – ra đời nhưng không may mắc phải chứng bại não và liệt toàn thân. Rồi người chồng cũng bỏ cụ ra đi sau đó không lâu. Cụ Đắp cố chạy vạy thuốc thang mang Hậu đi chữa trị khắp nơi nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Từ đó đến nay mấy chục năm, một tay cụ chăm sóc, lo toan cho đứa con bất hạnh.

Ngày nắng cũng như mưa, cụ Đắp lặn lội ngược xuôi kiếm bát gạo, đồng tiền lo thuốc thang cho Hậu. Cụ bảo: “Ngày trước ai thuê cái gì thì làm nấy từ phụ hồ, chăn trâu cắt cỏ, đi cày thuê… Nhưng hơn 30 năm nay, kể từ khi đôi mắt bị mù lại thêm căn bệnh phong, bệnh thấp khớp lúc trái gió trở trời hành hạ nên chẳng làm được gì nữa..”

Chỗ ở bây giờ của hai mẹ con cũng là do các tổ chức làng xã quyên góp xây cho.

Bà Hoàng Thị Mây – Chủ tịch UBND xã Liên Sơn cho hay: “Tuổi cao sức yếu, hoàn cảnh gia đình mẹ Đắp rất khó khăn. Hiện tại mẹ bị mù cả hai mắt nhưng vẫn phải nuôi con bại não, nằm liệt giường. Với số tiền trợ cấp hàng tháng cho mẹ liệt sĩ và hỗ trợ cho đứa con tật nguyền không thể đủ trang trải cuộc sống. Chính quyền xã thường xuyên qua lại thăm hỏi gia đình mẹ để động viên, giúp đỡ. Mới đây, xã cũng đã sửa lại cho mẹ căn nhà để mẹ được sống những ngày còn lại”.

(*) Độc giả hảo tâm xin gửi giúp đỡ về Cụ Nguyễn Thị Đắp, thôn Do Lễ, xã Liên Sơn, Kim Bảng, Hà Nam.

Ảnh: Dân Luận

Ảnh: Dân Luận

Chắc chắn, không ở nơi đâu (từ hơn nửa thế kỷ qua) mà người dân bị thôi thúc và ép buộc đóng góp công sức, cũng như xương máu, cho hết cuộc chiến này đến cuộc chiến khác – như ở Việt Nam. Cũng không nơi đâu mà giới cầm quyền hoàn toàn vô trách nhiệm như ở xứ sở này.

Việt Nam, có lẽ, là quốc gia duy nhất mà “lòng hảo tâm” được dùng thay cho một đạo luật về anh sinh xã hội để qui định (hẳn hòi) mọi thứ phúc lợi đối với những công dân lão hạng, những người phế tật, những thương binh/ liệt sĩ và thân nhân của họ.

Đất nước này, xem ra, cũng là nơi duy nhất mà người dân có thể bị cầm tù (thay vì xử phạt) với tội danh trốn thuế – dù có lẽ đến Trời cũng không thể biết  là bọn chó má đã xử dụng thuế má của người dân đóng góp ra sao, từ hơn nửa thế kỷ qua?

Tưởng Năng Tiến

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link