Nghị định 72 tiếp tục bị chỉ trích
Cập
nhật: 11:22 GMT - thứ sáu, 6 tháng 9, 2013
Tổ chức theo dõi
nhân quyền Human Rights Watch chỉ trích Nghị định 72 của Việt Nam là nhằm tăng
cường trấn áp bất đồng tại quốc gia cộng sản độc đảng.
Các bài liên quan
- Nhiều
nước phê phán Nghị định 72
- Ra
tuyên bố phản đối Nghị định 72
- Báo
chí nước ngoài bình về Nghị định 72
Chủ đề liên quan
"Đây là cái vòng
kim cô mà Việt Nam đặt lên đầu đám đông trong vấn đề kiểm duyệt internet tại
Đông Nam Á," hãng tin Bấm CNN dẫn lời Phil
Robertson từ Human Rights Watch.
Quy định mới, có hiệu
lực từ ngày 1/9, bị những người chỉ trích coi là bằng chứng thêm nữa cho thấy
sự mạnh tay của Hà Nội trong việc quản lý internet.
Kể từ hôm thứ Ba tuần
này, người dùng internet ở Việt Nam chỉ được phép đăng những thông tin cá
nhân chứ không được đăng tải tin tức hay bài viết trên các trang cá
nhân của mình.
Quy định mới cũng đòi
các công ty internet nước ngoài phải đặt máy chủ địa phương ở bên trong lãnh
thổ Việt Nam.
Hồi cuối tháng Bảy, tổ
chức Phóng viên Không biên giới Bấm kêu gọi sự ủng hộ
quốc tế trong việc đòi trả tự do cho 35 blogger bị giam giữ ở Việt Nam.
Bấm
Bản kiến nghị của Phóng viên Không
biên giới viết rằng "Việt Nam là nhà tù lớn thứ hai trên thế giới của các
blogger và các nhà bất đồng chính kiến trên mạng, sau Trung Quốc," trong
lúc "các blogger Việt Nam là một nguồn tin tức và thông tin được tường
thuật một cách độc lập so với truyền thông nhà nước... [về] tham nhũng, các vấn
đề môi trường và những diễn biến chính trị của đất nước."
Chia sẻ quan ngại về
tình trạng kiểm soát internet tại Việt Nam, ông Phil Robertson nói với CNN:
"[Nghị định 72] trên thực tế sẽ hình sự hóa việc chia sẻ thông tin và các
đường dẫn qua việc đòi truyền thông xã hội trực tuyến chỉ được trao đổi các nội
dung gốc [do người dùng tự viết ra] là một biến chuyển lớn."
"Chính
phủ đang cố sức tỏ ra rằng quy định này không nhắm vào những người bất đồng
chính kiến, cho nên họ đưa ra một loạt những lý do như để nhằm bảo vệ sở hữu
trí tuệ"
Phil Robertson, Human
Rights Watch.
Ông cũng nói thêm rằng
trong lúc khó có khả năng kiểm soát được mọi trang Facebook, chính phủ Việt Nam
đã có trong tay danh sách các nhà hoạt động có tiếng, và những người này nhiều
khả năng sẽ bị tăng cường theo dõi.
"Chính phủ đang cố
sức tỏ ra rằng quy định này không nhắm vào những người bất đồng chính kiến, cho
nên họ đưa ra một loạt những lý do như để nhằm bảo vệ sở hữu trí tuệ," ông
Robertson nói với CNN.
Quan ngại quốc tế
Đầu tháng trước, Hoa Kỳ
đã lên tiếng Bấm bày tỏ quan ngại về
điều khoản trong Nghị định 72.
"Chúng tôi quan
ngại sâu sắc trước các điều khoản của nghị định muốn hạn chế loại thông tin mà
mỗi cá nhân có thể chia sẻ trên tài khoản mạng xã hội cũng như trên trang
web," thông cáo của đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 6/8 viết.
Sau đó, một nhóm 21 quốc
gia, trong đó có Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Đức, cùng ra tuyên bố chỉ trích văn bản
này, nói Nghị định 72 “sẽ áp đặt thêm những hạn chế đối với cách thức truy cập
và sử dụng internet ở Việt Nam”.
Về phần mình, Việt Nam
trong lúc tăng áp lực lên các nhà bất đồng chính kiến thì cũng tìm cách cải
thiện hình ảnh trong vấn đề nhân quyền.
Hồi đầu năm, Việt Nam đã
mở đối thoại với tổ chức Ân xá Quốc tế, Amnesty International, theo đó cho phép
tổ chức này Bấm gặp gỡ các nhà bất đồng chính
kiến và các quan chức chính phủ trong cuộc họp đầu tiên từng có kể
từ khi kết thúc cuộc chiến Việt Nam tới nay.
Việt Nam cũng đang trong
quá trình sửa đổi hiến pháp, trong đó muốn nêu các vấn đề về quyền tự do dân sự
và hòa hợp tôn giáo.
Việt Nam cũng là quốc
gia Đông Nam Á đang tham gia đàm phán xây dựng khu vực thương mại tự do liên
Thái Bình Dương do Hoa Kỳ chủ xướng, với Bấm ý muốn gia nhập Hiệp
định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment