Friday, September 6, 2013

DO “DÂN CHỦ” HAY DO “NÃO TRẠNG NÔ LỆ”?


Bằng Chứng Người Dân Không Còn Sợ Công An CSVN

 
Xin vao link de xem:



 
HT Thich Quang Do tro lai - HT thích Chanh Lac ra di

PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
E-mail : 
pttpgqt
 




THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 4.9.2013

Trước sự chấn động và thỉnh cầu của chư Tăng Ni và đồng bào các giới trong và ngoài nước, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ chấp nhận tiếp tục lãnh đạo Giáo hội - Quyết định thành phần nhân sự Văn phòng II Viện Hóa Đạo do Đức Tăng Thống ban hành 



2013-09-04 | | PTTPGQT

PARIS, ngày 4.9.2013 (PTTPGQT)
 
 - Kể từ khi Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế phát hành Cáo Bạch từ nhiệm chức Tăng Thống của Đại lão Hòa thượngThích Quảng Độ hôm 1.9.2013, sự chấn động âu lo, sững sờ dâng ngập tâm tư người Phật tử từ trong ra ngoài nước, từ chư Tăng Ni đến đồng bào Phật tử và đồng bào các giới.
 
Như ngọn sóng lớn chồm lên trên nỗi tiếc thương và tuyệt vọng trước tình hình đen tối của đất nước và sự ngửa nghiêng của Giáo hội.

Từ khuya ngày 1.9 cho đến suốt ngày 2.9, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế đã chuyển trình Đức Tăng Thống tất cả những phản ứng hay thỉnh nguyện thư cầu thỉnh Ngài bỏ ý định từ chức của chư Tăng Ni và đồng bào hải ngoại. Tổng cộng trên một trăm trang.

Nhiều Hòa thượng ở miền Trung lặn lội về Saigon đến Thanh Minh Thiền viện đảnh lễ xin Ngài nghĩ tới cuộc vận động Giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn chưa thành, lãnh thổ lãnh hải bị ngoại nhân xâm chiếm, nhân tâm ly tán, phân hóa, đồng bào trong nước sống cảnh đói nghèo, thiếu tự do, nhân quyền, chế độ độc tài toàn trị vẫn còn thống trị, để van nài Ngài trở lại lèo lái con thuyền Giáo hội trên phong ba bão táp.
 
Chẳng hạn như Hòa thượng Thích Như Đạt, Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) kiêm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự, Hòa thượng Thích Thanh Quang, Tổng Thư ký Viện Hóa Đạo kiêm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh Niên, Huynh trưởng Lê Công Cầu, Vụ trưởng Gia Đình Phật tử Vụ Viện Hóa Đạo (là tổ chức trẻ của Giáo hội), v.v…

Vào lúc 9 giờ sáng ngày 3.9, một số chư Tăng giáo phẩm thuộc Viện Hóa Đạo do Hòa thượng Thích Viên Định dẫn đầu, y hậu chỉnh tề, đến Thanh Minh Thiền Viện ở Saigon, ba lần đảnh lễ Đức Tăng Thống xin sám hối đã không khâm tuân việc xử lý nội bộ của Đức Tăng Thống trước đây, và xin Ngài đảm nhiệm trở lại việc lãnh đạo tối cao Giáo hội. Đồng thời xin hứa khâm tuân bất cứ quyết định gì của Đức Tăng Thống, đặt biệt là việc cách chức Hòa thượng Thích Chánh Lạc ra khỏi Giáo hội vì lý do đức hạnh.

Cùng thời gian này, Hòa thượng Thích Viên Lý, cũng điện thoại về xin đảnh lễ Đức Tăng Thống, sám hối với Ngài và rút lại ý định lưu nhiệm Hòa thượng Thích Chánh Lạc trong chức Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo hoặc Cố vấn.

Đức Tăng Thống đã mủi lòng trước sự thỉnh cầu tha thiết của Hòa thượng Viện trưởng Viện Hóa Đạo Thích Viên Định đại diện chư Tăng, cũng như Ngài đã mủi lòng trước đây khi đọc gần 100 trang Thỉnh nguyện thư hay các bài viết do Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế chuyển trình về thỉnh cầu Ngài tiếp tục lãnh đạo Giáo hội.

Khoảng 11 giờ trưa giờ Paris cùng ngày (3.9), Đức Tăng Thống gọi điện sang cho Cư sĩ Võ Văn Ái, Phát ngôn nhân Giáo hội và Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, về cuộc gặp gỡ với phái đoàn chư Tăng Viện Hóa Đạo. Chúng tôi ngỏ ý xin Ngài cho phép loan tải ngay tin mừng này để chia sẻ với đồng bào hải ngoại đang sống trong cảnh âu lo, buồn thảm, hoang mang suốt mấy ngày qua.

Nhưng Ngài dặn hãy chờ một vài hôm. Chớ vội vã. Vì Ngài bảo để xem Quyết định Ngài sắp ban hành về việc truất chức Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo của HT Chánh Lạc có đạt sự đồng thuận của các ngài trong Hội động Lưỡng Viện như đã hứa hay không.

Hôm nay ngày 4.9, Đức Tăng Thống cho chuyển sang Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến bản Quyết định thành phần nhân sự Văn phòng II Viện Hóa Đạo là cơ quan lãnh đạo Giáo hội ở hải ngoại. Qua Quyết định này, Hòa thượng Thích Chánh Lạc không còn giữ chức vụ gì trong Giáo hội, đặc biệt chức Chủ tịch kiêm Tổng Ủy viên Hoằng pháp. Chúng tôi sẽ cho scan bản Quyết định 2 trang do Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ ấn ký gửi kèm bản Thông cáo báo chí hôm nay. Dưới đây là danh sách thành phần nhân sự Văn phòng II Viện Hóa Đạo (xem bản scan toàn văn Quyết định đính kèm) :

Chủ tịch : HT Thích Viên Lý
Phó chủ tịch : HT Thích Trí Lãng
Phó chủ tịch : HT Thích Trí Minh
Tổng thư ký : HT Thích Chơn Trí
Tổng Ủy viên Kế hoạch : Pháp sư niên trưởng Thích Giác Đức
Tổng Ủy viên Hoằng pháp : HT Thích Thiện Hữu
Tổng Ủy viên Truyền Thông : TT Thích Giác Đẳng
Tổng Ủy viên Thanh niên : HT Thích Huyền Việt
Tổng Ủy viên Tài chánh kiêm Đặc trách Liên lạc Úc châu : HT Thích Phước Nhơn
Tổng Ủy viên Từ thiện Xã hội kiêm Đặc trách Liên lạc Canada : HT Thích Thiện Tâm
Tổng Ủy viên Ngoại vụ : Cư sĩ Võ Văn Ái
Tổng Ủy viên Đặc trách Liên lạc Quốc tế : Cư sĩ Hồng Chi Ỷ Lan
Tổng Thủ bổn : Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh

 

Thứ tư, ngày 04 tháng chín năm 2013


DO “DÂN CHỦ” HAY DO “NÃO TRẠNG NÔ LỆ”?


Nguyễn Đại
Có quan điểm cho rằng dân chủ sẽ gây ra bất ổn định. Nghiêm như thế mà chạy xe còn cẩu thả, đánh cả công an. Bài viết này thể hiện quan điểm chính “não trạng nô lệ” mới gây ra bất ổn xã hội.
I. Yếu tố lịch sử.
Đất nước chúng ta không may phải trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, dù muốn hay không, não trạng nô lệ đã ăn sâu vào trong máu thịt. Đến khi giành được quyền tự chủ (Ngô Quyền) thì “quốc gia độc lập nhưng vẫn không có tự do”, nguyên nhân là học thuyết Nho giáo. Học thuyết Nho giáo, về lý thuyết, rất tốt nếu có một vị minh quân lãnh đạo. Trong lịch sử, đó có thể là Lý Thánh Tông, Trần Nhân Tông hay Lê Thánh Tông.. Tuy nhiên, độc quyền ắt sinh tiêu cực. Một vị vua anh minh chưa chắc con cháu đã anh minh. Triều đại nào cũng vậy, thường bắt đầu bằng một hai triều đại vua tốt, sau đó là thoái hóa – nguyên nhân của độc quyền lãnh đạo. Vì vậy, sẽ thật lố bịch nếu ai đó nói “cần phải duy trì Nho giáo để ổn định xã hội, một ông vua xấu không phải là chủ trương của Nho giáo”. Não trạng nô lệ kiểu Nho giáo này kéo dài cho tới khi Pháp xâm chiếm nước ta.

Chưa kịp thoát khỏi tình trạng “đất nước độc lập nhưng nhân dân nô lệ”, Việt Nam lại rơi vào cảnh đất nước nộ lệ lần nữa. Cảnh các nô lệ làm việc ở đồn điền cao su với ông cai (tây hoặc ta) có roi mây trên tay là cảnh quen thuộc nhất. Cái roi sẵn sàng quất xuống bất kỳ lúc nào nếu ai chậm chạp hoặc có ý định nghỉ ngơi. Người phu có cảm giác vừa căm thù, vừa sợ hãi những tên cai này.
Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời. Ngày 30/4/1975 Việt Nam thống nhất và đi theo con đường XHCN do Đảng Cộng Sản lãnh đạo. Ngặt một nỗi, đã gần 40 năm trôi qua, não trạng nô lệ trong phần lớn nhân dân vẫn không hề thuyên giảm. Đây là một số ví dụ:
1. Chúng ta hay nghe nói “sẽ không có vùng cấm trong vụ này”, hoặc là “chủ trương của Nhà nước là kiên quyết xử lý, không bao che..”. Tiếp sau đó là người dân ca ngợi “hoan hô, hy vọng, mang ơn…” Não trạng nô lệ làm cho người dân cảm thấy “Nhà nước không bao che” đã là một sự ban ơn! Sao không đặt câu hỏi “thế trong vụ khác thì có vùng cấm”? Hay “trường hợp khác thì chủ trương của Nhà nước là không kiên quyết lắm và có bao che?”
2. Việc TS. Nguyễn Thị Từ Huy nhận học bổng du học là do chị ấy có khả năng nổi trội so với các ứng cử viên khác. Nhà nước có trách nhiệm thay mặt nhân dân trao suất học bổng đúng người, đúng việc. Nhà nước thậm chí không được quyền trao học bổng cho người bất tài, kém đức. Cho nên chị Từ Huy không cần biết ơn Nhà nước. Nếu có ơn nghĩa ở đây thì chị Từ Huy phải biết ơn nhân dân. Những kẻ quy kết chị Từ Huy viết bài phản biện là “ăn cháo đá bát”, xét cho cùng, cũng là do não trạng nô lệ còn sót lại (rất đáng thương!).
3. Gần đây nhất là diễn biến bác Lê Hiếu Đằng. Vì não trạng nô lệ, người ta ý kiến rằng “ông Đằng đã ăn lộc nhà nước phải trả hết nhà cửa, chế độ hưu trí rồi mới nói được phản biện”. Không khác gì nô lệ kiểu Nho giáo “ăn lộc vua thì phải thờ vua”.
II. Hậu quả và cách giải quyết
Xét theo một logic thô sơ, máy móc thì “não trạng nô lệ dẫn đến dễ cai trị, dễ cai trị dẫn đến các chính sách được thực thi – kết quả là đảm bảo ổn định xã hội”. Nhưng thực tế, kết quả hiện nay là mọi trật tự, kỷ cương bị phá vỡ.
1. Đi đường, chỉ rình xem không có công an là vượt đèn đỏ. Ngược lại, có công an thì đến khi đèn xanh cũng không dám đi - cho đến khi được ngoắc tay ra hiệu “đi đi”. Một não trạng “sợ công an” điển hình. Mà sợ cũng đúng, CA sẵn sàng nện đến chết một công dân vì một chuyện rất nhỏ (có rất nhiều ví dụ). Mặt khác, sợ nhưng rất ghét công an – sẵn sàng tông CA, chửi bới CA, thấy CAGT là lẩm bẩm chửi – trong khi không có họ thì giao thông còn kinh khủng cỡ nào. Ta thấy nghịch lý ở đây: não trạng nô lệ làm giao thông không ổn định – mà lại rối bời.
2. Phía công quyền, ngược lại, rất tùy hứng trong việc ra những văn bản pháp quy. Ví dụ gần đây nhất là “phải xin phép khi quay CSGT làm việc”. Nguyên nhân sâu xa là, dù không cố ý, thì người nghĩ ra những văn bản kiểu đó đã quen với não trạng nô lệ của người dân.
Trong phạm vi một bài viết, tôi không thể kể hết hậu quả não trạng nô lệ với ổn định xã hội. Nhưng thử ngẫm xem, hầu như bất kỳ cái trái khoáy, kỳ dị của xã hội - từ kẹt xe đến tai nạn giao thông, từ chạy trường đến sổ vàng, từ ca ngợi lãnh tụ đến chửi bới trí thức - đều liên quan đến não trạng nô lệ.
Đã thấy được mối liên hệ đó, thì cách giải quyết vấn đề - rốt cuộc lại – vẫn là dân chủ. Một người dân - nếu hiểu hệ thống đèn giao thông là để bảo vệ cho mình, mình tuân thủ nó có nghĩa mình là chủ nhân của đất nước – sẽ tự nhiên dừng lại khi đèn đỏ mà không chờ phải huýt còi, vung gậy lên. Ngược lại, một cơ quan công quyền – nếu hiểu được người dân là chủ - thì tự nhiên sẽ không ban hành cái quy định “phải xin phép khi quay CSGT làm việc”.
Trước đây, chúng ta sống ở xã hội dân chủ gấp triệu lần tư bản (gần đây, phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan giảm xuống còn vạn lần). Đi đâu, ở đâu cũng thấy hô hào dân chủ. Nhưng không biết vì sao dân mình vẫn giữ mãi cái não trạng nô lệ (***). Hay là nhân dân đang chờ khi nào Việt Nam dân chủ gấp…tỷ lần tư bản mới phát huy quyền làm chủ?
Nguyễn Đại (tháng 9/2013)

*** Có ai giải thích dùm tôi cái ngịch lý này không?

Bài do tác giả gởi đến, viết theo văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày26/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link