MỜI XEM XE CỦA Công tử
"đỏ"VN.
Con cán bộ, con đ̣ai
gia chơi xe cả triệu đô la.......Vậy thì VK "khố rách"
có nên ..."cứu giúp khúc ruột dư thưà" để ....phúc đức
lại cho con cháu chúng ta hay không??? .....
Hãy...."động não" trước khi mở lòng.....
lại cho con cháu chúng ta hay không??? .....
Hãy...."động não" trước khi mở lòng.....
Tin Thư
Con cái chóp bu VC
Con của nguyên Chủ tịch Lê Đức Anh (1992-1997)
Lê Đức Anh hiện là «bố già» trong đảng cộng sản mafia, là người lãnh đạo quân sự và chính trị cộng sản từ hơn nửa thế kỷ qua, cực kỳ thân Trung Quốc. Cả 2 ông đại tướng tên Anh (Lê đức Anh và Lê hồng Anh) đều là hai cây dù của Nguyễn Tấn Dũng (Đức Anh là dù to, Hồng Anh là dù bọc hậu) và cả hai đều xuất thân là phu cạo mủ cao su ở Hớn Quản.
Con trai của Lê Đức Anh là Lê Mạnh Hà hiện là Phó Chủ Tịch Ùy Ban Nhân dân TP HCM. Ông Hà được học bổng Fulbright du học ở Harvard từ 1998 đến 2000. Con dâu là Nguyễn thị Đoan là Phó Chủ tịch nước (thay Trương Mỹ Hoa) từ 2007. Bà Đoan có tiến sĩ ở Bulgarie và có tu nghiệp ở Pháp.
Những tân ủy viên Trung ương đảng trong kỳ đại hội đảng lần thứ XI (2010)
Được vào ủy viên Trung ương đảng là bảo đảm một chức vụ cao cấp, béo bở trong chánh phủ nên cuộc chạy đua vào chức vụ nầy thường diễn ra trong hậu trường với nhiều cuộc liên kết phe nhóm, tranh chấp ác liệt và đòn phép bẩn thỉu. Ngoài các nhân vật vừa kể, trong đại hội đảng lần thứ XI còn có các tân ủy viên sau đây :
- Nguyễn Xuân Anh sinh năm 1976 là con của Nguyễn Văn Chi, Ủy viên Bộ Chính Trị, Trưởng Ban Kiểm Tra trung ương. Nguyễn Xuân Anh nhảy vọt từ Bí thư huyện Liên Châu (Đà Nẳng) đi thẳng vào Trung ương đảng. Tháng 7/2011, Anh được bổ nhiệm Phó chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẳng và chắc chẳng bao lâu sẽ là chủ tịch, nắm giữ thành trì của miền Trung
- Trần Sĩ Thanh, sinh năm 1972. Phó bí thư tỉnh ủy Darlac là cháu của Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ Tướng (Nguyễn Sinh Hùng là cháu của Hồ Chí Minh). Darlac hiện nay là một vùng béo bở, có nhiều tài nguyên và nhiều cơ sở kỹ nghệ của ngoại quốc đã và sẽ thành lập tại đây.
- Trần Bình Minh : Phó Tổng giám đốc đài truyền hình VN là con trai của Trần Lâm, nguyên Tổng giám đốc đài Tiếng nói VN.
- Nguyễn thị Kim Tuyến, Thứ trưởng Bộ Y tế là cháu ngoại của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập.
Điểm đáng lưu ý là Cộng Sản đặt chỗ cho con cháu trước tiên vào ghế số 2 ở mỗi cơ quan bằng các chức vụ như phó (Phó Tổng Cục, Phó Cục, Cu Phó Giám đốc, Phó ban..), hay thứ (Thứ Trưởng) để chờ khi các ông số 1, vốn đang có những dù lộng cũng to để chiếm chỗ khi các ông số 1 về hưu, được điều động đi nơi khác để nhường chỗ, hay bị hất chân khi cái gốc không còn đứng vững.
Những hình thức «truyền ngôi» cho con cháu, hàng họ trong chế độ Cộng Sản
Không thể nào kể hết chi tiết các tên họ những 4C, bởi lẽ chế độ con ông cháu cha cộng sản chằng chịt ngang dọc từ trung ương đến địa phương như những dây leo, hay đúng ra như những tế bào độc hại của bịnh ung thư tràn lan khắp cơ thể, chúng tôi xin tóm tắt tổng quát cách truyền ngôi, tập quyền và tản quyền của hệ thống 4C theo như tổ chức mafia dưới 3 hình thức chính yếu là: tham chính, lập công ty kinh doanh, kết thông gia và bè đảng.
*Tham chính
Thông thường, những người có học, có khả năng thường được đề cử, bổ nhiệm vào các chức vụ chỉ huy trong các cơ quan của đảng hay chính phủ. Ngoài những nhân vật kể trên, cần kể thêm một số nhân vật đang tại chức hay vừa rời chức vụ gần đây.
- Nguyễn Thiện Nhân: Phó thủ tướng là con của y sĩ Đông Dương Nguyễn Thiện Thành, gốc người tỉnh Trà Vinh (có tài liệu ghi là Biên Hòa) một cán bộ cao cấp cộng sản đã tham gia từ phong trào Việt Minh. Mặc dù Nguyễn Thiện Nhân đậu tiến sĩ ở Đông Đức và có tu nghiệp ở Harvard, đã bị mất chức Bộ Trưởng bộ Giáo Dục vì bất tài nhưng lại thích phô trương, đã đưa nền giáo dục VN đến chỗ lạc hậu, nhưng vẫn được tiếp tục lưu nhiệm chức vụ Phó thủ tướng, đúng như lời mỉa mai của giáo sư Hoàng Tụy, một nhà giáo dục được trong nước và ngoại quốc nể trọng : Bộ giáo dục (ý nói ông Nhân) trơ như đá, vững như đồng.
- Phạm Bình Minh: hiện là Bộ Trưởng Bộ ngoại giao, con của Nguyễn Cơ Thạch (tên thật là Phạm Văn Cương), phụ tá cho Lê Đức Thọ trong hội nghị hòa đàm Paris và là Bộ Trưởng bộ ngoại giao sau đó (1980-1991). Có tin là con của Phạm Bình Minh cũng đang du học ngành ngoại giao hi vọng nối nghiệp cha ông.
- Trần Tuấn Anh: nguyên lãnh sự Việt Nam tại Hoa Kỳ (San Francisco) là con của chủ tịch Trần Đức Lương.*
* Lập công ty
Những con cháu cán bộ cao cấp không có khả năng học vấn hay thiếu đạo đức (thực ra ông cha cũng đã thiếu đạo đức, nhưng thành phần các ông con nầy trác táng, lêu lỏng, không thể đảm nhiệm vai trò chỉ huy) thì quay ra kinh doanh, lập công ty. Thực ra những công ty nầy chỉ là bình phong để lợi dụng danh nghĩa của ông cha mà làm giàu phi pháp. Số 4C loại nầy thì kể sao cho hết bởi tràn lan khắp nơi ăn chịu với khắp các cơ quan. Chỉ đan kể vài tên con cháu của các cấp lãnh đạo ở Trung ương đảng.
Con rể của Võ Nguyên Giáp
Tên là Trương Gia Bình, là một tỷ phú, giám đốc công ty FPT, là một trong những công ty lớn nhất nước cung cấp dịch vụ internet, truyền thông.
Con rơi của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt
Võ văn Kiệt tên thật là Phan Văn Hòa, người được xem là cấp tiến, mở đầu cho phong trào đổi mới kinh tế. Nhân nói đến đứa con rơi của Võ văn Kiệt tên Phan Thành Nam, tưởng cần nói qua về đạo đức tồi tệ của các nhà lãnh đạo đảng cộng sản.
Ông Hoàng Dũng, Thư ký Văn phòng Trung Ương đảng đã viết về lai lịch của Phan Thành Nam như sau: Theo cụ Nguyễn Văn Linh kể thì Bộ chính trị lúc bấy giờ biết rằng cụ Hồ gặp những khó khăn và thiếu thốn về tình cảm cá nhân, như chuyện muốn nối lại mối tình với người vợ cũ ở Trung Quốc nhưng bị phản đối, do vậy bộ Chính trị có bí mật sắp xếp nhiều người phụ nữ khác để chăm sóc và phục vụ cụ Hồ về mặt sinh hoạt tình dục. Đặc biệt từ thuở còn thanh niên, cụ Hồ đã có một mối tình rất đẹp với một người con gái miền Nam (sự thật nầy đã được nhà văn Sơn Tùng sưu tầm và công bố trong bài viết «Đi tìm Út Huệ»). Biết thế nên lúc nầy Nguyễn Văn Linh là Bí thư Trung ương cục miền Nam phải kín đáo tìm kiếm trong số những cán bộ, du kích miền Nam một số cô gái còn trẻ đẹp để đưa ra miền Bắc phục vụ cụ Hồ và các vị trong bộ Chính trị (đứng đầu là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ). Thời điểm đó thì Võ Văn Kiệt đang là ủy viên Trung ương cục được cụ Linh tin tưởng tuyệt đối và giao cho trực tiếp phụ trách nhiệm vụ đặc biệt nầy. Trong số vài cô gái tuyển lựa được lúc đó chuẩn bị bố trí bí mật đưa ra miền Bắc có một cô còn trẻ và sắc sảo họ Phan. Giữa lúc đó thì tình hình chiến sự đang diễn ra khá ác liệt nên không thể đưa các cô đi ngay được và rồi không hiểu thế nào mà ông Kiệt lại quan hệ dan díu với chính cô gái họ Phan kia. Đến lúc sự việc vỡ lỡ thì cô gái đã có thai mấy tháng, thế là cô ta phải ở lại và cái bào thai đó chính là Phan Thành Nam.
