Monday, May 20, 2013

PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: THẾ GIỚI ÐỒNG LOẠT LÊN TIN TỨC VỀ VIỆC HÀ NỘI BỎ TÙ 2 SINH VIÊN YÊU NƯỚC


 


THẾ GIỚI ÐỒNG LOẠT LÊN TIN TỨC VỀ VIỆC HÀ NỘI BỎ TÙ 2 SINH VIÊN YÊU NƯỚC - GIA ĐÌNH BẢN ÁN & TUỔI TRẺ VN -

XỮ ÁN UYÊN KHA "QUẺ XẤU CHO CHẾ ĐỘ - CSVN BỎ TÙ MỘT ĐÓA HOA - DÂN OAN DƯƠNG NỘI LẤT LẠI RUỘNG ĐẤT CHIA CHO DÂN NGHÈO


Kính chuyển để Quý Vị tham khảo, phổ biến khắp thế giới kể cả trong nước.
Gs PHAN Thị Độ

PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: THẾ GIỚI ÐỒNG LOẠT LÊN TIN TỨC VỀ VIỆC HÀ NỘI BỎ TÙ 2 SINH VIÊN YÊU NƯỚC

Hôm nay trong bản tin từ trong nước gởi ra, phóng viên SB-TN nhận định về phiên tòa hai thanh niên sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Ðinh Nguyên Kha…(video insert)

Trong một phiên tòa vội vã đầy ô nhục như những phiên tòa khác mà chế độ ngụy quyền CSVN xử những người yêu nước, 2 sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Ðinh Nguyên Kha đã bị kêu một mức án thật nặng cho việc kêu gọi người dân Việt Nam hãy đứng lên chống lại sự xâm lược của Trung Cộng. Nguyễn Phương Uyên đã bị kêu 6 năm tù với 3 năm quản chế, còn Ðinh Nguyên Kha bị kêu 8 năm tủ với 3 năm quản chế.

Dù được gọi là tòa xử công khai như tất cả những ai đến gần đều bị xua đuổi, bị an ninh nhận dạng để sách nhiễu. Ngay cả thân phụ của Phương Uyên cũng không được vào tòa. Công an dày đặc và ngăn chận báo giới quốc tế. Ðược biết nhân viên tòa tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn cũng bị chặn lại khi trên đường đến dự phiên tòa này.

Lời nói sau cùng của 2 sinh viên trước tòa ngụy quyền Cộng sản Việt Nam đã làn chấn động mọi người. Phương Uyên đã nói và làm cho cả phòng xử án bàng hoàng và không khí chùng xuống. Ðứng trước vành móng ngựa của cộng sản để nói lời nói sau cùng thì Phương Uyên dũng cảm tuyến bố: Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm.

Còn lời phát biểu của Ðinh Nguyên Kha như trái bom nổ giữa tòa, hết sức đanh thép: Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội.

Theo mô tả của những người có mặt thì toàn bộ nhân viên tòa án của chế độ đã im lặng và cúi mặt trước những phát biểu của các sinh viên này. Sức mạnh của giới trẻ và lý tưởng của họ đã làm cho thế đứng của chế độ trở nên hèn mạt và cùng cực hơn bao giờ hết. Nhiều người dân ở tỉnh Long An cũng như ở các thành phố khác đã kéo đến dự phiên tòa, bày tỏ sự ủng hộ với 2 người bạn trẻ này, nhưng đều bị chặn lại.

Nhiều người đã bị an ninh mật vụ bắt đi, tịch thu túi xách, điện thoại, tiền bạc không nói lý do. Hầu như ai cũng bất ngờ trước tinh thần mạnh mẽ của Phương Uyên và Nguyên Kha. Ðặc biệt, Kha đã mở ra một con đường mới đấu tranh cho rất nhiều người trong nước khi tuyên bố thẳng rằng yêu tổ quốc không có nghĩa là phải chấp nhận sự tồn tại của chế độ của Cộng sản trên quê hương mình. Ðiều này không mới ở những ai sống bên ngoài Việt Nam, nhưng với tình hình áp bức và sách nhiễu nặng nề trong nước, lời tuyên bố này đã cắt đứt mọi kiềm tỏa, giải phóng mọi sự sợ hãi và mở đầu cho một giai đoạn đấu tranh trực diện loại bỏ Cộng sản ra khỏi đời sống của người Việt tại quê nhà.(SBTN)

Posted on 18 May 2013
[ print ]


Gia đình, bản án và tuổi trẻ

Lm. An Thanh



VRNs – Sài Gòn

Thản nhiên, dấn thân và nhói đau trong lòng là cảm nhận tôi có được khi gặp anh Linh, chị Nhung, bố mẹ nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên, và chị Liên, em Như, em Uy, mẹ, chị và anh của sinh viên Đinh Nguyên Kha.

