Wednesday, March 13, 2013

NƯỚC VIỆT NAM MỚI - HIẾN PHÁP MỚI


From: Francis Duong
 

 

 

NƯỚC VIỆT NAM MỚI - HIẾN PHÁP MỚI

 

Kính gởi:   Quí vị trưởng lão

                   Các nhà trí thức

                   Đồng bào trong & ngoài nước Việt

 

"Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm." Toàn dân nên nhớ lại câu nói lịch sử nầy của Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nhắc mọi người Việt ngày 21 tháng 4 năm 75, trước mấy hôm mất Miền Nam.  Vậy chớ ai nghe Đảng Cộng Sản đề nghị "SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP"mà ham.  Những chuyện loại nầy từ 1945 đã xảy ra, biết bao trí thức dân đen nhiệt tình yêu nước cũng như đảng phái quốc gia hăng say đi trước "góp ý" đều bị tù ngục hay thủ tiêu. 
 
 Ngày nay hậu thế quên rồi hay sao mà còn nhẹ dạ?   Cách tốt nhất là đồng bào bỏ ngoài tai những lời dụ dỗ bịp bợm phỉnh gạt của các lãnh tụ Việt Cộng.  Họ chỉ nhằm 2 mục đích:  A.  Phân biệt bạn thù, sổ đen những ai mà họ cho là nguy hiểm.  B.  Dành giựt chức vụ và quyền lợi giữa 3 nhân vật chóp bu Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng bằng cách áp dụng Hiến Pháp mới. 

 

Việt Cộng cần giải tán càng sớm càng tốt Đảng Cộng Sản, tổ chức Hội Nghị Diên Hồng để cứu nước và thành lập Ủy Ban / Hội Đồng Lập Hiến thay vì sửa đổi Hiến Pháp (đặt cày trước trâu)

 

Lý do:

 

Một số nước sau đây không có HCM và Đảng CS mà cũng dành được độc lập từ lâu trước Việt Nam 1975:

 

Đông Nam Á:   Indonesia      Độc lập       Năm       1945

                                   Malaysia           -                  -           1957

                                   Singapore         -                  -           1965

                                   Myanmar           -                  -          1948

                                   Campuchia       -                  -           1953

                                   Philippines       -                  -            1898

 

Phi Châu:   Từ 1960 trở đi 17 nước Bắc và Tây Phi đều được độc lập, trong đó Tunisia, Maroco, Sudan độc lập vào năm 1956, Guana năm 1957, Guinea 1858, Ethiopia 1974...

 

 Ấn Độ và Nam Phi:   Chỉ 2 nhà cách mạng, 1 tọa thiền bất bạo động với Gandhi và 1 ngồi tù 27 năm với Mandela mà 2 nước dành được độc lập, tránh được cảnh máu đổ thịt rơi không cần thiết, như HCM và đàn em đã gây ra cho dân tộc VN trong suốt 68 năm kể từ 1945 - 1975 và tiếp tục từ 1975 tới nay 2013!

 

Công và tội của "Bác Hồ Cha Già Dân Tộc":

 

Về công trạng, như đã nói trên, những nước Đông Nam Á và  Phi Châu đâu có HCM và Đảng CS cũng đã được độc lập rất sớm như trường hợp Philippines Indonesia Mianmar Campuchia Ấn Độ...

 

Về tội đối với dân với nước thì HCM dẫn đầu trong sách sử Việt Nam:  

 

1.  Về chính trị:  Họ Hồ dùng chiến lược liên minh giả tạo với các đảng phái quốc gia như Đại Việt Duy Dân, Quốc Dân Đảng, Dân Xã Đảng, Việt Quốc, rồi thủ tiêu các lãnh tụ và đảng viên nòng cốt để đưa đến độc đảng độc quyền độc tôn.

2.  Xã hội:  Không có tự do ngôn luận báo chí; giết người thủ tiêu bỏ tù tùy tiện; dùng trại tập trung lao động khổ sai đày đọa người dân không cùng chí hướng.

3.  Kinh tế:  Tụt hậu một trong 10 nước nghèo nhất thế giới

4.  Tôn giáo:  Chia rẻ để trị, cướp đất, chùa miếu thánh thất nhà thờ, hoặc mượn làm nhà kho chứa khoai mì bo bo, làm  chuồng trâu bò không bao giờ trả, đập phá thập giá hình tượng tôn thờ.

5.  Chủng tộc:  Áp bức tôn giáo, chiếm đoạt đất canh tác dân thiểu số khiến tương lai họ không biết đi về đâu.

6.  Giai đoạn xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa Miền Bắc:  Thanh toán phú hào địa chủ công thương kỷ nghệ gia giàu có bằng nhiều cách như tịch thu tài sản, thủ tiêu, chỉ định nơi cư trú, mở tòa án nhân dân,đấu tố bắn giết chôn sống, dùng trâu bò cày đứt cỗ nạn nhân hoặc đưa đi lao động cải tạo tại các vùng rừng thiêng nước độc, nông trường không có ngày về, khoảng 700.000 nạn nhân.

7.  Nhân Văn Giai Phẩm:  Bắt chước kế hoạch "Trăm Hoa Đua Nỡ" của Mao để thăm dò tư tưởng văn nghệ sĩ và bỏ tù các thành viên chống chế độ qua thơ văn.

8.  Thành lập xí nghiệp quốc doanh, nông nghiệp tập thể, hưởng thụ theo chế độ công điểm.

9. Tại Miền Nam từ 54-75:  Bắt cóc thủ tiêu khoảng 100.000 viên chức xã ấp; chém giết chôn sống, đánh bằng báng súng trên 6.000 người gồm công chức quân dân sinh viên học sinh giáo sư giáo viên tại Huế dịp Tết Mậu Thân 1968.

10.  Sau khi chiếm Miền Nam 30-4-1975, thủ tiêu 65.000 quân dân cán chính, nhiều nạn nhân bị chặt đầu, đâm vào ngực, đánh bể sọ, dìm nước chết.  Bắt đi "cải tạo" 500,000 quân cán chính VNCH, 15% bị bệnh tật, đói khát hoặc bị ngược đải hành quyết; đánh tư sản, cưởng đoạt nhà cửa của cải ruộng đất chia cho cán bộ cấp cao, ép buộc vợ con đi "kinh tế mới", khai phá rừng rú đào mương đào kinh "làm thủy lợi."

11.  Đổi tiền:  Lần thứ nhầt 500 đồng Miền Nam = 1 đồng Bắc.  Lần hai 10 đồng "Bắc" = 1 đồng Bắc-Nam (?)

12.  Bắt người vượt biên thanh lọc giam tù cướp tài sản vàng bạc mang theo; cho phép vượt biên "bán chính thức để lấy mỗi đầu người 4 cây vàng nộp cho Bộ Nội Vụ thời Trần Hoàn.  Ước tính có trên dưới 1 triệu người thoát nạn CS bằng đường biển và khoảng 300.000 người làm mồi cho cá.

13.  Hậu quả chiến tranh 2 Miền Bắc Nam: 

 

"Tùy theo nguồn, số người Việt Nam bị thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam là từ 3 đến 5 triệu, hàng triệu người khác tàn tật và bị thương tật. Những người sống sót tiếp tục phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về kinh tế xã hội và môi trường mà cuộc chiến đã gây ra. Trong đó có tỷ lệ dị dạng bẩm sinh cao nhất thế giới[168] Hàng vạn nạn nhân chất độc hóa học tại Việt Nam hiện nay (Xem Chất độc da cam). Một nửa diện tích rừng của Việt Nam bị phá hủy. Mỹ đã rải ở miền Nam Việt Nam 45.260 tấn (khoảng 75 triệu lít) chất độc hóa học, sự tàn phá môi trường do Mỹ gây ra lớn đến mức đã làm phát sinh một từ tiếng Anh mới, ecocide.
 
Việt Nam đã trở thành đất nước bị ném nhiều bom nhất trong lịch sử thế giới. Số bom ném xuống Việt Nam là 7,85 triệu tấn, gấp gần 3 lần tổng số tấn bom sử dụng trong Thế chiến thứ hai, trong cái gọi là "chính sách lunarization" (mặt trăng hóa).
 
 Cơ sở hạ tầng ở cả hai miền Việt Nam đã bị phá hoại gần hết. Tính bình quân mỗi người dân Việt Nam từ cụ già đến trẻ sơ sinh phải chịu đựng trên dưới 250 kg bom đạn Mỹ. Bước ra sau chiến tranh, cùng với niềm tự hào đã chiến thắng "siêu cường số một" thế giới, Việt Nam đã có được thống nhất và độc lập - mục tiêu mà vì nó nhiều thế hệ người Việt đã đấu tranh suốt từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, sau chiến tranh, Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn.
 
Sự cứng nhắc về chính sách kinh tế; thiên tai, lệnh cấm vận của Mỹ; và sự tàn phá của chiến tranh; 2 cuộc chiến tranh biên giới nổ ra; tất cả đều góp phần vào các vấn đề thời hậu chiến của đất nước.[169] Những điểm yếu về kinh tế, xã hội do rập khuôn theo mô hình xã hội chủ nghĩa của Đông Âu đã nhanh chóng phát tác trầm trọng (những điểm mà trong thời chiến dân chúng còn tạm chấp nhận).
 
Cùng với những chia rẽ sâu sắc vốn có của chiến tranh, rất nhiều sĩ quan quân đội và viên chức thuộc chế độ Việt Nam Cộng hòa bị bắt đi học tập cải tạo từ vài ngày đến vài năm (thời hạn thường tăng theo cấp bậc, sĩ quan bậc thấp như thiếu úy thường là vài ngày, trong khi các viên chức cấp cao nhất có người bị giam giữ hơn 10 năm), càng làm cho nhân tâm thêm sa sút.
 
Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam còn chịu hao tổn nặng nề do cuộc xung đột kéo dài tại biên giới với Trung Quốc và do việc đóng quân quá lâu (hơn 10 năm) ở Campuchia sau chiến tranh biên giới Tây Nam. Những biến cố cả khách quan lẫn chủ quan về kinh tế và lãnh đạo này đã tạo nên làn sóng những người vượt biên ra đi. Sau 10 năm thống nhất, tiến hành đổi mới cho Việt Nam là tất yếu và sống còn." (trích dẫn Wikipedia)

 (còn tiếp)

 

Thư Gữi Bạn Bè Trong Nước

GS. Lê Xuân Khoa , viết


Thưa các anh chị,

 

Gần đây, tôi được đọc trên diễn đàn sci-edu hai bài viết rất tâm huyết của anh Nguyễn Trung trong hai tuần liên tiếp. Bài thứ nhất là “Thư ngỏ gửi lãnh đạo Việt Nam” về vấn đề sửa đổi Hiến pháp, nhấn mạnh vào sự cần thiết phải “cải cách chính trị triệt để và toàn diện” và khẳng định đây là “cơ hội cuối cùng” để xây dựng một nhà nước pháp quyền dân chủ. Bài thứ nhì, “Câu chuyện Myanmar”, kể lại cuộc chuyển đổi của Myanmar từ độc tài sang dân chủ trong hoà bình, ổn định, để cuối cùng nêu lên câu hỏi: Myanmar làm được, tại sao Việt Nam ta không làm được?

 










 
Trong khi đó, tình trạng suy thoái xã hội về mọi mặt và nạn tham nhũng trong toàn bộ hệ thống cai trị ở Việt Nam đã trở nên trầm trọng vô phương cứu chữa. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã không còn che dấu được chủ trương dựa vào Trung Quốc để duy trì quyền lực và lợi ích cùa cá nhân, gia đình và bè phái. Mọi lời tuyên bố bảo vệ độc lập và chủ quyền, mọi hành động tăng cường phòng thủ, đều cho thấy đó chỉ là những màn hỏa mù, những thủ đoạn lừa dối nhân dân và dư luận thế giới, trái ngược với thực tế là nhượng bộ Trung Quốc và đàn áp những biểu hiện yêu nước của nhân dân.




































*










No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link