Phan Thanh Nam hiện nay là một tỷ phú đỏ, Tổng Giám Đốc Công Ty quốc doanh Tracodi, chuyên về «xuất khẩu lao động», xuất cảng hàng hóa, xây cất và du lịch.
Điều cần nói thêm là ông Kiệt cũng có chính thức 2 vợ: bà vợ cả tên là Trần Kim Anh và 3 đứa con đã chết trong chiến tranh, chỉ còn lại đứa con gái tên là Võ Hiền Dư. Ông lấy vợ kế là Phan Lương Cầm nổi tiếng tham nhũng được các công ty đặt tên là Bà Mười Cầm vì tất cả các dự án đầu tư đều phải đóng «hụi chết » cho bà ít nhứt 10%.
Con của nguyên thủ tướng Phan Văn Khải
Tên là Phan văn Tỵ tục danh là Hoàng Tỵ là một tay du đảng chọc trời khuấy nước, có lần vì tranh giành địa bàn buôn lậu đã bắn chết Phạm Văn Hưng là sĩ quan công an, con của Phạm Thế Duyệt cũng là đảng viên trong Trung ương đảng, chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc. Về kinh doanh, Hoàng Tỵ lợi dụng thế lực của cha và của các đồng chí của cha, nhập cảng lậu xe hơi cũ rồi tân trang lại bán sang Trung Đông, nhập cảng xe đạp mới nguyên chiếc từ Thái Lan, Singapore đem tháo ra từng bộ phận rồi lắp ráp lại (bởi luật VN lúc ấy chỉ cho phép bán xe đạp lắp ráp ở VN), bán với giá gấp đôi gấp ba. Hoàng Tỵ cũng là chủ nhân của hai đại khách sạn Hoàng Gia và Planet ở Saigon và HàNội, cho du khách ở tại hai khách sạn nầy được ưu tiên khỏi bị xét hỏi khi đến và khi rời phi trường. Nhờ tất cả mánh khoé và thế lực, Hoàng Tỵ cũng là một tỷ phú.
Con của Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng bộ Quốc Phòng
Phùng Quang Thanh xuất thân là một bộ đội không có học thức nhưng nhờ phe cánh thân Trung Cộng trong đảng nên được phong quân hàm đại tướng, giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng từ nhiều năm nay. Con trai của Phùng Quang Thanh là Phùng Quang Hải, lý lịch cũng không ghi học lực và trường đào tạo, nhưng mang cấp bậc Thượng tá, là Tổng giám đốc Công ty xây dựng 319 là một công ty quốc doanh bao gồm hơn mươi công ty hoạt động trong lãnh vực xây cất, cung cấp vật dụng cho quân đội và các cơ quan chính phủ trên địa bàn khắp nước. Đây là một nguồn lợi khổng lồ cho gia đình họ Phùng và các phe cánh trong đảng để tham nhũng và độc quyền các lãnh vực béo bở.
Nếu cần phải kể thêm thành tích của những 4C vì ăn chia không đồng đều bị tố cáo hay bị ra tòa, hay bị làm vật tế thần thì có mấy vụ gần đây như Mai Văn Dậu, Thứ trưởng Bộ Thương Mại bị ra tòa cùng với con là Mai Thanh Hải vì tham nhũng trong việc xuất nhập cảng, Đoàn Văn Kiểm, chủ tịch Hội đồng Quản Trị Tập đoàn Than - Khoáng sản bị bãi chức vì cho phép em là Đoàn Duy Thức khai thác quặng mỏ trái phép, Phạm Thanh Bình, chủ tịch Hội Đồng Quản trị Tổng đoàn Công nghiệp Tàu Thủy VN bị bắt giam vì bổ nhiệm con trai là Phạm Bình Minh (một Bình Minh khác, không phải là Bình Minh con Nguyễn cơ Thạch) vào công ty Vinashin, Đỗ Trung Tá, Bộ trưởng bộ Bưu Chính Viễn Thông, bị cảnh cáo vì cho con rể là Hoàng Minh gian lận trong việc trúng thầu.
Đảng Cộng Sản Việt Nam cai trị bằng bạo lực và áp dụng luật mafia ngay trong hàng ngũ đảng viên cao cấp của họ theo kiểu mạnh được yếu thua. Trong sự phá sản hàng tỷ mỹ kim của công ty Vinashin, người chịu trách nhiệm là Nguyễn Tấn Dũng thì không hề hấn gì trong khi bộ trưởng Phạm Thanh Bình bị bắt giam vì một sự bổ nhiệm. Vụ ăn hoa hồng trong việc in giấy bạc polymer ở Úc (12 triệu Úc kim) liên hệ đến nguyên Thống đốc ngân hàng Lê đức Thúy đã có bằng chứng rõ ràng thì chẳng ai bị tù tội.
Lãnh đạo Việt Nam hôm nay làm trò hề và gây ô nhục cho đất nước mà không biết nhục. Vũ Văn Hiến, Ủy viên trung ương đảng, Tổng giám đốc Truyền hình VN gởi con gái tên Kiều Trinh sang Thụy Điển tu nghiệp bị cảnh sát Thụy Điển bắt vì ăn cắp trong siêu thị, bị báo chí trong nước phanh phui nhưng vẫn được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Văn hóa – Du Lịch của đài truyền hình, chưa kể Hiến đưa bè đảng vào cơ quan để tham nhũng, bị nhân viên các cấp tố cáo nhưng vẫn bình chân như vại.
*Kết thông gia và bè đảng
Người Việt Nam ta có câu Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, những cán bộ cao cấp gian manh thường tìm gần nhau để hợp quần gây sức mạnh trong công cuộc trấn áp, bóc lộ lương dân. Những cuộc liên kết giữa các cán bộ qua các cuộc hôn nhân là một hình thức lưu chuyển quyền hành và tham nhũng theo hàng ngang và hàng chéo đến độ hệ thống tham nhũng Việt Nam hôm nay là những loại ung thư đang tàn phá một cơ thể chỉ chờ ngày bị tiêu hủy toàn diện. Dĩ nhiên không sao kể hết loại liên kết nầy, chỉ cần đan kể vài thông gia gần đây tạo nhiều tai tiếng to lớn.
Tại Việt Nam, nhắc đến tướng công an Nguyễn Đức Nhanh là người dân kinh sợ và khinh bỉ vì chánh sách đàn áp lương dân và tham nhũng của tên trùm công an nầy (đàn áp giáo dân Thái Hà). Nhanh đảm nhiệm 2 chức vụ: Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2 (tổng cục 1: lo về tình báo hải ngoại, tổng cục 2: lo về an ninh quốc nội) kiêm Giám Đốc Công An TP HàNội. Nguyễn Đức Nhanh kết thông gia với Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng bộ ngoại giao, Chủ tịch Ủy Ban nhà nước về người VN ở nước ngoài. Như vậy hai gia đình thông gia nầy đảm nhiệm vai trò chiến lược của đảng Cộng Sản và chánh phủ Việt Nam.
Trương Mỹ Hoa, Phó chủ tịch Quốc hội (2002-2007) là con của Trương Văn Đẩu, Tỉnh ủy viên Gò Công (cũng gốc là phu cạo mủ cao su) có em là Trương thị Hiền, Hiệu trưởng trường Cán bộ TPHCM, kết hôn với Lê Thanh Hải, Ủy Viên Trung ương đảng, Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Lê Thanh Hải làm sui với Huỳnh Ngọc Sỹ nổi tiếng trong vụ tham nhũng xây xa lộ Đông Tây nối liền từ Bình Chánh đến Saigon, qua Thủ Thiêm chạy đến Cát Lái trên đường về miền Tây. Xa lộ nầy do Nhật viện trợ và giao cho công ty Nhật PCI xây cất, Huỳnh Ngọc Sỹ làm quản lý. Lúc đầu, Sỹ đòi hối lộ 15%, sau sụt xuống 10% và đã nhận 2.6 triệu MK thì bị báo chí Nhật phanh phui, 4 người đại diện công ty Nhật bị Nhật bắt giữ vì đưa hối lộ. Chánh phủ Nhật đòi Việt Nam phải có biện pháp chế tài với người nhận hối lộ là Huỳnh ngọc Sỹ nhưng VN vẫn binh vực Sỹ khiến Nhật trả đủa bằng cách ngưng tất cả tiền cho vay ODA và đòi lại 30 triệu tiền viện trợ, điều hiếm có trong lịch sử bang giao quốc tế. Trước áp lực của các quốc gia viện trợ cho VN và Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đành phải miễn cưởng đưa Sỹ ra tòa với án chung than khổ sai, sau giảm xuống 20 năm tù. Thì ra Sỹ chỉ là vật tế thần của một tập đoàn tham nhũng, mà những án vụ tham nhũng như thế chỉ là hãn hữu trong số ngàn ngàn vụ tham nhũng chẳng bao giờ bị phanh phui bởi được bao che từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài và 700 cơ quan truyền thông trong nước chỉ là bầy két lập lại luận điệu của nhà cầm quyền. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có một vài ngoại lệ khi báo chí đăng tin tham nhũng liên quan đến 4C, hoặc vì nhà báo có lương tâm, hoặc vì thanh toán nội bộ bởi chia phần không sòng phẳng. Thí dụ như trường hợp khi báo chí đăng tin tiền in của công ty TechBank của Lê Đức Minh là con của nguyên thống đốc ngân hàng Lê Đức Thúy không có phẩm chất thì hai tờ báo Thời Đại và Công Lý bị đình bản, và 6 tờ báo khác như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, An Ninh Thủ Đô, Công Luận...bị cảnh cáo.
Về chuyện nhà báo bị khủng bố vì dám đá động đến việc tham nhũng của các 4C, tưởng cũng nên nhắc lại một vụ tham nhũng lớn bị phanh phui cách đây 5 năm, nhưng vụ án đã bị ém nhẹm vì liên quan đến các thủ phạm ở chóp bu, nhưng hai phó tổng biên tập của báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ bị bắt giam và 5 phóng viên bị thu hồi thẻ hành nghề vì tội phá hoại an ninh quốc gia. Vụ tham nhũng bị vở lở khi công an bắt được 2 cầu thủ cá độ ngày 13/12/2005 và cuộc điều tra cho biết Bùi Tiến Dũng, Tổng Giám Đốc Đơn vị Quản Lý các dự án PMU-18 đã chi tiêu 2.6 triệu trong trò chơi cờ bạc nầy. PMU-18 (Project Management Unit) trực thuộc bộ Giao Thông Vận Tải (GTVT) là cơ quan phụ trách thực hiện xây cất các dự án cầu đường với số vốn 20 tỷ gồm ngân sách quốc gia và quỹ tài trợ ODA của Nhật, Tây Âu và Ngân hàng Quốc Tế (World Bank). Bùi Tiến Dũng là con trai của Bùi Thiện Ngộ, Bộ trưởng Bộ Công An, cấu kết với Nguyễn Việt Tiến (Thứ trưởng Bộ GTVT), Phạm Tiến Dũng (Trưởng phòng tài chánh), rể của Nguyễn Việt Tiến cùng với Phạm Hoàng Hải, rể của Nông Đức Mạnh, Nguyễn Việt Bắc, rể của Đào Đình Binh (Bộ trưởng Bộ GTVT) cùng với nhiều bạn bè hàng họ lập ra hàng chục công ty để trúng thầu dù các công ty nầy không khả năng và không vốn. Tài sản tham nhũng của Nguyễn Việt Tiến, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Việt Bắc, mỗi người trên trăm triệu MK. Báo Thanh Niên tiết lộ là có ít nhất 40 quan chức cao cấp liên quan đến vụ tham những khổng lồ nầy. Bị gọi ra thẩm vấn trước tòa án, Bộ trưởng Đặng Đình Binh tuyên bố «Tôi thuộc diện Trung ương quản lý» có nghĩa là chỉ trả lời với trung ương đảng mà thôi. Ngoài ra, 2 đảng viên cao cấp là tướng Cao ngọc Oánh, Cục trưởng Cục điều tra C15, Phạm Xuân Quấc, Cục trưởng Cục điều tra C14 cũng bị dính líu, nhưng được miễn truy tố, rốt cuộc chỉ có Bùi Tiến Dũng và các « tép riu» bị lãnh án.
Một vụ tham nhũng khác gần đây còn to tát hơn là vụ Vinashin liên quan đến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm thất thoát 5 tỷ mỹ kim, nhưng rút kinh nghiệm đau thương vụ PMU-18, không một tờ báo nào dám hé môi. Trên thế giới, có quốc gia nào tham nhũng và ngang ngược như Việt Nam cộng sản hay không ?
Ngoài việc cấu kết quyền lực bằng kết thông gia, các cán bộ cộng sản các cấp đều kết nạp đàn em hàng họ làm vây cánh để chia chác lợi nhuận tham nhũng và bao che lẫn nhau. Điển hình như khi Nguyễn Tấn Dũng về trung ương thì kéo theo Lê Hồng Anh vào bộ Công An, Huỳnh Vĩnh Ái vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Thể Thao quốc gia (như Thứ trưởng), Trần Chí Liêm, Thứ trưởng Bộ Y Tế. Đọc lý lịch các cán bộ trong các cơ quan nhà nước và công ty quốc doanh, từ trung ương đến làng xã đều thấy bóng dáng của nguời chỉ huy. Một người bạn của người viết khi về thăm quê hương ở một quận lỵ thuộc tỉnh Long An gặp rất nhiều nhân viên trong quận, thậm chí đến người phu quét chợ, nói tiếng giọng «trọ trẹ» như ông huyện ủy. Trong khi đó, đồng chí Giải phóng miền Nam thì phải trở về cái chòi lá xiêu vẹo bên bờ kinh để chờ chết trong nghèo đói, và bà mẹ chiến sĩ răng rụng quần áo tả tơi đứng trước cơ quan xỉa xói «phải chi hồi đó tao kêu lính Quốc Gia bắt nhốt hết cái bọn khốn nạn nầy !».
Cái «bọn khốn nạn» nầy đã dùng mọi mưu chước xão quyệt để cai trị với chánh sách bạo ngược miền Bắc trong 66 năm và cả nước trong 36 năm qua và hôm nay run sợ phủ phục trước bọn đàn anh láng giềng để «dựa hơi» tiếp tục kềm kẹp 90 triệu dân Việt Nam hầu tiếp tục vơ vét bóc lột mà viễn ảnh cuộc cách mạng mùa xuân Á Rập làm chúng vừa hoảng hốt, vừa càng hung hản hơn.
Thay lời kết
Khi Việt Nam bắt đầu mở cửa với chánh sách gọi là «đổi mới» vào cuối thập niên 80, khi sinh viên Việt Nam lũ lượt ra nước ngoài du học hay tu nghiệp, nhiều người Việt Nam trong nước và nhất là ở hải ngoại hi vọng nước Việt Nam sẽ lần lần thoát khỏi được chế độ độc tài, nghèo đói và chậm tiến. Họ hi vọng với sự tiếp cận tinh thần tự do và kỹ thuật Tây phương, đất nước Việt Nam sẽ được khai phóng hơn. Nhưng đó chỉ là ảo vọng. Trong 20 năm qua, hàng ngàn sinh viên Việt Nam du học và tu nghiệp ở các nước dân chủ và kỹ nghệ đã trở về nước, chẳng những không giúp gì cho đất nước khả quan hơn mà còn đồng lỏa với những người lãnh đạo bất tài, vô lương để gia tăng thêm guồng máy tham nhũng, đưa đất nước mỗi ngày mỗi tồi tệ hơn. Hãy nhìn vài ủy viên trung ương đảng như Nguyễn Thiện Nhân, Cao Đức Phát, Lê Mạnh Hà, Lê Đức Thúy, Nguyễn Thị Đoan, Phạm Bình Minh, Nguyễn Thanh Nghị ...và biết bao Bộ trưởng, Tổng giám đốc, Giám đốc cơ quan là những sinh viên tốt nghiệp từ Mỹ, Canada, Úc, Anh, Đức, Pháp, họ chỉ lợi dụng cái nhãn hiệu du học ngoại quốc để vinh thân phì gia, làm tay sai hay tác nhân trong hàng ngũ quỷ đỏ. Họ chỉ là những cái lọ bằng đất sét được tráng men và một đất nước bị cai trị bằng những cái đầu nhồi nhét đất sét thì làm sao khá lên được.
Khi cuộc «cách mạng mùa xuân» lần lượt bùng nổ tại các quốc gia Á Rập, nhiều người Việt Nam ở hải ngoại và một ít người Việt Nam trong nước hớn hở. Họ hớn hở bởi họ hi vọng khi thấy những chế độ độc tài đã thống trị ngót mấy mươi năm tại những vùng đất mà không ai nghĩ dân chúng có thể nổi dậy thì bỗng chốc lại bốc lên khói lửa, dân chúng đồng loạt xuống đường để lật đổ chế độ độc tài, thanh toán bè lũ ác ôn. Người Việt hải ngoại hi vọng những biến cố nầy sẽ lan tràn đến Việt Nam. Nhưng hi vọng ấy chóng đi qua để trở về với nỗi thất vọng bởi lẽ Việt Nam hôm nay chưa hội tụ đủ những yếu tố của một cuộc «cách mạng mùa xuân Á Rập ».
Trước tiên phải kể đến chế độ kiểm soát, kềm kẹp người dân VN quá tinh vi và nghiệt ngã. Tuy những thống kê của nhà nước mang bản chất phô trương, khoác lác, với con số 3 triệu đảng viên, 2 triệu cảnh sát công an và nửa triệu quân nhân, tuy vẫn biết có nhiều đảng viên bất mãn vì bị lừa dối hay bị bạc đãi, và không phải cảnh sát công an nào cũng có được chức vụ để có thể tham nhũng trong một xã hội có nền văn hóa phong bì, nhưng phải hiểu là thành phần trung kiên, cúc cung tận tụy cho chế độ, chiến đấu cho chế độ đến giọt máu cuối cùng để cùng chia sẻ và bảo vệ quyền lợi cũng rất đông đảo. Bị nhuộm đỏ khối óc và đánh mất lương tri, nhóm đảng viên lớn nhỏ nầy đang chia chác các đặc quyền đặc lợi trong một hệ thống quyền lực mafia, dùng mọi biện pháp sắt máu để cai trị và bóc lột người dân còn thậm tệ hơn thời Pháp thuộc.
Trong lịch sử, cuộc cách mạng nào cũng bắt đầu bằng sự nổi dậy của khối người bị áp bức. Nhưng muốn cảm nhận được sự áp bức, người dân cần được thông tin những quyền lợi căn bản của con người, những cảnh sống tự do, no ấm để từ đó cảm nhận thân phận mà đòi hỏi. Dưới chế độ độc tài, công an trị của cộng sản Việt Nam, mọi thông tin từ bên ngoài, bên trong có mảy may bất lợi cho chế độ đều bị kiểm duyệt và ngăn chận, mọi hành động đối kháng đều bị tiêu diệt từ trong trứng nước. Người dân chỉ được quyền nghe biết những gì chánh phủ nói. Từ khi có truyền thông qua trang mạng, thông tin tuy có lưu hành nhiều hơn, nhưng luôn bị bức tường lửa ngăn chận. Internet vẫn còn là phương tiện truyền thông của lớp thị dân trung lưu hay giàu có, vốn là thành phần bằng lòng với cuộc sống, với chế độ, trong khi 80% dân số là những nông dân, thợ thuyền nghèo khổ, ít học, phải vật vã với bữa no bữa đói thì thời giờ tim óc đâu mà nghe tin tức, mà nghĩ đến đấu tranh trong cảnh giành giựt giữa những người đồng cảnh ngộ và trạng thái kềm kẹp thường xuyên của hệ thống cán bộ, công an .
Ngoài chuyện thông tin từ thế giới bên ngoài và trong nước bị bưng bít, bị kiểm duyệt, cơ cấu dân số VN hiện nay còn là một yếu tố giải thích phần nào lý do cuộc «cách mạng mùa xuân» chưa đến VN. Nếu tính với người dân VN sinh ra sau 1975 thì thành phần nầy nay đã 35 tuổi và nếu phải kể thêm những đứa trẻ khoảng 5 tuổi vào năm 1975 thì đến nay họ cũng đã đến tuổi 40. Đó là thế hệ người Việt chẳng biết gì về chiến tranh Việt Nam, chẳng có ý niệm gì về chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Năm 2008, số người VN đưới 40 tuổi chiếm đến 66% dân số. Ngoài ra, lớp trẻ sinh ra sau 1986 là năm cộng sản bắt đầu chánh sách đổi mới kinh tế thì đến nay lớp người nầy đã hơn 20 tuổi. Như vậy, trên đất nước VN hiện nay có hơn phân nửa dân số chưa biết thế nào là kinh tế «xếp hàng cả ngày» và chế độ «Mỹ Ngụy» để họ có thể xác định một lập trường chính trị rõ rệt chống Cộng hay theo Cộng. Dĩ nhiên, sanh ra và lớn lên trong nền giáo dục bác đảng và văn hóa phong bì, đa số người Việt Nam trong nước hiện nay không có chọn lựa nào khác là phải sống theo những bản chất của người cộng sản. Tuy nhiên, đó cũng là một sức mạnh vô song để hi vọng lật đổ chế độ bạo tàn cộng sản nếu khát vọng tìm tự do và no ấm được huy động.
Khi 36 người tự xưng là trí thức gởi thư ngỏ cho chánh phủ bạo quyền, nhiều chống đối và mỉa mai vì «quá khứ» của người chủ xướng và cung cách, ngôn từ sử dụng trong thư ngỏ đã khiến một số người có thành tín, ưu tư với đất nước đồng ký tên bị vạ lây. Phải hiểu rằng những người bỏ xứ ra đi là những người không chấp nhận sống với chế độ Cộng Sản và sự trở về, thỏa hiệp với chế độ là hành động thiếu lương tri. Vã chăng, với 66 năm cầm quyền bằng phản bội, dối trá và bạo lực của chế độ cộng sản đã quá đủ để cho người có chút suy nghĩ hiểu rằng thỏa hiệp với cộng sản đồng nghĩa với khuất phục hay đầu hàng. Với cộng sản, biên giới bạn và thù họ đã vạch rõ. Trừ một thiểu số người, chỉ vì ham danh ham lợi, ngụy trang dưới lớp son phấn thương nước thương dân, đã ra đi trong nhục nhã năm xưa rồi hôm nay quay về hợp tác với bạo quyền, cộng đồng 3 triệu người Việt tỵ nạn trên thế giới tự do trong 36 năm qua, mỗi người, mỗi cách đã kiên quyết chống chế độ cộng sản. Những cuộc biểu tình, tuyên ngôn, bài viết, bài nói chuyện của cộng đồng người Việt tỵ nạn qua các phương tiện truyền thông phổ biến khắp năm châu là một sức mạnh mà cộng sản khiếp sợ bởi lẽ đó là tiếng nói của người Việt tự do nói cho Thế giới tự do biết được những xấu xa của chế độ cộng sản Việt Nam, và do đó chánh quyền cộng sản tìm mọi cách ngăn chận tiếng nói nầy vang dội trong nước làm thức tỉnh 90 triệu người dân đang bị họ bịt mắt bịt tai.
Hàng năm, vào dịp Tết, dịp hè, hàng triệu người Việt, trước đây đã bị bạo quyền đày ải trong các trại tù, trại cải tạo, hay nín thở trong các đám lau sậy chờ giờ lên ghe, đi tìm cái sống trong cái chết, thì nay họ đã sớm quên những ngày ngục tù, nhục nhã khi xưa, nhởn nhơ trở về du hí trên cái đất nước mà đồng bào họ không có cơ may vượt thoát được. Sự có mặt của những du khách Việt kiều nầy cũng là một nguyên nhân khiến cho «cuộc cách mạng mùa xuân» chậm đến. Họ hằn sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo và niềm cay đắng giữa những người đồng cảnh ngộ khi xưa, và dưới mắt của người bất hạnh, có gì khác biệt trong sự phản bội giữa người bạn cũ và người thù mới. Người bạn cũ phải ngoảnh mặt để khỏi bị tủi nhục mà kẻ thù mới còn khinh rẻ họ nhiều. Tuy nhiên, không phải ai trở về cũng là những du khách bị «mất trí». Có những người, phải nói là hiếm hoi, trở về quê để xây lại mồ mả tổ tiên đã bị cộng sản đào xới vì hận thù, vì chiếm đất, hay mang về những món quà mà họ đã chắt chiu dành dụm trong những ngày lao tâm lao lực ở xứ người để tiếp sức cầm hơi cho thân nhân đói khổ, thông tin cho người bị bịt tai biết được những quyền tự do, bình đẳng ở thế giới bên ngoài để như vết dầu thắp sáng ngọn nến cách mạng. Nếu cứ mỗi năm, hai triệu du khách Việt kiều trên các nẽo đường du hí, thay vì nhi nhô tiếng Tây tiếng Mỹ, khoe khoang nhà cao cửa rộng, thực hay láo, làm cho đồng bào nghèo khổ càng thêm bi phẩn, thì hãy mang về cho đồng bào những bản tin, những tấm ảnh, đại loại như cha Lý bị bịt miệng trước tòa án, công an đánh đập giáo dân Thái Hà, công ty Vinashin bị tập đoàn lãnh đạo tham nhũng hàng tỷ mỹ kim, để cho người dân biết được sự thật bị bít kín, khơi động mối hận thù cộng sản, thì cuộc cách mạng mùa xuân Việt Nam có cơ may sẽ đến nhanh hơn.
