Saturday, September 7, 2013

Hà Nội nổi sóng!.


 

 

 

Hà Nội nổi sóng!.

 


 

Nhân dân Hà Nội công khai đòi hỏi nhân quyền cho VN.

Gần cả thế kỷ,Đảng cộng sản VN đã lừa bịp nhân dân, làm công cụ , bán nước cho Tàu cộng .

Nay người Hà Nội đã bừng dậy công khai cố đập tan chế độ cờ đỏ sao vàng

 

Tổ quốc Việt Nam sẽ mãi mãi ghi ơn .

Xin trân quý người Hà nội đã chọn thế đứng cho mình.

VIỆT NAM ĐỘC LẬP TRONG DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN MUÔN NĂM !

 

 

From: TranThanh Phong  
To: "
Sent: Friday, September 6, 2013 7:09 PM
Subject: Hà Nội đòi hỏi nhân quyền cho nhân dân VN
 

Kính thưa Ông Matthew Trần.


Nhận thấy kái Youtube đấu tranh này rất kó zá trị, zo đó tôi nhờ Ông phổ biến lên kác 

ziễn đàn để đồng hương theo zõi.

 

 Kám ơn Ông.

 

Gió Mát

 

Hà Nội nổi sóng!.

 


 

Nhân dân Hà Nội công khai đòi hỏi nhân quyền cho VN.

Gần cả thế kỷ,Đảng cộng sản VN đã lừa bịp nhân dân, làm công cụ , bán nước cho Tàu cộng .

Nay người Hà Nội đã bừng dậy công khai cố đập tan chế độ cờ đỏ sao vàng

 

Tổ quốc Việt Nam sẽ mãi mãi ghi ơn .

Xin trân quý người Hà nội đã chọn thế đứng cho mình.

VIỆT NAM ĐỘC LẬP TRONG DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN MUÔN NĂM !

 

__._,_.___



 
 

Công an 'xô xát' với giáo dân ở Nghệ An


Cập nhật: 09:21 GMT - thứ năm, 5 tháng 9, 2013



Cả công an và người dân đều cáo buộc phía bên kia gây ra thương tích

Tin cho hay đã xảy ra xô xát gây thương vong giữa công an và giáo dân trước trụ sở UBND xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan



Trả lời phỏng vấn BBC ngày 5/9, Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp nói nguyên nhân xảy ra vụ việc liên quan tới việc công an tỉnh bắt giữ hai người tên Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải hồi tháng Sáu.

Đức giám mục nói vào ngày 22/5, đoàn xe chở gia đình của 14 thanh niên công giáo Nghệ An bị một số công an mặc thường phục chặn trên đường hành hương đến linh địa Trại Gáo, thuộc giáo xứ Mỹ Yên.

Xung đột sau đó đã xảy ra giữa hai bên, dẫn đến việc "hàng trăm" người dân vây đánh và bắt giữ ba người chặn đường họ.

"Đến khi họ đánh xong, đưa vào trong, mở cốp xe ra [những người chặn đường] thì mới thấy sắc phục và thấy giấy tờ công an," ông nói.

"Lúc đó chính quyền, công an tỉnh gọi tôi, mời tôi đến can thiệp. Cuối cùng thì chúng tôi cũng thuyết phục được nhân dân thả ba người ngày."

"Lúc đó ba người này mới nhận họ là công an."

Chính quyền sau đó tiến hành bắt hai ông Khởi và Hải vào ngày 27 tháng Sáu.

Trong tin đăng ngày 4/9, trang web của Đài Phát thanh Truyền hình Nghệ An nói lý do bắt hai người này là để "làm rõ vụ việc gây rối trật tự công cộng, bắt giữ người trái pháp luật vào đêm 22/5."

Chính quyền thất hứa?



Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp cho biết trong buổi làm việc với UBND tỉnh Nghệ An ngày 1/9, ông đã giải thích rằng xung đột ngày 22/5 là sự kiện "dân chúng tự phát" và "xảy ra xung đột đó thì lỗi đầu tiên cũng của những người chặn đường, mà công an ở đấy không có ai mặc sắc phục cả."

Trước đó, ngày 29/8, khi người dân kéo xuống UBND xã Nghi Phương để biểu tình thì Đức giám mục cũng đã đứng ra "yêu cầu người dân giữ trật tự" và "hy vọng trong 5,6 ngày nữa, nhà nước sẽ giải quyết", ông cho biết.

"Chiều ngày 3/9 ... dân chờ mãi không thấy gì thì lại lên khiếu kiện xã Nghi Phương".

Cũng theo Đức giám mục, trong cùng chiều 3/9, Chủ tịch UBND xã Nghi Phương Nguyễn Trọng Tạo đã đưa ra một cam kết với người dân.

Bản cam kết mà BBC có trong tay được đóng dấu đỏ của chủ tịch xã cùng nhiều quan chức khác trong xã, với nội dung:

"Trước yêu cầu của nhân dân, tôi Nguyễn Trọng Tạo, thay mặt UBND xã cam kết với nhân dân sáng mai trực tiếp đề nghị công an tỉnh thả người trước 16 giờ, ngày 4/9."

"Nếu đến thời gian trên mà công an tỉnh không thả ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải thì UBND xã chịu trách nhiệm trước nhân dân."

Người dân sau đó đã giải tán sau khi bản cam kết được đưa ra, ông Hợp nói.


Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp nói có ít nhất 15 người dân bị thương

Tuy nhiên, ngày 4/9, khi người dân quay lại UBND xã để yêu cầu lãnh đạo xã "giữ lời hứa trong văn bản" thì bắt gặp "công an, bộ đội sắc phục đóng đầy trụ sở. Họ có sắc phục, có vũ khí nữa", Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp cho biết thêm.

"Nghe nói dân đang đứng bên kia đường, thì một số người len lỏi vào trong đám dân chúng mà không phải là người của Mỹ Yên, ném đá sang bên kia," ông Hợp nói.

"Sau đó thì bên công an, được trang bị sẵn sàng, xịt hơi cay và bắt đầu đánh đập."

"Khi chính những người thanh niên đó ném đá, đến khi công an nhảy ra để phản ứng lại, thì lại không đánh đập gì những người thanh niên đã ném đá mà lại đánh đập phụ nữ và những thanh niên thuộc giáo xứ Mỹ Yên."

Các hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy nhiều người dân được đưa vào cơ sở y tế với quần áo dính nhiều máu.

"Hiện nay trong ba người bị nặng, một người thì bị tụ máu trong sọ, có thể phải đi mổ. Những người còn lại bị thương cũng khoảng 15 người."

Trong khi đó, Đài Phát thanh Truyền hình Nghệ An thì cho biết "hàng chục cán bộ đang thi hành công vụ và một số người dân bị thương. Một số đối tượng đã bị bắt giữ".

Cũng đài này cũng cho đăng tải hình ảnh cho thấy người biểu tình ném đá về phía lực lượng công an trong cuộc biểu tình ngày 4/9 và gọi đây là những người "tụ tập và gây rối làm mất an ninh trật tự."

Các nguồn tin trên mạng xã hội nói hiện nay, lực lượng công an vẫn đang phong tỏa xung quanh khu vực giáo xứ Mỹ Yên.

__._,_.___



 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link