Friday, September 6, 2013

Philippines triệu hồi đại sứ tại Trung Quốc


 

EVIL China leave Vietnam alone for now...

 

EVIL China is INVADING Philippines Islands and reef
EVIL China is trying to isolate neighbor to INVADE each country at a time
EVIL China is building more blocks on the reef belong to Philippines
Philippines are moving towards an agreement that will expand the American military's presence in the Philippines
Philippines arrests Taiwanese fisherman for illegal fishing in the Philippines water
EVIL China STOP Invade Vietnam but NOT for long
EVIL China will not INVADE Vietnam East Sea if communist Vietnam agree for EVIL Chinese drill OIL and EVIL Chinese fishing in Vietnam East Sea that belong to Vietnam
Pro-EVIL China party in Vietnam OK with EVIL China
Anti-EVIL China party in Vietnam and Vietnamese SAYs NO WAY ROSEY
EVIL China HAND OFF Neighbors Islands, Reefs and Seas

 

BIỂN ĐÔNG - 

Bài đăng : Thứ năm 05 Tháng Chín 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 05 Tháng Chín 2013

Philippines triệu hồi đại sứ tại Trung Quốc


Không ảnh cho thấy các điểm xậm là cột bê tông mà Trung Quốc cho xây trên bãi Scarborough Shoal (Biển Đông). Ảnh chụp ngày 31/08/2013, do Bộ Quốc phòng Philippines cung cấp ngày 03/09/2013.

Không ảnh cho thấy các điểm xậm là cột bê tông mà Trung Quốc cho xây trên bãi Scarborough Shoal (Biển Đông). Ảnh chụp ngày 31/08/2013, do Bộ Quốc phòng Philippines cung cấp ngày 03/09/2013.

REUTERS/BỘ QUỐC PHÒNG PHILIPPINES

Thanh Phương  RFI


Hôm nay, 05/09/2013, Bộ Ngoại giao Philippines thông báo đã triệu hồi đại sứ tại Trung Quốc về nước, giữa lúc quan hệ hai nước lại căng thẳng do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Đại sứ Erlinda Basilio đã trở về Manila sau khi Bộ quốc phòng Philipines tố cáo Trung Quốc thả 75 khối bê tông xuống khu vực bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.


Ttheo lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez, bà Basilio đang tham vấn cho các quan chức chính phủ Philippines về cách đối phó với những hành động của Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, nhưng Bắc Kinh cũng đòi chủ quyền.

Khi được hỏi là liệu Manila có sẽ gửi công hàm phản đối chính thức hoặc thi hành các biện pháp khác hay không, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cho biết họ đang “nghiên cứu vấn đề”.

Việc thả các khối bê tông tại khu vực bãi cạn Scarborough khiến Manila lo ngại rằng Trung Quốc có thể lên kế hoạch xây dựng các cấu trúc để chiếm đóng khu vực này, như Bắc Kinh đã từng làm để chiếm đóng Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa năm 1995.

Vào tháng Giêng vừa qua, Philippibes đã kiện Trung Quốc ra trước tòa án Liên Hiệp Quốc về bản đồ “đường lưỡi bò” do Bắc Kinh tự vẽ ra, giành chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông.

 

BIỂN ĐÔNG - 

Bài đăng : Thứ tư 04 Tháng Chín 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 04 Tháng Chín 2013

Scarborough: Trung Quốc cắm thêm hàng chục cột bê tông


"Chiếm Scarborough hôm nay ... rồi thế giới ngày mai" : Một biểu ngữ chống việc Trung Quốc đặt cột xây dựng (DR)

"Chiếm Scarborough hôm nay ... rồi thế giới ngày mai" : Một biểu ngữ chống việc Trung Quốc đặt cột xây dựng (DR)

Trọng Nghĩa  RFI


Một ngày sau khi tố cáo Bắc Kinh chuẩn bị xây dựng cơ sở trên bãi Scarborough của Philippines mà Trung Quốc đã dùng sức mạnh giành quyền kiểm soát trong thực tế từ tháng Tư năm 2013, Bộ Quốc phòng Philippines hôm nay lại báo động : Đã thấy thêm nhiều khối bê tông được cho là do Trung Quốc bố trí tại nhóm mỏm đá và rạn san hô trong vùng thuộc quyền của Manlia ở Biển Đông.


Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez, qua những tấm không ảnh chụp được, họ đã phát giác khoảng 75 cột bê tông nằm rải rác trên một khu vực của bãi cạn Scarborough. Phát biểu với một số nhà báo, ông Galvez cho biết : « Những cột bê tông đó có thể được sử dụng làm sàn (hoặc) móng. Đó chính là lý do vì sao chúng tôi từng nói là các vật này có thể làm cơ sở cho bất kỳ công trình xây dựng nào khác ». 

Philippines đã cho công bố một bức không ảnh chụp hôm thứ bảy 31/08 vừa qua, cho thấy khoảng 30 cột bê tông trên bãi Scarborough. Theo Galvez, một chuyến bay trinh sát khác hôm thứ Hai 02/09 đã chụp được ảnh của thêm nhiều cột nằm rải rác trên khu vực rộng 2 hecta của bãi Scarborough. 

Tuy nhiên, theo AFP, ảnh chụp nhân chuyến trinh sát lần thứ hai này không được công bố. 

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines rất thận trọng khi giải thích vụ việc khi cho rằng chưa thể xác định rõ những cây cột bê tông mới thấy đó là mới được Trung Quốc đưa tới hay là đã không được chú ý trong lần chụp trước đó. Ông cũng từ chối cho biết suy đoán của Manila về những công trình mà Bắc Kinh sẽ xây dựng trên bãi cạn Scarborough. 

Tuy nhiên, đối với ông Galvez, bất kỳ hoạt động xây dựng nào cũng đều vi phạm thỏa thuận ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN vào năm 2002 (Bản Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông DOC), theo đó các bên phải tự kềm chế, tránh các hành động có nguy cơ làm tình hình thêm căng thẳng. 

Bắc Kinh lẽ dĩ nhiên đã bác bỏ cáo buộc của Manila theo lập luận : Vùng Scarborough thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn của đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định : 

« Những điều Philippines nêu lên đều không đúng sự thật. Đảo Hoàng Nham (tên mà Trung Quốc đặt cho bãi cạn Scarborough) là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc… Tàu chính phủ Trung Quốc thường xuyên tuần tra trong vùng biển thuộc khu vực bãi Hoàng Nham để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của chúng ta và để duy trì trật tự trong vùng biển chung quanh ». Theo nhân vật này : « Đó là quyền hợp pháp và lợi ích của Trung Quốc, và điều này nằm ngoài tranh chấp ».

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết biển Đông, bao gồm cả vùng gần bờ biển của các láng giềng. Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo Luzon của Philippines khoảng 220 km (135 dặm), bên trong khu vực được quốc tế công nhận là vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Ngược lại, vùng đất đúng nghĩa của Trung Quốc gần bãi Scarborough nhất là đảo Hải Nam, cách đấy đến 650 km. Nhưng điều đó không quan trọng đối với với Trung Quốc vì lẽ chính quyền Bắc Kinh tự cho là nước họ có chủ quyền lịch sử trên hầu như toàn bộ Biển Đông.

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày26/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link