Khi Kha và Uyên bị bắt, tháng 10.2012, chị Nguyễn Thị Nhung cùng với anh Linh đã nhanh chóng thông tin sự việc con của mình bị bắt cóc, rồi bị vu cho đủ thứ tội, hoàn toàn không có căn cứ pháp luật đến các hãng thông tấn báo chí Việt ngữ của người Việt và quốc tế, không bị nhà cầm quyền cộng sản khống chế. Còn chị Nguyễn Thị Kim Liên thì cẩn thận hơn, e dè hơn với việc cung cấp thông tin về Kha và gia đình cho quảng đại quần chúng biết, vì sợ như thế sẽ hại cho con nhiều hơn là lợi. Tâm trạng này, chính chị Liên nói với tôi khi nhận ra ở nơi Kha, vào lúc gặp lần đầu sau hơn 7 tháng bị bắt giam, 15.05.2013. Chị nói: “Kha nó bị đe dọa nhiều nên sợ. Nó nói với tui công an bảo má quậy quá, con sẽ bị nhốt lâu, vì con mà anh con sạt nghiệp”. Chị không trách con, nhưng thương con, và tội cho con đã bị người ta dùng má và anh để khống chế, để lừa và lung lay chọn lựa.

Nếu khởi đầu chỉ gia đình Phương Uyên sớm đồng điệu với chọn lựa của con cái mình, thì với phiên xử sơ thẩm hôm qua, cả gia đình chị Liên cũng đã đồng hành với con của mình. Trong thâm tâm của người mẹ, tôi cảm nhận, chị Liên muốn con mình hiên ngang hơn nữa. Bố Kha im lặng, ít nói, nhưng khôg một chút nao núng vì bản án nặng nề cho con mình. Em Như, chị lớn của Kha nói với tôi: “Mọi người ít biết con, vì con ở hậu phương”. Em Uy thì ngay từ đầu đã đồng hành với em Kha, và chấp nhận vì em Kha, đóng cửa công ty, để công an không có “tóc” mà nắm, có muốn khống chế cũng không làm được.

Hai ông bố của hai gia đình điềm đạm, ít nói. Tôi hỏi anh có buồn không, anh Linh nói: “Không buồn! Tôi theo dõi phiên tòa từ bên ngoài, tôi thấy mọi người đón nhận và yêu mến con tôi”. Tôi không có cơ hội hỏi chuyện ba của Kha, nhưng nhìn trên khuôn mặt ông, tôi không thấy chút buồn phiền.

Uy, Như và cậu của Uyên thản nhiên và thích thú với cách em/cháu mình trả lời với thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Uy nói: “Thằng Kha và con Uyên nói quá trời. Chủ tọa hỏi một câu, tụi nó trả lời ba câu. Họ cứ phải nhắc không được nói những câu không hỏi. Họ sợ Kha và Uyên nói rõ sự việc, nói rõ nội dung các tờ rơi, và ý nghĩa của việc học sử thật sự, và nhất là chuyện phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa”.

Tôi nhớ lại, những năm sau 1975, mỗi lần nghe có ai đó phạm đến tội gọi là “chính trị” thì ai cũng sợ, và lúc đó thái độ “khôn ngoan nhất” là đồng tỏ thái độ lên án theo đúng khuôn mẫu của nhà cầm quyền. Ngay người nhà của những nạn nhân này cũng sẵn sàng lên án họ gay gắt, không thua nhà nước chút nào. Tình trạng này kéo dài đến khoảng năm 1985.

Sau năm 1985, khi nghe ai phạm tội chính trị thì đa số thấy người đó đáng tội nhiều, nhưng cũng có chút đáng thương, chắc là ngông cuồng hay khùng khùng gì chăng. Gia đình cũng nhận người thân mình phạm tội, nhưng không lên án, vì “nó/con/cháu/cha/chồng/vợ” phạm tội với nhà nước chứ có phạm tội với mình đâu. Tình trạng này kéo dài thêm 10 năm nữa.

Đến sau năm 1995, có một sự thay đổi suy nghĩ rộng trong cộng đồng. Khi nghe ai phạm các tội chính trị thì những người trưởng thành về lý trí và tâm lý cho rằng “hơi sớm, chưa đến thời cơ”, chứ không còn xem đó là tội nữa. Gia đình thì hoàn toàn không xem người thân của mình là tội phạm nữa, mà chỉ xem người nhà mình “sinh ra không đúng thời”.

Đến năm 2005, tức 10 năm sau, thì nhận thức và tình cảm của người dân khác rất nhiều. Trên internet bắt đầu bàn với nhau đủ thứ chuyện, từ cờ vàng cờ đỏ cho đến ông nào đá ông nào, hoặc ông lớn nào đáng tội. Rồi những bằng chứng đưa ra, chẳng để thuyết phục ai, cũng chẳng buộc ai phải đọc, nhưng rồi ai đọc cũng biết. Trừ công an. Một trung tá công an, ngay sau sự kiện Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt bị đài truyền hình cắt xén phát biểu, và vu khống nói với tôi: “Vụ ông Kiệt làm sao?” Tôi hỏi lại, em đã đọc nguyên văn bài phát biểu của ngài chưa? Tôi gọi em với ông trung tá này, vì khi em ở tuổi mới lớn, em thường theo chúng tôi để học kỹ năng sinh hoạt ngoài trời. Em trả lời: “có nghe, ở trên các trang mạng phản động có, nhưng không dám lên đọc, lỡ bị phát hiện là chết”.

Tức là người nào bị kết án tội chính trị thì dân tìm hiểu về người đó, thậm chí có người nghiên cứu về người đó xem tầm vóc của họ thế nào. Cái sợ hãi chỉ còn chút bên ngoài, để đối phó với công an mà thôi.

Đặc biệt là sau mùa hè biểu tình, năm 2011, thì tội phạm chính trị đối với nhà cầm quyền và các tay chân thuộc hạ vẫn rất nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm hơn rất nhiều. Nhưng đối với dân thì đó là tội do nhà nước độc tài, đảng trị đặt ra để áp đặt trên những người bất đồng chính kiến, những người không muốn “ngửa tay xin ơn” của đảng mà thôi. Thậm chí những người đó được rất đông người tán đồng ủng hộ như tiến sĩ luật Cù Huy hà Vũ, kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, luật sư Đài, luật sư Quân.

Còn đối với gia đình của những nạn nhân đó, thì họ luôn khẳng định công khai là người nhà của mình đúng, không có gì sai. Những khẩu hiệu “Tự do cho người vô tội” được in trên áo mặc, và trên nhiều chất liệu khác để cầm trên tay. Phiên xử sơ thẩm các thanh niên Nghệ An, làn sóng người ủng hộ rất lớn. So với Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Văn Trỗi trước kia thì số người ủng hộ công khai đông gắp trăm lần.

Chị Nhung, anh Linh nói về con của mình: “Là người mẹ sinh ra Phương Uyên, tôi rất mãn nguyện và hãnh diện về con của tôi. Con tôi xứng đáng với những gì đã làm. Tôi hạnh phúc vì con tôi”.

Tuy nhiên, khi nhìn kỹ từng người trong gia đình, tôi cũng thoáng nhận ra đôi lúc họ cũng nhói đau trong lòng. Có thể họ tự trách mình đã không gần con cái, nên khi con cái lâm vào nguy cảnh, con cái lại sợ cha mẹ không cảm thông đủ. Hoặc họ cảm thấy mình quá nhỏ nhoi với lực lượng công an đông như kiến, không thể làm gì tốt hơn cho con. Hoặc cũng có thể họ đau vì cả xã hội đã quá biết quá rõ nhà cầm quyền đang đẩy tuổi trẻ vào đường cùng, báo trước tương lai của một dân tộc bị mất linh khí Lạc Hồng, mà vẫn còn cố “ngậm miệng ăn tiền”.

Nhưng không sao, với phát biểu tại tòa án nhân dân tỉnh Long An sáng hôm qua, 16.05.2013: “Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm” (Nguyễn Phương Uyên), và “Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội” (Đinh Nguyên Kha), thì dù người lớn có im lặng để lòng yêu nước và trách nhiệm với quốc gia bị bào mòn vì món lợi hời hay một chút cơ hội rút rỉa tài sản của dân, giới trẻ cũng sẽ hành động.

Hơn 7 tháng qua, người trẻ đã mong đợi ngày hôm nay, và từ lúc lời của hai sinh viên trẻ này được hai bà mẹ công bố, những người lớn thành tâm thiện chí đã “bỏ nón” cúi chào, còn giới trẻ thì như được thêm thuốc tăng lực để chọn lựa và dấn thân.

Tại sao mình không thể là Phương Uyên hay Nguyên Kha?

An Thanh, CSsR

Nguồn: VRNs

From: Khai Vo <khaivo43@yahoo.com>Date: 2013/5/19
Subject: [Daploisongnui][

ChinhNghiaViet] Tranh tặng Phuơng Uyên và Nguyên Kha

 

Theo quan niệm của Phật giáo,người ta thường hay mua chim rồi mở cửa sổ lồng cho chúng được bay nhảy trở lại trong bầu trời Tự Do để ̣được 'phước báo'.Cái 'phước báo'đó nếu có làm sao vĩ đại cho bằng cái'phước báo' giúp cho hơn chín mươi triệu đồng bào Việt Nam đang sống trong 'đại ngục tù'cộng sản nơi quê nhà được Tự do, dân chủ thật sự nhỉ???Thế mà tại sao nhiều người vẫn còn thờ ơ không làm được, dầu đã được sống yên ấm ở xứ sở tự do???Người ta có thể nào dững dưng trước sự đau khổ của đồng bào,đồng loại được hay sao???


Date: 2013/5/18
Subject: [VN-Online] Fwd: Bai viet "Xu an Uyen-Kha: Que xau cho che do" (Nguyen Quoc Quan)

Bài Viết rất hay xin giới thiệu cùng Quý Vị

 



From: lienlac@viettan.org

Subj: Bai viet "Xu an Uyen-Kha: Que xau cho che do" (Nguyen Quoc Quan)

 

Kính gửi quí cơ quan truyền thông báo chí,
Ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu thuộc tổ chức Human Rights Watch cho rằng việc đưa người dân ra tòa xử chỉ vì họ phát tán tờ rơi chỉ trích chính phủ là một việc làm lố bịch và biểu hiện sự bất an của nhà cầm quyền Việt Nam. Đồng quan điểm với ông, Ts Nguyễn Quốc Quân cho rằng bản án khắc nghiệt và vô lý dành cho Phương Uyên và Nguyên Kha rõ ràng là một thách thức đối với công luận, đối với những giá trị của thế giới văn minh, và cao hơn tất cả, nó là một thách thức đối với nhân dân Việt Nam.
Kính chuyển đến quý vị bài viết  “Xử án Uyên-Kha: Quẻ xấu cho chế độ” của Ts Nguyễn Quốc Quân và kính mong được tiếp tay phổ biến.
Trân trọng
Ban Liên Lạc Truyền Thông Đảng Việt Tân      

Xử án Uyên-Kha: Quẻ xấu cho chế độ

Nguyễn Quốc Quân

Kết quả vụ xử án hai em sinh viên Uyên và Kha ngày 16 tháng 5 vừa qua đang tạo nên một làn sóng phẫn nộ từ trong nước ra đến hải ngoại. Bộ sậu lãnh đạo Việt Nam càng hiện nguyên hình là những tên thái thú của thế kỷ 21. Chúng ta biết rất nhiều cán bộ lãnh đạo CS, kể cả ở cấp Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng, gần đây túa nhau đi lễ đình chùa, cầu đồng cốt, cậy tâm linh nhưng quả thật họ đã quên bốc quẻ trước khi xử Phương Uyên và Nguyên Kha. Đối với tôi, đây là một quẻ cực xấu cho chế độ.

Vì giới lãnh đạo đảng CSVN ngày nay thuộc sử Tàu hơn sử Việt, nên cho phép tôi nói bằng ngôn ngữ của họ. Chuyện kể rằng, ngày xưa ... 

Nước Sở muốn đánh nước Ngô. Sứ của Ngô được cử sang Sở để tìm hiểu, tướng Sở muốn thị uy với quân Ngô nên giết luôn sứ thần nước Ngô để lấy máu bôi lên trống.

Trước khi giết, tướng Sở hỏi:

-       Trước khi đến đây nhà người có xem bói chứ?

Đáp:

-       Có

Tướng Sở hỏi:

-       Bói quẻ có tốt không?

Đáp:

-       Tốt
-       Nay ta muốn dùng máu ngươi để bôi trống trận, vậy quẻ tốt ở chỗ nào?


Sứ nhà Ngô ung dung đáp:

-       Chính vì vậy mới là quẻ tốt đấy! Vua Ngô phái tôi sang đây vốn là để xem thái độ của tướng nước Sở như thế nào. Nếu tướng quân nổi giận thì nước Ngô sẽ đào hào cho sâu thêm, đắp luỹ cho cao thêm; nếu tướng quân không nổi giận thì nước Ngô sẽ thư thả. Nay tướng quân giết tôi, nước Ngô nhất định sẽ phòng thủ gắt gao. Hơn nữa quẻ đó bói cho cả nước, không phải bói cho riêng một bề tôi. Giết một bề tôi mà bảo toàn được một nước, thì sao không gọi là tốt được? Tướng quân có lấy máu tôi bôi lên trống, nếu chết rồi mà tôi còn biết được, thì tự khắc khi tác chiến tôi sẽ làm cho trống không kêu.

Kết quả là tướng nhà Sở đã phải trả tự do cho sứ nhà Ngô.

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống hào hùng chống ngoại xâm. Một ngàn năm Bắc thuộc với những hình phạt hà khắc như xẻ mũi thích chữ vào mặt còn chưa khuất phục được nhân dân Việt Nam. Nay qua bản án dành cho Uyên và Kha, lãnh đạo ĐCSVN đã ngang nhiên và công khai khoác lên mình bộ áo gấm làm tay sai cho Tàu! Tướng nhà Sở còn biết run tay trước chí khí của sứ nhà Ngô, thế mà bộ sậu lãnh đạo CSVN dám thị uy với 90 triệu người dân Việt Nam và đạp đổ mọi giá trị tốt đẹp của thế giới văn minh. Đây chính là bản án cáo chung của cả một chế độ.

Trong suốt phiên toà, cái gọi là nền tư pháp Việt Nam không hề dám nhắc đến cái lý do chính, đó là hai sinh viên Uyên và Kha chống Trung Quốc xâm lược. Trong khi đó, em Nguyễn Phương Uyên đã khẳng khái nhìn thẳng vào mắt từng viên thẩm phán: "Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm".

Cái bệnh sợ Trung Quốc đã được truyền nhiễm lây đến cả các viên công an cấp nhỏ “còn Đảng còn Mình”. Tôi còn nhớ trong những tháng ngồi tù, lúc chuyện vãn – sau mấy tiếng đồng hồ lấy “khẩu cung”, một thiếu úy an ninh điều tra nói: “Anh cứ đòi chống Trung Quốc, tẩy chay hàng Trung Quốc, … anh cứ thử tháo hết linh kiện làm từ Trung Quốc trong máy laptop xem nó còn lại gì; anh thử bảo một người dân cởi tất cả những gì làm ở Trung Quốc mang trên người như giày dép, áo quần, ... rồi xem họ có dám bước ra ngoài đường không!” Tôi phẫn nộ thì ít, mà ngạc nhiên thì nhiều, trước thái độ chủ bại tuyệt đối của anh ấy. Khựng lại một lúc, tôi hỏi mà như một lời than thở: “Thế các anh, chấp nhận Chết lâm sàng vì Trung Quốc hay là tình nguyện Sống đồng loã với Tội Ác!”

Riêng Đinh Nguyên Kha đã thẳng thắn trước toà: "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội". 

Chính chị Tạ Phong Tần đã bị đám Hội Đồng Xét Xử quyết định cưỡng chế ra khỏi phiên toà sơ thẩm của chị vì đã bắt bí Đảng Cộng Sản như em Nguyên Kha. Anh Điếu Cày kể lại rằng khi phiên toà bắt đầu, lúc được hỏi có ý kiến gì về các thẩm phán trong Hội Đồng Xét Xử (HĐXX) không; thì chị Tạ Phong Tần đã hỏi lại cùng với lập luận mang đại ý rằng: Không chấp nhận Đảng Viên ĐCS có mặt trong HĐXX; vì theo điều 88 bộ luật hình sự, đó là những người “bị hại” trong vụ án này. Những người “bị hại” không được tiến hành tố tụng để bảo đảm sự vô tư theo điều 14 bộ luật tố tụng hình sự. Chị thẳng thắn và cương quyết yêu cầu các đảng viên ĐCS rời khỏi vai trò trong HĐXX. Họ đã cứng họng và cưỡng chế chị rời khỏi phiên toà xử chính chị.

Luật Pháp Việt Nam luôn dành ưu thế tuyệt đối cho kẻ cầm quyền, thế mà chính họ cũng chẳng dám thực thi những điều do họ ghi ra trên giấy trắng mực đen! Bản án vô lý này rõ ràng là một thách thức đối với công luận, đối với những giá trị của thế giới văn minh, và cao hơn tất cả, nó là một thách thức đối với nhân dân Việt Nam.

Chắc chắn, 90 triệu người dân Việt và con cháu họ không thể chấp nhận sống hết đời này qua đời khác trong một hoàn cảnh như thế.

Và dân tộc Việt Nam đã trả lời ngay trước toà - qua các câu nói của Phương Uyên, của Nguyên Kha, và những giọt nước mắt hãnh diện của hai bà mẹ. Đây đúng là một quẻ cực xấu cho chế độ độc tài toàn trị./.

Bỏ tù một đóa hoa

Em xinh hơn mọi loài hoa trên đời
Em không phải đóa mặt trời
Mà sao bóng tối rụng rời vây quanh

Trước vành móng ngựa gian manh
Phương Uyên chợt mọc lên thành đóa sen
Trái tim yêu nước thắp đèn
Phương Uyên em giữa bùn đen sáng lòa

Em là nụ, em là hoa
Bởi yêu nước phải ra tòa em ơi
Đưa tay chúng tính che trời
Làm sao che nổi nụ cười trinh nguyên

Tự do tuyên án bạo quyền
Cám ơn mẹ sinh Phương Uyên tuyệt vời
Bỏ tù hoa, bỏ tù người
Bỏ tù đất nước giống nòi quê hương

À ơi nước Việt đau thương
Ngủ đi những đóa hoa đương ngồi tù….

Sài Gòn ngày 17-5-2013

Trần Mạnh Hảo

 

Dân oan Dương Nội lấy lại ruộng đất chia cho dân nghèo

19/05/2013
0
Vân Quang thực hiện
Dân oan Dương Nội lấy lại ruộng đất chia cho dân nghèo [ 12:32 ] Hide Player | Play in Popup | Download
Vào chiều thứ Bảy 18/5/2013, lúc 13 giờ hàng chục hộ dân oan đã có mặt trên cánh đồng bị bỏ hoang hơn 5 năm nay, bắt thăm chia lô ruộng đất phục hóa để sản xuất, tự mình cứu mình, duy trì cuộc sống trong hoàn cảnh đầy khó khăn, gian nguy. Trong lúc bà con đang bắt thăm phân lô nhận đất thì vài chục công an từ cấp phường, cấp quận và cả cấp thành phố hăm hăm xông tới đe dọa giải tán. HNDN1
Tiếng trống báo động vang khắp xóm làng cùng với những tiếng la hét inh ỏi và thái độ phản đối quyết liệt của hàng chục hộ dân oan. Cùng lúc trời đổ mưa thế là các tốp công an phải rút lui, tuy nhiên họ vẫn hăm dọa bà con là sẽ không buông tha.HNDN2
Cụ Nguyễn Thị Hào năm nay 78 tuổi đã nhiều năm cùng con cháu canh giữ đất nói đã bức xúc kể lại với phóng viên Vân Quang :

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày- 5/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link