TỬ HUYỆT KINH TẾ
VN
Bi kịch nền kinh tế Việt
Nam
Chủ Nhật, 14/10/2012,
10:41
Theo Trần Việt – ANTĐ
Có thể nói nền kinh tế Việt Nam
đang đứng trước bi kịch lớn.
Một thực trạng đáng
lo lắng
Viện trưởng Viện Kinh tế
Việt Nam Trần Đình Thiên, trong nghiên cứu của mình đã dẫn thống kê của Bộ Kế
hoạch Đầu tư: có tới 53.000 doanh nghiệp đóng cửa và phá sản trong năm 2011, và
35.500 doanh nghiệp lâm vào cảnh tương tự trong 8 tháng đầu năm 2012.
Con số này gần bằng một nửa
con số các doanh nghiệp đóng cửa và phá sản kể từ năm 1986 tới nay.
Đáng lo hơn hoạt động của
các doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường cũng không khá hơn. Thống kê cho
thấy hầu hết các doanh nghiệp đã giảm công suất hoạt động, thậm chí nhiều doanh
nghiệp chỉ còn tồn tại hình thức bởi không tiêu thụ được sản phẩm, lượng tồn
kho cao. Nếu tính trung bình các doanh nghiệp này giảm công suất 20% tương
đương với khoảng 150.000 doanh nghiệp nữa đóng cửa và phá sản. Số người thất
nghiệp do sự thu hẹp sản xuất lên đến hàng triệu người.
Còn một vấn đề đáng lo nữa
là số lượng sản phẩm tồn kho cao và sự giảm giá trị tài sản do giảm phát, hạ
giá do sức mua kém. Hàng triệu tỷ đồng vốn đang bị chôn trong hàng hóa tồn kho,
trong đó hàng tồn bất động sản lớn nhất. Trên thị trường bất động sản có tới
70.000 căn hộ đang bị ế chỉ ở hai thành phố lớn nhất nước. Ít nhất là có tới
140 nghìn tỷ đồng đang bị chôn, mà phải mất tới 7 năm sau may ra mới xử lý được.
Một báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia ước tính, khu vực bất động sản
đã được các ngân hàng bơm gần 350 nghìn tỷ đồng, một số vốn khổng lồ.
Thêm một dẫn chứng bi kịch
về bất động sản. Ông Thiên tính toán có 69 công ty bất động sản niêm yết đang đối
mặt với vấn đề thanh khoản nghiêm trọng. Đến cuối năm 2011, các công ty này
gánh khoản nợ vay 67.000 tỉ đồng và chi phí lãi vay mỗi năm 13.400 tỉ đồng.
Đáng báo động là trong cơ cấu nợ vay, khoản vay ngắn hạn trong quý IV của năm
ngoái đã tăng lên 26.400 tỉ đồng. Nghĩa là các công ty này phải có 39.800 tỉ đồng
để trả nợ vay đến hạn và lãi vay trong năm 2012. Nhà kinh tế đặt câu hỏi hoài
nghi: “Với tình trạng hiện nay, họ có khả năng trả nợ không?”
Nhìn ra khu vực công,
tình hình cũng không sáng sủa hơn. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, năm
2011, tổng số nợ vốn đầu tư của 63 tỉnh và thành phố là 91.273 tỷ đồng của
47.209 dự án; trong đó, nợ vốn các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành là
25.423 tỷ đồng, nợ vốn của 20.921 dự án đang triển khai là 65.850 tỷ đồng, dãn
tiến độ 41 dự án với tổng số vốn là 38.320 tỷ đồng. Hệ quả của tình trạng trên,
không gì khác là số phận hẩm hiu của các doanh nghiệp và người làm công. Ông
nói: “Đang có nhiều doanh nghiệp “chết” hoặc “chờ chết” vì không thu được món nợ
này”.
Doanh nghiệp Nhà nước
nợ khổng lồ
Sự suy giảm này trước hết
là do hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước mà đứng đầu là các tập đoàn và tổng
công ty nhà nước làm ăn không những kém hiệu quả mà còn để rơi vào tình trạng
phá sản.
Tiến sĩ Đinh Tuấn Minh tại
tài liệu phục vụ cho Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội,
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp
tổ chức tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã chỉ rõ: “Doanh nghiệp
Nhà nước sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các
tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu”. Ngoài ra, theo ông Minh, nợ
xấu của khu vực tập đoàn, tổng công ty chiếm tới 30 – 35% tổng dư nợ của khối
này trong vay nợ từ hệ thống ngân hàng thương mại.
Tổng dư nợ đó của 12 tập
đoàn kinh tế Nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng, theo Đề án tái cấu trúc khu
vực doanh nghiệp Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2012. Trong đó dư nợ lớn nhất
thuộc về Tập đoàn Dầu khí (PVN – 72.300 tỷ đồng), Điện lực (EVN-62.800 tỷ đồng),
Than và Khoáng sản (Vinacomin – 19.600 tỷ đồng).
Ngoài khu vực ngân hàng,
tiến sĩ Minh lưu ý nợ xấu của khu vực doanh nghiệp đang “rất lớn” ở Ngân hàng
Phát triển (VDB). Chẳng hạn, Vinashin vay ưu đãi VDB gần 300 tỷ đồng lãi suất bằng
0% để hỗ trợ trả lương và phụ cấp; EVN được vay hơn 5.000 tỷ đồng. Còn trong
các năm trước đó, Vinalines cũng vay VDB để phát triển tàu mới; Xi măng Đồng
bành vay 290 tỷ đồng…
Ông Nguyễn Quang Dũng, Tổng
giám đốc Ngân hàng Phát triển (VDB) cho biết: “Nợ của các tập đoàn, tổng công
ty… chiếm độ 75 – 80% tổng dư nợ của Ngân hàng Phát triển…” Các doanh nghiệp
Nhà nước mặc dù số lượng thấp hơn doanh nghiệp tư nhân nhưng nợ thuế cũng khổng
lồ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Trần Văn Phu nhận xét: Nợ thuế chưa trả của
các DN Nhà nước chiếm khoảng 13% trên tổng số nợ thuế.
Khối các ngân hàng thương
mại cũng không khá hơn. Bởi lẽ, giữa năm 2012 NHNN công bố tỷ lệ nợ xấu của Việt
Nam là 8,6% tổng dư nợ nghĩa là vào khoảng 202 nghìn tỷ đồng, nhưng trên diễn
đàn Quốc hội, Thống đốc NHNN lại thông báo con số 10%, và dư luận lại đánh giá
có thể ở mức cao hơn 10%. Gánh nặng này thật sự đã đè gần bẹp khả năng phát triển
của nền kinh tế vì vốn là một trong những điều kiện tiên quyết của hoạt động
doanh nghiệp.
Những lối thoát cần
được tính đến
Ngày 6-10-2012 một cuộc hội
thảo quốc gia mang tên: “Kinh tế Việt Nam năm 2012: Tạo bước ngoặt để xoay chuyển
tình thế”, tập hợp đông đảo các nhà quản lý và nghiên cứu kinh tế đã được tổ chức.
Tại hôi thảo này đa số các đại biểu cho rằng những khó khăn của nền kinh tế
không thể giải quyết một sớm một chiều bằng một vài ba giải pháp nào đó. Những
chỉ tiêu lên xuống của nền kinh tế hiện nay hầu hết không phản ánh được thực tế
của nền kinh tế cũng như hiệu quả của những chính sách cụ thể. Đại biểu Quốc hội
Trần Du Lịch đồng tình: “Chính phủ cần xây dựng kế hoạch tổng thể cho cả ba năm
tới, thay vì làm kế hoạch cho từng năm như hiện nay. Kế hoạch đó là nhằm phục hồi
nền kinh tế sau khủng hoảng. Cả ba năm tới phải tập trung toàn bộ nguồn lực và
chủ trương cho kế hoạch này.”.
Những giải pháp đó là cơ
cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp Nhà nước và xử lý nợ xấu.
Ông Lịch đề xuất, ngân hàng nào hệ số vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản dưới
8%, nhưng nợ xấu lên trên 10%, tức là đã mất hết vốn, thì Nhà nước cần quốc hữu
hóa. Bên cạnh đó, ông đề nghị khoanh nợ và cho vay mới với các doanh nghiệp sản
xuất, xây dựng, các dự án BOT, BT mà có khả năng sản xuất tiếp. Về tài khóa,
ông Lịch đề nghị từ nay đến 2015 tất cả các cơ quan của hệ thống chính trị
không được xây mới trụ sở, nếu nơi đó còn trường học bệnh xá là nhà tranh, vách
lá. Trên diễn đàn Quốc hội, ông cho biết sẽ đề nghị Quốc hội cắt chi thường
xuyên năm 2013 đi 10% so 2012, ngoại trừ tiền lương và chi xã hội; và giảm thuế
thu nhập doanh nghiệp xuống 20% từ 25% hiện nay.
Song dư luận cho rằng bên
cạnh việc xử lý nợ xấu, hay tồn kho bất động sản, hay các giải pháp cơ cấu nền
kinh tế… cần tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước, tìm cơ chế để tìm ra người chịu
trách nhiệm khi có những sai phạm gây tác động xấu tới nền kinh tế… Đó cũng sẽ
là một việc quan trọng cho phục hồi và xây dựng nền kinh tế bền vững sau này.
Theo Trần Việt – ANTĐ
BÁO CHÍ
TRONG NƯỚC:
CSVN ĐÃ ĐI
VÀO TỬ HUYỆT KT.
Nguyễn Phúc
Liên CHÚ THÍCH:
Chúng tôi đã viết nhiều về Mô
hình Kinh tế Chỉ huy Tập quyền và Mô hình Kinh tế định hướng XHCN hay nói
đúng hơn mô hình Kinh tế lấy Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế. Những
mô hình Kinh tế Mafia này tự dẫn đến TỬ HUYỆT KINH TẾ.
Cách đây 3 năm, tại Bắc Kinh
Ông ZOELLICK,Chủ tịch Ngân Hàng Thế giới đã họp báo yêu cầu Bắc Kinh phải cải
tổ mô hình Kinh tế tự CĂN NGUYÊN. Bà LAGARDE, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc
tế, cũng đòi hỏi Bắc Kinh phải làm như vậy.
Tại Hà Nội, trước cảnh tụt dốc
Kinh tế của Việt Nam, cuộc Họp các Nhà Đầu tư quốc tế cũng yêu cầu Hà Nội phải
cải tổ mô hình Kinh tế tận CĂN NGUYÊN. Các Chuyên gia Kinh tế như Bà PHẠM CHI
LAN, Tiến sĩ LÊ ĐĂNG DOANH, Tiến sĩ NGUYỄN QUANG A… cũng đồng lên tiếng về đà
phá sản Kinh tế mà nguyên do là HỆ THỐNG.
Cải tổ tự CĂN NGUYÊN ở đây có
nghĩa là phải dẹp bỏ cái CƠ CHẾ chủ trương “ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ NẮM ĐỘC QUYỀN
KINH TẾ“.
CSVN không dám làm điều này
mà chỉ cải tổ theo kiểu thoa bóp dầu cù là cho an dân, vì đảng còn muốn giữ
quyền hành và nắm chặt túi vàng để ăn cướp tiền chung cho túi riêng từng người.
Sự bất lực cải tổ từ CĂN
NGUYÊN Cơ chế sẽ đưa CSVN vào TỬ HUYỆT như một Định Mệnh lù lù tới vậy.
Bài báo dưới đây của báo TUỔI
TRẺ cho thấy, tại cuộc họp của ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI ngày 14.05.2013, các
nhân vật lãnh đạo Kinh tế CSVN thấy đảng đang đứng chênh vênh cạnh Định mệnh
TỬ HUYỆT KINH TẾ !
Nguyễn Phúc Liên
Tình
hình kinh tế
gay go
lắm rồi!
Tuổi
Trẻ – Thứ tư, ngày 15 tháng năm năm 2013
TT -
Đó là nhận xét của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tại phiên họp ngày 14-5
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi nghe các báo cáo của Chính phủ và Ủy ban
Kinh tế, Ủy ban Tài chính - ngân sách về tình hình kinh tế - xã hội và thu
ngân sách những tháng đầu năm 2013.
Tiền
huy động tăng nhưng dư nợ tín dụng thấp, doanh nghiệp cũng không mặn mà vay
khi hàng hóa tồn kho lớn là những khó khăn lớn của nền kinh tế lúc này
Còn
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: “Tình hình doanh nghiệp bi đát,
tôi nghĩ có tới 100.000 doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn,
tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%”.
Bà
Doan đề nghị: “Phải nhìn thẳng vào tình hình khó khăn của đất nước để giải
quyết vấn đề. Nếu kỳ họp Quốc hội này mà không đưa ra được giải pháp đủ mạnh
thì những khó khăn sẽ thêm trầm trọng”.
Khó
khăn ngày càng lớn
"Tình
hình đúng là hết sức đáng lo ngại, tăng trưởng sản xuất giảm ở cả lĩnh vực
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, bức tranh vô cùng ảm đạm. Chỉ cần nhìn số
lượng hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, phần còn lại thì đến 65% báo lỗ
thì biết khả năng phục hồi kinh tế khó khăn đến mức nào"
Ông
Nguyễn Xuân Cường (phó trưởng Ban Kinh tế trung ương)
“Dấu
hiệu suy giảm kinh tế ngày càng rõ nét hơn, tổng cầu nền kinh tế sụt giảm mạnh,
thu ngân sách gặp nhiều khó khăn; nợ xấu, tồn kho, khó khăn thị trường bất động
sản và khả năng hấp thụ đầu vào của khu vực sản xuất chưa được cải thiện” - Ủy
ban Kinh tế đánh giá.
Theo
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, việc thực hiện tái cơ cấu và đổi mới
mô hình tăng trưởng chưa đem lại kết quả rõ rệt, chính sách kích thích tăng
trưởng bị giới hạn bởi thâm hụt ngân sách, trong khi thị trường vốn và tăng
dư nợ tín dụng cho nền kinh tế vẫn ở mức quá thấp.
Ba
tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp thành lập mới là 15.700 doanh nghiệp (giảm
6,8% về số lượng, giảm 16% về vốn so với cùng kỳ năm trước); trong khi đó số
doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể là 15.300 (tăng 14,6% so với quý
1-2012).
Thay
mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh nhận định: sức
mua của nền kinh tế khó có thể tăng mạnh trở lại trong thời gian ngắn khi việc
làm và thu nhập của người lao động giảm sút, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn
gặp khó khăn, số lượng doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giải thể và phá sản nhiều,
tồn kho vẫn ở mức cao.
Tăng
trưởng tín dụng có thể sẽ khó tăng cao trong ngắn hạn và thấp hơn nhiều so với
tốc độ tăng trưởng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng nếu nợ xấu không sớm được
giải quyết, các ngân hàng thương mại không có các giải pháp hữu hiệu phân loại
đối tượng cho vay mà vẫn siết chặt điều kiện cho vay sẽ ảnh hưởng đến phục hồi
nền kinh tế. “Nếu các khó khăn nêu trên không được xử lý thì khả năng GDP đạt
5,5% như mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2013 là rất khó khăn” - ông Vinh
nói.
Ông
Nguyễn Xuân Cường - phó trưởng Ban Kinh tế trung ương - nói: “Tình hình đúng
là hết sức đáng lo ngại, tăng trưởng sản xuất giảm ở cả lĩnh vực công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ, bức tranh vô cùng ảm đạm. Chỉ cần nhìn số lượng hàng chục
nghìn doanh nghiệp phá sản, phần còn lại thì đến 65% báo lỗ thì biết khả năng
phục hồi kinh tế khó khăn đến mức nào”.
Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phán đoán: “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ
có tới một trăm nghìn doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ
lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%”.
Các
con số chưa đáng tin cậy
Tăng
cường công tác nắm bắt, phân tích, dự báo tình hình để có chủ trương, đối
sách phù hợp, đặc biệt là các vấn đề biên giới, biển đảo, thực hiện các đề
án, giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại các vùng chiến lược. Cần có chính
sách hỗ trợ thỏa đáng đối với ngư dân đánh bắt cá ở vùng biển quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của nước ta.
Lấy
con số dư nợ tín dụng ngân hàng từ đầu năm chỉ tăng hơn 1%, trong khi huy động
tiền gửi tăng 5,5%, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định “tiền tệ đã
đóng băng, tình hình như thế này là nguy lắm rồi”.
Bà
nói: “Doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn thì không giải quyết được vấn
đề gì đâu. Bây giờ doanh nghiệp nợ như thế thì có khoanh nợ, giãn nợ, cho vay
tiếp không? Phải tập trung bàn về chính sách tiền tệ, giải quyết dòng vốn ra
vào, đây là nút thắt”.
Trong
khi đó, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề cập đến thực trạng
“ngân hàng lúc nào cũng tuyên bố là sẵn sàng cho vay, nhưng doanh nghiệp nói
là muốn vay đâu có dễ, đang nợ thì không thể vay được mà lãi suất cho vay vẫn
cao nên chỉ có nước phá sản”.
Ngoài
việc khai thông nút thắt tiền tệ, Phó chủ tịch nước đề nghị tập trung vào giải
pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: “Phải mạnh dạn cắt giảm, thậm chí
xóa bỏ những chương trình không cần thiết. Tôi thấy tình trạng chồng chéo,
lãng phí, cái gì cũng dang dở, bộ nào cũng muốn nắm một tí tiền. Chúng ta cần
nhìn thẳng vào những khó khăn của đất nước, tiết kiệm chi tiêu công, dừng mua
sắm xe công, phương tiện đắt tiền, giảm đi nước ngoài...”.
Một số
thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ “nghiêm túc và thật
thà” trong các con số báo cáo. “Báo cáo của Chính phủ cho thấy tỉ lệ nghèo vẫn
giảm nhanh. Tại sao kinh tế khó khăn như vậy, doanh nghiệp đình đốn, công nhân
mất việc, sản xuất ra không bán được hàng hóa mà lại giảm nghèo tốt như vậy?
Tôi xuống thực tế thấy nghèo tăng lên chứ không có giảm” - Phó chủ tịch Quốc
hội Huỳnh Ngọc Sơn nói.
Ông
Nguyễn Văn Giàu kể thêm: “Hoàn thuế VAT hôm trước nói 20.000 tỉ, mới có vài
ngày mà hôm nay nói là 33.000 tỉ. Không thể tưởng tượng được!”. Chủ tịch Hội
đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị các bộ, ngành hãy nhìn vào khó khăn của đất
nước mà báo cáo đúng tình hình, đừng đưa ra các con số báo cáo “vì cái ghế của
mình”.
Dầu
khí cứu ngân sách
Báo
cáo của Chính phủ cho thấy thu ngân sách nhà nước năm 2012 tăng hơn 2.600 tỉ
đồng (tỉ lệ tăng thu thấp nhất trong nhiều năm gần đây), chủ yếu nhờ vào thu
từ dầu thô và thu viện trợ không hoàn lại.
Đặc
biệt, thu từ dầu thô vượt dự toán cao nhờ vào cả hai yếu tố giá và sản lượng
đều tăng, đồng thời phát sinh 9.800 tỉ đồng từ khoản thu lãi nước chủ nhà năm
2012 và 10.000 tỉ đồng lãi dầu khí được chia cho nước chủ nhà từ năm
2006-2011.
Vì vậy, thu từ dầu
thô tăng hơn 53.000 tỉ đồng so với dự toán. Ủy ban Tài chính - ngân sách cho
rằng nếu không có số thu thêm từ lãi dầu khí nước chủ nhà từ các năm trước
thì ngân sách nhà nước năm 2012 sẽ hụt thu, mất cân đối, ảnh hưởng đến nhiệm
vụ chi.
Tình hình thu ngân
sách nhà nước năm 2013 được dự báo còn căng thẳng hơn. Bốn tháng đầu năm mới
ước đạt hơn 244.000 tỉ, bằng 29,9% dự toán.
Thứ
trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp thừa nhận tình trạng căng thẳng trong
việc đảm bảo nhiệm vụ thu năm 2013, “nhiều ý kiến cảnh báo về khả năng hụt
thu”. Do đó, Ủy ban Tài chính - ngân sách đề nghị phải triệt để tiết kiệm, cắt
giảm các khoản chi không hợp lý, tiếp tục rà soát các dự án đầu tư công, tinh
giản biên chế... để đảm bảo cân đối thu chi, an toàn ngân sách.
Chủ
nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết năm nay sẽ không
còn trông chờ được vào dầu khí nữa vì sản lượng ổn định và giá dự toán đã ở mức
90 USD/thùng.
Kết
thúc cuộc thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Chính
phủ tiếp tục hoàn thiện báo cáo để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tới.
“Chưa đặt vấn đề điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng, thu ngân sách..., nhưng nên
lường trước tình huống cho kịch bản xấu nhất để xử lý tình hình” - bà Ngân gợi
ý.
* TS
Lê Thẩm Dương (trưởng khoa quản trị kinh doanh ĐH Ngân hàng TP.HCM):
Chỉ rối
phải gỡ từ từ
Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng tín dụng chậm hiện nay, về phía doanh
nghiệp đó là do hàng tồn kho. Chính vì hàng tồn nên dù lãi suất thấp họ cũng
không vay vì sản xuất ra bán cho ai? Bốn tháng đầu năm tình trạng hàng tồn vẫn
chưa gỡ được bao nhiêu. Còn về phía ngân hàng (NH) do áp lực nợ xấu. Thời
gian qua NH đã nỗ lực xử lý nợ xấu bằng cách bán tài sản đảm bảo, trích dự
phòng... nhưng nợ xấu vẫn cao khiến NH nhát tay trong xét cho vay.
Với
những vấn đề hiện nay, nếu để NH và doanh nghiệp tự giải quyết với nhau thì sẽ
không bao giờ giải quyết được vì có tình trạng như hiện nay còn có nguyên
nhân từ nền kinh tế. Cơ quan quản lý phải xắn tay cùng với NH và doanh nghiệp
trong việc ban hành và thực thi các chính sách tháo gỡ khó khăn, củng cố niềm
tin, củng cố thị trường trong nước, làm ấm thị trường bất động sản... Về phía
NH, phải hạ dần lãi suất đầu ra, đa dạng hóa tài sản đảm bảo, nâng dần tỉ lệ
cho vay tín chấp. Phần doanh nghiệp cũng phải khắc phục những vướng mắc thì mới
giải quyết được các vấn đề khó khăn hiện nay.
*
PGS.TS Trần Hoàng Ngân (phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM):
Cần ủy
ban khẩn cấp ngăn chặn “dịch” phá sản
Dư nợ
tín dụng từ đầu năm đến nay có tăng nhưng ở mức độ thấp: 1,44%. Đây chính là
điều đáng lo ngại. Mặt khác, số lượng doanh nghiệp phá sản ba năm qua liên tục
theo chiều hướng gia tăng kéo theo số nợ xấu tăng thêm...
Thời
gian qua, nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được ban hành
nhưng chưa thể đi vào cuộc sống vì nhiều lý do. Theo tôi, đã đến lúc cần lập
một ủy ban khẩn cấp để ngăn chặn “dịch” phá sản của doanh nghiệp. Ủy ban này
sẽ đứng ra để trực tiếp giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp hiện nay.
Còn thời gian qua, giải quyết khó khăn nhưng cơ quan quản lý chỉ kêu gọi một
chiều NH giảm lãi suất cho doanh nghiệp, nhưng khi NH giảm lãi suất thì doanh
nghiệp cũng không thể tiếp cận được vốn. Chưa kể NH, doanh nghiệp mỗi nơi nói
một kiểu, rốt cuộc chính sách được ban ra nhưng vướng mắc vẫn còn nguyên
không giải quyết được.
ÁNH HỒNG
ghi
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment