Friday, May 24, 2013

Vì sao lại bỏ tù những sinh viên yêu nước?




https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhe45IicjOQRz8nDikXQHdOu_aZu9GGD9MIxRoFMOGf_yhBuR5D18crjnJQ18cf-BLCiroN2subwy9Om8x3WAvGvlQ7Gv4lgNsuLOoSkohOm2dMILphBXqpKqqMk1tYqpsP0jvzERZOYsI/s1600/cong+ham+1958+.jpg

Vì sao lại bỏ tù những sinh viên yêu nước?


Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-05-20

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này



000_Hkg8090456-305.jpg

Một cậu bé cùng biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 09/12/2012

AFP photo

 

Hôm thứ Năm 16 tháng Năm, 2013 vừa rồi, lại thêm một “Ngày Lịch Sử” trong dòng sử hiện đại VN, kỳ này, diễn ra tại Pháp đình Long An, khi hình ảnh 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha trong y phục trong trắng của tuổi học trò, với gương mặt sáng ngời, với những lời biện hộ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép, không hề nao núng trước bạo quyền – nói theo lời blogger Hải Huỳnh - đã “làm cho cả phòng xử án bàng hoàng và không khí chùng xuống”. Nguyễn Phương Uyên khẳng định:

Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm...

Việc tôi làm thì tôi chịu, xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước, và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn.

Và Đinh Nguyên Kha kiên quyết:

Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội.

Những câu nói trước toà, theo lời nhà thơ Hoàng Hưng, “Kha và Uyên đã đi vào lịch sử”.

Trong khi đó các luật sư bào chữa cũng đã lập luận sắc bén khiến công tố lẫn chánh án đuối lý, ra sức chống chế, không trưng ra được vật chứng, không có nhân chứng; giới gọi là “cầm cân nẩy mực” ấy chỉ viện dẫn những điều mơ hồ để rồi áp đặt 8 năm cộng thêm 2 năm tù giam cho tội cố ý gây thương tích trong 1 vụ án khác dành cho Đinh Nguyên Kha, và 6 năm tù giam đối với Phương Uyên, cùng 3 năm quản thúc cho mỗi nạn nhân này của chế độ.

Khi lên tiếng ca ngợi “Tuyệt vời tuổi trẻ VN”, blogger Quê Choa – tức nhà văn Nguyễn Quang Lập – nhận xét:

Bản án quá nặng nhưng không lạ, ở cái nơi “dân chủ vạn lần hơn” thường vẫn có những bản án như thế. Bản án chắc chắn không có răn đe được ai. Nó càng làm chất cao thêm niềm uất hận và càng chứng tỏ khẩu hiệu vì dân do dân thảm hại đến thế nào.

Trước cảnh lao lý ấy của 2 người trẻ yêu nước, blogger Nguyễn Thông không khỏi viết lên “Huyết thư”, rằng:

Xưa chích máu viết thư ra trận
Được tôn vinh cao cả anh hùng
Nay lấy máu đuổi quân Tàu cộng
Cửa nhà tù ưu ái ghi công.


Bức tranh tương phản


Qua bài “Vụ Phương Uyên: Món quà đắt chào đón ngoại xâm”, blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh nêu lên một loạt câu hòi rằng “Vì sao, hai thanh niên đã kiên cường chống Trung Cộng xâm lược, đã lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo, lãnh thổ đất nước theo đúng như lời ông Hồ Chí Minh đã nói lại bị kết án nặng nề đến thế? Vì sao, một phiên tòa xét xử “công khai” lại ngăn chặn, bắt bớ những ai đến dự phiên tòa? (Hay là) Nhà nước sợ những người dân đến dự phiên tòa thấy rõ ‘tội trạng’ của hai thanh niên này là đã dùng máu viết vào mảnh vải “có nội dung không hay về Trung Quốc”? Có phải câu hỏi cuối này đã là câu trả lời cho những câu hỏi trên?”.

Blogger Nguyễn Hữu Vinh mô tả một bức tranh tương phản “Anh hùng” và “hèn hạ” rằng, trong khi “Đinh Nguyên Kha, bị bắt khi 24 tuổi, Nguyễn Phương Uyên, một cô gái mới 20 tuổi, đã biết nói lên tiếng nói của mình vì lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc”, thì:

Một Đảng Cộng sản là đội quân tiên phong, một nhà nước Xã hội Chủ nghĩa ưu việt với quân đội “bách chiến bách thắng” đã lặng im khi lãnh thổ Tổ Quốc bị xâm chiếm, quân thù đang ngày đêm giày xéo Tổ Quốc mình. Đến mức, việc chủ quyền đất nước, biển đảo của Tổ Quốc lại được giao cho Hội Nghề cá lên tiếng!

000_Hkg8587978-250.jpg

Nguyễn Phương Uyên và Nguyễn Đình Kha tại phiên tòa sơ thẩm Tòa Án Long An hôm 16/5/2013. AFP photo

Và trong khi cô gái yêu nước Phương Uyên chỉ mới 20 tuổi đầu đã dõng dạc trước toà rằng:

Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm.

Thì, nhà báo Nguyễn Hữu Vinh cáo giác, “ đám quan tham đang ngày đêm đục khoét đất nước, rước giặc vào nhà bằng nhiều cách, nhiều ngả khác nhau. Cũng trong khi đó, các lãnh đạo Đảng CS chỉ chăm lo 16 chữ vàng và 4 tốt với kẻ xâm lăng chỉ vì ‘chung ý thức hệ’. Thử hỏi ai yêu nước và ai phản bội? Rồi một thanh niên dù mới 25 tuổi cũng đã khẳng định rõ ràng khái niệm đơn giản nhất là “Đất nước, Dân tộc, Tổ Quốc không có nghĩa là Đảng Cộng sản”, vậy mà cả hệ thống chính trị “đầy mình học thuyết Mác – Lênin”, với đầy đủ học hàm, học vị, đã không thể hiểu – hay không muốn hiểu - điều đó.

Theo blogger Nguyễn Hữu Vinh, “Họ đang cố tình đánh tráo khái niệm, đồng hóa quan niệm để kết tội những người đã không để cho nhóm lợi ích làm mưa làm gió trên đầu trên cổ dân tộc;…Trong phiên tòa này, họ đã kết tội hai thanh niên, họ đã thực hiện được điều họ muốn”. Blogger Nguyễn Hữu Vinh khẳng định rằng:

Những lời biện hộ đanh thép trước tòa là những lời kết tội đám người cố tình nhắm bắt, bịt tai trước lẽ phải và những tiếng nói lương tri của người dân Việt Nam. Bản án nặng nề dành cho hai em trong phiên tòa hôm nay, món quà quý dâng cho ngoại bang nhân ngày bọn chúng ra lệnh cấm đánh cá trên biển Việt Nam, liệu có làm vừa lòng bọn quan thầy đang muốn thôn tính cả đất nước ta, đưa dân tộc ta vào vòng nô lệ? Tôi tin là chưa đủ. Và con đường thoát khỏi ách nô lệ của đất nước ta còn dài.

Qua Kiến nghị mới đây gởi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu ra chỉ thị trả tự do ngay cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên, gần 200 công dân Việt nhấn mạnh rằng “Chừng nào Biển Đông còn dập dồn những con sóng xâm lược của các thế lực hiếu chiến trong giới cầm quyền Bắc Kinh thì tuổi trẻ Việt Nam phải nung nấu và tỏ rõ tinh thần yêu nước, khí phách quật cường của Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Nguyễn Huệ từng viết nên những trang sử vàng của dân tộc, từng khắc trên cánh tay hai chữ Sát Thát, đánh tan tác quân xâm lược “ra đến biển chưa thôi trống ngực, về đến Tàu còn đổ mồ hôi” như Nguyễn Trãi từng viết trong “Bình Ngô Đại cáo”! Phải thường xuyên nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay phải biết căm ghét, phỉ nhổ những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống do “úy tử tham sinh”, muốn “ngôi cao, lộc lớn”, đã hèn nhát cúi đầu theo giặc, treo một tấm gương nhơ bẩn trong lịch sử, muôn đời bị nhân dân nguyền rủa”.

Bản án nên dành cho ai?


Blogger Vũ Đông Hà lưu ý rằng ở đất nước này hiện nay, nếu bạn biết “còng lưng, ngồi lom khom trước những tên tàu lạ và khúm núm rằng:

“Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân đội Nhân dân VN luôn trân trọng biết ơn Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân giải phóng nhân dân TQ”, VN luôn “coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị tốt đẹp và bền vững lâu dài với TQ”, thì “bạn có cơ hội lên làm Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng”. Rồi bạn cũng sẽ trở thành tân UV BCT của đảng nếu “ghế mới chưa kịp ngồi đã lủi thủi sang Bắc Kinh khấu đầu và lúm khúm với những lời Lê Chiêu Thống”, hoặc “cái ghế Tổng Bí Thư đảng cũng sẽ được xiết bù lon nếu bạn hướng về cung đình phương bắc với những cụm từ trân trọng biết ơn, quan hệ hữu nghị tốt đẹp và bền vững, gia tài để lại cho thế hệ mai sau...”. Nhưng, blogger Vũ Đông Hà lưu ý tiếp:

Nếu bạn treo lên hàng rào kẽm gai tinh thần của Trần Bình Trọng, ý chí của Lý Thường Kiệt, thái độ của Hưng Đạo Vương đối với bá quyền phương Bắc hàng chữ máu “Tàu khựa cút khỏi biển Đông”, bạn sẽ được tập đoàn Lê Chiêu Thống đã, đang và luôn miệt mài học tập gương đạo đức của Trần Dân Tiên, đang khòm lưng đánh vần hàng chữ 16 vàng bốn tốt, ban cho bản án từ 6 đến 8 năm tù ở và 3 năm tù quản chế.

Và nhà báo Vũ Đông Hà khẳng định rằng “ Bản án dành cho Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, nếu nhìn cho kỹ, suy cho sâu, chính là bản án dành cho chế độ”.

Qua bài “ Tiếng nói Uyên, Kha trước toà, lời cảnh tỉnh cuối cùng cho đảng CSVN”, nhà thơ Hoàng Hưng muốn bày tỏ bằng tất cả lòng yêu thương cảm kích, với niềm hứng khởi cùng lòng tin vững chắc, rằng “Phiên toà xử Kha, Uyên là một dấu mốc lịch sử trên con đường đấu tranh dân chủ của VN”. Tác giả nhận thấy:

Lần đầu tiên, những người rất trẻ, một nữ sinh tuổi 21, một thanh niên tuổi 25, thể hiện ý thức chính trị rõ ràng, nhận thức sắc bén, lòng tin vững vàng trong hành động của mình. Những kẻ toan tính hạ thấp, bôi bẩn việc làm yêu nước của Phương Uyên bằng cách gán cho cô động cơ muốn có cái máy ảnh và vài đồng tiền còm… đã thất bại thảm hại. Kể cả một số vị có lòng muốn giảm án cho cô với lý do cô nhẹ dạ, bồng bột, chắc hôm nay thấy chính mình mới bồng bột vì đã đánh giá thấp thế hệ con em. Lần đầu tiên, những lời “nhận tội, xin khoan hồng” quen thuộc đưọc ngụy tạo nhờ thủ đoạn khủng bố cộng với lừa phỉnh đã bị hai con người rất trẻ lật ngược trước pháp đình bằng lời khẳng định đanh thép “tôi không có tội”, hay “chỉ có một tội là yêu nước”.

Và nhà thơ Hoàng Hưng không quên lưu ý rằng “Nếu nhà cầm quyền đã lúng túng và lo sợ vì một tiếng bom Đoàn Văn Vươn - một hành động “tự phát” chỉ vì “con giun xéo lắm cũng quằn”, thì tiếng nói ôn hoà dõng dạc của hai người gái, trai rất trẻ Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên chính là lời cảnh cáo cuối cùng cho chế độ độc tài toàn trị”.

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-24/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link