Nghĩ cho cùng, lịch sử chỉ là sự lập lại những biến cố giống nhau trong những thời điểm và địa điểm khác nhau. Mọi chế độ độc tài rồi cũng bị tiêu diệt. Hình ảnh cha con Kadhafi phơi thây sình thúi trong cái nhà kho, Moubarak nằm im bất động trên cái «băng ca» trước tòa án, phải chăng đó cũng là hình ảnh ngày tàn của những bạo chúa cộng sản Việt Nam một ngày nào, xa hay gần.
END
Bị bắt vì
phân phát Tuyên ngôn Nhân quyền
RFA 21.05.2013
Hai blogger
Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Binh Nhì-Nguyễn Tiến Nam cùng các bloggers khác
trên bãi biển Nha Trang, ảnh minh họa
Photo
courtesy of danlambao
Hai
bloggers Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Binh Nhì-Nguyễn Tiến Nam chiều tối hôm
qua bị cơ quan công an tỉnh Khánh Hòa bắt giữ làm việc trong suốt mấy tiếng
đồng hồ sau khi hai người này công khai phát cho nhiều người bản Tuyên ngôn
Quốc tế Nhân quyền và bóng bay màu xanh với dòng chữ “Quyền của con người phải
được tôn trọng”.
Vào
khuya hôm qua, chúng tôi liên lạc được với bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của blogger
Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và được bà cho biết như sau:
"Nghe
nói bị bắt là vì phát cái bản Tuyên ngôn Tự do Nhân quyền và phát bong bóng gì
đó. Tôi gọi điện thoại cho con tôi thì con tôi nói là bị giam giữ ở công an
phường Lộc Thọ. Sau đó đến khoảng 6, 7 giờ thì nói là chuyển lên công an tỉnh.
Tôi
đến thẳng công an tỉnh, người ta không cho tôi vào mặc dù tôi năn nỉ rất là
nhiều.
Nghe nói bị bắt là vì phát cái bản Tuyên ngôn Tự do Nhân quyền và phát bong bóng gì đó. Tôi gọi điện thoại cho con tôi thì con tôi nói là bị giam giữ ở công an phường Lộc Thọ. Sau đó đến khoảng 6, 7 giờ thì nói là chuyển lên công an tỉnh.
- Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan
Trong
công an họ nói khi nào họ ra họ dẫn tôi vào thì tôi mới được vào còn không thì
tôi không được vào. Tôi đứng đó rất là lâu, từ 8 giờ cho đến gần 10 giờ tôi
thấy người ta đi ra, đi vô rất là nhiều và lần nào người ta cũng bảo tôi
về đi đừng đứng đây mất công.
Tôi
nghe nói không phải là một mình con tôi mà có thêm cậu Tiến Nam bị bắt nữa."
Một
người bạn khác của blogger Mẹ Nấm –Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Binh Nhì- Nguyễn
Tiến Nam cũng cho biết:
"Tôi
thấy ở ngoài Hà Nội đã có một số người đi tặng bóng bay khẳng định cái quyền
con người, cái quyền cần được tôn trọng ở Việt Nam. Mọi người thả và tặng bóng
bay , tôi thấy rất là hay. Hôm nay lại thấy làm ở Nha trang, tôi rất là ủng hộ.
Cái
chuyện đấy tôi thấy hết sức là bình thường. Ở Hà nội, mọi người làm mà không có
một hành động nào ngăn trở từ phía nhà cầm quyền cả. Tôi không hiểu tại sao Nha
Trang lại ngăn trở trong khi ở Hà Nội mọi người làm rất là thoải mái.
Cái
việc mọi người chia sẻ với nhau ý tưởng về Quyền con người, tôi thấy là đúng
pháp luật và nó rất tốt cho nhận thức của mọi người trong xã hội. Tôi rất ủng
hộ. Khi mà các bloggers Binh Nhì và Mẹ Nấm bị bắt thì tôi rất phẫn nộ. Sau khi
biết tin tôi đã gọi điện cho công an phường ở Nha trang, nơi giam giữ hai bloggers
để phản đối.
Tôi
yêu cầu công an phải giải trình vì tôi thấy bắt hai bạn tôi trái phép. Mẹ Nấm
và Binh Nhì là hai anh em rất thân tình nên chắc chắn tôi sẽ theo dõi sát sao
việc này và tôi sẽ có những phản ứng trong khả năng, điều kiện của tôi để tỏ rõ
chính kiến nhằm bảo vệ thứ nhất là hai công dân và thứ hai đó cũng là hai người
bạn thân thiết của tôi."
Cái việc mọi người chia sẻ với nhau ý tưởng về Quyền con người, tôi thấy là đúng pháp luật và nó rất tốt cho nhận thức của mọi người trong xã hội. Tôi rất ủng hộ. Khi mà các bloggers Binh Nhì và Mẹ Nấm bị bắt thì tôi rất phẫn nộ.
-Một người bạn của Mẹ Nấm và Binh Nhì
Tin cho
biết việc phát tài liệu Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và bóng bay được tiến
hành lúc 5 giờ chiều ngày hôm qua tại thành phố Nha Trang và đến khoảng hơn
11PM thì blogger Mẹ Nấm được công an cho về. Đến lúc đó tin tức về Nguyễn Tiến
Nam vẫn chưa rõ.
Thưa
quý vị, sau gần một ngày bị giam giữ và tra hỏi, đến khuya thứ Ba 21/05,
blogger Mẹ Nấm đã được công an tạm cho về nhà để chăm sóc con nhỏ với thông báo
sẽ tiếp tục triệu tập đến “làm việc” với công an trong những ngày tiếp theo.
Ngay
sau khi về đến nhà, blogger Mẹ Nấm đã dành cho Đài Á Châu Tự Do một cuộc phỏng
vấn đặc biệt, kể lại những gì đã xảy ra với Chị và những bạn bè khác. Mời quý
khán thính giả đón nghe trong chương trình phát thanh và tại trang web của
chúng tôi www.RFATiengViet.Net
Tin, bài liên quan
- Phiên toà kết tội lòng yêu nước
- Lệnh bắt các bloggers trước cuộc biểu tình
- Chiến dịch bố ráp người yêu nước khởi động
- Blogger Người Buôn Gió bị công an bắt?
- Blogger Mẹ Nấm bị công an “mời”
- Video: Phản ứng của giới bloggers
- Video: Các ngòi bút bị giam cầm
- Sáu nhà văn Việt Nam đoạt giải Hellman/Hammett
- Thư xin trả tự do cho 2 em Hằng và Thúy
END
Cuộc xâm lược không tiếng súng
Lê Diễn Đức
Hôm
9 Tháng Năm 2013, trên RFA có bài “Xâm lược không tiếng súng” nói về chuyến công
du đầu tiên của Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị qua Thái Lan, Indonesia, Singapore
và Brunei, một lần nữa tìm cách bẻ gãy sự hợp lực của ASEAN, khống chế các nước
đang tranh chấp trong khu vực, trong vấn đề biển Ðông.
Thực ra cuộc chiến không tiếng súng hay cuộc xâm lược mềm đã được nhà cầm quyền Bắc Kinh tiến hành từ nhiều năm nay, ồ ạt, rộng khắp và toàn diện, với sự tiếp tay của tập đoàn lợi ích mafia Ba Ðình.
Cuối Tháng Giêng 2010, Trung Tướng Ðồng Sĩ Nguyên và Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã công bố lá thư về việc 10 tỉnh trong cả nước “đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) để trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305,353.4 ha, trong đó Hong Kong, Ðài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 ngàn ha; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới”.
Hai ông đã vạch rõ “Ðây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia” và “Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn”.
Trong trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong ngày 1 Tháng Ba 2010, ông Ðồng Sĩ Nguyên nói:
“Từ báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, tôi thấy có điều khá nhạy cảm là doanh nghiệp nước ngoài họ lại chọn thuê ở nhiều địa điểm trọng yếu về an ninh quốc phòng. Cụ thể, họ thuê đất ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng là các tỉnh biên giới. Tại Nghệ An, họ thuê ở các địa điểm gần với đường 7 và 8 sang Lào. Họ thuê ở Quảng Nam, có đường thuận tiện đi lên Tây Nguyên, qua Campuchia. Như vậy là nắm những con đường trọng yếu của mình. Bây giờ nói như thế nhưng nay mai họ đưa người đến. Kinh nghiệm cho thấy khi làm các dự án, họ đều đưa người đến thành các làng mạc, thị trấn”.
Trong giai đoạn chiến tranh, Trung Quốc cho quân đội làm đường sắt đã lấn chiếm đất của các tỉnh biên giới phía Bắc, nay một mình một cõi, ngoại bất nhập, muốn làm gì trong đó, thậm chí có thể xây dựng kho tàng bí mật giấu vũ khí, cũng không ai biết. Tình trạng này gọi là nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà.
Ðể thâm nhập vào lĩnh vực kinh tế quốc dân, Trung Quốc đã dùng chiêu bài “giá rẻ” để đấu thầu và đã chiếm tới 90% các tổng thầu EPC (Engineering-Procurement of Goods-Construction), bao gồm thiết kế - Cung cấp thiết bị - Xây dựng, còn gọi là hợp đồng chìa khóa trao tay.
Ðầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong 20 năm qua chỉ tương đương 1.5% tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI, nhưng tới hơn 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất... của Việt Nam, đều do Trung Quốc đảm nhiệm với tư cách tổng thầu EPC.
Bộ Công Thương đã đưa ra con số vào Tháng Bảy 2009 cho thấy, có 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang tham gia làm tổng thầu EPC hoặc đối tác đầu tư trong 41 dự án ở Việt Nam. “41 dự án này đều là dự án kinh tế trọng điểm, hoặc dự án thượng nguồn, liên quan mật thiết tới tài nguyên quốc gia hoặc an ninh năng lượng”, trong số này có 12 dự án về điện lực, 4 dự án dầu khí, 5 dự án khai khoáng, 5 dự án luyện kim, 5 dự án hóa chất, 3 dự án cơ khí và 7 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ và dịch vụ.
Năng lượng điện, một lĩnh vực chủ chốt của đất nước, được cho là có dự tham gia mạnh mẽ nhất của các nhà thầu Trung Quốc. Tập Ðoàn Ðiện Khí Thượng Hải và Tập Ðoàn Ðông Phương của Trung Quốc có mặt trong các dự án quan trọng xây dựng các nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2, Hải Phòng 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1... Các công ty Trung Quốc khác cũng tham gia dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, Kiên Lương, trị giá tới 2 tỷ đôla, ký kết Tháng Bảy 2010.
Song song với việc thắng thầu, các công ty Trung Quốc luôn mang vào Việt Nam nguyên vật liệu và trang thiết bị, dẫn đến tình trạng gia tăng nhập siêu và phụ thuộc phụ tùng thay thế và bảo trì kỹ thuật trong nhiều thập niên tiếp theo.
Hiệp Hội Cơ Khí đã đánh giá “vô hình trung, chúng ta đã tạo công ăn việc làm và GDP cho Trung Quốc và làm gia tăng nhập siêu”.
Ðiều đáng chú ý hơn là Việt Nam trở thành bãi rác để công nghệ đổ vào công nghệ lạc hậu, lỗi thời, nhiều thứ đã đã bị loại bỏ tại Trung Quốc.
“Giá rẻ” nhưng thường xuyên kéo theo thi công bàn giao công trình chậm trễ, phát sinh chi phí, xảy ra ở hầu hết các dự án.
Trước việc chậm trễ kéo dài của hàng loạt dự án điện do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện, nhiều sự cố xảy ra trong quá trình vận hành do sử dụng thiết bị và công nghệ Trung Quốc, Hiệp Hội Năng Lượng Việt Nam (VEA) và Hiệp Hội Công Nghiệp Kỹ Thuật Ðiện Việt Nam đã có văn bản kiến nghị xem lại chất lượng của các nhà thầu này, theo bài của Tiền Phong 15 Tháng Năm 2011.
Không chỉ các dự án điện, gói thầu EPC thuộc dự án bauxite Tây Nguyên cũng tương tự. Sau rất nhiều lần “hứa” và “dời”, đến cuối Tháng Mười Hai 2012 dự án Tân Rai mới cho chạy thử và đang hoàn thiện quá trình chạy thử để đưa vào sản xuất trong quý 2/2013.
Dự án bauxite được Vinacomin đưa ra số tiền đầu tư ban đầu là 628 triệu USD, không kể tiền đầu tư đường, cảng tới hàng ngàn tỷ đồng, nhưng khi bắt tay thực hiện đã điều chỉnh, lên tới 740 triệu USD. Còn theo ban quản lý dự án Tân Rai thì tỉ giá quy đổi là 800 triệu USD và mới đây, Bộ Công Thương nói là tăng thêm trên 30% so với dự toán ban đầu, như vậy là trên 900 triệu USD.
Dự án thủy điện Sông Tranh 2 với gói thầu kỹ thuật có giá trị 640 tỷ đồng cung cấp thiết bị cơ điện, dịch vụ kỹ thuật, được ký kết với nhà thầu Ecidi-Alstom Trung Quốc, khởi công từ Tháng Ba 2006, công suất 190 MW, với tổng mức đầu tư dự tính 4,150 tỉ đồng đã lên tới 5,200 tỷ đồng, theo kế hoạch, nhà máy này sẽ phát điện vào năm 2010. Nhưng tới ngày 7 Tháng Giêng 2011, EVN mới khánh thành tổ máy số 1.
Ðáng quan ngại là cùng với các gói tổng thầu EPC, Trung Quốc cho người qua lao động, đảm trách tất cả mọi việc, ngay cả công nhân vệ sinh các công ty Trung Quốc cũng mang theo từ nước họ.
Tại vùng quê bình yên phía Nam huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) chỉ trong một thời gian ngắn, người Trung Quốc xuất hiện kéo theo một loạt các thay đổi làm đảo lộn mọi thứ.
Tại đây liên tục xảy ra các vụ va chạm giữa lao động Trung Quốc với lao động Việt Nam và người dân địa phương. Cụ thể đầu năm 2013, từ mâu thuẫn trả tiền công, một lao động Việt Nam đã bị lao động Trung Quốc đánh bị thương. Ðây chỉ là một trong rất nhiều vụ tương tự.
Ở Hải Phòng dân chúng gọi khu vực tập trung lao động Trung Quốc ở xã Ngũ Lão là “làng Trung Quốc”. Cách đó không xa, ở huyện Thủy Nguyên còn có một khu với cả nghìn lao động Trung Quốc không hộ chiếu, visa...
“Mặt khác, những dự án sử dụng nhà thầu EPC Trung Quốc không tránh khỏi thực trạng hàng nghìn lao động thủ công Trung Quốc tới làm việc tại công trường gây ảnh hưởng và mất đi cơ hội việc làm, nâng cao tay nghề của công nhân Việt Nam”, tờ Dân Trí 24 Tháng Sáu 2009 viết.
Số lượng công nhân Trung Quốc không được kiểm soát lên tới hàng ngàn, kết bè nhóm, gây lộn, quấy rối người dân xung quanh các công trường thuộc khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa), theo Songmoi.vn ngày 6 Tháng Năm.
Ðỉnh điểm là ngày 28 Tháng Mười Hai 2008 đã có 200 lao động Trung Quốc cầm hung khí xông vào đập phá một nhà dân tại huyện Tĩnh Gia, khiến nhiều người bị thương, có người bị gãy cả tay và chân.
Nhà máy cán thép Chen-Lee ở gần sông Cô Giang ở miền Trung bị chủ Trung Quốc cô lập, cấm dân Việt lai vãng, phế thải đổ xuống sông, gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Tình trạng hàng lậu Trung Quốc, đặc biệt hàng thực phẩm kém chất lượng hoặc chứa chất độc hại tràn ngập thị trường cũng là một vấn nạn nhức nhối.
“Thực phẩm nhập lậu từ Trung Quốc đang được bày bán tràn lan trên cả nước, song các cơ quan chức năng thay vì nỗ lực kiểm soát thì lại đẩy trách nhiệm cho nhau”, theo Songmoi.vn, ngày 9 Tháng Năm 2013.
Ðây là chính sách hủy diệt dần nòi giống Việt. Hiện tại ung thư Việt Nam đứng đầu thế giới, với 75 ngàn người chết mỗi năm và có xu hướng gia tăng, đa phần vì sử dụng hàng thực phẩm độc hại.
Trong chuyến thăm Trung Quốc, Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, đã cam kết với quan thầy Bắc Kinh đàn áp “tập hợp đông người, gây rối trật tự” và “định hướng dư luận”, nhằm đàn áp thẳng tay những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược.
Vì thế, không thể nói rằng, nhà nước không thể kiểm soát được người Trung Quốc lao động bất hợp pháp. Chính sách hộ khẩu của Việt Nam hà khắc nhất Ðông Nam Á. Với một đối tượng được cho là có tư tưởng phản kháng hay chống đối chính sách phò Tàu, mạng lưới an ninh, mật vụ, thậm chí côn đồ xã hội đen được bảo kê, quan tâm bám sát từng bước đi.
Bắt đầu từ hội nghị Thành Ðô 3-4 Tháng Chín 1990, tập đoàn Ba Ðình ngày càng dấn sâu vào sự phiêu lưu chính trị, cam tâm làm chư hầu cho Bắc Kinh, nhằm củng cố độc quyền lãnh đạo và lợi ích phe nhóm. Sự đảm bảo thể chế XHCN cùng với đồng tiền đã làm lóa mắt những tên thái thú Ba Ðình, đưa tổ quốc Việt Nam vào con đường bất hạnh nhất: Bị Hán hóa mà không thấy lối thoát.
Hoàng Sa và một phần Trường Sa bị xâm lược và ngoài biển luôn luôn bị gây hấn trắng trợn, đất nước bị xâm thực sâu rộng trên đất liền, vòng kim cô của Trung Quốc có thể xiết chặt bất cứ lúc nào trong lĩnh vực kinh tế.
Thu giang sơn về một mối, ÐCSVN đã đưa đất nước vào một cuộc chơi nguy hiểm, mà phần thất bại cầm chắc cả dân tộc. Một giai đoạn đau thương và buồn tủi của lịch sử có thể tái lập: “Một ngàn năm đô hô giặc Tàu.”
Thực ra cuộc chiến không tiếng súng hay cuộc xâm lược mềm đã được nhà cầm quyền Bắc Kinh tiến hành từ nhiều năm nay, ồ ạt, rộng khắp và toàn diện, với sự tiếp tay của tập đoàn lợi ích mafia Ba Ðình.
Cuối Tháng Giêng 2010, Trung Tướng Ðồng Sĩ Nguyên và Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã công bố lá thư về việc 10 tỉnh trong cả nước “đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) để trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305,353.4 ha, trong đó Hong Kong, Ðài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 ngàn ha; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới”.
Hai ông đã vạch rõ “Ðây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia” và “Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn”.
Trong trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong ngày 1 Tháng Ba 2010, ông Ðồng Sĩ Nguyên nói:
“Từ báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, tôi thấy có điều khá nhạy cảm là doanh nghiệp nước ngoài họ lại chọn thuê ở nhiều địa điểm trọng yếu về an ninh quốc phòng. Cụ thể, họ thuê đất ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng là các tỉnh biên giới. Tại Nghệ An, họ thuê ở các địa điểm gần với đường 7 và 8 sang Lào. Họ thuê ở Quảng Nam, có đường thuận tiện đi lên Tây Nguyên, qua Campuchia. Như vậy là nắm những con đường trọng yếu của mình. Bây giờ nói như thế nhưng nay mai họ đưa người đến. Kinh nghiệm cho thấy khi làm các dự án, họ đều đưa người đến thành các làng mạc, thị trấn”.
Trong giai đoạn chiến tranh, Trung Quốc cho quân đội làm đường sắt đã lấn chiếm đất của các tỉnh biên giới phía Bắc, nay một mình một cõi, ngoại bất nhập, muốn làm gì trong đó, thậm chí có thể xây dựng kho tàng bí mật giấu vũ khí, cũng không ai biết. Tình trạng này gọi là nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà.
Ðể thâm nhập vào lĩnh vực kinh tế quốc dân, Trung Quốc đã dùng chiêu bài “giá rẻ” để đấu thầu và đã chiếm tới 90% các tổng thầu EPC (Engineering-Procurement of Goods-Construction), bao gồm thiết kế - Cung cấp thiết bị - Xây dựng, còn gọi là hợp đồng chìa khóa trao tay.
Ðầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong 20 năm qua chỉ tương đương 1.5% tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI, nhưng tới hơn 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất... của Việt Nam, đều do Trung Quốc đảm nhiệm với tư cách tổng thầu EPC.
Bộ Công Thương đã đưa ra con số vào Tháng Bảy 2009 cho thấy, có 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang tham gia làm tổng thầu EPC hoặc đối tác đầu tư trong 41 dự án ở Việt Nam. “41 dự án này đều là dự án kinh tế trọng điểm, hoặc dự án thượng nguồn, liên quan mật thiết tới tài nguyên quốc gia hoặc an ninh năng lượng”, trong số này có 12 dự án về điện lực, 4 dự án dầu khí, 5 dự án khai khoáng, 5 dự án luyện kim, 5 dự án hóa chất, 3 dự án cơ khí và 7 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ và dịch vụ.
Năng lượng điện, một lĩnh vực chủ chốt của đất nước, được cho là có dự tham gia mạnh mẽ nhất của các nhà thầu Trung Quốc. Tập Ðoàn Ðiện Khí Thượng Hải và Tập Ðoàn Ðông Phương của Trung Quốc có mặt trong các dự án quan trọng xây dựng các nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2, Hải Phòng 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1... Các công ty Trung Quốc khác cũng tham gia dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, Kiên Lương, trị giá tới 2 tỷ đôla, ký kết Tháng Bảy 2010.
Song song với việc thắng thầu, các công ty Trung Quốc luôn mang vào Việt Nam nguyên vật liệu và trang thiết bị, dẫn đến tình trạng gia tăng nhập siêu và phụ thuộc phụ tùng thay thế và bảo trì kỹ thuật trong nhiều thập niên tiếp theo.
Hiệp Hội Cơ Khí đã đánh giá “vô hình trung, chúng ta đã tạo công ăn việc làm và GDP cho Trung Quốc và làm gia tăng nhập siêu”.
Ðiều đáng chú ý hơn là Việt Nam trở thành bãi rác để công nghệ đổ vào công nghệ lạc hậu, lỗi thời, nhiều thứ đã đã bị loại bỏ tại Trung Quốc.
“Giá rẻ” nhưng thường xuyên kéo theo thi công bàn giao công trình chậm trễ, phát sinh chi phí, xảy ra ở hầu hết các dự án.
Trước việc chậm trễ kéo dài của hàng loạt dự án điện do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện, nhiều sự cố xảy ra trong quá trình vận hành do sử dụng thiết bị và công nghệ Trung Quốc, Hiệp Hội Năng Lượng Việt Nam (VEA) và Hiệp Hội Công Nghiệp Kỹ Thuật Ðiện Việt Nam đã có văn bản kiến nghị xem lại chất lượng của các nhà thầu này, theo bài của Tiền Phong 15 Tháng Năm 2011.
Không chỉ các dự án điện, gói thầu EPC thuộc dự án bauxite Tây Nguyên cũng tương tự. Sau rất nhiều lần “hứa” và “dời”, đến cuối Tháng Mười Hai 2012 dự án Tân Rai mới cho chạy thử và đang hoàn thiện quá trình chạy thử để đưa vào sản xuất trong quý 2/2013.
Dự án bauxite được Vinacomin đưa ra số tiền đầu tư ban đầu là 628 triệu USD, không kể tiền đầu tư đường, cảng tới hàng ngàn tỷ đồng, nhưng khi bắt tay thực hiện đã điều chỉnh, lên tới 740 triệu USD. Còn theo ban quản lý dự án Tân Rai thì tỉ giá quy đổi là 800 triệu USD và mới đây, Bộ Công Thương nói là tăng thêm trên 30% so với dự toán ban đầu, như vậy là trên 900 triệu USD.
Dự án thủy điện Sông Tranh 2 với gói thầu kỹ thuật có giá trị 640 tỷ đồng cung cấp thiết bị cơ điện, dịch vụ kỹ thuật, được ký kết với nhà thầu Ecidi-Alstom Trung Quốc, khởi công từ Tháng Ba 2006, công suất 190 MW, với tổng mức đầu tư dự tính 4,150 tỉ đồng đã lên tới 5,200 tỷ đồng, theo kế hoạch, nhà máy này sẽ phát điện vào năm 2010. Nhưng tới ngày 7 Tháng Giêng 2011, EVN mới khánh thành tổ máy số 1.
Ðáng quan ngại là cùng với các gói tổng thầu EPC, Trung Quốc cho người qua lao động, đảm trách tất cả mọi việc, ngay cả công nhân vệ sinh các công ty Trung Quốc cũng mang theo từ nước họ.
Tại vùng quê bình yên phía Nam huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) chỉ trong một thời gian ngắn, người Trung Quốc xuất hiện kéo theo một loạt các thay đổi làm đảo lộn mọi thứ.
Tại đây liên tục xảy ra các vụ va chạm giữa lao động Trung Quốc với lao động Việt Nam và người dân địa phương. Cụ thể đầu năm 2013, từ mâu thuẫn trả tiền công, một lao động Việt Nam đã bị lao động Trung Quốc đánh bị thương. Ðây chỉ là một trong rất nhiều vụ tương tự.
Ở Hải Phòng dân chúng gọi khu vực tập trung lao động Trung Quốc ở xã Ngũ Lão là “làng Trung Quốc”. Cách đó không xa, ở huyện Thủy Nguyên còn có một khu với cả nghìn lao động Trung Quốc không hộ chiếu, visa...
“Mặt khác, những dự án sử dụng nhà thầu EPC Trung Quốc không tránh khỏi thực trạng hàng nghìn lao động thủ công Trung Quốc tới làm việc tại công trường gây ảnh hưởng và mất đi cơ hội việc làm, nâng cao tay nghề của công nhân Việt Nam”, tờ Dân Trí 24 Tháng Sáu 2009 viết.
Số lượng công nhân Trung Quốc không được kiểm soát lên tới hàng ngàn, kết bè nhóm, gây lộn, quấy rối người dân xung quanh các công trường thuộc khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa), theo Songmoi.vn ngày 6 Tháng Năm.
Ðỉnh điểm là ngày 28 Tháng Mười Hai 2008 đã có 200 lao động Trung Quốc cầm hung khí xông vào đập phá một nhà dân tại huyện Tĩnh Gia, khiến nhiều người bị thương, có người bị gãy cả tay và chân.
Nhà máy cán thép Chen-Lee ở gần sông Cô Giang ở miền Trung bị chủ Trung Quốc cô lập, cấm dân Việt lai vãng, phế thải đổ xuống sông, gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Tình trạng hàng lậu Trung Quốc, đặc biệt hàng thực phẩm kém chất lượng hoặc chứa chất độc hại tràn ngập thị trường cũng là một vấn nạn nhức nhối.
“Thực phẩm nhập lậu từ Trung Quốc đang được bày bán tràn lan trên cả nước, song các cơ quan chức năng thay vì nỗ lực kiểm soát thì lại đẩy trách nhiệm cho nhau”, theo Songmoi.vn, ngày 9 Tháng Năm 2013.
Ðây là chính sách hủy diệt dần nòi giống Việt. Hiện tại ung thư Việt Nam đứng đầu thế giới, với 75 ngàn người chết mỗi năm và có xu hướng gia tăng, đa phần vì sử dụng hàng thực phẩm độc hại.
Trong chuyến thăm Trung Quốc, Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, đã cam kết với quan thầy Bắc Kinh đàn áp “tập hợp đông người, gây rối trật tự” và “định hướng dư luận”, nhằm đàn áp thẳng tay những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược.
Vì thế, không thể nói rằng, nhà nước không thể kiểm soát được người Trung Quốc lao động bất hợp pháp. Chính sách hộ khẩu của Việt Nam hà khắc nhất Ðông Nam Á. Với một đối tượng được cho là có tư tưởng phản kháng hay chống đối chính sách phò Tàu, mạng lưới an ninh, mật vụ, thậm chí côn đồ xã hội đen được bảo kê, quan tâm bám sát từng bước đi.
Bắt đầu từ hội nghị Thành Ðô 3-4 Tháng Chín 1990, tập đoàn Ba Ðình ngày càng dấn sâu vào sự phiêu lưu chính trị, cam tâm làm chư hầu cho Bắc Kinh, nhằm củng cố độc quyền lãnh đạo và lợi ích phe nhóm. Sự đảm bảo thể chế XHCN cùng với đồng tiền đã làm lóa mắt những tên thái thú Ba Ðình, đưa tổ quốc Việt Nam vào con đường bất hạnh nhất: Bị Hán hóa mà không thấy lối thoát.
Hoàng Sa và một phần Trường Sa bị xâm lược và ngoài biển luôn luôn bị gây hấn trắng trợn, đất nước bị xâm thực sâu rộng trên đất liền, vòng kim cô của Trung Quốc có thể xiết chặt bất cứ lúc nào trong lĩnh vực kinh tế.
Thu giang sơn về một mối, ÐCSVN đã đưa đất nước vào một cuộc chơi nguy hiểm, mà phần thất bại cầm chắc cả dân tộc. Một giai đoạn đau thương và buồn tủi của lịch sử có thể tái lập: “Một ngàn năm đô hô giặc Tàu.”
END
Nha Trang: CA bắt
giam 2 blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Tiến Nam vì phát Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
Tổng hợp hình ảnh hai blogger Mẹ Nấm - Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh, Binh Nhì - Nguyễn Tiến Nam cùng bạn bè phân phát Bản Tuyên ngôn
Quốc tế Nhân Quyền cùng những quả bóng bay tại Nha Trang
Danlambao - Lúc 17 giờ chiều
nay, 21/5/2013, blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị
CA Nha Trang bắt giam trái phép, sau khi cô cùng bạn bè tham gia phân phát cho
người dân bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền cùng những quả bóng bay mang nội
dung 'Quyền Con người của Chúng Ta phải được tôn trọng'.
Cùng bị bắt giữ chung với
Mẹ Nấm là blogger Binh Nhì - Nguyễn Tiến Nam. Cả hai bị áp giải về
trụ sở CA phường Lộc Thọ, sau đó bị tách riêng để giam giữ và thẩm vấn.
Tin cập nhật lúc 11h30: Được biết, ngoài 2 blogger Mẹ Nấm và Binh Nhì – Nguyễn Tiến Nam, còn có blogger Phạm Văn Hải (SeaFree) cũng đã bị CA bắt giam trái phép sau buổi phân phát bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền chiều nay. Hiện không rõ tình trạng blogger Phạm Văn Hải ra sao và đang bị giam giữ ở đâu.
Tin cập nhật lúc 21h40: Một nguồn tin cho biết, cách đây hơn 30 phút, Blogger Binh Nhì - Nguyễn Tiến Nam cũng đã bị áp giải về trụ sở CA tỉnh Khánh Hòa, Địa chỉ: 80, Trần Phú, Phường Lộc Thọ, Thành Phố Nha Trang, Khánh Hòa. Số điện thoại: (058)3527060.
Nguồn tin cho hay, Nguyễn Tiến Nam bị CA áp giải trong tình trạng 'nằm xỗng soài' trên một chiếc taxi. Nhiều dấu hiệu cho thấy Blogger Binh Nhì Nguyễn Tiến Nam cũng đã bị hành hung.
Trong khi đó, CA tỉnh Khánh Hòa vẫn từ chối không cho Mẹ Nấm được gặp và chăm sóc con trai 6 tháng tuổi. Bé Gấu - con trai Mẹ Nấm đã được gia đình đưa về nhà do bị lên cơn sốt.
Tin cập nhật lúc 11h30: Được biết, ngoài 2 blogger Mẹ Nấm và Binh Nhì – Nguyễn Tiến Nam, còn có blogger Phạm Văn Hải (SeaFree) cũng đã bị CA bắt giam trái phép sau buổi phân phát bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền chiều nay. Hiện không rõ tình trạng blogger Phạm Văn Hải ra sao và đang bị giam giữ ở đâu.
Tin cập nhật lúc 21h40: Một nguồn tin cho biết, cách đây hơn 30 phút, Blogger Binh Nhì - Nguyễn Tiến Nam cũng đã bị áp giải về trụ sở CA tỉnh Khánh Hòa, Địa chỉ: 80, Trần Phú, Phường Lộc Thọ, Thành Phố Nha Trang, Khánh Hòa. Số điện thoại: (058)3527060.
Nguồn tin cho hay, Nguyễn Tiến Nam bị CA áp giải trong tình trạng 'nằm xỗng soài' trên một chiếc taxi. Nhiều dấu hiệu cho thấy Blogger Binh Nhì Nguyễn Tiến Nam cũng đã bị hành hung.
Trong khi đó, CA tỉnh Khánh Hòa vẫn từ chối không cho Mẹ Nấm được gặp và chăm sóc con trai 6 tháng tuổi. Bé Gấu - con trai Mẹ Nấm đã được gia đình đưa về nhà do bị lên cơn sốt.
Mẹ - Nấm và Gấu - Quyền cho con người
hôm nay và cho thế hệ tương lai.
Cuối tuần trước, Binh Nhì cùng các bạn Chúng Ta - Công Dân Tự Do
phân phát TNQTNQ tại Hà Nội.
Đặng Chí Hùng gửi bạn đọc
Tư bản thân hữu ở Việt Nam
Giống với Trung Quốc?
Thiệt hại kinh tế
BẢN LĨNH VÀ BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ – CẦN LẮM THAY!
Cuối tuần trước, Binh Nhì cùng các bạn Chúng Ta - Công Dân Tự Do
phân phát TNQTNQ tại Hà Nội.
Đặng Chí Hùng gửi bạn đọc
Tư bản thân hữu ở Việt Nam
Giống với Trung Quốc?
Thiệt hại kinh tế
BẢN LĨNH VÀ BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ – CẦN LẮM THAY!
Giao diện “Cốc Cốc” trên màn hình một máy điện toán
tại một địa điểm ở Hà Nội. Công ty này có vốn đầu tư ở Nga nhắm giành lấy thị
trường của công ty Mỹ Google với vốn đầu tư dự trù $100 triệu USD trong
khoảng 5 năm. (Hình: AP Photo/Na Son Nguyen).
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment