Trung Quốc
Sắp Sụp Đổ?
(10/08/2013)
Tác
giả : Trần
Khải
Một
giải pháp tốt đẹp cho hòa bình tại Biển Đông, và cũng sẽ là cơ may
để Việt Nam dễ dàng giữ được lãnh hải, lãnh thổ... là khi Trung
Quốc sụp đổ, và nước này sẽ bị bể ra làm mấy mảnh.
Thông tấn RFI (Đài Quốc Tế Pháp) hôm Thứ Hai 7-10-2013 có bản tin tựa đề “Đảng Cộng sản Trung Quốc đã rệu nát từ bên trong.”
Khả năng này có thể xảy ra hay không? Và nếu sụp đổ, thì bao giờ, và sẽ sụp đổ theo kịch bản nào?
Các phân tích này nhiều phần khả tín, vì trước đây đã có các phân tích về tình hình có thể sụp đổ tại Hoa Lục. Từ chuyện giới tính nam-nữ quá chênh lệch, cho tới giaù nghèo quá cách biệt, cho tới những biến cố trời hại người như dịch bệnh gây đói kém rồi sẽ dẫn tới loạn... Chứ không đơn giản vì chuyện Tây Tạng, Tân Cương... Tạp chí The Diplomat đã phân tích đề tài lý thú này. Rồi báo Đại Kỷ Nguyên hồi đầu tháng 8-2013 cũng nêu khả thể TQ sụp đổ... Và bây giờ là bản phân tích của nhà ly khai Bao Đồng, được RFI nêu dẫn ra.
Bản tin RFI hôm Thứ Hai 7-10-2013 viết:
“Chế độ Trung Quốc không tránh được sụp đổ hay bị lật đổ. Trên đây phân tích của hai nhà trí thức có uy tín tại Bắc Kinh nhân 64 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: một người là thư ký riêng của cố Tổng bí thư Triệu Tử Dương, một người là giáo sư đại học Bắc Kinh...
...Công luận đã biết giải Nobel Hòa bình 2010 Lưu Hiểu Ba lãnh án 11 năm tù vì cùng với hơn 300 nhân sĩ (trong danh sách phổ biến đầu tiên) vào cuối năm 2008, công bố Hiến Chương 08 phân tích những nhược điểm của chế độ Trung Quốc và đề ra kế hoạch dân chủ hóa gồm 19 điểm để cứu nước, cứu dân và cứu đảng cầm quyền.
Vào lúc Trung Quốc rầm rộ kỷ niệm 64 năm chế độ được mệnh danh là «Cộng Hòa Nhân Dân» thì nhà ly khai Bào Đồng, nguyên là thư ký riêng của cố Tổng bí thư Triệu Tử Dương, nhà lãnh đạo cải cách bị cách chức vì chống biện pháp đàn áp phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh năm 1989, khẳng định: Trung Quốc thực chất không phải là nền cộng hòa mà cũng không tôn trọng nhân dân.
Trong một bài phân tích dài với tựa đề: «Trung Quốc ăn mừng 64 năm chế độ xây dựng trên sự áp bức nhân dân» được phổ biến trên mạng của Asia News.it, nhà ly khai nhận định một cách thẳng thừng: Hệ thống chính trị Trung Quốc mang bản chất trấn áp, bất công và tham nhũng. Từ khi Trung Hoa được «giải phóng», quyền của công dân bị xem là «tà ngụy». Dưới bảng hiệu «chuyên chế vô sản» một hệ thống độc tài khác khai sinh: đảng Cộng sản tự cho mình có toàn quyền thống trị mọi lãnh vực xã hội, kinh khiếp hơn bất kỳ chế độ phong kiến hay độc tài cá nhân nào. Nhân dân «được giải phóng» phải tuân thủ mệnh lệnh của đảng Cộng sản.
Nếu trước năm 1949, những hành vi áp bức, bóc lột được xem là phi lý thì sau ngày «giải phóng» hiện trượng thối nát đó được sống lại và được đảng tôn vinh: sau khi kích động bần cố nông tước đoạt tài sản của địa chủ thì tài sản khổng lồ này bị đảng tóm thu hết nhân danh hợp tác xã. Thực chất thì đất đai, công ty xí nghiệp được «biến hóa» thành tài sản riêng của những người gọi là cách mạng và con cháu họ dưới nhãn hiệu «tài sản xã hội chủ nghĩa» dù Mao không nói đến «chia chác» như vậy.
Đó chính là lý do sâu xa mà bộ máy tuyên truyền lờ đi giai đoạn «cướp chính quyền» mà tập trung vào chuyện bí ẩn «xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa»...
...nhà ly khai Bào Đồng khẳng định ông không có ý hạ nhục chế độ, nhưng một cơ chế chính trị không chấp nhận đối kháng là một cơ chế tiêu vong, trừ phi còn có những người có tinh thần can đảm cải cách nó.
Đây cũng là nhận định của giáo sư Hạ Vệ Phương. Ông không phải là nhà ly khai hay đối lập mà là một chuyên gia luật pháp của Đại học Bắc Kinh. Trả lời phỏng vấn của nhật báo South China Morning Post, giáo sư Hạ Vệ Phương cho biết ông Tập Cận Bình đã làm giới trí thức thất vọng. Nếu không chấp nhận tự do báo chí và tư pháp độc lập để trong sạch hóa guồng máy chính quyền, thì chế độ này, theo giáo sư Hạ Vệ Phương, sẽ bị cáo chung: «Khi dân chúng mất hết niềm hy vọng, khi không còn gì để mất, thì chỉ còn giải pháp sau cùng: nổi dậy làm cách mạng»...”(hết trích)
Cũng nên nhắc rằng, nhà bình luận Shannon Liao, của báo Epoch Times (Đại Kỷ Nguyên) số ngày 12 tháng 8-2013 viết bài tưạ đề “Trung Cộng và Đảng sẽ Sụp đổ vào Năm 2016, Truyền thông Hồng Kông nói...”
Bài báo đã viết:
“Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ qua ba giai đoạn, trong ba năm tới, và triều đại của nó sẽ chấm dứt vào năm 2016, theo Hồng Kông Frontline, một tạp chí chuyên mục về chính trị Trung Quốc.
Theo tạp chí Frontline, sụp đổ đầu tiên sẽ là nền kinh tế của Trung Quốc, vào năm 2014, và tiếp theo trong năm 2015, “cơ cấu chính trị” của Đảng sẽ bị phá hủy, và trong năm 2016, toàn xã hội sẽ sụp đổ, bài báo nói, trích dẫn các tiền lệ lịch sử. Với một kích hoạt đủ lớn, sự sụp đổ có thể đến sớm hơn, theo Frontline.
Các nhà kinh tế đang nhìn thấy một sự đảo ngược trong dòng chuyển lưu vốn toàn cầu—tiền đang chuyển ra khỏi Trung Quốc, có thể gây ra biến động tài chính, Frontline nói.
Trong tất cả các mối đe dọa, ba tai họa nguy hiểm nhất là những bất động sản bong bóng, ngân hàng ngầm, và những món nợ chính quyền địa phương, do ở sự phổ biến và quy mô rộng lớn của nó sẽ như thế nào, tiến sĩ Frank Tian Xie, một giáo sư đại học kinh doanh tại University of South Carolina Aiken...”(hết trích)
Có thể sụp đổ không? Bao giờ? Nếu Liên Xô có thể sụp, tại sao TQ đứng vững hoài nổi? Còn Việt Nam nữa? Có sụp theo đàn anh không? Hay VN sẽ chọn con đường tuyệt vời của Miến Điện? Đành chờ vậy.
Thông tấn RFI (Đài Quốc Tế Pháp) hôm Thứ Hai 7-10-2013 có bản tin tựa đề “Đảng Cộng sản Trung Quốc đã rệu nát từ bên trong.”
Khả năng này có thể xảy ra hay không? Và nếu sụp đổ, thì bao giờ, và sẽ sụp đổ theo kịch bản nào?
Các phân tích này nhiều phần khả tín, vì trước đây đã có các phân tích về tình hình có thể sụp đổ tại Hoa Lục. Từ chuyện giới tính nam-nữ quá chênh lệch, cho tới giaù nghèo quá cách biệt, cho tới những biến cố trời hại người như dịch bệnh gây đói kém rồi sẽ dẫn tới loạn... Chứ không đơn giản vì chuyện Tây Tạng, Tân Cương... Tạp chí The Diplomat đã phân tích đề tài lý thú này. Rồi báo Đại Kỷ Nguyên hồi đầu tháng 8-2013 cũng nêu khả thể TQ sụp đổ... Và bây giờ là bản phân tích của nhà ly khai Bao Đồng, được RFI nêu dẫn ra.
Bản tin RFI hôm Thứ Hai 7-10-2013 viết:
“Chế độ Trung Quốc không tránh được sụp đổ hay bị lật đổ. Trên đây phân tích của hai nhà trí thức có uy tín tại Bắc Kinh nhân 64 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: một người là thư ký riêng của cố Tổng bí thư Triệu Tử Dương, một người là giáo sư đại học Bắc Kinh...
...Công luận đã biết giải Nobel Hòa bình 2010 Lưu Hiểu Ba lãnh án 11 năm tù vì cùng với hơn 300 nhân sĩ (trong danh sách phổ biến đầu tiên) vào cuối năm 2008, công bố Hiến Chương 08 phân tích những nhược điểm của chế độ Trung Quốc và đề ra kế hoạch dân chủ hóa gồm 19 điểm để cứu nước, cứu dân và cứu đảng cầm quyền.
Vào lúc Trung Quốc rầm rộ kỷ niệm 64 năm chế độ được mệnh danh là «Cộng Hòa Nhân Dân» thì nhà ly khai Bào Đồng, nguyên là thư ký riêng của cố Tổng bí thư Triệu Tử Dương, nhà lãnh đạo cải cách bị cách chức vì chống biện pháp đàn áp phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh năm 1989, khẳng định: Trung Quốc thực chất không phải là nền cộng hòa mà cũng không tôn trọng nhân dân.
Trong một bài phân tích dài với tựa đề: «Trung Quốc ăn mừng 64 năm chế độ xây dựng trên sự áp bức nhân dân» được phổ biến trên mạng của Asia News.it, nhà ly khai nhận định một cách thẳng thừng: Hệ thống chính trị Trung Quốc mang bản chất trấn áp, bất công và tham nhũng. Từ khi Trung Hoa được «giải phóng», quyền của công dân bị xem là «tà ngụy». Dưới bảng hiệu «chuyên chế vô sản» một hệ thống độc tài khác khai sinh: đảng Cộng sản tự cho mình có toàn quyền thống trị mọi lãnh vực xã hội, kinh khiếp hơn bất kỳ chế độ phong kiến hay độc tài cá nhân nào. Nhân dân «được giải phóng» phải tuân thủ mệnh lệnh của đảng Cộng sản.
Nếu trước năm 1949, những hành vi áp bức, bóc lột được xem là phi lý thì sau ngày «giải phóng» hiện trượng thối nát đó được sống lại và được đảng tôn vinh: sau khi kích động bần cố nông tước đoạt tài sản của địa chủ thì tài sản khổng lồ này bị đảng tóm thu hết nhân danh hợp tác xã. Thực chất thì đất đai, công ty xí nghiệp được «biến hóa» thành tài sản riêng của những người gọi là cách mạng và con cháu họ dưới nhãn hiệu «tài sản xã hội chủ nghĩa» dù Mao không nói đến «chia chác» như vậy.
Đó chính là lý do sâu xa mà bộ máy tuyên truyền lờ đi giai đoạn «cướp chính quyền» mà tập trung vào chuyện bí ẩn «xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa»...
...nhà ly khai Bào Đồng khẳng định ông không có ý hạ nhục chế độ, nhưng một cơ chế chính trị không chấp nhận đối kháng là một cơ chế tiêu vong, trừ phi còn có những người có tinh thần can đảm cải cách nó.
Đây cũng là nhận định của giáo sư Hạ Vệ Phương. Ông không phải là nhà ly khai hay đối lập mà là một chuyên gia luật pháp của Đại học Bắc Kinh. Trả lời phỏng vấn của nhật báo South China Morning Post, giáo sư Hạ Vệ Phương cho biết ông Tập Cận Bình đã làm giới trí thức thất vọng. Nếu không chấp nhận tự do báo chí và tư pháp độc lập để trong sạch hóa guồng máy chính quyền, thì chế độ này, theo giáo sư Hạ Vệ Phương, sẽ bị cáo chung: «Khi dân chúng mất hết niềm hy vọng, khi không còn gì để mất, thì chỉ còn giải pháp sau cùng: nổi dậy làm cách mạng»...”(hết trích)
Cũng nên nhắc rằng, nhà bình luận Shannon Liao, của báo Epoch Times (Đại Kỷ Nguyên) số ngày 12 tháng 8-2013 viết bài tưạ đề “Trung Cộng và Đảng sẽ Sụp đổ vào Năm 2016, Truyền thông Hồng Kông nói...”
Bài báo đã viết:
“Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ qua ba giai đoạn, trong ba năm tới, và triều đại của nó sẽ chấm dứt vào năm 2016, theo Hồng Kông Frontline, một tạp chí chuyên mục về chính trị Trung Quốc.
Theo tạp chí Frontline, sụp đổ đầu tiên sẽ là nền kinh tế của Trung Quốc, vào năm 2014, và tiếp theo trong năm 2015, “cơ cấu chính trị” của Đảng sẽ bị phá hủy, và trong năm 2016, toàn xã hội sẽ sụp đổ, bài báo nói, trích dẫn các tiền lệ lịch sử. Với một kích hoạt đủ lớn, sự sụp đổ có thể đến sớm hơn, theo Frontline.
Các nhà kinh tế đang nhìn thấy một sự đảo ngược trong dòng chuyển lưu vốn toàn cầu—tiền đang chuyển ra khỏi Trung Quốc, có thể gây ra biến động tài chính, Frontline nói.
Trong tất cả các mối đe dọa, ba tai họa nguy hiểm nhất là những bất động sản bong bóng, ngân hàng ngầm, và những món nợ chính quyền địa phương, do ở sự phổ biến và quy mô rộng lớn của nó sẽ như thế nào, tiến sĩ Frank Tian Xie, một giáo sư đại học kinh doanh tại University of South Carolina Aiken...”(hết trích)
Có thể sụp đổ không? Bao giờ? Nếu Liên Xô có thể sụp, tại sao TQ đứng vững hoài nổi? Còn Việt Nam nữa? Có sụp theo đàn anh không? Hay VN sẽ chọn con đường tuyệt vời của Miến Điện? Đành chờ vậy.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment