Friday, September 6, 2013

Sự minh bạch và dân chủ


 

Thứ sáu, 06/09/2013

Nghe

Xem

Blog / Nguyễn Hưng Quốc


Sự minh bạch và dân chủ




  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ


  • Quốc khánh
  • Bán tất cả, trừ huyền thoại
  • Bệnh vô cảm và bệnh sợ hãi
  • Bài học Ai Cập
  • Nguyễn Xuân Hoàng và mỹ học của cái phù phiếm
  • Bầu cử ở Úc

CỠ CHỮ 


04.09.2013
Trong mấy tuần lễ vừa qua, trong suốt cuộc tranh cử vào Quốc Hội Úc (và vì Úc theo chế độ đại nghị nên điều đó cũng có nghĩa là để lên nắm chính quyền) sẽ được tổ chức vào ngày 7 tháng 9, tờ báo mạng mà tôi hay đọc nhất là tờ PolitiFact Australia.

Đây là một trang web độc lập, phi đảng phái, do ông Peter Fray, cựu chủ bút của nhiều tờ báo lớn nhất tại Úc (như Sydney Morning Herald và The Sunday Age) làm tổng biên tập. Cộng tác viên toàn là các nhà báo kỳ cựu của Úc.  Mục tiêu của trang web là vạch ra những lời nói dối của các chính khách trong chiến dịch tranh cử, cung cấp các thông tin chính xác cho dân chúng để họ chọn được ứng cử viên đáng tin cậy nhất, qua đó, buộc các chính khách phải “lương thiện” và củng cố niềm tin của dân chúng đối với hệ thống chính trị tại Úc.

Để bảo vệ tính độc lập, trang web Politifact (cả ở Mỹ lần ở Úc) chỉ nhận quảng cáo hay bảo trợ và tài trợ từ cá nhân hoặc giới kinh doanh nhưng từ chối tiền bạc từ các đảng phái chính trị.

Mỗi ngày, các biên tập viên sẽ theo dõi các lời phát biểu của giới chính khách, các quảng cáo cũng như thông báo báo chí của từng đảng rồi phân tích và đánh giá các thông tin ấy theo các hạng:

Thật (true)
Hầu hết là thật (almost true)
Nửa thật (half true)
Hầu hết là giả (almost false)
Giả (false)
Vừa thiếu chính xác vừa lố bịch (pants on fire).

Ví dụ, trong cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình số 7 ngày 19 tháng 8, Thủ tướng Kevin Rudd tuyên bố số quảng cáo có nội dung tiêu cực về đối thủ (negative ads) của Liên Đảng (Coalition) nhiều gấp 10 lần của đảng Lao Động do ông lãnh đạo. Phe Liên Đảng, ngược lại, tố cáo là các quảng cáo có tính chất tiêu cực của Lao Động nhiều gấp đôi của họ.

PolitiFact Australia kiểm tra ngay các thống kê lấy được từ các công ty quảng cáo: Từ ngày 5 đến ngày 21 tháng 8, ở các thành phố lớn của Úc (Sydney, Melbourne, Brisbane, Adelaide và Perth), về số lượng quảng cáo, phe Liên Đảng có 1,031, phe Lao Động có 912; nhưng số tiền để trả cho quảng cáo thì Lao Động lại chi ra nhiều hơn hẳn Liên Đảng (1.75 triệu so với 1.534 triệu). Còn về nội dung, Liên Đảng có 373 quảng cáo bôi xấu Lao Động với số chi phí là 450,000 Úc kim, trong khi đó phía Lao Động lại có 345 quảng cáo bôi xấu phe Liên Đảng với số tiền lên đến 535,000 Úc kim.

Cuối cùng, PolitiFact Australia kết luận: Lời tuyên bố của hai bên đều sai. Một ví dụ khác: trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh 3AW ngày 7 tháng 8, ông Joe Hockey, người phụ trách về Ngân khố của Liên Đảng cho rằng trong vòng bảy năm cầm quyền (2007-2013), đảng Lao Động đã tăng thêm 20,000 công chức thuộc chính phủ liên bang. Theo ông, đó là một sự lãng phí. Ông tuyên bố, nếu thắng cử và lên cầm quyền, Liên Đảng sẽ cắt giảm khoảng 12,000 công chức trong vòng hai năm đầu để tiết kiệm ngân sách.

PolitiFact Australia làm một cuộc kiểm tra và nhận thấy: Trong bốn năm đầu đảng Lao Động nắm chính quyền, số lượng công chức liên bang nhảy từ 238,623 người lên 261,891 người. Như vậy là thêm 23,268 người. Có vẻ như lời tuyên bố của ông Joe Hockey đúng. Nhưng không phải. Sau đó, đảng Lao Động đã cắt giảm bớt, số công chức chỉ còn lại 257,376 người, tức cao hơn năm 2007 có 18,753 người. Chưa hết. Con số này bao gồm cả các nhân viên trong lãnh vực Quốc phòng; con số công chức thực sự tăng lên chỉ có khoảng 8,100 người.

Kết luận: Lời tuyên bố của ông Joe Hockey thuộc Liên Đảng là sai.

Cứ thế, ngày này qua ngày khác, trong suốt cuộc tranh cử, PolitiFact Australia lật ngược lật xuôi hết lời tuyên bố này đến lời tuyên bố khác, của Liên Đảng cũng như của Lao Động - hai lực lượng chính trị chính của Úc - để xem mức độ chính xác và khả tín của chúng đến đâu.

Ưu điểm của PolitiFact Australia là bao giờ họ cũng nói có sách mách có chứng. Điều này dựa trên ba yếu tố: Thứ nhất là các nhà báo cộng tác với PolitiFact Australia vừa cẩn thận vừa có năng lực nghiên cứu tốt; thứ hai, có khi quan trọng hơn, các nguồn tài liệu liên quan đến các hoạt động của chính phủ cũng như của phe đối lập, hoặc của các đảng phái chính trị tại Úc nói chung, lúc nào cũng rõ ràng và đầy đủ để khi cần, các nhà báo có thể kiểm tra được dễ dàng; và thứ ba, họ được tự do để công bố các tài liệu và ý kiến của họ trên trang web.

Tôi cho ba yếu tố vừa kể, đặc biệt hai yếu tố sau, là những điều kiện thiết yếu của dân chủ.

Lâu nay, nói đến dân chủ, người ta hay để ý đến chuyện bầu cử. Tuy nhiên, bầu cử (dĩ nhiên phải là bầu cử tự do) chỉ là một điều kiện. Không hiếm trường hợp, ở một số quốc gia, một cuộc bầu cử tự do lại kết thúc bằng một chế độ độc tài. Để ngăn chận tình trạng độc tài sau khi thắng cử như vậy, người ta cần ít nhất hai điều kiện khác: Một, tính chất minh bạch và hai, tính chất độc lập của một số cơ quan, trong đó có truyền thông (bên cạnh ngành tư pháp) (cũng như tính chất phi đảng phái của công an và quân đội).

Ở đây, tôi chỉ xin tập trung vào sự minh bạch (transparency).

Nội dung của sự minh bạch khá đơn giản: chính phủ không được quyền giấu giếm dân chúng những gì họ cần phải biết. Dĩ nhiên, đó chỉ là lý tưởng. Trên thực tế, không có một chính phủ nào, dù tự do đến mấy, có thể công khai hóa mọi chuyện. Bao giờ cũng có những chuyện liên quan đến quốc phòng và an ninh (từ an ninh chính trị đến an ninh kinh tế) cần được bảo mật trong một thời gian nhất định nào đó. Vấn đề là: không được lợi dụng và lạm dụng cái gọi là “bí mật quốc gia” để ngăn chận nhu cầu hiểu biết của dân chúng. Khi, và chỉ khi, đồng ý cung cấp các thông tin cần thiết cho giới truyền thông cũng như phe đối lập, chính phủ mới thực sự có tính chất khả kiểm (accountability). Và chỉ khi có tính chất khả kiểm, chế độ mới được xem là dân chủ và mới đáng được dân chúng tin cậy.

Một chế độ chính trị, dù ẩn nấp dưới bất cứ danh xưng hay danh nghĩa gì, lúc nào cũng tìm cách giấu giếm mọi thông tin và cấm đoán mọi sự kiểm tra của dân chúng, đặc biệt của giới truyền thông, chắc chắn là một chế độ độc tài.

Như ở Việt Nam, chẳng hạn

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-18/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link